1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận án tiến sỹ kinh tế

221 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 221
Dung lượng 653,77 KB

Nội dung

Trang 1

⅛j , _ ∣⅛1⅛1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

NGUYỄN HẢI LONG

QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

⅛j , _ ∣⅛1⅛1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

NGUYỄN HẢI LONG

QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàngMã số: 62.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS LÊ VĂN LUYỆN2 TS NGUYỄN XUÂN ĐỒNG

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Số liệu trong luậnán là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Ket quả nghiên cứu do chính tôi thực hiệndưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Văn Luyện và TS Nguyễn Xuân Đồng.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Hải Long

Trang 4

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO THANH KHOẢN NGÂN HÀNG 18

1.1.4 Phương pháp đánh giá rủi ro thanh khoản ngân hàng 27

1.2.1 Quan niệm về quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng 30

1.2.2 Sự cần thiết phải quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng 33

1.2.3 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản ở ngân hàng thương mại 34

1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro thanh khoản ở ngân hàng 62

thương mại

1.3 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN Ở CÁC NGÂN 67HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC CHO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

1.3.1.Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản từ các ngân hàng thương 67mại

1.3.2.Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông 73thôn Việt Nam

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNGQUẢNTRỊRỦI RO THANHKHOẢNTẠI 77

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNVIỆT NAM

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG 77NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Trang 5

2.1.2.Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển 80nông thôn Việt Nam

2.1.3.Ket quả một số hoạt động kinh doanh chính 812.2 RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ 86

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.2.1.Thực trạng rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát 86triển nông thôn Việt Nam

2.2.2.Thực trạng rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát 100triển nông thôn Việt Nam thông qua mô hình hồi quy

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.3.1.Khuôn khổ pháp lý và mô hình tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản tại 114Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

2.3.2.Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp 120và Phát triển nông thôn Việt Nam

2.3.3.Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và 125Phát triển nông thôn Việt Nam

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌNĐẾN NĂM 2030

3.1.1.Định hướng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp 140và Phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến

năm 2030

3.1.2 Định hướng trong quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Nông 141

Trang 6

nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

3.3 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG 143NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

3.3.1 Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản 143

3.3.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản 150

3.3.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ nâng cao khả năng quản trị rủi ro thanh khoản 159

3.4.3 Đối với khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông 171thôn Việt Nam

Trang 7

ABA : Hiệp hội ngân hàng Châu Á

: Hiệp hội tín dụng nông nghiệp nông thôn Châu Á Thái Bình Dương

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

LLSS : Tỷ lệ cho vay dài hạn trên tiết kiệm ngắn hạn

Vietcombank : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.2: Chất lượng quản trị RRTK ở NHTM ở các mức độ khác nhau 37

Bảng 2.1: Diễn biến huy động tiền gửi tại Agribank giai đoạn 2011-2016 82

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về các hoạt động kinh doanh khác của Agribank 84

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu đo lường tình trạng thanh khoản của Agribank 87giai đoạn 2011-2016

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu tài chính của các NHTM trong khu vực năm 2012 88

Bảng 2.9: Chỉ số trạng thái tiền mặt ở các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 91Bảng 2.10: Chỉ số chứng khoán thanh khoản của các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 91Bảng 2.11: So sánh chỉ số năng lực cho vay tại các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 93

Bảng 2.13 Một số chỉ tiêu cho vay tại Agribank giai đoạn 2011-2016 95Bảng 2.14: Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của hệ thống ngân 95hàng Việt Nam giai đoạn 2012-2016

Trang 10

Bảng 2.22: Kết quả hồi quy nhân tố tác động tới RRTK tại Agribank 109Bảng 2.23: Các văn bản liên quan tới quy định đảm bảo an toàn hoạt động NHTM 114Bảng 2.24: Bộ phận và chức năng liên quan tới quản trị RRTK tại Agribank 116Bảng 2.25: Diễn biến nắm giữ các tài sản thanh khoản của Agribank giai đoạn 2011-2016 124Bảng 2.26: Diễn biến vay nợ trên thị trường tiền tệ của Agribank giai đoạn 2011-2016 124

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức Hội đồng quản lý tài sản - Nợ ở ngân hàng 36Sơ đồ 1.4: Các bước tính toán trạng thái thanh khoản ở ngân hàng kỳ kế hoạch 43Sơ đồ 1.5: Các bước xác định nhu cầu thanh khoản của ngân hàng kỳ kế hoạch 45Sơ đồ 1.6: Quy trình xác định luồng tiền thanh khoản của ngân hàng 52

Trang 11

MỞ ĐẦU

Hoạt động ngân hàng luôn giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định và pháttriển kinh tế của quốc gia, do vậy, trong bất cứ giai đoạn phát triển kinh tế xã hộinào thì các quốc gia đều cần chú trọng đến sự phát triển hệ thống NHTM Tuynhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, hoạt động ngân hàngkhông còn khoảng cách về biên giới, những rủi ro gắn với sự hoạt động của hệthống ngân hàng luôn diễn biến phức tạp, đòi hỏi các quốc gia luôn phải chú ý quảnlý chặt chẽ.

Đối với Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập rất sâu rộng với các nền kinh tếkhu vực và quốc tế thông qua việc tham gia vào các Hiệp định thương mại songphương và đa phương, trong đó đặc biệt là gia nhập AFTA năm 1995, WTO năm2007 và TPP năm 2015 đã đem lại những thuận lợi đáng kể cho ngành ngân hàngViệt Nam trong việc tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp, phát triển các loại hìnhdịch vụ tài chính ngân hàng đa dạng, nâng cao năng lực quản trị cho hệ thống ngânhàng nội địa Tuy vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt vớinhững thách thức lớn như sức ép cạnh tranh gia tăng từ các ngân hàng nước ngoàivốn có tiềm lực tài chính hùng hậu với những kinh nghiệm và tính chuyên nghiệptrong quản trị hoạt động ngân hàng quốc tế hơn nữa, do hành lang pháp lý về tàichính ngân hàng của Việt Nam ít nhiều vẫn còn hạn chế với những lỗ hổng khó lấpđầy về quản trị dòng tài chính vào - ra, khả năng quản lý các giao dịch tài chínhphái sinh những hạn chế này không chỉ đặt ra thách thức trong quản lý tài chínhvĩ mô mà còn gây ra những nguy cơ tiềm ẩn và các rủi ro đan xen trong hoạt độngcủa hệ thống tài chính, trong đó đặc biệt là các nguy cơ RRTK tiềm ẩn Trong bốicảnh như vậy, đòi hỏi từng NHTM cũng như toàn bộ hệ thống tài chính ngân hàngcủa Việt Nam bên cạnh việc nghiên cứu các biện pháp nhằm từng bước mở rộng thịphần hoạt động, thì đồng thời cũng phải hết sức chú trọng công tác quản trị hoạtđộng, đặc biệt công tác quản trị RRTK Xét về nguyên lý thì RRTK trong ngân

Trang 12

hàng là vấn đề có tính chất thường trực do chịu sự chi phối của các nhân tố bêntrong (tất cả các hoạt động trong ngân hàng) lẫn bên ngoài (môi trường kinh tế vĩmô, các điều kiện chính trị xã hội, pháp luật, tâm lý dân chúng ) Tuy nhiên trongnhững năm trước đây, nhiều NHTM chưa chú trọng đúng mức công tác quản trị loạirủi ro này, các vấn đề về RRTK xảy ra ngày càng nhiều, phổ biến nhất là tình trạngcác tin đồn thất thiệt về quản lý ngân hàng khiến dân chúng ồ ạt rút tiền dẫn đếntình trạng ngân hàng bị thiếu hụt thanh khoản nghiêm trọng (như trường hợp củangân hàng Á Châu năm 2003, ngân hàng Phương Nam năm 2005) Tại nước ngoài,các cuộc khủng hoảng tài chính đe doạ mất thanh khoản của hàng loạt các ngân

2009, có tới 50 ngân hàng bị sáp nhập, mua lại hoặc bị giải thể Điều này xảy ra làbởi hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn có sự ràng buộc rất chặt chẽ với nhaunên khi một ngân hàng riêng lẻ xảy ra rủi ro thì sẽ ảnh hưởng rất nhanh đến tất cảcác ngân hàng khác Nhận thức được điều này nên những năm qua NHNN cũng nhưtừng NHTM đều có những biện pháp quyết liệt như: NHNN thông qua các chínhsách quản lý về tỷ lệ đảm bảo an toàn, quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN(20/5/2010) và các Thông tư sửa đổi sau đó: Thông tư 19/2010/TT-NHNN(27/9/2010), Thông tư 22/2011/TT-NHNN (30/8/2011), Thông tư 33/2011/TT-NHNN (8/10/2011) trong đó yêu cầu các NHTM phải báo cáo tính thanh khoản,ban hành các quy trình nội bộ để kiểm soát thanh khoản của hệ thống NHTM Đồngthời, từng NHTM cũng đưa ra các biện pháp quản trị RRTK thông qua việc thànhlập các Ban/Bộ phận quản trị rủi ro.

Agribank là môt trong những ngân hàng có quy mô lớn nhất trong hệ thốngngân hàng Việt Nam với nguồn vốn dồi dào Có một thực tế là mặc dù đã ý thứcđược những hậu quả tiêu cực của RRTK, song trong thực tiễn, Agribank vẫn chưathực sự chú trọng đúng mức đối với công tác này Thể hiện ở chỗ về mặt chính

1 Trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009, hàng loạt các ngân hàng lớn có tên tuổi trên thị trường tàichính quốc tế, như Wachovia, Washinhton Mutual Inc, Lehman Brothers, Merill Lynch (Mỹ); Northern RockBank, Bradford & Bingley Plc, Royal Bank of Scotland, Lloyds TSB (Anh); Fortis (Bỉ - Luxemburg), Dexia(Bỉ - Pháp); Hypo Real Estate (Đức); Yamoto Life Insurance Co (Nhật Bản) đã bị sụp đổ.

Trang 13

sách, quy trình mặc dù ngân hàng đã ban hành Quyết định số 2140 để quản trịRRTK, tuy nhiên Quyết định này vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ trênthực tế Do vậy, hoạt động quản RRTK tại ngân hàng trên cấp độ toàn hệ thống vẫnchưa được thực hiện một cách triệt để Ngoài ra, ngân hàng chưa thiết lập bộ phậnquản trị RRTK riêng biệt dẫn đến việc hoạt động quản trị RRTK của Agribank cònmang tính thụ động, hiệu quả chưa cao Từ thực tiễn hoạt động trên cùng với xu thếhội nhập tài chính khu vực và toàn cầu ngày càng sâu sắc thì các nguy cơ RRTKtiềm ẩn sẽ ngày càng gia tăng, vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm quản lýtốt RRTK ở Agribank có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay Xuất phát từ những

lý do đó, NCS lựa chọn chủ đề “Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu cho Luận án

của mình.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Các nghiên cứu quốc tế

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về RRTK và quản trị RRTK ở NHTM.Trước đây các nghiên cứu RRTK thường tập trung vào các tỷ số thanh khoản, cácphương pháp phân tích định tính và định lượng đã xuất hiện gần đây.

về phân tích tỷ số thanh khoản: Những tỷ số thanh khoản trước đây thường

được các nghiên cứu sử dụng bao gồm: Tỷ số tài sản thanh khoản trên tổng tài sản(Aspachs và cộng sự, 2005; Rytárik, 2009); tài sản thanh khoản trên tổng huy độngngắn hạn (Indriani, 2004); tài sản thanh khoản trên tiền gửi khách hàng và tiền gửingắn hạn (Kousmidou và cộng sự, 2005) Các nghiên cứu trên đây đều cho rằngnhững tỷ số thanh khoản này càng cao thì NHTM càng có tính thanh khoản caohơn, cũng như RRTK càng thấp, từ đó, NHTM càng ít phải đối mặt với rủi ro phásản Lucchetta (2007) lại sử dụng tỷ số cho vay trên tổng tài sản để tiếp cận vớiRRTK của NHTM, từ đó đưa ra kết luận rằng tỷ số này càng cao thì NHTM phảichịu RRTK càng lớn [65], [123], [109], [111]

Trong khi đó, Poorman và Blake (2005) lại cho rằng nếu như chỉ sử dụng cáctỷ số thanh khoản để đo lường RRTK là không đủ và đó không phải là giải pháp để

Trang 14

xử lý vấn đề RRTK trong hoạt động ngân hàng và nghiên cứu này đề xuất bên cạnhsử dụng các tỷ số thanh khoản thì NHTM cũng phải tìm ra các cách khác để đolường RRTK Có thể phân chia thành 2 loại chính là phương pháp phân tích địnhlượng và phân tích định tính [119]

về phân tích định lượng: Basel Committee on Banking Supervision (2000)

đã đề nghị sử dụng phương pháp khung thời gian đáo hạn cần quản lý [69] Trongkhi đó, Sauders và Cornett (2007) lại đề xuất sử dụng sự so sánh các tỷ số thanhkhoản cùng nhóm, khe hở tài trợ và nhu cầu tài trợ, dự trù thanh khoản để đo lườngRRTK [124] Matz và Neu (2007) lại cho rằng các NHTM có thể phân tích thanhkhoản trên bảng cân đối kế toán, vị thế vốn góp bằng tiền mặt và độ lệch đáo hạn đểtiếp cận RRTK [113].

về phân tích định tính: Matz và Neu (2007) cho rằng việc tiếp cận RRTK

trong ngân hàng bằng phương pháp phân tích định tính cũng quan trọng nhưphương pháp phân tích định lượng và các tác giả này đã thực hiện một số cách đánhgiá định tính về RRTK trong các nghiên cứu của mình [113].

Về các nhân tố ảnh hưởng đến RRTK của NHTM, Decker (2000) cho rằngcác nhân tố kinh tế vĩ mô như GDP, lạm phát có ảnh hưởng đến RRTK của ngânhàng Trong khi đó, Chung và cộng sự (2009) trên cơ sở kế thừa nghiên cứu củaDecker (2000) đã vận dụng mô hình nguyên nhân RRTK khi phân tích RRTK tại 12nền kinh tế hàng đầu thế giới trong suốt giai đoạn 1994-2006 Đây là mô hình đượcđánh giá cao khi phân tích nguyên nhân gây RRTK cho NHTM [92], [89].

Về nghiên cứu sức chịu đựng RRTK: Sử dụng phương pháp kiểm định ST2,

thẳng (ST) và giám sát, trong đó trình bày các nguyên tắc quản trị, thiết kế và thực hiện các chương trìnhkiểm tra ST tại ngân hàng, xác định kỳ vọng về vai trò và trách nhiệm của người giám sát trong việc đánh giácác thực tiễn kiểm tra ST và nhấn mạnh rằng một chương trình kiểm tra ST chắc chắn nên được giám sát bởi

IMF đã phát triển 2 mô hình ST trên nền tảng Excel cho phép thực hiện ST với các loại rủi ro chính trong

hoạt động ngân hàng, bao gồm RRTD, rủi ro thị trường, RRTK và rủi ro lan truyền Mô hình thứ nhất củaMartin Cihak (2004) Mô hình thứ hai của Christian Schmieder, Claus Puhr & Maher Hasan (2011) toàn diện

và hiện đại hơn nhiều Mô hình này có tính linh hoạt rất cao, các NHTW sử dụng có thể lựa chọn sử dụngphương pháp ST theo Basel 1 hoặc Basel 2, sử dụng phương pháp đòi hỏi dữ liệu tối thiểu hoặc phương phápphức tạp đòi hỏi nhiều dữ liệu Hiện nay, một số nước Châu Âu và Châu Á đã sử dụng 2 mô hình này khithực hiện ST Theo quy định của Trụ cột 2 của Basel 2, một trong các yêu cầu bắt buộc là cơ quan quản lý

Trang 15

Martin (2004) trình bày khuôn khổ kiểm tra ST tổng quát, bao gồm liên kết các biếnkinh tế vĩ mô quan trọng, chẳng hạn: GDP, lãi suất, tỷ giá hối đoái, và các biến khác[112] Mô hình này dưới dạng mô hình vệ tinh, liên kết các biến kinh tế vĩ mô vớicác biến tài chính, chất lượng tài sản, được xây dựng dựa trên dữ liệu của một ngânhàng đơn lẻ trong một khoảng thời gian nhất định: sử dụng kỹ thuật bảng dữ liệu,chất lượng tài sản của các ngân hàng đơn lẻ có thể được giải thích như là một hàmcủa các biến ngân hàng đơn lẻ và các biến cấp hệ thống Cùng với mô hình kinh tếvĩ mô, mô hình vệ tinh được sử dụng để lập giả định cho các cú sốc bên ngoài (vídụ sự suy giảm GDP thế giới) tác động vào chất lượng tài sản ngân hàng Mô hìnhvệ tinh được sử dụng trong quá trình tính toán bước đầu, “ở vòng ngoài” PhilipBunn (2005) cho rằng ST được các định chế tài chính sử dụng rộng rãi trong việcđánh giá mức độ nhạy cảm đối với RRTD và các loại rủi ro khác ST cũng có thểgiúp các nhà làm chính sách đánh giá các rủi ro tiềm ẩn đối với sự ổn định của toànbộ hệ thống tài chính Nó là công cụ quan trọng được sử dụng để đánh giá mức độvững chắc của hệ thống tài chính trước các cú sốc của nền kinh tế, cung cấp một cấutrúc phù hợp để đánh giá những mối nguy có khả năng đe dọa đến bảng cân đốihoặc sự ổn định tài chính Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh rằng các mô hình ngânhàng ngày càng được mở rộng trong những năm gần đây, cho phép thực hiện STcủa toàn bộ dây chuyền từ cú sốc của nền kinh tế thông qua bảng cân đối của hệthống ngân hàng, nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: Việc tập trung phân tích thịtrường cho vay nội địa thường bỏ qua các cú sốc tiềm ẩn mà chúng thường gây ranhững hệ quả xấu đối với mức độ nhạy cảm đối với rủi ro cho vay quốc tế hoặc bỏqua những tác động có liên quan đến chức năng của các thị trường tài chính Hộinhập tài chính và rủi ro quốc tế là lĩnh vực mà nhóm muốn phát triển nghiên cứutrong tương lai Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp cơ sở lý thuyết trongviệc đánh giá mức độ nhạy cảm rủi ro trong hoạt động NHTM, chưa có những thửnghiệm trong việc áp dụng ST đối với trường hợp ngân hàng cụ thể Martin (2007)

phải thực hiện thanh tra, đánh giá sự phù hợp về mô hình ST, chất lượng dữ liệu đầu vào, sự phù hợp của cácgiả định và mức độ hợp lý của các cú sốc được thực hiện tại các ngân hàng khác nhau.

Trang 16

hướng dẫn kiểm tra ST cụ thể cho từng loại rủi ro, với mục đích giúp làm sáng tỏcác bài kiểm tra ST, minh họa những điểm mạnh và điểm yếu [112] Sử dụng Excelđể chạy dữ liệu kiểm tra căng thẳng cho RRTD, lãi suất và rủi ro tỷ giá, RRTK vàrủi ro lây lan, và hướng dẫn thiết kế các kịch bản thử nghiệm căng thẳng Nghiêncứu cũng mô tả mối liên hệ giữa kiểm tra căng thẳng và các công cụ phân tích khác,chẳng hạn như chỉ số lành mạnh tài chính và hệ thống cảnh báo giám sát Hon nữa,nó bao gồm các cuộc điều tra của kiểm tra căng thẳng thực hành của các NHTW vàIMF Martin (2004) cho biết kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản ít phổ biến hontrong các báo cáo NHTW và trong công việc IMF hon thử nghiệm cho rủi ro đối vớikhả năng thanh toán [112] Điều này phản ánh thực tế là hầu hết các mô hình RRTKlà phức tạp hon Để mô hình miêu tả đúng biến động thanh khoản trong ngân hàng,cần có dữ liệu chi tiết và thường xuyên, trong khi các dữ liệu này thường được cácNHTM tự quản lý và sử dụng vào mô hình thanh khoản của họ Mizuho (2008) chorằng ST là một công cụ dùng để phân tích khả năng phục hồi của hệ thống tài chínhsau những cú sốc lớn Trái ngược với những mô hình ST ngân hàng đon lẻ, các môhình ST vĩ mô (giữa hệ thống tài chính và nền kinh tế thực) cố gắng phân tích rủi roở giác độ tổng thể bằng cách xem xét đến sự lây lan của các cú sốc thông qua cáckênh khác Harold (2006) sử dụng hệ thống các mô hình đã được phát triển để kiểmtra sự ổn định tài chính Một mô hình vĩ mô có liên kết với các mô hình sử dụng cácdữ liệu vi mô về tiêu dùng gia đình, doanh nghiệp và các ngân hàng Mô hình củanhóm Henrik (2006) có cấu trúc lặp đi lặp lại; đầu ra của mô hình vĩ mô sẽ được sửdụng làm đầu vào của các mô hình dữ liệu vi mô [106] Điều này giúp hiểu được sựtruyền dẫn của các cú sốc vĩ mô ban đầu thông qua hệ thống các mô hình cũng nhưcó thể thấy rõ hon các hệ quả kèm theo Cách thức mà nợ và khả năng vỡ nợ lanrộng ra các doanh nghiệp và các hộ gia đình có vai trò rất quan trọng đối với việcđánh giá mức độ ổn định tài chính Antonella (2007) (trích dẫn bởi Altman (2008)[60]) sử dụng lại các phưong pháp định lượng, được phát triển bởi các NHTW vàcác co quan giám sát đã được chọn lọc để đánh giá những điểm yếu của hệ thống tàichính đối với RRTD Antonella (2007) (trích dẫn bởi Altman (2008) [60]) cho rằng

Trang 17

đối với nhiều NHTW, ST được xem như là một phần của FSAP được tiến hành bởiIMF và WB ST của FSAP khuyến khích tăng lợi ích của các nghiên cứu bằng cáchphát triển những kỹ thuật mới, cũng như tiến hành những nghiên cứu bổ sung hoànthiện Antonella Foglia phân tích và thảo luận một loạt những khía cạnh phươngpháp luận trên phương diện hoàn thiện các mô hình ST vĩ mô Đặc biệt, mục tiêuhiện tại là phải mở rộng các phạm vi thời gian và xây dựng những hành động quảntrị trong các ngân hàng để điều chỉnh các bảng cân đối đáp ứng phù hợp với cáckịch bản stress Có như thế mới có thể đánh giá đúng mức sự lây lan tiềm ẩn cũngnhư mức độ khuếch đại của cú sốc từ khu vực tài chính đến nền kinh tế thực Vanvà cộng sự (2009, 2010) đưa ra một mô hình ST kết hợp chặt chẽ với những quyđịnh về thanh khoản của Basel, đặc biệt là hai biến LCR và NSFR [126], [127]Nghiên cứu đã sử dụng mô hình để khảo sát các ngân hàng của Hà Lan với 5 bướcchính: (i) Qua bảng cân đối kế toán để xác định các giá trị LCR, NSFR tại thời điểmban đầu Việc tính toán này tuân theo các quy ước của Basel; (ii) Chạy mô phỏng

ứng vòng 1 Yếu tố mô hình thực sự nằm ở bước mô phỏng này; (iii) Xác định cụthể giá trị của các tham số R, S, 0, sau đó tính lại LCR và NSFR; (iv) Xác định các

hay không? và tính LCR, NSFR; (v) Kết luận kịch bản mô phỏng (Xem xét lại cácgiá trị của LCR và NSFR qua từng giai đoạn và đưa ra kết luận về tình trạng củangân hàng trước những cú sốc) Van và cộng sự (2009) đã tiến hành các nghiên cứunhằm tìm ra những bằng chứng thực nghiệm về phản ứng hành vi của các NHTMvà tác động của chúng đến nguy cơ RRTK trong toàn hệ thống [127] Thông quaviệc sử dụng bộ số liệu về bảng tổng kết tài sản của từng NHTM, xây dựng một bộchỉ số tổng hợp về rủi ro an toàn vĩ mô đối với hệ thống ngân hàng Nghiên cứuthực nghiệm về hệ thống NHTM Hà Lan chỉ ra sự thiếu quan tâm đối với rủi ro vànới lỏng quy định quản trị rủi ro của các NHTM làm tăng nguy cơ đối với hệ thốngtài chính nước này Barnhill và Schumacher (2011) đã tiến hành mô phỏng các nguycơ rủi ro đối với 10 NHTM điển hình tại Mỹ trong giai đoạn 1987-2006, trong đó,

Trang 18

phân tích mối tương quan giữa RRTD và rủi ro thị trường, từ đó xác định ra xácxuất mà các NHTM này có thể đối mặt với sự thiếu hụt thanh khoản tại cùng mộtthời điểm [67] Poorman (2005) lại tiến hành phát triển chỉ số xác định RRTK hệthống (dựa vào các tiêu chuẩn Basel về giám sát ngân hàng) ứng dụng cho hệ thốngngân hàng các nước Mỹ La tinh và Caribe [119] Chỉ số RRTK hệ thống ngân hàng(FPIs) được thử nghiệm ở 40 thị trường mới nổi và những nước đang phát triển(1.700 ngân hàng) FPIs gồm bốn bước chính: (i) Lựa chọn các tổ chức và mức độtổng hợp từ bảng cân đối của họ; (ii) Đánh giá mức độ tổn thương của các ngânhàng thông qua sự tính toán: "tình trạng thiếu tiền mặt"; (iii) Tập hợp của các biệnpháp trước đó và lập sơ đồ tổng hợp tình trạng thiếu thanh khoản trong vấn đề chovay; (iv) Việc bình thường hóa các biện pháp.

2.2 Các nghiên cứu trong nước

Vấn đề rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng đã được đề cập trong nhiềunghiên cứu khác nhau, như các sách chuyên khoa, các Hội thảo khoa học, các đề tàiNCKH, các luận án, luận văn đặc biệt, có một số nghiên cứu đáng chú ý sau đây:

Tô Ngọc Hưng và các cộng sự (2010) trong đề tài “Tăng cường năng lựcquản lý RRTK tại NHTM Việt Nam ” đã đề cập các vấn đề lý luận về RRTK và quản

lý RRTK ở NHTM, trên cơ sở đó, đã phân tích tương đối toàn diện về thực trạngquản lý RRTK trong hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn trước 2007 Từ đó, đề tàiđã đề xuất các khuôn khổ, mô hình, công cụ, quy trình quản lý RRTK ở NHTMViệt Nam trong những năm tới Tuy vậy, đề tài này mới chỉ dừng lại ở những phântích mức độ RRTK và quản lý RRTK ở các NHTM, nhưng lại chưa tiến hành đánhgiá các hoạt động quản lý RRTK, đặc biệt đề tài này chưa chú ý đúng mức việcđánh giá mô hình tổ chức, quy trình quản lý và hiệu lực của công tác quản lý RRTKở NHTM [47].

Vũ Ngọc Duy và các cộng sự (2011) trong đề tài “Khủng hoảng tài chính Một số vấn đề lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng ViệtNam ” đã đề cập tương đối có hệ thống các vấn đề lý luận về khủng hoảng tài chính,

-trong đó, khủng hoảng thanh khoản -trong hệ thống ngân hàng cũng là một -trong các

Trang 19

nhân tố tác động đến khủng hoảng tài chính Sự tác động của cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu 2007-2009 đến hệ thống tài chính Việt Nam cũng đã được công trìnhnày phân tích và làm rõ, từ đó, đề xuất các giải pháp ứng phó nhằm bảo đảm sự antoàn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam Tuy vậy, do đề tài nghiên cứu này có đốitượng và phạm vi nghiên cứu rộng, vấn đề quản trị RRTK trong hệ thống ngân hàngViệt Nam cũng được đề cập song còn chung chung, nhiều vấn đề chưa được côngtrình này đề cập và làm rõ, chẳng hạn: Nội dung quản trị RRTK trong các NHTM,đánh giá quản trị RRTK trong các NHTM, các nhân tố ảnh hưởng đến quản trịRRTK ở các NHTM [56].

Tô Ngọc Hưng và các cộng sự (2012) trong đề tài “Hệ thống giám sát tàichính quốc gia ” đề cập đến rủi ro của hệ thống tài chính của một quốc gia và vấn đề

giám sát hệ thống tài chính Vấn đề rủi ro của hệ thống ngân hàng được xem xétnhư là một thành tố quan trọng trong hệ thống tài chính Tuy vậy, do đề tài này cóphạm vi nghiên cứu là toàn bộ thị trường tài chính và các định chế hoạt động trênthị trường tài chính, vấn đề RRTK cũng có được đề cập song chưa sâu, vấn đề quảntrị RRTK hầu như chưa được công trình này đề cập và làm rõ [48].

Dương Quốc Anh và các cộng sự (2012) trong đề tài “Phương pháp luậnđánh giá sức chịu đựng của NHTM trước các cú sốc trên thị trường tài chính (ST”

dựa trên mô hình của Martin Cihak (2004) và Christian Schmieder (2011) đưa ranhững gợi ý về việc thực hiện kiểm định sức chịu đựng cho từng loại rủi ro ởNHTM Đối với RRTK, nghiên cứu đề xuất sử dụng 2 phương pháp: tiếp cận theothời điểm và tiếp cận theo thời kỳ, trong đó, phương pháp tiếp cận theo thời điểmdựa trên số liệu trong báo cáo tài chính của NHTM nên có thể tiến hàng được ngay,đồng thời, nhóm tác giả cũng đưa các kịch bản và lộ trình thực hiện phù hợp vớithực tế tại Việt Nam [7].

Kiều Hữu Thiện và các cộng sự (2012) trong đề tài “Cạnh tranh không lànhmạnh trong hoạt động ngân hàng và các giải pháp chống các hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh” đã đề cập khá sâu các vấn đề lý luận về cạnh tranh không lành

mạnh trong hệ thống ngân hàng và chỉ ra rằng hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Trang 20

thường dẫn đến các NHTM phải đối diện với các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn phức tạp,trong đó RRTK là loại rủi ro thường trực mà các NHTM phải đối mặt Vấn đề cạnhtranh không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đã được côngtrình này đề cập khá chi tiết, từ đó, đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm ngănngừa các hành vi cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới các NHTM Việt Nam phảiđối mặt với nguy cơ RRTK trong tương lai [14].

Nguyễn Đức Trung và các cộng sự (2014) trong đề tài NCKH “Khả năngvà điều kiện áp dụng một số khuyến nghị chính sách từ Basel III trong giám sát hệthống NHTM Việt Nam ” đã đánh giá tình hình an toàn hoạt động của các NHTM

Việt Nam trên cơ sở sử dụng mô hình ST đối với 10 ngân hàng hàng đầu trong hệthống để chỉ ra được thực trạng RRTK trong hệ thống ngân hàng Việt Nam Từ đó,đề tài đề xuất lộ trình áp dụng Basel III để quản lý RRTK, gợi mở vấn đề sử dụngmô hình ST trong đánh giá rủi ro ngân hàng [26].

Kiều Hữu Thiện và các cộng sự (2015) trong đề tài “Mối liên hệ giữa cấutrúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các NHTMNN và NHTM do Nhà nước giữcổ phần chi phối (Thực trạng, xu hướng và định hướng điều chỉnh) ” đã tập trung

nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về cấu trúc sở hữu và sự tácđộng của nó tới hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Trong đó, cấu trúc sởhữu cũng có tác động tới việc đánh giá hệ số tín nhiệm của ngân hàng, từ đó tácđộng tới thanh khoản của ngân hàng Cấu trúc sở hữu của hệ thống ngân hàng ViệtNam đã được đề cập và phân tích sâu, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp khuyếnnghị nhằm thay đổi cấu trúc sở hữu của hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian tới.Vấn đề RRTK và quản trị RRTK cũng đã được đề cập song chưa chi tiết [15].

Lê Văn Luyện (2003) trong luận án Tiến sĩ kinh tế: “Những giải pháp bảođảm an toàn cho hoạt động ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập với hệthống tài chính tiền tệ quốc tế” đã đề cập vấn đề bảo đảm an toàn hoạt động của hệ

thống ngân hàng trong điều kiện hội nhập tài chính tiền tệ quốc tế, trong đó có vấnđề đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống ngân hàng Tuy vậy, vấn đề RRTKcủa hệ thống ngân hàng chưa được đề cập sâu [18].

Trang 21

Nguyễn Bảo Huyền (2015) trong luận án tiến sĩ "RRTK tại các NHTM ViệtNam” đã hệ thống hóa, phân tích và đưa ra khái niệm về quản lý rủi ro thanh khoản

trong NHTM; một số giải pháp đã và đang triển khai trong hoạt động thực tiễn tạiAgribank, BIDV Tuy nhiên, luận án của Nguyễn Bảo Huyền (2015) chưa chỉ rađược công cụ phần mềm công nghệ để đo lường rủi ro, tổn thất ngân hàng phảigánh chịu khi RRTK xảy ra, chưa phản ánh được mức độ chấp nhận rủi ro của ngânhàng, chưa chỉ ra được mục tiêu của chất lượng thanh khoản và cách thách để xâydựng hệ theo dõi co cấu và chất lượng tổng thể danh mục tài sản - Nợ [23].

Vũ Quang Huy (2016) trong luận án tiến sỹ kinh tế "Quản lý RRTK trong hệthống NHTM Việt Nam ” đã đề cập khá toàn diện các vấn đề lý luận về RRTK và

quản lý RRTK trong hệ thống ngân hàng, trong đó luận án đã phân tích khá sâu sắcthực trạng RRTK trong hệ thống NHTM Việt Nam quản lý RRTK [57].

Phan Thị Hoàng Yến (2016) trong Luận án Tiến sỹ "Quản trị tài sản - nợ(ALM) tại NHTMCP Công Thương Việt Nam" đã tập trung đề cập các vấn đề lý

luận và phân tích thực trạng quản trị tài sản - nợ ở NHTM, lấy Vietinbank là đốitượng phân tích chính Các phân tích của Luận án tuy không đi trực diện vấn đềRRTK và quản lý RRTK nhưng các khía cạnh liên quan đến quản lý thanh khoảntrong NHTM lại được đề cập phân tích khá toàn diện và sâu sắc [40].

Ngoài ra, còn có nhiều luận văn, luận án ở các trường Đại học/Học việncũng đã đề cập vấn đề quản lý RRTK tuy chưa thực sự sâu nhưng cũng đã phản ánhđược tình trạng RRTK và quản lý RRTK tại từng NHTM riêng lẻ hoặc trong toànbộ hệ thống ngân hàng, trong đó có một số đề tài tiêu biểu như: Nguyễn Việt Hưng

Trang 22

mặc dù có được đề cập song chưa rõ nét Cao Thị Ý Nhi (2007) với luận án “Cơ cấulại NHTMNN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” đề cập đến vấn đề cơ cấu lại các

NHTM nhà nước, trong đó một số nội dung có liên quan đến vấn đề thanh khoảncủa NHTM cũng đã được đề cập khái quát [2] Phạm Thị Bích Lượng (2008) trong

luận án “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMNN Việt Nam hiệnnay” chủ yếu đề cập và phân tích các vấn đề có liên quan đến hiệu quả hoạt động

của các NHTMNN, vấn đề thanh khoản và quản lý RRTK có được đề cập song

không rõ nét [38] Nguyễn Thị Hoài Phương (2012) trong luận án tiến sỹ “Quản lýnợ xấu tại NHTM Việt Nam” đề cập và phân tích về quản lý nợ xấu, vấn đề RRTK

không được đề cập và phân tích một cách cụ thể mặc dù RRTK cũng là nhân tố tácđộng đến RRTK của NHTM, trong khi đó có rất nhiều nội dung có liên quan đếnvấn đề thanh khoản và quản lý RRTK đã không được đề cập cụ thể ở công trình này[28] Hơn nữa, luận án này chủ yếu đề cập đến một số NHTMNN, không phải là tất

cả các NHTM tại Việt Nam Nguyễn Đức Tú (2012) trong luận án tiến sỹ “Quản lýRRTD tại NHTMCP Công thương Việt Nam ” đã đánh giá những mặt được và chưa

được trong quản lý rủi ro tín dụng từ đó chỉ ra mô hình thích hợp để ngân hàng côngthương có thể áp dụng vào quản lý rủi ro tín dụng Mặc dù rủi ro tín dụng tác độngđến RRTK song đề tài chưa làm rõ được mối quan hệ tương tác này [27] TheoNguyễn Bảo Huyền (2015), các luận văn thạc sĩ được thực hiện trong thời gian gầnđây thường tập trung đề cập vấn đề RRTK và quản trị RRTK ở NHTM [23].

2.3 Khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu đặt ra

Đã có tương đối nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề RRTKvà quản trị RRTK, song các công trình này chủ yếu mới đề cập nghiên cứu ở dạngkhái quát hóa, gắn với việc quản trị RRTK trong quá khứ, hoặc nghiên cứu quản lý

Trang 23

RRTK chung trong toàn hệ thống Có thể nói hầu hết những công trình nghiên cứutrong nước đều chưa tiếp cận được một cách toàn diện về quản lý RRTK tại NHTM,bao gồm việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để làm rõ mục tiêu và những nộidung cơ bản của quản lý RRTK, nghiên cứu được một cách tổng quát về cácphương pháp định lượng đo lường RRTK Gần như chưa có nhiều công trình nghiêncứu sâu về quản trị RRTK ở NHTM trong những năm gần đây, đặc biệt vấn đề quảntrị RRTK tại Agribank thì chưa có công trình nào đề cập.

Trong bối cảnh hội nhập tài chính quốc tế sâu rộng như hiện nay, các cuộckhủng hoảng tài chính khu vực và toàn cầu, các nguy cơ RRTK tiềm ẩn cũng diễnbiến phức tạp hơn, đòi hỏi các NHTM phải chú ý hơn tới công tác quản trị rủi ro nóichung, trong đó đặc biệt là quản trị RRTK nhằm tránh sự đổ vỡ dây chuyền gâynhững hệ quả không mong đợi đối với nền kinh tế.

Những khoảng trống nghiên cứu đề cập trên đây là cơ sở để tác giả thực hiệnluận án này Luận án sẽ cố gắng tập trung làm sáng tỏ những vấn đề sau:

(i) Các nhân tố ảnh hưởng đến RRTK của NHTM? Phương pháp đo lườngsự tác động của từng nhân tố tới RRTK của NHTM?

(ii) Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị RRTK trong NHTM?

(iii) Đặc điểm mô hình tổ chức và hoạt động tác động như thế nào đến hoạtđộng quản trị rủi ro và quản trị RRTK ở Agribank những năm qua? Thực trạngRRTK và quản trị RRTK những năm qua tại ngân hàng này như thế nào?

(iv) Những giải pháp cần thực hiện đối với công tác quản trị RRTK tạiAgribank trong tương lai?

Toàn bộ nội dung của luận án sẽ nghiên cứu từ các vấn đề mang tính lýthuyết về RRTK và quản trị RRTK ở NHTM, đến thực trạng quản trị RRTK tạiAgribank, nghiên cứu kinh nghiệm quản trị RRTK tại các quốc gia trên thế giới vàmột số NHTM trong nước và cuối cùng là những giải pháp cũng như kiến nghịđược đề xuất đối với công tác quản trị RRTK tại Agribank Cụ thể:

Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về RRTK, quản trị RRTK ở NHTM, bao

gồm: tổng quan hoạt động của NHTM, lý thuyết về RRTK ở NHTM: khái niệm, các

Trang 24

loại RRTK ở NHTM, phương pháp đánh giá RRTK ở NHTM, các nhân tố tác độngđến RRTK ở NHTM.

Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm về quản trị RRTK từ một số NHTM trong

và ngoài nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Agribank trong quản trịRRTK thời gian tới.

Thứ ba, phân tích làm rõ thực trạng RRTK và quản trị RRTK tại Agribank

trong giai đoạn 2011 - 2016, qua đó, làm rõ các kết quả đạt được, những mặt cònhạn chế và nguyên nhân.

Thứ tư, trên cơ sở một số dự báo về tình hình kinh tế vĩ mô giai đoạn đến

năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, một số quan điểm về quản trị RRTK ởNHTM, luận án đề xuất các giải pháp và kiến nghị đối với công tác quản trị RRTKtại Agribank thời gian tới.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

hoạt động quản trị RRTK tại Agribank.

•Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề RRTK và quản

trị RRTK tại Agribank giai đoạn 2011 đến 2016 trong tương quan so sánh với mộtsố NHTM trong nước.

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

- Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án sử dụng các phươngpháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh, quy nạp vấn đề Trên cơ sở phươngpháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá và làm sáng tỏ cácvấn đề thực tiễn, rút ra những điểm chủ yếu cần được giải quyết để đề xuất giảipháp, kiến nghị phù hợp với thực tiễn.

- Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp như thống kê thu thập sốliệu từ báo cáo tài chính của NHTM, báo cáo thường niên của NHTM dưới dạngbảng số liệu excel, tính các hệ số tương quan giữa các biến ngẫu nhiên, trên cơ sởđó làm rõ các nhân tố tác động đến mức độ RRTK tại Agribank chủ yếu trong giaiđoạn 2011-2016.

Trang 25

- Luận án cũng kế thừa, vận dụng một số kết quả nghiên cứu của các côngtrình khoa học có liên quan đến nội dung nghiên cứu để làm sâu sắc thêm các luậnđiểm trong đề tài luận án.

- Một điểm mới quan trọng của luận án là đã sử dụng mô hình kinh tế lượngđể đánh giá vấn đề rủi ro thanh khoản của Agribank Dựa theo gợi ý của Saundersvà Cornett (2006), Luận án sử dụng phương pháp ước lượng RRTK thông qua khehở tài trợ Khi nghiên cứu về tình hình thanh khoản của Agribank vì quy mô hoạtđộng của các chi nhánh trong ngân hàng là rất lớn, nhiều khi tương đương với mộtNHTM, nên trong Luận án sẽ đánh giá mức độ RRTK tại 25 chi nhánh, từ đó sẽ chophép ước lượng mức độ RRTK của toàn hệ thống Để xác định nhân tố ảnh hưởngđến RRTK, Luận án lựa chọn các biến dựa trên mô hình của Chung (2009), sau đótiến hành bổ sung hoặc lược bỏ một số biến cho phù hợp với tình hình Việt Nam nóichung cũng như tại Agribank nói riêng [124], [89].

Luận án sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng (panel data) với chuỗidữ liệu thay đổi theo thời gian (6 năm, từ 2011-2016) và không gian (25 chi nhánhthuộc Agribank) Có ba cách tiếp cận dữ liệu bảng phổ biến là Pooled OLS, FEM vàREM Pooled OLS là cách tiếp cận dữ liệu bảng bằng cách xếp chồng tất cả cácquan sát với nhau, bỏ qua bình diện không gian và thời gian và chỉ ước lượng bằngmô hình OLS bình thường, do đó các hệ số hồi quy là và được giả định là như nhaucho tất cả các quan sát FEM giúp phân tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệtra khỏi các biến độc lập để ước lượng những ảnh hưởng thực của biến độc lập lênbiến phụ thuộc Điều này có nghĩa là khi xét đến các hiệu ứng của không gian vàthời gian, các tung độ gốc sẽ thay đổi khác nhau đối với từng Chi nhánh Tuy nhiên,do chuỗi dữ liệu sử dụng trong Luận án có thời gian ngắn nên sử dụng cách tiếp cậnnày cũng khiến ước lượng của mô hình có thể bị chệch.

REM giả định rằng đặc điểm riêng giữa các Chi nhánh được giả sử là ngẫunhiên Bên cạnh đó, mô hình này có thể thiếu biến, nên có thể cho ra kết quả ướclượng không chính xác.

Trang 26

Trong khi Chung (2009) sử dụng mô hình FEM để giải thích kết quả, nhưngdo những hạn chế của mô hình nên luận án này sẽ hồi quy cả ba mô hình PooledOLS, FEM và REM - sau đó kiểm tra sự thích hợp giữa mô hình Pooled OLS và môhình REM dựa trên kiểm định Breusch-Pagan [89].

Hệ thống các biến sử dụng trong mô hình gồm có biến số kinh tế vĩ mô vàbiến phản ánh nội tại ngân hàng Các biến thuộc nhóm nhân tố khách quan bao gồm

giai đoạn 2011-2016 được Luận án tổng hợp từ website của WB và báo cáo số liệucủa Tổng cục Thống kê.

Nhóm các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản FGAPR đượctác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 25 chi nhánh thuộcAgribank trên cả nước trong giai đoạn 2011-2016 Nhìn chung, quy mô của nhiềuchi nhánh Agribank khá lớn, có thể tương đương quy mô của một số NHTMCPtrong nước Việc tính toán các chỉ số để phục vụ đề tài nghiên cứu được tổng hợp từcác báo cáo tài chính của Agribank Nhìn chung, nguồn số liệu phục vụ cho cácnghiên cứu định lượng trong phạm vi luận án là đáng tin cậy.

Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ hơn các vấn đề lý luận liên quan đến quản

trị RRTK trong bối cảnh hội nhập quốc tế Trong đó các điểm mới nổi bật của đề tàivề mặt lý luận là đã tổng hợp được mô hình quản trị RRTK hiện đại trong ngânhàng Đồng thời, luận án cũng đã trình bày 6 phương pháp đo lường RRTK Đây lànhững phương pháp hàm chứa nội dung toán học và kinh tế lượng chuẩn xác có khảnăng ứng dụng trong thực tiễn.

Thứ hai, nghiên cứu có hệ thống những kinh nghiệm của các nước về quản

trị RRTK từ một số NHTM trong và ngoài nước, qua đó, rút ra những bài học kinhnghiệm có giá trị mà Agribank có thể nghiên cứu và vận dụng trong quản trị RRTKtrong điều kiện hội nhập tài chính khu vực và quốc tế hiện nay.

Thứ ba, phân tích có hệ thống thực trạng quản trị RRTK tại Agribank giai

đoạn 2009 - 2016, qua đó chỉ ra những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại

Trang 27

hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị RRTK Luận án đã sửdụng 8 chỉ số để đánh giá RRTK của Agribank trong giai đoạn 2011-2016 Đây làthành công mà chưa có luận án nào làm được Đồng thời, tác giả cũng đã sử dụngmô hình kinh tế lượng để lượng hóa RRTK của các Chi nhánh của Agribank.

Thứ tư, trên cơ sở những định hướng hoạt động kinh doanh ngân hàng của

Agribank, những dự báo về môi trường kinh tế vĩ mô và các quan điểm về quản trịRRTK trong ngân hàng, luận án đã đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp và kiếnnghị đối với công tác quản trị RRTK tại Agribank thời gian tới Các giải pháp dựatrên cơ sở khoa học và thực tiễn đầy đủ, có tác động mạnh đến cân đối nguồn vànhu cầu sử dụng vốn, hoàn toàn phù hợp trong quản trị RRTK của NHTM.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án được chia làm 03 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị RRTK ở ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng quản trị RRTK tại Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp quản trị RRTK tại Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam.

Trang 28

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢNCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO THANH KHOẢN NGÂN HÀNG

1.1.1 Khái niệm về rủi ro thanh khoản

1.1.1.1 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

Hoạt động kinh doanh ngân hàng có một đặc điểm quan trọng là kinh doanhdựa trên rủi ro Là một trung gian tài chính, ngân hàng chuyển đổi rủi ro từ chủ thểcó dư thừa về vốn sang các chủ thể có nhu cầu về vốn Tùy theo cách tiếp cận khácnhau mà rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng sẽ được hiểu khác nhau.Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự tổn thất, mất mát, nguy hiểm,là điều không tốt bất ngờ xảy đến Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợinhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến Rủi ro còn được hiểu là những bất trắcngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tácđộng xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Tóm lại, theo quanđiểm này thì rủi ro là những khả năng xảy ra thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc cácyếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy racho con người Khác với trường phái truyền thống, theo trường phái hiện đại, rủi rolà sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực.Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thểmang lại những lợi ích, những cơ hội Nếu chủ động nghiên cứu rủi ro, người ta cóthể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhậnnhững cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai [142] Như vậy, hiểu một cáchchung nhất, rủi ro là những biến cố xảy ra ngoài ý muốn của con người Rủi ro xuấthiện bao giờ cũng gây ra những hậu quả không mong muốn về cuộc sống và tàichính Trong luận án này, rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là nguy cơ,khả năng xảy ra thiệt hại mà ngân hàng phải đối mặt gắn với hoạt động kinh doanhcủa mình.

Trang 29

Có hai nhóm nguyên nhân cơ bản gây ra rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,đó là các rủi ro có nguồn gốc nội tại và các rủi ro có nguồn gốc từ hệ thống Các rủiro có nguồn gốc nội tại bao gồm: rủi ro tín dụng, RRTK, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá,rủi ro phá sản Các rủi ro về mặt hệ thống bao gồm: rủi ro lạm phát, rủi ro côngnghệ, rủi ro thay đổi môi trường pháp lý, rủi ro về chu kỳ kinh tế, sự biến động củacác yếu tố thị trường Các loại rủi ro kinh doanh ngân hàng có mối liên hệ với nhau,do đó, quản lý các loại rủi ro này một cách khoa học, hệ thống là rất cần thiết đốivới mỗi ngân hàng Đối với cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng, các quy địnhvề tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng và quy mô vốn tự có chính làcác biện pháp quản lý nhằm đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, ngăn chặn sự đổvỡ của từng ngân hàng và hệ thống ngân hàng.

1.1.1.2 Thanh khoản của ngân hàng thương mại

Cũng giống như các doanh nghiệp thông thường, NHTM cũng sở hữu các tàisản khác nhau nhằm tối đa hóa lợi nhuận Thanh khoản là một đặc điểm quan trọngcủa tài sản, khiến nó có khả năng chuyển hóa thành tiền với ít rủi ro hoặc không córủi ro Trên bảng cân đối của ngân hàng, các tài sản có sẽ được sắp xếp theo thứ tựtừ dễ đến khó chuyển thành tiền Theo đó, ngân quỹ có tính thanh khoản cao nhất vàtài sản cố định có tính thanh khoản thấp nhất Các tài sản khác như danh mục chovay, danh mục chứng khoán có tính thanh khoản khác nhau tùy vào nhiều yếu tố.Một tài sản được xem là thanh khoản khi đáp ứng được các tiêu chí như: (i) có sẵnsố lượng để mua hoặc bán, (ii) có sẵn thị trường giao dịch, (iii) có sẵn thời gian giaodịch và (iv) của tài sản cần tương đối ổn định và không bị ảnh hưởng bởi số lượngvà thời gian giao dịch (Rose, 2004) [117].

Tính thanh khoản của tài sản được đo lường thông qua thời gian và chi phíđể chuyển hóa tài sản thành tiền Tài sản có tính thanh khoản cao là tài sản chuyểnđổi thành tiền nhanh và chi phí thấp Theo BIS (2013): “Thanh khoản là khả năngcủa ngân hàng vừa có thể tăng thêm tài sản vừa đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đếnhạn mà không bị những thiệt hại quá mức cho phép” [80].

Trang 30

Cung thanh khoảnCầu thanh khoản

- Các khoản tiền gửi sẽ nhận được- Thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ- Các khoản tín dụng sẽ thu về

- Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng- Vay mượn từ thị trường tiền tệ

- Khách hàng rút các khoản tiền gửi- Đề nghị vay vốn của khách hàng- Thanh toán các khoản phải trả khác- Chi phí cho quá trình tạo ra sản phẩm vàdịch vụ ngân hàng

- Thanh toán cổ tức cho cổ đông

Tổng cung thanh khoảnTổng cầu thanh khoản

Trong luận án này, thanh khoản của ngân hàng đại diện cho khả năng ngânhàng có thể thực hiện tất cả các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn (đến mức tối đa) vàtheo đơn vị tiền tệ được quy định Do thực hiện bằng tiền nên thanh khoản chỉ liênquan đến các dòng lưu chuyển tiền tệ Việc ngân hàng không thể thực hiện nghĩa vụthanh toán sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khả năng thanh khoản.

Vấn đề thanh khoản chỉ xuất hiện khi ngân hàng đứng trước nhu cầu rút tiềntừ khách hàng do tổ chức này cần luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu có thể không đượcbáo trước này mà không được quyền từ chối Khi đó ngân hàng không chỉ lo cân đốinhu cầu rút tiền với lượng tiền hiện có, mà còn là cân đối với khả năng huy độngvốn tiếp theo như bán các tài sản có tính thanh khoản cao Vì thế việc đánh giá tínhthanh khoản của ngân hàng phải nhìn ở trạng thái động, tức là cần phải được xemxét trong tương quan cung - cầu vốn khả dụng của ngân hàng trong từng giai đoạnnhất định Nếu như cung thanh khoản là số tiền có sẵn hoặc có thể có trong thờigian ngắn để ngân hàng sử dụng thì cầu về thanh khoản phản ánh nhu cầu rút tiềnkhỏi ngân hàng ở những thời điểm khác nhau.

Bảng 1.1: Cung - Cầu thanh khoản của NHTM

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2009)

Trong các cấu phần của cung thanh khoản, lượng tiền gửi mới của côngchúng vào ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng bởi nó thể hiện uy tín của ngânhàng trong việc thu hút tiền gửi từ xã hội Bên cạnh đó, cung thanh khoản có thểđến từ thu nhập từ các dịch vụ ngân hàng, các khoản tín dụng thu hồi từ khách hàng.Đây cũng là hai nguồn quan trọng bên cạnh tiền gửi Hai cấu phần còn lại của cung

Trang 31

thanh khoản là bán các tài sản đang kinh doanh và vay mượn từ thị trường tiền tệchỉ tồn tại khi ngân hàng lâm vào tình trạng đã sử dụng hết nguồn cung thanh khoảntrước rồi mà vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thanh khoản của công chúng.

Trong phần cầu thanh khoản, cấu phần khách hàng rút tiền cũng chiếm chủyếu trong mối tương quan với các cấu phần khác Việc rút tiền của khách hàng làmột hoạt động chắc chắn và khó dự báo hơn các cấu phần khác của cầu thanhkhoản Ngân hàng cần dựa vào nhu cầu rút tiền của khách hàng nhằm xác địnhlượng ngân quỹ phải duy trì.

Tổng giá trị các cấu phần của cung thanh khoản và tổng giá trị của cầu thanhkhoản nếu đứng độc lập sẽ không có ý nghĩa bằng trạng thái thanh khoản ròng Đâylà giá trị chênh lệch giữa tổng cung và tổng cầu thanh khoản tại một thời điểm Nếucầu thanh khoản vượt quá cung thanh khoản, ngân hàng sẽ phải đối mặt với trạngthái thâm hụt thanh khoản, tức ngân hàng đang thiếu hụt tiền để chi trả Trongtrường hợp trạng thái thanh khoản âm - xảy ra khi ngân hàng không có đủ vốn hoạtđộng, sẽ gây nên những vấn đề nghiêm trọng đối với sự tồn tại và phát triển củangân hàng như mất đi các cơ hội kinh doanh, mất khách hàng, mất thị trường, sụtgiảm lòng tin của công chúng [50] Để tiếp tục tồn tại, ngân hàng phải xác định bổsung thanh khoản ngay từ nguồn nào và với chi phí bao nhiêu để giúp ngân hàng trởlại trạng thái cân bằng thanh khoản Ngược lại, tình trạng cung thanh khoản vượtcầu thanh khoản cũng có thể xảy ra Trạng thái dư thừa thanh khoản cũng mang lạinhững thiệt hại cho ngân hàng do ngân hàng đang dư tiền dự trữ không sinh lời.Trường hợp thặng dư thanh khoản xảy ra khi nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả,thiếu các cơ hội kinh doanh hay đầu tư, NHTM thiếu các phương pháp và khả năngtiếp cận khách hàng, thị trường, không khai thác hết những tài sản có khả năng sinhlời, nguồn vốn tăng trưởng quá nhanh so quy mô hoạt động và năng lực quản lý.Trong trường hợp trạng thái thanh khoản ròng bằng 0, nghĩa là tổng cung thanhkhoản bằng với tổng cầu thanh khoản, ngân hàng đạt sự cân bằng giữa bên cung vàbên cầu thanh khoản Tuy nhiên, điểm cân bằng hoàn hảo này rất khó xảy ra trongthực tế.

Trang 32

1.1.1.3 Rủi ro thanh khoản của ngân hàng

Từ lý thuyết về trạng thái thanh khoản ròng, RRTK của ngân hàng xảy ra khigiá trị trạng thái thanh khoản ròng nhỏ hơn 0 Khi đó, ngân hàng không có khả năngcung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh toán tức thời và buộc phải huyđộng các nguồn khác với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán Theo BIS(2004): “RRTK là rủi ro mà định chế tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủnguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh hàng ngày và cũng không gây tác động đến tình hình tài chính”.

Như vậy, có thể nhận định rằng RRTK phát sinh từ trạng thái mà ngân hàngkhông có đủ vốn khả dụng vào thời điểm mà ngân hàng cần để đáp ứng các nhu cầuthanh khoản Khi RRTK xảy ra đều gây ra các tổn thất về tài chính và uy tín chongân hàng Một cách chung nhất có thể hiểu: RRTK là những khả năng xảy ra tổnthất về tài chính, thương hiệu do ngân hàng không có khả năng hoặc không có đủnăng lực thực hiện nghĩa vụ chi trả và thanh toán một cách đầy đủ và đúng hạn theocam kết.

RRTK không phải là rủi ro đơn lẻ như rủi ro thị trường hay rủi ro tín dụng,mà là loại rủi ro mang tính hệ quả, bởi lẽ ngoài các nguyên nhân mang tính đặc thù,RRTK còn có thể bắt nguồn và chuyển biến xấu dưới tác động của các rủi ro phi tàichính và rủi ro tài chính khác trong hoạt động của ngân hàng Một đặc điểm quantrọng nữa là, RRTK thông thường xảy ra trong ngắn hạn bởi trong trung, dài hạncác NHTM có thể xử lý được các thiếu hụt về cung thanh khoản của mình.

Các tiêu chí để phân loại RRTK ngân hàng bao gồm: cấp độ và nguồn gốc.Xét theo cấp độ, RRTK ngân hàng có thể chia thành RRTK hệ thống vàRRTK riêng lẻ của một NHTM Về mặt hiện tượng, RRTK của một NHTM chỉ làRRTK tại chính NHTM đó thôi bắt nguồn từ nguyên nhân từ nội tại của ngân hàngnhư cơ cấu tín dụng rủi ro, uy tín bị xói mòn, rủi ro về pháp lý, rủi ro thị trường.Đối với RRTK của hệ thống thì nghiêm trọng hơn khi mức độ thiếu hụt thanh khoản

Trang 33

không chỉ xảy ra ở một ngân hàng mà xảy ra ở nhiều ngân hàng trong hệ thống, cótính lan truyền RRTK hệ thống bắt nguồn từ các nguyên nhân mang tính hệ thốngnhư bất ổn kinh tế vĩ mô, rủi ro về chính trị kết hợp với những rủi ro nội tại chung

Xét theo nguồn gốc, RRTK ngân hàng có thể phân chia thành RRTK từ bêntài sản nợ, RRTK từ bên tài sản có và RRTK từ hoạt động ngoại bảng Nếu nhưRRTK từ bên tài sản nợ có thể phát sinh nếu khách hàng rút tiền gửi mà ngân hàngchưa đủ tiền chi trả thì RRTK bên tài sản có xảy ra khi các cam kết tín dụng củangân hàng cần được thực hiện mà ngân hàng chưa đủ tiền để thực hiện cam kết đó.Đối với RRTK từ bên tài sản nợ và tài sản có, ngân hàng cần sử dụng các biện phápnhằm chi trả cho khách hàng như tăng huy động tiền gửi mới hoặc đi vay trên thịtrường tiền tệ hoặc bán các tài sản như chứng khoán Nếu như RRTK bên tài sảnnợ và có xảy ra ở nội bảng thì RRTK và đã trở nên quen thuộc với nhiều ngân hàngthì RRTK từ hoạt động ngoại bảng đang ngày càng khiến nhà quản lý ngân hàngphải cẩn thận hơn Tại ngoại bảng, các cam kết bảo lãnh, nghĩa vụ thanh toán cáchợp đồng kỳ hạn đều làm tăng cầu thanh khoản và khiến trạng thái thanh khoảnròng của ngân hàng giảm xuống.

RRTK ngân hàng có khả năng gây ra những hậu quả rất lớn với NHTM, vớikhách hàng của NHTM và cả với nền kinh tế - xã hội.

1.1.3.1 Đối với ngân hàng thương mại

RRTK khiến các NHTM tổn thất về mặt chi phí, uy tín của mình và có thểdẫn tới hệ quả phá sản.

Thứ nhất, NHTM sẽ phải chấp nhận những phí tổn cao để có được nguồn

cung thanh khoản đáp ứng nhu cầu thanh khoản đang căng thẳng Đầu tiên là thiệthại do chi phí chuyển hóa tài sản thành tiền cao hoặc chi phí và điều kiện vay vốn

3 Minh chứng điển hình là hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2011 đã tài trợ quá nhiều chokhu vực doanh nghiệp nhà nước vốn làm ăn không hiệu quả Các ngân hàng đã gặp phải RRTK lớn khi tìnhhình kinh tế vĩ mô bất ổn, doanh nghiệp nhà nước làm ăn không tốt dẫn đến nợ xấu tăng cao, gây ra sự khókhăn thanh khoản.

Trang 34

trên thị trường tiền tệ trở nên khắc nghiệt hơn làm giảm tài sản cũng như lợi nhuậncủa ngân hàng Với rủi ro ở mức cao, ngân hàng còn có thể đối mặt với việc đìnhtrệ hoạt động dẫn đến giảm thu nhập Hơn nữa, RRTK làm giảm uy tín của ngânhàng đối với khách hàng dẫn đến việc mất khách hàng, đặc biệt là cả các kháchhàng truyền thống, và có nguy cơ bị các cơ quan quản lý theo dõi, kiểm soát chặt vàkhó được tự do hoạt động bình thường.

Thứ hai, NHTM sẽ bị sụp đổ nếu nhu cầu thanh khoản không được đáp ứng

khẩn cấp Một khi tất cả các nguồn bù đắp thanh khoản đều không được đáp ứng thìNHTM có khả năng cao bị sụp đổ Nhờ hoạt động trên cơ sở đi vay để cho vay vàcung cấp các dịch vụ tài chính, nên một khi nhu cầu rút tiền chính đáng của kháchhàng không được đáp ứng, ngay lập tức sẽ có dòng tiền tháo chạy khỏi ngân hàngnày và không có cách nào có thể xử lý được nữa, do các khoản đã cho vay khôngthể được thu hồi khi mà các hợp đồng tín dụng chưa đáo hạn.

Thứ ba, ngân hàng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và nếu

không được trợ giúp từ phía NHTW thì sẽ đi đến phá sản hoặc bị sáp nhập Sự phásản của một ngân hàng do thiếu thanh khoản có thể sẽ trở thành hiệu ứng ảnh hưởnglớn tới sự ổn định của cả hệ thống ngân hàng.

1.1.3.2 Đối với khách hàng của NHTM

Hệ quả lớn nhất mà RRTK ngân hàng gây ra cho khách hàng chính là ngânhàng có thể sẽ phải vi phạm tôn chỉ “đáp ứng mọi nhu cầu rút tiền gửi vô điều kiện”của khách hàng Khi đó, hiệu ứng lan truyền thông tin về khả năng thanh khoản củangân hàng sẽ khiến nhiều khách hàng tới ngân hàng rút tiền hơn, đe dọa nghiêmtrọng tới tình hình tài chính của ngân hàng.

1.1.3.3 Đối với nền kinh tế - xã hội

Xét ở góc độ vĩ mô, RRTK gây tác động tiêu cực đối với nền kinh tế và xãhội Khi RRTK ngân hàng xảy ra, dòng tiền chảy ra ngoài hệ thống ngân hàng Điềunày khiến các NHTM sẽ gặp khó khăn trong huy động vốn, ảnh hưởng đến hoạtđộng tín dụng và khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế Đồng thời, gây cản trởđối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống

Trang 35

xã hội Ngoài ra, RRTK trong hệ thống NHTM còn có thể dẫn tới sự đổ vỡ về chínhtrị, gây tâm lý bất an trong xã hội và có sức lan toả, ảnh hưởng tới các quốc giakhác trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Theo truyền thống thì RRTK thường được đo lường bằng cách sử dụng cáctỷ số thanh khoản, phổ biến là các tỷ số: Tài sản thanh khoản trên tổng tài sản [97],tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tiền gửi khách hàng [121], tỷ lệ tài sản trên tổng huyđộng tiền gửi ngắn hạn [110] Các tỷ số thanh khoản này càng cao thể hiện ngânhàng hoạt động càng có hiệu quả và ít rủi ro hơn Bên cạnh đó, cũng có một sốnghiên cứu khác sử dụng các tỷ số như cho vay trên tổng tài sản [93], [128], chovay ròng trên tiền gửi khách hàng và tiền gửi ngắn hạn [118], [115] để tiếp cận vớiRRTK của ngân hàng Những nghiên cứu này đưa đến kết luận rằng: những tỷ sốtrên càng cao thì ngân hàng phải chịu RRTK càng lớn Tuy nhiên, cũng có ý kiếncho rằng nếu chỉ sử dụng các tỷ số thanh khoản để đo lường RRTK sẽ là chưa đủ[120] Các nhà quản lý ngành ngân hàng cũng cho rằng những tỷ số thanh khoản rấtvô nghĩa và thường gây nhầm lẫn, bởi sử dụng các tỷ số thanh khoản giống như việcsử dụng bảng cân đối kế toán của tháng trước (dùng để tính các tỷ số) để đo lườngnhững dòng tiền trong tương lai Từ đó, một số phương pháp khác đã được đề xuấtnhằm đo lường thanh khoản của một ngân hàng, cụ thể:

Sauders và Corrnett (2007) đề xuất sử dụng khe hở tài trợ để đo lườngRRTK Khe hở tài trợ (financing gap) là chênh lệch trung bình giữa các khoản chovay và các khoản tiền gửi lõi [124] Công thức như sau:

FGAP it = Khoảng vay (it) - Tiền gửi lõi (it)

Trong đó:

Các khoản cho vay bao gồm: cho vay khách hàng và cho vay các tổ chức tàichính khác.

Trang 36

Các khoản tiền gửi lõi thường bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tài khoản tiềngửi trên thị trường tiền tệ, các tài khoản tiết kiệm khác và chứng chỉ tiền gửi.Nghiên cứu này cho rằng khe hở tài trợ càng lớn thì RRTK càng lớn.

Arif và Anees (2012) cho rằng trong kinh doanh ngân hàng, phần lớn tài sảnsẽ được tài trợ bởi các khoản tiền gửi ký thác, trong đó, đa phần là các khoản tiềngửi vãng lai có tính thanh khoản thấp và chúng có thể bị rút ra khỏi ngân hàng bấtcứ lúc nào, do đó, tạo nên khe hở tài trợ cho ngân hàng, cũng như tạo nên RRTKđối với ngân hàng [63].

Chung và cộng sự (2009) đã sử dụng mô hình đo lường RRTK bằng việc sửdụng khe hở tài trợ (như đã đề cập trên) để ước lượng RRTK của hệ thống NHTM12 nền kinh tế hàng đầu thế giới trong giai đoạn 1994-2006 [89] Gatev và Strahan(2006) [99] cũng cho rằng các khoản nợ phải trả trên thị trường bán lẻ ổn định hơncác khoản tài trợ lớn, do vậy, sử dụng khe hở tài trợ bằng chênh lệch giữa các khoảnvay và tiền gửi khách hàng, sau đó chia cho tổng tài sản để chuẩn hóa với công thứctính như sau:

FGAPRlt

Những ngân hàng có tỷ lệ khe hở tài trợ càng cao thì càng phải sử dụngnhiều tiền mặt cũng như bán các tài sản thanh khoản và sử dụng các khoản tài trợbên ngoài để bù đắp khe hở, từ đó dẫn đến RRTK cao hơn.

Trang 37

Các nguyên nhân dẫn đến RRTK trong hoạt động kinh doanh của NHTM cóthể xuất phát từ bản thân ngân hàng, từ khách hàng, cơ chế chính sách, từ các loạirủi ro khác đưa lại

1.1.5.1 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, sự bất cân xứng kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ.

Ngân hàng huy động các khoản tiền gửi ngắn hạn từ dân chúng để cho vaycác khoản tín dụng trung và dài hạn Điều này khiến kỳ hạn của tài sản có dài hơnkỳ hạn của tài sản nợ khiến dòng tiền của tài sản có không cân xứng với dòng tiềncần để đáp ứng việc thanh toán khi đến hạn của các tài sản nợ, gây khó khăn chongân hàng phải lo tìm nguồn bù đắp.

Thứ hai, sự mất cân đối trong cơ cấu tài sản.

Sự mất cân đối trong cơ cấu tài sản xuất phát hầu hết từ áp lực lợi nhuậnngắn hạn của cổ đông lên ban điều hành mà quên mất những nguyên tắc trong trongquản trị tài sản nợ và tài sản có Trong danh mục tài sản của mình, NHTM đầu tưvào cổ phiếu và trái phiếu, trong đó quan trọng nhất là trái phiếu Chính phủ và/hoặctín phiếu kho bạc Trái phiếu Chính phủ hoặc tín phiếu kho bạc mặc dù lãi suấtkhông hấp dẫn nhưng nó lại dễ dàng cho NHTM đem đi chiết khấu tại NHTW mộtkhi thanh khoản có vấn đề Bất cứ NHTM nào, đặc biệt là ngân hàng nhỏ, đều hiểuđiều này nhưng với tiềm lực tài chính yếu thì khó có thể cạnh tranh với các ngânhàng lớn trong việc đấu thầu các trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc.

Thứ ba, cơ cấu khách hàng không hợp lý.

Cơ cấu khách hàng không hợp lý thể hiện ở việc ngân hàng quá tập trung tíndụng vào một số khách hàng lớn hoặc tỷ trọng tín dụng cho một ngành, một địaphương nào đó chiếm phần lớn trong tổng dư nợ hoặc trong tổng huy động có mộtkhách hàng chiếm tỷ trọng lớn Khi những đối tượng khách hàng này gặp khó khănthì ngân hàng phải đối mặt với RRTK.

Thứ tư, chính sách tín dụng nới lỏng.

Trang 38

Vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt nên các ngân hàng ban hành ra những chínhsách tín dụng quá cởi mở, dẫn đến hạ thấp các điều kiện cho vay, cho vay các kháchhàng vay có điều kiện kém, hệ quả là, rủi ro tín dụng và sau đó là RRTK.

Thứ năm, tiềm lực tài chính của các ngân hàng còn hạn chế.

Vốn điều lệ là số vốn thuộc sở hữu của ngân hàng và phản ánh quy mô haythực lực tài chính của NHTM Vốn điều lệ của NHTM càng cao, ngân hàng càng cótiềm lực tài chính, ngược lại, vốn điều lệ của NHTM càng ít thì quy mô hoạt độngcủa ngân hàng càng nhỏ Các ngân hàng nhỏ thường khó khăn trong việc tiếp cậncác nguồn vốn, hoặc chỉ vay được với lãi suất cao, đặc biệt là đối với nguồn vốnvay Có thể nói áp lực rất lớn khi các ngân hàng này phải gánh chịu chi phí cao đểcó thể khắc phục khó khăn trong việc giải quyết vấn đề thanh khoản Quy mô vốnđiều lệ nhỏ có thể là một trong những nguyên nhân đẩy NHTM đến tình trạng mấtkhả năng chi trả và phá sản khi nhu cầu thanh khoản tăng đột ngột.

Thứ sáu, RRTK là hậu quả của các rủi ro khác trong hoạt động ngân hàng.

RRTK và các loại rủi ro khác có mối quan hệ mật thiết với nhau Một tổchức tài chính có thể mất khả năng thanh khoản nếu chỉ số tín nhiệm tín dụng của tổchức này giảm sút, tổ chức này đối mặt với tình trạng lượng tiền ra ồ ạt không dựkiến được trước hay một sự kiện nào đó khiến cho các đối tác không muốn giaodịch hoặc cho vay đối với tổ chức đó Nếu một đối tác vay tiền của ngân hàng cónguy cơ vỡ nợ thì ngân hàng sẽ phải huy động tiền từ những nguồn khác để thanhtoán khoản đi vay của ngân hàng, bù đắp vào chi trả này Nếu ngân hàng không cókhả năng huy động tiền từ các nguồn khác để thanh toán khoản nợ thì chính ngânhàng này cũng phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ Như vậy, RRTK gắn liền với rủi ro tíndụng Hay trong trường hợp lãi suất và tỷ giá biến động bất lợi, NHTM khó khăntrong việc huy động vốn, lúc đó, RRTK hoàn toàn có thể xảy ra vì khả năng thanhtoán của NHTM bị hạn chế.

1.1.5.2 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, tài sản tài chính có tính nhạy cảm với sự biến động của lãi suất.

Trang 39

Lãi suất thay đổi ảnh hưởng lớn tới tâm lý của người gửi tiền Khách hàng sẽrút tiền để gửi vào nơi có lãi suất cao hơn còn các khách hàng vay giảm tối đa việcvay mới để tránh trả lãi nhiều hơn Sự biến động lãi suất ảnh hưởng đến cả dòngtiền gửi lẫn cho vay, cuối cùng ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngânhàng Ngoài ra, việc thay đổi lãi suất sẽ ảnh hưởng đến thị giá của tài sản tài chínhđem bán và ảnh hưởng đến chi phí đi vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.

Thứ hai, chính sách tiền tệ của NHTW.

Để thực hiện chức năng của mình trong điều hành chính sách tiền tệ, NHTWsử dụng ba công cụ bao gồm: nghiệp vụ thị trường mở, quy định về dự trữ bắt buộc,lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu các giấy tờ có giá Các nghiệp vụ này sẽ có tácđộng đối với RRTK của các ngân hàng trong hệ thống.

Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) là hoạt động của NHTW mua hoặc bán choNHTM trái phiếu Chính phủ, trái phiếu kho bạc Nhà nước Khi muốn tăng cungtiền, NHTW mua trái phiếu từ các NHTM, số tiền mà NHTW trả cho NHTM làmtăng cung tiền cho nền kinh tế đồng thời cũng làm tăng cung thanh khoản choNHTM Ngược lại, khi muốn giảm cung tiền, NHTW bán trái phiếu cho cácNHTM, số tiền mà NHTW thu về làm giảm cung ứng tiền tệ của nền kinh tế đồngthời cũng làm giảm cung thanh khoản của NHTM.

Quy định về tỷ lệ dữ trữ bắt buộc là biện pháp điều chỉnh mà NHTW bắtbuộc các NHTM phải duy trì một tỷ lệ dự trữ tiền gửi tối thiểu tại NHTW Nếu tỷ lệdữ trữ bắt buộc cao thì sẽ làm cho nguồn cung thanh khoản của NHTM tăng vàngược lại.

Lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu là lãi suất NHTW sử dụng trong chiếtkhấu hoặc tái chiết khấu các giấy tờ có giá của NHTM Nếu lãi suất này thấp, tứcchi phí vay tiền từ NHTW rẻ, đây sẽ là nguồn vốn giá rẻ mà các NHTM có thể dễdàng huy động để đáp ứng cầu thanh khoản Trong điều kiện khủng hoảng tài chính,NHTW có thể sử dụng cửa sổ chiết khấu nhằm tăng cung thanh khoản cho cácNHTM Thậm chí, trong hoàn cảnh này, việc các NHTM vay NHTW qua cửa sổ

Trang 40

chiết khấu còn được khuyến khích và tạo cơ chế thuận lợi như đấu thầu cạnh tranhmà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã thực hiện thông qua chương trình TAF.

Thứ ba, chu kỳ kinh doanh của khách hàng.

Theo thời vụ ở những tháng cuối năm các doanh nghiệp thường đẩy mạnhhoạt động kinh doanh, quyết toán công nợ cho những doanh nghiệp khác, chi trảlương thưởng cho cán bộ nhân viên, thực hiện cam kết giải ngân cho các đối tác,giải quyết hàng tồn kho, nhập khẩu hàng hóa tạo nên nhu cầu tiền nhiều vàonhững tháng cuối năm làm tăng cầu về thanh khoản cho NHTM.

Thứ tư, biến động bất thường của nền kinh tế.

Khủng hoảng kinh tế hoặc tài chính dẫn tới chi phí huy động tăng cao, hiệuquả hoạt động cho vay và đầu tư giảm sút Xét ở một khía cạnh khác, khủng hoảngxảy ra có thể làm giảm sút niềm tin vào hệ thống tài chính, và các tổ chức và dân cưsẽ rút tiền khỏi các NHTM gây ra áp lực về thanh khoản cho NHTM.

Thứ năm, hiệu ứng từ tin đồn không chính xác.

Hiệu ứng từ truyền thông đóng vai trò rất quan trọng đối với quyết định củangười gửi tiền Các tin đồn thất thiệt sẽ gây mất lòng tin cá biệt vào các TCTD Cơchế mất cân đối giữa giá trị phải trả và giá trị thu được từ hoạt động đầu tư và cho

1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Quản trị

Hiện nay, đã có nhiều quan niệm khác nhau về quản trị được đề cập trongcác nghiên cứu của các học giả và tổ chức Theo IMF (2009), quản trị là nghệ thuậtđạt mục đích thông qua nỗ lực của những người khác [107] Theo Christian và cộngsự (2011), quản trị là phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộng sự khácnhau trong cùng một tổ chức [88] Theo quan điểm của Hoàng Phê (2003) thì quảntrị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động của các thànhviên trong tổ chức, sử dụng các nguồn lực nhằm đạt đến sự thành công trong cácmục tiêu đề ra [10] Theo Kiều Hữu Thiện và cộng sự (2012), quản trị bao hàm toàn

Ngày đăng: 02/04/2022, 10:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w