1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005

45 432 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 67,4 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Năm 2006, cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, Đảng và nhà nước đã có những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế xã hội.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Năm 2006, cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, Đảng và nhà nước đãcó những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế xã hội Đồng hành với những cơ hộikhi tiếp cận với thị trường thế giới, Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều thách thức.Để đáp ứng được nhu cầu đó, nước ta đã chú trọng ưu tiên một số ngành trong đócó ngành Dệt may Vì vậy, để giữ vững vai trò là một ngành mũi nhọn trong nềnkinh tế đất nước thì ngoài sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các chính sách kinh tếvĩ mô cần phải có sự thay đổi từ chính các doanh nghiệp trong ngành mà quantrọng nhất là tăng cường đầu tư cho đổi mới công nghệ Xuất phát từ nhu cầu đó,em quyết định chọn đề tài :

“Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn2000- 2005”.

Đề tài gồm ba phần:

Chương I: Cơ sở lý luận

Chương II: Thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt NamChương III: Một số giải pháp và kiến nghị

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Th.s Đinh Đào Ánh Thủy đã tận tình hướng dẫn em để em hoàn thành đề tài.

Trang 2

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN

I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

1 Khái niệm công nghệ và đổi mới công nghệ

1.1 Khái niệm công nghệ

Theo Ngân hàng Thế giới (1985): “Công nghệ là phương pháp chuyển hoácác nguồn thành sản phẩm, gồm ba yếu tố: (1) Thông tin về phương pháp; (2)Phương tiện, công cụ sử dụng phương pháp để thực hiện việc chuyển hóa; (3) Sựhiểu biết phương pháp hoạt động như thế nào và tại sao”.

Theo UNIDO (Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc): “Công nghệlà việc áp dụng khoa học công nghệ vào công nghiệp, bằng cách sử dụng các kếtquả nghiên cứu và xử lý nó một cách chính xác, có hệ thống và có phương pháp”.

Theo Luật Khoa học công nghệ Việt Nam (2000): “Công nghệ là tập hợp cácphương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổicác nguồn lực thành sản phẩm”.

1.2 Khái niệm Đổi mới công nghệ

Đổi mới công nghệ là hoạt động nghiên cứu nhằm cải tiến, đổi mới côngnghệ đã có (trong và ngoài nước), góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, hạ giáthành, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Đổi mới công nghệ đóng vai trò quan trọng nhất chi phối nền kinh tế, nó cótác dụng kích thích sự phát triển của sản xuất, nâng cao năng suất lao động và gópphần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội.

Đổi mới công nghệ gồm ba giai đoạn: phát minh, đổi mới và truyền bá Phátminh là giai đoạn đầu tiên tạo ra những tiến bộ công nghệ Đây là quá trình tìm tòi,nghiên cứu các ý tưởng mới, biến chúng thành các giải pháp kĩ thuật công nghệ cụthể phục vụ cho sản xuất và đời sống Kết quả của nó là ý tưởng khoa học, những

Trang 3

giải pháp về sản phẩm mới, phương pháp mới để thực hiện một số dịch vụ hoặc sảnxuất một sản phẩm.

Sau khi phát minh ra các ý tưởng, giải pháp mới đó thì việc tiếp theo là phảibiến các ý tưởng đó thành ứng dụng thực tiễn Dựa trên các ý tưởng khoa học hoặccác giải pháp kĩ thuật đã có để chế thử các mẫu đầu tiên, phát triển, sản xuất thử vàthử nghiệm việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường

Cuối cùng là giai đoạn truyền bá sản phẩm nghĩa là phải đem sản phẩm đicác nơi khác và quảng bá để nó được ứng dụng rộng rãi phục vụ đời sống và sảnxuất.

Nói tóm lại, đổi mới công nghệ là những tiến bộ về công nghệ dưới dạngmáy móc thiết bị hay phương pháp mới về sản xuất hay kỹ thuật, tổ chức, quản lýhay marketing mà nhờ đó việc sản xuất ra sản phẩm sẽ đạt năng suất cao hơn, chiphí thấp hơn, chất lượng cao hơn.

Như vậy có thể thấy , Đổi mới công nghệ là hoạt động bao gồm đổi mới sảnphẩm và đổi mới quy trình sản xuất Đổi mới sản phẩm là việc tạo ra sản phẩmhoàn toàn mới hoặc cải tiến các sản phẩm đã có của công ty mình hoặc công tykhác Điều này giúp công ty tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng độ hấp dẫn của sảnphẩm Đổi mới quy trình sản xuất là việc tạo ra một quy trình sản xuất mới hoặc đạtđược những tiến bộ đáng kể về mặt công nghiệp đối với quy trình sản xuất Đổimới quy trình sản xuất chính là đổi mới máy móc thiết bị.

2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đổi mới công nghệ

2.1 Chỉ tiêu định lượng

2.1.1 Tỷ trọng máy móc thiết bị được hiện đại hóa (Ihd ):

Ihd = x 100%

Ghd = Ghd1 - Ghd0 : mức gia tăng MMTB

Trang 4

Ghd1: Giá trị MMTB hiện đại kỳ báo cáoGhd0: Giá trị MMTB hiện đại kỳ nghiên cứu

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị máy móc thiết bị hiện đại gia tăng so với mỗiđồng vốn đầu tư vào đổi mới công nghệ Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả đổi mớicông nghệ càng lớn.

2.1.2 Chỉ tiêu đánh giá mức tiết kiệm nguyên vật liệu khi đổi mới công nghệ(Invl):

Invl = x 100%Knvl =

Gnvl: Giá trị nguyên vật liệuGsp: Giá trị sản phẩm

Thể hiện khả năng tiết kiệm nguyên vật liệu do đổi mới công nghệ và đượcđo bằng tỷ lệ giữa mức gia tăng hệ số chi phí cho nguyên vật liệu bình quân mộtsản phẩm và một đơn vị vốn đầu tư đổi mới công nghệ trong kì.

2.1.3 Chỉ tiêu gia tăng năng suất lao động (Iw):

Iw = x 100%

W = W1 - W0: Mức gia tăng năng suất lao động

Chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng trưởng về năng suất lao động của doanhnghiệp nhờ đổi mới công nghệ Nó cho biết một đồng vốn đầu tư cho đổi mới côngnghệ sẽ làm tăng năng suất lao động lên bao nhiêu Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệuquả đổi mới công nghệ càng cao.

2.1.4 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đổi mới công nghệ tác động đến mức tănglợi nhuận (Iln):

Iln= x 100%LN = LN1 - LN0

LN1: Lợi nhuận kỳ báo cáo

Trang 5

LN0: Lợi nhuận kỳ nghiên cứu

Ý nghĩa của chỉ tiêu này là mỗi đồng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ tạora bao nhiêu lợi nhuận tăng thêm.

2.2 Chỉ tiêu định tính:

Chỉ tiêu này phản ánh những biến đổi quan trọng về chất đối với xã hội,doanh nghiệp, cơ cấu lao động, trình độ lao động do đổi mới công nghệ mang lại.Các chỉ tiêu thường được sử dụng là:

- Tác động tới việc làm của người lao động

- Tác động tới trình độ quản lý, cơ cấu sản xuất, phương pháp lao động, điềukiện lao động, kỹ thuật lao động.

- Góp phần tăng thị phần do giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩmcủa đổi mới công nghệ.

- Đóng góp của đổi mới công nghệ trong việc thực hiện các chiến lược kinhtế xã hội của doanh nghiệp, của ngành, đất nước.

II SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ NGÀNH DỆT MAYVIỆT NAM

1 Đặc trưng công nghệ ngành Dệt may Việt Nam

1.1 Tính đồng bộ về trình độ công nghệ trong ngành Dệt may còn thấp

Trong ngành Dệt may có rất nhiều công đoạn: kéo sợi, dệt, in, nhuộm, hoàntất, may, công đoạn phụ Các công đoạn này mang tính liên tục, sản phẩm của côngđoạn trước là đầu vào của công đoạn sau Vì thế, nếu như có một sản phẩm tồi sẽdẫn đến sản phẩm cuối là phế phẩm Điều này đòi hỏi công nghệ ngành Dệt mayphải đồng bộ Nhưng thực tế thì trong lĩnh vực dệt, trang thiết bị còn quá lạc hậu,mới đổi mới 40% số thiết bị, còn lại phần lớn là máy móc thiết bị thuộc những năm60-70 Trong khi đó, lĩnh vực may đã được đổi mới 90% trang thiết bị, trình độcông nghệ thiết bị khá so với khu vực Do vậy, khâu dệt không đáp ứng được đầu

Trang 6

vào cho khâu may, sản xuất dệt trong nước mới đáp ứng được 70-80% nhu cầu tiêudùng trong nước và hàng Dệt may Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh với sản phẩmnước ngoài Nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự đầu tư theo nhiều giaiđoạn, theo nhiều loại công nghệ và công nghệ của nhiều nước khác nhau dẫn tớihiệu quả sản xuất toàn ngành không cao.

1.2 Trình độ công nghệ lạc hậu

Ngành Dệt may là một trong những ngành công nghiệp ra đời sớm nhất nướcta và có nhu cầu về lao động rất lớn Một kết quả thống kê cho thấy, ở miền Bắcvẫn còn nhiều cơ sở Dệt may sử dụng thiết bị từ thập kỷ 60-70 , còn ở miền Namcũng còn nhiều nơi sử dụng máy móc của thập kỷ 70 Thậm chí vẫn còn máy mócthiết bị được sản xuất từ những năm 30-40 Mặc dù vậy, trên thực tế có một khókhăn rất lớn là hầu hết các công ty đều có vốn nhỏ, hạn hẹp Điều này là trở ngạilớn cho việc đầu tư thay thế máy móc thiết bị.

2 Sự cần thiết phải đầu tư đổi mới công nghệ

Tổng công ty Dệt may Việt Nam nay là Tập đoàn Dệt may Việt Nam(Vinatex) đặt ra mục tiêu phát triển đến năm 2010: “Hướng ra xuất khẩu nhằm tăngnguồn thu ngoại tệ, đảm bảo trả nợ và tái sản xuất mở rộng các cơ sở sản xuất củangành, đồng thời chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng trong nước với những sản phẩmphù hợp, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thực hiện đường lốiCNH-HĐH đất nước” Để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra, Tập đoàn Dệtmay nói riêng và các doanh nghiệp Dệt may nói chung cần phải đề ra các giải phápthích hợp để từng bước vươn lên đáp ứng yêu cầu hội nhập mà quan trọng nhất làđầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có và tạo ranhững sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao trên thị trường

2.1 Đổi mới công nghệ nhằm phát huy vai trò của ngành Dệt may ViệtNam với sự phát triển kinh tế xã hội

Trang 7

2.1.1 Góp phần tăng tích luỹ vốn cho quá trình CNH-HĐH đất nước

Trong giai đoạn hiện nay, giá trị sản xuất của ngành Dệt may chiếm 9% giátrị toàn ngành công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu 12-15% tổng kim ngạch xuấtkhẩu cả nước Dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai (sau xuất khẩudầu thô) với tổng giá trị xuất khẩu là 4,4 tỷ USD (2004); 5,2 tỷ USD (2005) Vì vậyngành đã đóng góp một lượng ngoại tệ đáng kể cho ngân sách quốc gia.

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may Việt Nam qua các năm

Giá trị xuất khẩu (tỷ USD) 1,892 1,975 2,732 3,687 4,4 5,2

Nguồn: Niên giám thống kê 2005

2.1.2 Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may sẽ làm cho ngành phát triển hơn,từ đó không những làm biến đổi cơ cấu cây trồng ở vùng trồng nguyên liệu (nhưcây đay, cây bông, cây dâu…) mà còn thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển theohướng phá vỡ thế độc canh khi chỉ trồng cây lương thực, hoa màu sang trồng câycông nghiệp Mặt khác, ngành Dệt may phát triển còn kéo theo sự phát triển cácngành nghề sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành Dệt may, ngành hoá chất cung cấpthuốc nhuộm cho ngành Dệt may, ngành cơ khí cung cấp máy móc thiết bị Ngoàira còn tác động đến sự phát triển những ngành sử dụng sản phẩm của ngành Dệtmay như: giày da, nội thất… từ đó làm tăng tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơcấu kinh tế.

2.1.3 Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mặt hàng Dệt may của nước ngoài nênsản phẩm của nước ta phải cạnh tranh gay gắt với hàng Dệt may các nước đặc biệt

Trang 8

là Trung Quốc và Đài Loan Sự cạnh tranh này sẽ càng khốc liệt hơn khi Việt Namgia nhập WTO bởi sự tràn vào ồ ạt của các doanh nghiệp nước ngoài Trước đây,vải sản xuất trong nước tiêu thụ chậm, ở thành phố lớn hàng sản xuất trong nướckhông được ưa chuộng, ở nông thôn tiêu thụ chậm vì chất lượng thua kém, giá caohơn hàng Trung Quốc, mẫu mã kém phong phú hơn Trong vài năm trở lại đây, donắm bắt nhu cầu người tiêu dùng nên ngành Dệt may đã có nhiều đổi mới HàngDệt may Việt Nam đang dần khẳng định vị trí trong lòng người tiêu dùng trong vàngoài nước Nhiều sản phẩm của các công ty Dệt may như May 10, Việt Tiến, NhàBè, May Đức Giang… đang ngày càng trở nên quen thuộc với người dân và thoảmãn về số lượng cũng như chất lượng, được nhiều người ưa thích và đoạt được giảithưởng tại Hội chợ thời trang tháng 12/2005 tổ chức tại Hà Nội.

2.2 Đáp ứng nhu cầu công nghệ của ngành

Với tình trạng công nghệ hiện nay thì nhu cầu công nghệ của ngành là rất lớnvà rất cấp thiết Để ngành Dệt may tiếp tục giữ vững vai trò của mình thì việc đápứng nhu cầu về công nghệ là hết sức cần thiết.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp đềunhận ra tầm quan trọng của đầu tư đổi mới công nghệ để đứng vững trên thị trường.Điều này thể hiện trong điều tra của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW ở 65doanh nghiệp Dệt may Việt Nam.

Trang 9

Bảng 2: Mức độ cần thiết tiến hành đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam

nghiệp đánh giá là rấtcần thiết (%)

Điểm số trungbình

Cải tiến các dây

Đầu tư mới DCCN,

Từ những lý do trên, chúng ta đã thấy được sự cần thiết của việc đầu tư đổimới công nghệ nhưng trên thực tế thì ở nước ta, tình hình đầu tư diễn ra như thếnào? Chúng ta đi vào phân tích thực trạng của đầu tư đổi mới công nghệ.

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

Trang 10

I KHỐI LƯỢNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

1 Khối lượng vốn đầu tư

Khối lượng vốn đầu tư toàn ngành trong những năm qua có xu hướng tăngvà vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn đầu tư,thường là 40-60% Theo kết quả thống kê cho bảng sau:

Bảng 3: Khối lượng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ Tổng công ty Dệt mayViệt Nam giai đoạn 2000-2005

Năm Tổng mức đầu tư(tỷ đồng)

Vốn đầu tư đổi mới côngnghệ

(tỷ đồng)

Tỷ trọng(%)

Nguồn: Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex)

Tuy vốn đầu tư giai đoạn 2000-2005 có tăng so với giai đoạn trước nhưngxét về tỷ trọng vốn đầu tư dành cho đổi mới công nghệ thì có giảm Nếu tỷ trọngvốn đầu tư cho đổi mới công nghệ giai đoạn 1996-2000 là 81,1 % thì sang đến giaiđoạn này chỉ còn trên 50% trên tổng vốn đầu tư Có sự giảm tỷ trọng như trên là dogiai đoạn 1996-2000 có sự tập trung đầu tư hiện đại hóa máy móc thiết bị, nâng caonăng lực sản xuất nhằm tạo ra bước nhảy vọt trong toàn ngành Chính vì vậy từnăm 2000 đến nay ngành không phải đầu tư nhiều cho công nghệ nữa mà chủ yếu

Trang 11

tập trung đầu tư theo chiều rộng Trung bình mỗi doanh nghiệp Dệt may giành2,9% doanh thu để đầu tư để cho đổi mới công nghệ

Giai đoạn 2006-2010, Vinatex dự kiến triển khai 24 dự án đầu tư trọng điểmcho ngành với tổng vốn đầu tư khoảng 16.000 tỷ đồng Lĩnh vực tập trung nhiềunhất là ngành dệt với mục tiêu đến năm 2010 sẽ sản xuất 302 triệu m2 vải dệt thoivà 106 triệu m2 vải dệt kim Dự án sản xuất xơ sợi tổng hợp có công suất 140.000tấn/năm, đầu tư 300.000 cọc sợi cao cấp tại các khu công nghiệp ở đồng bằng BắcBộ, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.

2 Nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ

Nếu với các nước phát triển trên thế giới thì kênh huy động vốn hiệu quả làthị trường chứng khoán thì ở Việt Nam, do thị trường chứng khoán chưa phát triểnnên chủ yếu chúng ta huy động thông qua nguồn tích lũy trong nước và vốn đầu tưnước ngoài Vì vậy cần xem xét các kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp Dệtmay bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài Nguồn vốn trongnước gồm có vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhànước, vốn tự có và khấu hao của doanh nghiệp Nguồn vốn nước ngoài gồm có vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn tíndụng từ các ngân hàng thương mại.

2.1 Nguồn vốn trong nước

2.1.1 Nguồn vốn ngân sách nhà nước

Nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn chi của ngân sách nhà nước chonhững dự án đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia.Trong lĩnh vực Dệt may nó bao gồm:

-Vốn cấp cho doanh nghiệp nhà nước Dệt may để đầu tư chiều sâu, mở rộng các cơ sở sản xuất

-Vốn nhà nước đầu tư mới các cơ sở Dệt may

Trang 12

-Vốn nhà nước liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài

Tuy nhiên, ở nước ta do nguồn thu cho vốn ngân sách chưa đáp ứng đượccác khoản chi tiêu, ngân sách thường xuyên phải đi vay nước ngoài nên đây chưaphải là nguồn chính để giúp các doanh nghiệp Dệt may đầu tư đổi mới công nghệ.Theo Bộ Công Nghiệp thì tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành đến năm 2006 cần900 nghìn tỷ đồng nhưng huy động ngân sách chỉ chiếm 7%, còn lại phải do cácdoanh nghiệp tự tìm kiếm Như vậy, mặc dù Dệt may Việt Nam nằm trong chiếnlược phát triển kinh tế xã hội nhưng vốn đầu tư từ ngân sách còn rất thiếu thốn Dùđã có sự gia tăng giữa các năm nhưng xét về mặt tỷ trọng thì tỷ trọng hiện naykhông vượt quá 0,6% lượng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ.

2.1.2 Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước

Đây là hình thức cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, được áp dụng cho các dự ántrong lĩnh vực ưu tiên của kế hoạch ngân sách nhà nước Do lãi suất vay thấp vàthời gian vay dài nên nguồn vốn này ngày càng tăng và có vị trí quan trọng Đâyđược xem là nguồn vốn nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp Dệt may đổi mớicông nghệ.

Thực tế cho thấy nguồn vốn này biến động mạnh và khó dự đoán Giai đoạn1991-1997 là 236 tỷ đồng, trung bình là 26,2 tỷ/năm Giai đoạn 2000-2005, nguồnvốn này đạt cao nhất là vào năm 2002 là 224,0 Nhưng vào năm 2004 lại giảm độtngột xuống còn 135,4 tỷ đồng Có thể thấy là qua các năm, nguồn vốn tín dụng nàyđã tăng lên đáng kể, nếu duy trì được tốc độ như những năm 2001, 2002 thì chắcchắn sẽ đảm bảo được nhu cầu về vốn cho ngành

Trang 13

Bảng 4: Vốn trong nước đầu tư đổi mới công nghệ của Vinatex

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Tổng công ty Dệt may Việt Nam2.1.3 Nguồn vốn tự có và khấu hao của doanh nghiệp

Nguồn vốn tự có là nguồn do các chủ sở hữu đóng góp hoặc từ lợi nhuậnchưa phân phối Vốn khấu hao là toàn bộ số tiền trích khấu hao được tích lũy lại.Vốn khấu hao không thuộc sản xuất kinh doanh mà là nguồn vốn để tái sản xuấtgiản đơn tài sản cố định Ở Việt Nam, đối với mỗi doanh nghiệp thì tỷ lệ vốn khấuhao được quy định khác nhau và luôn được đề cao nhằm phát huy đổi mới tính tựchủ của doanh nghiệp trong ngành và nâng cao hiệu quả đầu tư Các doanh nghiệpnhà nước luôn có ưu thế hơn các doanh nghiệp tư nhân vì ngay từ đầu đã được nhànước hỗ trợ.

Để huy động vốn trong nước phục vụ cho đầu tư đổi mới công nghệ, cácdoanh nghiệp phải có sự lựa chọn cho riêng mình: dựa vào tiềm lực của mình làvốn tự có và khấu hao, vay tín dụng nhà nước hay ngân sách nhà nước Đây là câuhỏi lớn mà các doanh nghiệp phải tìm ra hướng giải quyết để phù hợp với tiềm lựcvà tình hình của doanh nghiệp mình.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn có thể hy vọng vào nguồn khác triển vọnghơn là nguồn vốn từ nước ngoài.

2.2 Nguồn vốn nước ngoài

Đây là nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các nước đang pháttriển Một mặt nó giải quyết tình trạng thiếu vốn cản trở quá trình đổi mới công

Tín dụng nhà nước 81,2 224,0 224,5 220,2 135,4 144,6

Trang 14

nghệ, mặt khác nước nhận đầu tư sẽ thu được lợi ích từ việc chuyển giao côngnghệ

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoàimà chủ đầu tư trực tiếp quản lý và sử dụng vốn, đầu tư cho sản xuất, kinh doanh,dịch vụ nhằm mục đích lợi nhuận với ba hình thức: hợp đồng hợp tác kinh doanh,doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Nếu chúng ta kêugọi và khuyến khích đầu tư FDI đúng hướng sẽ phục vụ cho phát triển kinh tế xãhội nước ta, phát huy được lợi thế so sánh của nước ta và tạo điều kiện tiếp thunhững công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại của thếgiới.

Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là khoản viện trợ không hoàn lại hoặccác khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay dài, khối lượngvay lớn của các chính phủ, tổ chức tài chính tiền tệ thế giới Đây là hình thức đầutư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn là hai chủ thể khác nhau ODA chongành Dệt may thời gian qua chủ yếu là dành cho xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầngcho ngành và hỗ trợ công tác xuất khẩu.

Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại là nguồn vốn các doanhnghiệp vay từ các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài lãi suất cao, thời hạn trảnợ nhanh đáp ứng mục tiêu đầu tư ngắn hạn như: hỗ trợ nhập khẩu hàng hoá,nguyên liệu nước ngoài, thâm nhập thị trường, nhập khẩu máy móc thiết bị…

Giai đoạn 1991-1996, đầu tư nước ngoài đạt 985,76 triệu USD; trong đó hìnhthức liên doanh liên kết có tổng vốn đầu tư là 126,77 triệu USD chiếm 87,14%.Đầu tư nước ngoài vào ngành Dệt may có 88 dự án với tổng vốn đầu tư là 189,46triệu USD; hình thức liên doanh liên kết chiếm 35,13%, loại hình doanh nghiệp100% vốn nước ngoài chiếm 64,87%.

Trong năm 2006 hứa hẹn sẽ có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vàongành Dệt may Việt Nam Điển hình là hội nghị tài trợ và đầu tư cho ngành Dệt

Trang 15

may lần đầu tiên tổ chức vào 2/6/2006 tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham giacủa 30 ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, 150 doanh nghiệp Dệtmay Việt Nam và các nhà cung cấp thiết bị nước ngoài với mục đích chính là xúctiến đầu tư vào Dệt may Việt Nam.

Theo hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), Tập đoàn Pamatex Berhad(Malaixia) với vốn đầu tư hơn 100 triệu USD đã được cấp phép đầu tư vào khukinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), Công ty Daewon (Hàn Quốc) quyết định đầu tưxây dựng 1 nhà máy may xuất khẩu trị giá 8 triệu USD tại khu công nghiệp HòaKhánh (Đà Nẵng) sau khi đã đầu tư 1 nhà máy may tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc (thành phố Hồ Chí Minh) và một nhà máy dệt tại khu công nghiệp Nhơn Trạch I(Đồng Nai) Qua các sự kiện trên cho thấy triển vọng huy động vốn cho ngành từđầu tư nước ngoài là rất lớn

Hiện nay, trong tất cả các nguồn vốn trong và ngoài nước thì vốn tín dụngđầu tư phát triển của nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất, vốn tín dụng thương mạichiếm 30%, ODA là 20%, vốn tự có và ngân sách là thấp nhất.

II PHƯƠNG THỨC ĐẦU TƯ CHO ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

Đa số các doanh nghiệp sử dụng kết hợp nhiều phương thức, rất ít doanhnghiệp chỉ sử dụng một phương thức đổi mới công nghệ Trong đó, tự tổ chứcnghiên cứu được tiến hành song song với việc mua công nghệ mới nhằm mục đíchtăng hiệu quả ứng dụng và vận hành công nghệ

Trang 16

Bảng 5: Phương thức đầu tư đổi mới công nghệ của 64 doanh nghiệp Dệt may Việt Nam.

Tự tổ chức nghiên cứu và thiết kế trong nội bộ doanh nghiệp

Liên doanh liên kết với doanh nghiệp trong nước 20Liên doanh liên kết với doanh nghiệp nước ngoài 23

Tạo được sự tiến bộ đáng kể về thương mại và kỹ thuật thông qua việc muacông nghệ từ nước ngoài: Khi mua công nghệ thì các doanh nghiệp sẽ có cơ hộinhận được sự cung cấp tài liệu và huấn luyện đầy đủ để nâng cao kiến thức củamình trong vận hành và sử dụng công nghệ, từ đó tăng khả năng sản xuất của máymóc thiết bị và áp dụng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm một cách thành

Trang 17

công Đôi khi sự giúp đỡ thêm về tài chính, tìm thị trường và tiêu thụ sản phẩm của bêncung cấp còn mở ra một khả năng thương mại cho các doanh nghiệp của chúng ta.

Được tiếp xúc, trao đổi thông tin và kinh nghiệm với bên cung cấp côngnghệ nhằm phục vụ cho lợi ích của mình: Ngoài khả năng có những tiến bộ trựctiếp về thương mại và công nghệ, sự hợp tác này còn đem lại cho các doanh nghiệpDệt may sự tiếp xúc và đối thoại thường xuyên với nhà cung cấp nước ngoài Cácdoanh nghiệp sẽ có địa chỉ của nhà cung cấp để giải đáp những thắc mắc của mìnhvà có nguồn thông tin để giải quyết những vấn đề khác, được phổ biến tình hìnhthực tế về những cải tiến và sáng kiến, các thị trường và xu hướng phát triển Cácdoanh nghiệp nên tận dụng những thông tin có giá trị đó Ngoài ra bên nhận côngnghệ còn có thể sử dụng kinh nghiệm của bên cung cấp để sử dụng công nghệ cóhiệu quả.

Có thể có được những điều khoản hợp đồng có lợi: Việc đàm phán hợp đồngtiếp nhận công nghệ có thể tạo ra nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc mua công nghệ từ nước ngoài cũng có nhiều hạn chế, có thểgây cho các doanh nghiệp Dệt may nhiều rủi ro.

Thứ nhất, bên nhận công nghệ sẽ trở nên thụ động, bị lệ thuộc vào cơ quan

nước ngoài đến khi nào nắm vững đầy đủ và thích ứng tới mức cần thiết công nghệvới điều kiện của mình Mua công nghệ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp khôngtự nghiên cứu trong nội bộ và như vậy thì doanh nghiệp sẽ đánh mất sự chủ độngsáng tạo, công tác tổ chức nghiên cứu sẽ không thể phát triển được Thậm chí cònxảy ra tình trạng doanh nghiệp phải thay đổi điều kiện của mình để có thể tiếp nhậncông nghệ.

Thứ hai, có thể có rủi ro, thất bại về kỹ thuật khi được chuyển giao: Với

trường hợp mua công nghệ đã qua sử dụng thì rủi ro mua phải công nghệ đã quá lạchậu là rất lớn Còn đối với công nghệ mới thì mặc dù đã được xem xét cẩn thận vẫn

Trang 18

còn có những rủi ro do những thiếu sót trong công nghệ Các doanh nghiệp phải hếtsức thận trọng khi đánh giá năng lực sở tại hiện có và khả năng của mình để tiếpnhận và làm chủ công nghệ được chuyển giao Chỉ có sự đánh giá đầy đủ ưu, nhượcđiểm của công nghệ và bên cung cấp kỹ thuật mới có thể giúp đỡ để hạn chế thấpnhất rủi ro.

Thứ ba là rủi ro xuất phát từ bản thân bên cung cấp công nghệ về kiến thức,

kinh nghiệm

Thứ tư là rủi ro do các điều khoản bất lợi trong hợp đồng: Trước khi đi đến

kết luận cuối cùng, bên nhận phải nhận định xem các điều khoản đàm phán có lợicho mình không Việc giữ bí mật về các vấn đề đã thảo luận này thường cản trở cácnhà kinh doanh nhận công nghệ tham khảo ý kiến của luật sư, cố vấn

III NỘI DUNG ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

Nói đến đầu tư đổi mới công nghệ luôn bao gồm cả phần cứng và phần mềm.Phần cứng là các máy móc thiết bị ngành Dệt may còn phần mềm là nguồn nhânlực để vận hành máy móc đó Các doanh nghiệp nên chú trọng cả hai vấn đề này thìviệc đầu tư đổi mới công nghệ mới có kết quả.

Trước hết chúng ta xem xét về phần cứng Trong 5 năm 2000-2005, số lượngmáy móc thiết bị của toàn ngành và Vinatex có sự thay đổi đáng kể được trình bàyở bảng sau.

tấntấntriệu mtấntriệu sp

16.000118.700205.0008.500360

Trang 19

-Sản phẩm mayTrang thiết bị-Kéo sợi nồi cọc-Kéo sợi OE-Dệt vải-Dệt kim-May

cọc sợirôtomáy dệtmáy dệt kimmáy may

Bảng 6: Nội dung đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may và Vinatex

Nguồn: Tổng công ty Dệt may Việt Nam

1 Thiết bị kéo sợi

Thiết bị kéo sợi được đầu tư theo từng giai đoạn và mỗi giai đoạn có số vốnkhác nhau Giai đoạn 1991-1995, ngành dệt mua mới 201.906 cọc sợi Ngoài ra cònđầu tư 39,96 triệu USD để thay mới, thay thế đồng bộ và cục bộ các máy cũ củaTây Âu và nâng cấp cải tạo các cọc sợi Do đó sợi dệt công nghệ mới đạt chấtlượng cao Giai đoạn 1996-2004 đánh dấu một giai đoạn mà thiết bị kéo sợi đượcđầu tư lớn, với tổng vốn đầu tư là 1.976,5 triệu USD nhằm đáp ứng yêu cầu củangành Các thiết bị này có xuất xứ rất đa dạng, nhiều chủng loại: xuất xứ từ TâyÂu, Nhật Bản…20,2% thiết bị từ Italy; 19,97% từ Thụy Sỹ; 18,25% từ TrungQuốc; 16,65% từ Đức… Năm 2005, ngành dệt có 2.487.000 cọc sợi (17.870 rôto)trong đó đầu tư mới 502.000 cọc sợi, sản xuất 260.000 tấn sợi một năm Tuy nhiêntheo các chuyên gia về công nghệ, kỹ thuật nước ta thì trình độ công nghệ của tiểungành vẫn ở mức trung bình và lạc hậu, đòi hỏi phải đầu tư hơn nữa.

2 Thiết bị, công nghệ dệt thoi

Giai đoạn 1991-1995, các thiết bị dệt thoi đã quá cũ và lạc hậu so với khuvực và thế giới được đầu tư nâng cấp và thay mới với vốn đầu tư là 14,09 triệu

Trang 20

USD, đầu tư nâng cấp những thiết bị đã qua sử dụng nhưng năng lực thực tế vẫnchấp nhận được Thiết bị dệt thoi mà ngành mua về chủ yếu từ Hàn Quốc, NhậtBản…Từ năm 1996 đến nay, với lượng vốn đầu tư khoảng 78,5 triệu USD, toànngành có 6000 thiết bị dệt thoi mới Hiện nay có 17.437 máy dệt với công suất là800 triệu m vải, 32.000 tấn khăn bông nhưng chất lượng vải còn hạn chế Vải dệtthoi xuất khẩu và cung cấp cho may xuất khẩu chỉ khoảng 13-14% Nguyên nhân làdo trình độ công nghệ ở mức trung bình không đáp ứng được yêu cầu vải xuấtkhẩu Vì vậy, trong thời gian tới, ngành nên đầu tư cho thiết bị dệt thoi để đáp ứngnhu cầu về vải xuất khẩu và vải cho ngành may.

3 Thiết bị, công nghệ dệt kim

Vào giai đoạn 1996-2000, cùng với đầu tư sửa chữa và nâng cấp máy móc đãqua sử dụng, các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam đã đầu tư dây chuyền công nghệdệt kim mới của châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, làm tăng hiệu quả và năng lực sảnxuất với 1.110 máy dệt kim, đạt hơn 70.000 tấn sản phẩm mỗi năm Từ năm 2000đến nay, trước đòi hỏi về chất lượng hàng hoá xuất khẩu ngày càng cao của thịtrường thế giới, tiểu ngành dệt kim đã tăng tốc trong việc cải thiện trình độ côngnghệ Đến năm 2005, toàn ngành có tới 4.972 máy dệt kim và được đánh giá làtrình độ công nghệ trung bình khá và đã cải thiện được rất nhiều vấn đề về côngnghệ như giảm tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu, sản xuất các loại vải mật độ cao, ổn địnhkích thước, ít lỗi, thay đổi mặt hàng…

4 Thiết bị, công nghệ ở khâu in nhuộm, hoàn tất

Giai đoạn 2000-2004, các doanh nghiệp thành viên của VINATEX đã đầu tưkhoảng 1.208,67 tỷ đồng cho việc thay mới và bổ sung, nâng cấp thiết bị công nghệin, nhuộm, hoàn tất Trong đó, hầu hết các thiết bị được mua từ các nước Tây Âuvới tổng giá trị 321,5 tỷ đồng; tiếp đó là máy móc từ Đài Loan với tổng giá trị

Trang 21

102,4 tỷ đồng, chiếm 16% và Nhật Bản với tổng vốn đầu tư khoảng 68,2 tỷ đồng,chiếm 14% Các thiết bị công nghệ mua ở thị trường trong nước rất ít, chỉ khoảng1,984 tỷ đồng chiếm 0,3% tổng vốn đầu tư mới.

5 Đầu tư cho thiết bị, công nghệ ngành may

Nếu như ngành dệt chủ yếu sản xuất đầu vào cho ngành may thi ngành maylại là ngành trực tiếp tạo ra sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu Vì vậy vấn đề nângcao tính cạnh tranh của sản phẩm là hết sức cần thiết Vào giai đoạn 1996-2005,toàn ngành đã đầu tư cho máy móc thiết bị ngành may Trong giai đoạn này,Vinatex đã giành 28,7% tổng vốn đầu tư của mình để đầu tư cho thiết bị công nghệngành may, tương đương với 356,8 tỷ đồng ; trong đó, tổng đầu tư của các doanhnghiệp may là 260,2 tỷ đồng, chiếm 87% tổng vốn đầu tư cho thiết bị công nghệmay mặc và các doanh nghiệp dệt đầu tư cho may là 50,3 tỷ đồng, chiếm 13%.

Hiện nay, việc đầu tư máy móc thiết bị ngành may dịch chuyển theo hướngchủ yếu sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trongcác thị trường tiềm năng, những doanh nghiệp đi đầu trong việc đầu tư đổi mớicông nghệ phải kể đến doanh nghiệp may Việt Tiến, May 10, may Nhà Bè …

Nhìn vào các con số thống kê có thể thấy rằng, các doanh nghiệp Dệt may đãtập trung một lượng vốn lớn cho đầu tư hiện đại hoá và đổi mới trang thiết bị côngnghệ của ngành Những nỗ lực đó đã mang lại nhiều kết quả khả quan như năng lựcsản xuất tăng lên, công nghệ và thiết bị được hiện đại hóa, cải thiện kim ngạch xuấtkhẩu và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Dệt may trên thị trường quốc tế.

Trong năm 2005, toàn ngành dệt may đã tiến hành triển khai nhiều dự án đổimới công nghệ như: dự án mua mới và mở rộng sản xuất tại công ty Dệt Đông Á,Công ty Dệt may Hà Nội đầu tư mua mới trang thiết bị nhằm tăng năng suất laođộng thêm 2.494 tấn sợi/năm; công ty May 10 đã đầu tư thêm máy móc thiết bịhiện đại để tăng năng lực thêm 200.000 bộ veston/năm, ngoài ra còn có các dự án

Trang 22

của công ty Dệt may Hòa Thọ, đầu tư máy móc thiết bị mới tại Công ty dệt PhongPhú, dệt Thành Công, Dệt may Nha Trang…

Năm 2006, Tập đoàn Dệt may Việt Nam dành 1.773 tỷ đồng cho đầu tư đổimới công nghệ Dệt may Trong đó, nội dung đầu tư gồm đầu tư nâng cấp và mởrộng khâu hoàn tất vải dệt thoi như nâng cấp và mở rộng các nhà máy nhuộm củaDệt Nam Định, Dệt may Thắng Lợi, Dệt Việt Thắng trên cơ sở cổ phần hóa hoặcliên doanh với các đối tác nước ngoài Đẩy nhanh tiến độ di dời kết hợp hiện đạihóa các công ty Dệt 8/3, Dệt Nam Định, Dệt kim Đông Xuân,…Nghiên cứu sảnxuất sản phẩm mới và sản phẩm dệt thoi trên cơ sở vải cotton CLC, vải spandex,vải thời trang; các sản phẩm dệt đa chức năng, kỹ thuật và nhóm sản phẩm nội thất:vải bọc, đồ dùng gia đình, xe hơi, thảm trải sàn,…Tập đoàn Dệt may Việt Namcũng đầu tư nâng cao năng suất lao động trọng tâm vào khâu kéo sợi, dệt thoi, maymặc với chỉ tiêu tăng 20-30% so với hiện nay.

Cùng với việc đầu tư vào máy móc thiết bị thì các doanh nghiệp cũng không quênđầu tư vào đội ngũ công nhân kĩ thuật là những người vận hành máy móc thiết bịđó.

6 Đầu tư nguồn nhân lực ngành Dệt may

Ngành Dệt may Việt Nam hiện đang huy động và sử dụng hơn 1 triệu laođộng trong các dây chuyền công nghệ (riêng ngành may là trên 900.000 người).Ngoài ra còn khoảng 1 triệu lao động đang tham gia trong các hộ gia đình và hợptác xã Bên cạnh lực lượng đông đảo đó còn phải kể đến số lao động trong ngànhtrồng bông và dâu tơ tằm Tuy nhiên, chất lượng lao động lại đặt ra nhiều vấn đềđối với doanh nghiệp Dệt may, nguồn nhân lực hiện đại trình độ rất thấp nhưng khảnăng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành lại rất hạn chế.

Do đặc trưng lao động của ngành là cần cù, khéo léo và tỉ mỉ nên lao độngnữ chiếm số đông Trong toàn ngành Dệt may, lao động nam ngành dệt chiếm

Ngày đăng: 23/11/2012, 16:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kinh tế đầu tư - NXB Thống kê - ĐHKTQD - 2005 Khác
2. Giáo trình kinh tế phát triển - NXB Lao động xã hội - ĐHKTQD - 2004 Khác
3. Tạp chí Công nghiệp Tháng 4/2006 Khác
4. Tạp chí Công nghiệp Tháng 10/2006 Khác
5. Tạp chí Kinh tế và dự báo Tháng 9/2006 Khác
6. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2010 Khác
7. Báo cáo kết quả khảo sát đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam 2004 Khác
8. Báo tuổi trẻ online 11/9/2006 Khác
9. Báo Người lao động 6/2/2006 Khác
10. Chiến lược tăng tốc phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến 2010 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may Việt Nam qua các năm - Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005
Bảng 1 Kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may Việt Nam qua các năm (Trang 7)
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may Việt Nam qua các năm - Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005
Bảng 1 Kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may Việt Nam qua các năm (Trang 7)
Bảng 2: Mức độ cần thiết tiến hành đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam - Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005
Bảng 2 Mức độ cần thiết tiến hành đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam (Trang 9)
Bảng 2: Mức độ cần thiết tiến hành đổi mới công nghệ  của các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam - Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005
Bảng 2 Mức độ cần thiết tiến hành đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam (Trang 9)
Bảng 3: Khối lượng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ Tổng công ty Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000-2005 - Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005
Bảng 3 Khối lượng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ Tổng công ty Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000-2005 (Trang 10)
Bảng 3: Khối lượng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ Tổng công ty Dệt may  Việt Nam giai đoạn 2000-2005 - Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005
Bảng 3 Khối lượng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ Tổng công ty Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000-2005 (Trang 10)
Bảng 4: Vốn trong nước đầu tư đổi mới công nghệ của Vinatex - Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005
Bảng 4 Vốn trong nước đầu tư đổi mới công nghệ của Vinatex (Trang 13)
Bảng 5: Phương thức đầu tư đổi mới công nghệ của 64 doanh nghiệp Dệt may Việt Nam. - Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005
Bảng 5 Phương thức đầu tư đổi mới công nghệ của 64 doanh nghiệp Dệt may Việt Nam (Trang 16)
Bảng 5: Phương thức đầu tư đổi mới công nghệ  của 64 doanh nghiệp Dệt may Việt Nam. - Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005
Bảng 5 Phương thức đầu tư đổi mới công nghệ của 64 doanh nghiệp Dệt may Việt Nam (Trang 16)
Bảng 8: Đặc điểm lao động ngành Dệt may thành phố Hồ Chí Minh - Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005
Bảng 8 Đặc điểm lao động ngành Dệt may thành phố Hồ Chí Minh (Trang 25)
Bảng 8: Đặc điểm lao động ngành Dệt may thành phố Hồ Chí Minh - Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005
Bảng 8 Đặc điểm lao động ngành Dệt may thành phố Hồ Chí Minh (Trang 25)
Bảng 5: Các chỉ tiêu chủ yếu ngành Dệt may Việt Nam 2005-2020 - Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005
Bảng 5 Các chỉ tiêu chủ yếu ngành Dệt may Việt Nam 2005-2020 (Trang 31)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w