0
Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Giá trị hiện tại và giá trị thời gian

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ (Trang 29 -34 )

Phí quyền chọn bao gồm hai phần thành phần: giá trị nội tại và giá trị thời gian. Giá trị nội tại là khoản lãi có thể thu được nếu thực hiện quyền chọn ngay lập tức tại một thời điểm nhất định.

- Đối với hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ:

Giá trị nội tại = Tỷ giá giao ngay – Tỷ giá quyền chọn - Đối với hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ:

Giá trị nội tại = Tỷ giá quyền chọn - Tỷ giá giao ngay

Nếu giá trị nội tại > 0 thì hợp đồng quyền chọn được gọi là được giá quyền chọn.

Nếu giá trị nội tại < 0 thì hợp đồng quyền chọn được gọi là giảm giá quyền chọn.

Nếu giá trị nội tại = 0 thì hợp đồng quyền chọn được gọi là ngang giá quyền chọn.

Giá trị thời gian của hợp đồng quyền chọn là hiệu số giữa phí quyền

chọn và giá trị nội tại. Nó phản ánh một hợp đồng quyền chọn có thể có giá trị lớn hơn giá trị nội tại. Nghĩa là, do sự biến động của tỷ giá giao ngay trong tương lai làm cho giá trị của hợp đồng quyền chọn thay đổi tức có giá trị thời gian.

c. Các chiến lược quyền chọn tiền tệ

Có ba chiến lược quyền chọn cơ bản là: (1) quyền chọn mua, (2) bán quyền chọn bán, (3) mua quyền chọn mua và bán quyền chọn bán.

1.2.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại

Trong các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối thì nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ gốc còn các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh được sử dụng như công cụ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá và đầu cơ ngoại hối.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐITẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG No&PTNT LÁNG HẠ

TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG No&PTNT LÁNG HẠ

2.1 Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ.

2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ (NHNo&PTNT) nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ (NHNo&PTNT)

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ thành lập theo quyết định số 334/QĐ ngày 01/08/1996 của Tổng Giám Đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ chính thức khai trương hoạt động từ 17/3/1997. Hiện Chi nhánh đặt tại 24 Láng Hạ, phía Tây Quận Đống Đa, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn như: VINACONEX, Tổng Công ty Thép, Công ty FPT, … Đây là môi trường tốt, có điều kiện thuận lợi để một ngân hàng hoạt động.

Theo Quyết định 334/QĐ NHNN-02 ngày 1/8/1996 về việc thành lập chi nhánh ngân hàng 44 Láng Hạ (24 Láng Hạ hiện nay), Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ là chi nhánh trực thuộc trung tâm điều hành, đại diện pháp nhân, có con dấu, có bảng cân đối tài khoản, hoạch toán kinh tế nội bộ. Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của NHNo&PTNT Việt Nam, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT Việt Nam chịu trách nhiệm cuối cùng về nghĩa vụ cho sự cam kết của chi nhánh trong phạm vi được ủy quyền.

Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ được ký kết các hợp đồng kinh tế dân sự, được chủ động thực hiện hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự theo

sự phân cấp ủy quyền của NHNo&PTNT Việt Nam.

Hơn 10 năm hoạt động, Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ đã không ngừng phát triển về mọi mặt. Năm 1997, Chi nhánh ban đầu thành lập với 13 cán bộ đến nay (tính đến 31/12/2007) đã phát triển lên 216 cán bộ, với 11 phòng chức năng, 2 chi nhánh cấp 2 và 8 phòng giao dịch. Quá trình hơn 10 năm hoạt động đã chứng minh truyền thống đoàn kết nhất trí, quyết tâm vượt mọi gian khó, giành những thành tích cao nhất của tập thể cán bộ viên chức góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.

2.1.1.2 Những sản phẩm và dịch vụ của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ

- Nhận tiền gửi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng VNĐ và ngoại tệ dưới nhiều hình thức: không kỳ hạn, 1 tháng, 3 tháng, 9 tháng…, tiết kiệm bậc thang, phát hành kỳ phiếu.

- Dịch vụ chuyển tiền nhanh qua mạng chuyển tiền trên phạm vi toàn quốc, dịch vụ ATM, WESTERNUNION.

- Cho vay ngắn, trung, dài hạn đối với các thành phần kinh tế. - Cung cấp các dịch vụ ngân hàng.

2.1.1.3 Những mốc lịch sử đáng nhớ

Sự ra đời của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ là bước mở đầu cho sự phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam tại các địa bàn đô thị, khu công nghiệp và trung tâm kinh tế trên mọi miền đất nước, thể hiện hướng đi đúng trong bước phát triển tất yếu phù hợp với qui luật phát triển của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Sự ra đời của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ trong giai đoạn này đã góp phần không nhỏ làm cho quy mô và phạm vi hoạt động cũng như năng lực vị thế của hệ thống NHNo&PTNT trên địa bàn Thủ đô được mở rộng và nâng cao thêm, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong giai đoạn mới, giai đoạn khắc phục khó khăn khách quan và chủ quan,

ổn định phát triển mạnh mẽ theo hướng Ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam, tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên thế giới.

Tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được qua các năm, trong năm 2000, Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ đã đặt quan hệ tín dụng với 27 đơn vị doanh nghiệp. Tổng dư nợ đạt 661 tỷ đồng, vượt 8,2% so với mục tiêu phấn đấu của NHNo&PTNT Việt Nam. Năm 2000 nguồn vốn huy động tại Chi nhánh đạt 2.043 tỷ, đạt 143% kế hoạch đề ra. Đánh giá chung trong năm 2000 Chi nhánh đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu định hướng của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Nợ quá hạn giữ ở mức thấp 0,24% tổng dư nợ. Kết quả tài chính tăng đều, vững chắc ở các tháng. Tổng thu nhập tăng 100% so với năm 1999, đạt 47,4 tỷ đồng. Ngày 18/9/2000 Chi nhánh Láng Hạ là một trong số 9 chi nhánh trên toàn quốc thuộc hệ thống ngân hàng nông nghiệp áp dụng hệ thống chuyển tiền điện tử công nghệ tiên tiến. Đây cũng là năm chi nhánh tiếp tục được Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam khen thưởng danh hiệu: lá cờ đầu xuất sắc nhất khu vực đô thị toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp.

2.1.2 Bộ máy tổ chức

2.1.2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức

Tính đến thời điểm 31/12/2007 tổng số cán bộ của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ là 216 cán bộ.

Tại trụ sở chính: 117 cán bộ bao gồm 1 giám đốc, 3 phó giám đốc, 39 cán bộ phòng Kế toán ngân quỹ, 5 cán bộ phòng Tin học, 15 cán bộ phòng Hành chính quản trị, 5 cán bộ phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo, 16 cán bộ phòng Tín dụng, 5 cán bộ phòng Nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp, 5 cán bộ phòng Thẩm định, 4 cán bộ tổ Kiểm tra kiểm toán nội bộ, 10 cán bộ phòng Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, 5 cán bộ tổ Nghiệp vụ Thẻ, 4 cán bộ tổ Tiếp thị.

Tại Chi nhánh Bách Khoa: 35 cán bộ bao gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 9 cán bộ phòng Kế toán ngân quỹ, 9 cán bộ phòng Tín dụng, 3 cán bộ phòng Hành chính, 6 cán bộ phòng Giao dịch số 4, 6 cán bộ phòng Giao dịch số 9.

Tại Chi nhánh Mỹ Đình: 15 cán bộ bao gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 6 cán bộ phòng Kế toán ngân quỹ, 5 cán bộ phòng Tín dụng, 2 cán bộ phòng Hành chính.

Tại các phòng Giao dịch: 48 cán bộ bao gồm 7 cán bộ phòng Giao dịch số 2, 6 cán bộ phòng Giao dịch số 3, 7 cán bộ phòng Giao dịch số 5, 5 cán bộ phòng Giao dịch số 6, 8 cán bộ phòng Giao dịch số 7, 5 cán bộ phòng Giao dịch số 8, 5 cán bộ phòng Giao dịch số 10, 5 cán bộ phòng Giao dịch số 11.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ (Trang 29 -34 )

×