Luận Văn: Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp
LỜI MỞ ĐẦUTrong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập làm thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp(DN) Việt Nam nói chung và các DN công nghiệp Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nhiều cơ hội cũng như thách thức cản trở trên con đường hội nhập. Muốn tồn tại và phát triển được buộc các DN phải tập trung không ngừng tự hoàn thiện và làm mới phù hợp với quy luật phát triển chung. Nước ta là một nước đang phát triển, nền sản xuất nhỏ và nông nghiệp là chủ yếu. Vì thế thực trạng công nghệ ở nước ta còn lạc hậu so với thế giới cũng là một điều không có gì làm ngạc nhiên.Đã hơn 20 năm thực hiện đổi mới cơ chế chính sách, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, và đã mang lại nhiều thành tựu đáng kể, nhưng nhìn chung thì tình hình phát triển công nghệ vẫn còn kém, công cuộc chuyển giao, đổi mới công nghệ ở nước ta nói chung và ở các DN sản xuất công nghiệp nói riêng vẫn còn chậm và có nhiều hạn chế. Vì muốn tìm hiểu rõ hơn về thực trạng đổi mới công nghệ ở các DN công nghiệp Việt Nam hiện nay nên em đã chọn đề tài cho đề án môn học Kinh tế và quản lý công nghiệp của mình là: “Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam: thực trạng và giải pháp”. Với mong muốn tìm hiểu rõ những hạn chế còn tồn đọng và có một số giải pháp để khắc phục những hạn chế đó.Nội dung của đề án bao gồm 3 chương:Chương I: Những vấn đề chung về đổi mới công nghệ trong công nghiệp.Chương II: Thực trang đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo – PGS.TS Lê Công Hoa đã giúp em thực hiện được bài viết này. Do đây là lần đầu tiên làm đề án một môn học nên sẽ không tránh khỏi những sai sót trong bài viết. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để những lần thực hiện đề án sau em sẽ hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn !Danh mục tài liệu tham khảo1 1. Đề án “ Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ (Ban hành theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 171/2004/QĐ-TTg, ngày 28/09/2004)”.2. Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp – GS.TS Nguyễn Đình Phan & GS.TS Nguyễn Kế Tuấn.3. Luật khoa học công nghệ: 20024. Bộ công thương, Dự thảo chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Khuyến khích áp dụng SXSH trong các cơ sở công nghiệp. ngày 04/09/2007.5. Đức Phan: Kích thích thị trường công nghệ - Nhà nước là "bà đỡ" trong giai đoạn đầu. Thời báo Kinh tế Việt Nam số 176, ngày 27/10/2004.6. Bài viết “Đổi mới công nghệ và thiết bị để tăng khả năng cạnh tranh” của Văn Minh Hoa trên báo Sài Gòn Giải Phóng, ngày 28/09/2002.7. Bài viết “Khi nào nhà khoa học và nhà doanh nghiệp mới nắm tay nhau” của Trường Xuân – Mai Liên đăng trên Thời báo Tài chính Việt Nam, ngày 30/04/2003.8. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2001.9. “Báo cáo kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam” đăng trên website Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia, ngày 15/05/2006. Một số website :- Cổng thông tin Kinh tế Việt Nam: http://www.vnep.org.vn- Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư): http://www.ciem.org.vn/home/vn/home/index.jsp- Bộ khoa học và công nghệ: http://www.most.gov.vn - Báo điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam: http://www.vneconomy.vn Và một số tài liệu khác …2 Mục Lục TrangLời mở đầu ………………………………………………………………………… 2Danh mục tài liệu tham khảo ………………………………………………… … 3Chương I. ………………………………………………………………………… 5 Những vấn đề chung về đổi mới công nghệ trong công nghiệp………….……… 51. Khái niệm về đổi mới công nghệ trong công nghiệp ……………………….…… 52. Một số phương pháp đổi mới công nghệ trong công nghiệp ………………….… 83. Đánh giá công nghệ và chuyển giao công nghệ trong phát triển công nghiệp …. 9Chương II …………………………………………………………………………. 12Thực trạng đổi mới công nghệ trong các DN công nghiệp Việt Nam …………. 121. Hiện trạng của đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam …………………………………………………………………………… . 122. Những nhân tố thúc đẩy và cản trở đối với quá trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam …………………………………… . 20Chương III ………………………………………………………………………… 24Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam …………………………………………………… 241. Các giải pháp đối với doanh nghiệp công nghiệp ………………………………. 242. Các giải pháp, kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước có liên quan ………………. 25Kết luận …………………………………………… .…………………………… 283 Chương INhững vấn đề chung về đổi mới công nghệ trong công nghiệp1. Khái niệm về đổi mới công nghệ trong công nghiệp.1.1 Khái niệm chung về công nghệ và đổi mới công nghệ.Trong thời đại ngày nay, khoa học – công nghệ đang đi trên một con đường phát triển mạnh mẽ như vũ bão. Nó đã ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các mặt của đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt, đối với một quốc gia nói chung hay một DN nói riêng thì khoa học – công nghệ lại là yếu tố cơ bản để tạo nên sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh cho DN đó.Khái niệm về công nghệ thì hiện nay đang tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau. Công nghệ (hay công nghệ học hoặc kỹ thuật học) có nhiều hơn một định nghĩa. Một trong số đó là phát triển và ứng dụng của các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu và quy trình để giúp đỡ giải quyết những vấn đề của con người. Với tư cách là hoạt động con người, công nghệ diễn ra trước khi có khoa học và kỹ nghệ. Nó thể hiện kiến thức của con người trong giải quyết các vấn đề thực tế để tạo ra các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu hoặc quy trình tiêu chuẩn. Việc tiêu chuẩn hóa như vậy là đặc thù chủ yếu của công nghệ.Hay ví dụ như theo Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) định nghĩa công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng những kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống, có phương pháp. Hoặc theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) định nghĩa thì công nghệ là hệ thống kiến thức về quá trình và kỹ thuật chế biến vật liệu và thông tin. Từ điển Khoa học Việt Nam phát hành năm 1995 đã tập hợp 6 khái niệm được coi là tiêu biểu về công nghệ…Công nghệ (có nguồn gốc từ technologia, hay τεχνολογια, trong tiếng Hy Lạp; techne có nghĩa là thủ công và logia có nghĩa là "châm ngôn") là một thuật ngữ rộng ám chỉ đến các công cụ và mưu mẹo của con người. Tuỳ vào từng ngữ cảnh mà thuật ngữ công nghệ có thể được hiểu:- Công cụ hoặc máy móc giúp con người giải quyết các vấn đề; - Các kỹ thuật bao gồm các phương pháp, vật liệu, công cụ và các tiến trình để giải quyết một vấn đề; - Các sản phẩm được tạo ra phải hàng loạt và giống nhau. Ngoài ra công nghệ còn được hiểu là sự phát triển và sử dụng các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu và phương pháp để giải quyết những vấn đề cho nhân loại. 4 Cuối cùng có một định nghĩa được coi là khái quát nhất về công nghệ là Công nghệ là tất cả những cái gì dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra.Ngày nay do công nghệ luôn biến đổi trong chu kỳ sống của nó, trong mỗi giai đoạn nhất định một công nghệ có thể phù hợp với thị trường, với thời đại có nghĩa là sản phẩm do nó sản xuất ra phải tồn tại được trên thị trường, nhưng cái gì cũng sẽ phải cũ theo thời gian, và công nghệ cũng vậy, đến một giai đoạn nào đó nó sẽ không còn phù hợp nữa. Do đó đổi mới công nghệ là một nhu cầu tất yếu và phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường hàng hóa, nhu cầu khách hàng.Có thể khái niệm đổi mới công nghệ là quá trình phát minh, phát triển và đưa vào thị trường những sản phẩm, quy trình mới. Hay là sự chủ động thay thế một phần đáng kể(cốt lõi, cơ bản) hoặc toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác. Đổi mới công nghệ là kết quả của ba giai đoạn kế tiếp nhau là: phát minh – đổi mới – truyền bá (thương mại hóa).Có thể nói đổi mới công nghệ là quá trình thay đổi, ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến vào quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cho DN với các đối thủ. Việc thay thế máy móc, thiết bị đã cũ bằng những máy móc, thiết bị mới tạo cho DN có rất nhiều lợi thế khi cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, về chi phí sản xuất… Đổi mới công nghệ bao gồm 2 hình thức chủ yếu là: đổi mới nâng cao và đổi mới triệt để.Đổi mới nâng cao là cải thiện các công nghệ đã tồn tại, làm cho nó “mới mẻ và hoàn thiện hơn”. Đổi mới nâng cao ít tốn thời gian, chi phí và ít rủi ro cho các chủ thể kinh tế.Đổi mới triệt để là tạo ra các công nghệ thật sự mới mẻ, mang tính đột phá. Đổi mới triệt để là hình thức đổi mới có các tiêu chí sau:- Tập hợp các đặc tính hiệu quả hoàn toàn mới.- Giảm chi phí.- Thay đổi nền tảng cạnh tranh.Đổi mới triệt để và đổi mới nâng cao thường diễn ra song song với nhau. Chính vì vậy khi đổi mới triệt để thành công thì nối tiếp nó sẽ là một quá trình đổi mới nâng cao, làm tăng hiệu suất và mở rộng phạm vi ứng dụng.1.2 Quá trình hình thành và phát triển đổi mới công nghệ trong công nghiệp.Vào thế kỷ XVIII, khi mới bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, nhiều công nghệ, kỹ thuật được ra đời dựa vào kinh nghiệm sản xuất trực tiếp của loài người trong quá trình lao động chứ không phải do nghiên cứu khoa học.5 Ngay từ buổi đầu công nghiệp hóa, người ta đã định nghĩa được công nghệ. Tuy chỉ với nghĩa hẹp nhưng qua đó nhận thấy việc công nghệ được biết đến và áp dụng vào công nghiệp đã bắt đầu từ thời kì sơ khai của quá trình công nghiệp hóa. Việc áp dụng công nghệ vào công nghiệp chính là việc tạo ra những phương pháp, giải pháp kỹ thuật sử dụng trong các dây chuyền sản xuất sản phẩm. Trải qua nhiều thời gian, công nghệ dần dần chuyển thành hàng hóa mua bán. Và cũng từ đó công nghệ mới thực sự được hiểu theo nghĩa rộng hơn.Đến khi công nghệ cũ đã trở thành lạc hậu, không thể thích ứng với thời đại thì lập tức phải được đổi mới công nghệ. Mỗi ngày thị trường sản phẩm càng đa dạng hóa, việc sản xuất kinh doanh muốn đem lại lợi nhuận tối đa thì buộc các DN phải tìm mọi cách để cạnh tranh nhau trên thương trường. Đầu tiên để có thể cạnh tranh được, DN phải bảo đảm chất lượng sản phẩm của mình phải tốt, sau đó là mẫu mã sản phẩm. Ngay cả việc tổ chức các dịch vụ phục vụ khách hàng cũng là yếu tố quan trọng để DN có thêm thế mạnh khi cạnh tranh. Muốn được như vậy thì bắt buộc DN phải có những công nghệ tiên tiến, hiện đại. Như thế có nghĩa là DN phải chấp nhận thay thế, đổi mới công nghệ cho mình. Việc đổi mới công nghệ diễn ra được nhờ vào các nguồn: - Sử dụng công nghệ truyền thống hiện có, cải tiến và hiện đại hóa công nghệ truyền thống đó.- Tự nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới.- Nhập công nghệ tiên tiến từ nước ngoài thông qua chuyển giao công nghệ.Trong ngành công nghiệp, quá trình đổi mới công nghệ diễn ra sẽ được thể hiện qua các hoạt động cụ thể sau:- Chế tạo, sử dụng máy móc, thiết bị mới, vật liệu mới, năng lượng mới.- Áp dụng quy trình, phương pháp công nghệ mới, tiến bộ hơn.- Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và quản lý.- Nâng cao chất lượng sản phẩm.Do tính cạnh tranh của thị trường, do sự đa dạng hóa của sản phẩm trên thị trường ngày càng mạnh mẽ dẫn đến việc áp dụng công nghệ và đổi mới công nghệ vào công nghiệp ngày càng cần thiết. Đổi mới công nghệ thực sự mang lại thế mạnh cho sản phẩm của DN khi tiêu thụ. Nó là yếu tố cấu thành cơ sở vật chất và là phương pháp của sản xuất công nghiệp, nó không chỉ tác động đến tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng của công nghiệp, mà nó còn tác động mạnh mẽ đến cơ cấu ngành của công nghiệp. Nó còn giúp nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh của công nghiệp, 6 góp phần giải quyết được nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giảm lao động nặng, lao động phổ thông, đơn giản, độc hại…nâng cao tỷ lệ lao động có chất xám, lao động có kỹ thuật.2. Một số phương pháp đổi mới công nghệ trong công nghiệp.2.1 Sự cần thiết.Trong ngành công nghiệp, công việc đổi mới công nghệ rất cần thiết và phải được thực hiện đa dạng. Bởi trong cơ cấu của ngành có sử dụng rất nhiều loại công nghệ khác nhau, trong đó mỗi loại công nghệ lại có những phương thức và trình độ khác nhau. Mỗi phương pháp đổi mới sẽ đòi hỏi chi phí và mang lại kết quả cũng khác nhau. Vì vậy với những loại công nghệ khác nhau đó, chúng ta nên áp dụng các phương pháp đổi mới khác nhau để phù hợp, góp được phần nào giảm chi phí trong quá trình đổi mới và mang lại kết quả tốt nhất. 2.2 Phương pháp lựa chọn.Một khi muốn thực hiện đổi mới công nghệ thì ta phải hiểu rõ về các công nghệ hiện có, phải nắm bắt được chính xác về các công nghệ mới. Từ đó mới bắt đầu lựa chọn công nghệ phù hợp và tốt nhất để thay thế cho công nghệ cũ. Nhưng việc lựa chọn công nghệ cũng cần phải nghiên cứu về các nhu cầu của việc đổi mới công nghệ, đánh giá trình độ của công nghệ hiện có và khả năng cạnh tranh của ngành, của DN và các đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa cần phải biết dự đoán sự phát triển của các công nghệ, xem xét quan hệ cung cầu về đổi mới công nghệ và xu thế phát triển của công nghệ để lựa chọn công nghệ thích hợp.Mục tiêu phát triển và đổi mới công nghệ của DN là tăng khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận, cải thiện vị thế của DN trên thị trường. Việc đánh giá trình độ công nghệ hiện có của ngành và của DN công nghiệp là một trong những căn cứ trọng yếu để xác định nội dung của phát triển và đổi mới công nghệ. Bên cạnh đó, việc xác định công nghệ đang ở đâu trong quá trình phát triển, khuynh hướng của nó trong tương lai ra sao, công nghệ thay thế nó tiên tiến như thế nào và thay đổi sẽ diễn ra như thế nào là một điều mà các DN cần thiết phải làm trước khi bắt tay vào quá trình đổi mới công nghệ. Nhưng trong quá trình đó DN cũng cần phải chú ý đến một số vấn đề như mục tiêu cụ thể của đổi mới công nghệ (Đối với nhiều ngành công nghiệp thì đó là hoàn thiện cơ cấu ngành, cơ cấu sản phẩm, tăng trưởng nhanh, bền vững và việc làm hiệu quả), đa dạng hóa nhiều trình độ công nghệ ngay trong một DN theo hướng hiện đại hóa công nghệ truyền thống, công nghệ hiện có, để sử dụng tốt thiết bị máy móc 7 hiện có, ứng dụng đế sử dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại với một số sản phẩm, năng suất và khả năng cạnh tranh.Việc lựa chọn công nghệ rất phức tạp, cần được phân tích và đánh giá về thị trường, về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, vấn đề môi trường. Những tiêu chuẩn của việc đổi mới công nghệ đã được đưa ra để áp dụng là:- Trình độ của công nghệ.- Hiệu quả kỹ thuật của công nghiệp.- Tính thích nghi của công nghệ.- Chi phí đầu tư.- Tính sinh lợi, năng suất, chất lượng.- Môi trường vấn đề xử lý phế thải và giảm ô nhiễm môi trường.3. Đánh giá công nghệ và chuyển giao công nghệ trong phát triển công nghiệp.3.1 Đánh giá công nghệ.Công nghệ không tồn tại một cách biệt lập mà nó luôn tồn tại trong “môi trường của con người”. Các công nghệ khi đã ứng dụng thì nó làm thay đổi môi trường xung quanh con người. Và môi trường cũng tác động lại đối với công nghệ bằng một lực thúc đẩy và định hướng cho sự phát triển của công nghệ. Công nghệ được áp dụng trong công nghiệp thường bao gồm nhiều hướng, nhiều trình độ khác nhau và mang lại những kết quả, hiệu quả khácnhau. Vì vậy, việc đánh giá công nghệ là rất cần thiết cho quá trình ra quyết định về chính sách hay kế hoạch đổi mới công nghệ trong công nghiệp.Đánh giá công nghệ là sự so sánh giữa công nghệ được phân tích với những công nghệ đã biết cũng như với công nghệ tiên tiến cần hướng tới. Người ta còn đưa ra quan niệm về đánh giá công nghệ: Đánh giá công nghệ không chỉ giới hạn trong “cực tiểu hóa tác hại” của công nghệ và sự phát triển trong sự thích hợp với môi trường mà còn là “cực đại hóa hiệu quả tích cực” của công nghệ và phát triển công nghệ “bền vững với môi trường” xung quanh.Đánh giá công nghệ mang vai trò hết sức quan trọng. Nó được thể hiện qua một số vấn đề sau:+ Giúp các DN nói riêng và các quốc gia nói chung xác định được công nghệ nào là thíc hợp và khả năng thích ứng của nó để tiến hành chuyển giao công nghệ.+ Giúp các quốc gia xác định được công nghệ vốn có và công nghệ nhập khẩu sao cho phù hợp với các mục tiêu phát triển.+ Giúp các quốc gia quản lý công nghệ phù hợp để bảo vệ môi trường.8 Đánh giá công nghệ được tiến hành qua các bước sau:+ Mô tả công nghệ+ Liệt kê các yếu tố tác động (Yếu tố tác động này được xác định qua việc phân tích tác động giữa công nghệ với môi trường xung quanh con người)+ Phân tích ảnh hưởng+ Giới hạn phạm vi ảnh hưởng+ Nghiên cứu đường lối chính sách liên quan+ Dùng công cụ phân tích.3.2 Chuyển giao công nghệ trong phát triển công nghiệp.Chuyển giao công nghệ là hoạt động nhằm đưa công nghệ tiên tiến, công nghệ hiện đại vào sản xuất thông qua việc áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất hoặc có thể là áp dụng một công nghệ dã hoàn thiện từ DN này sang DN khác. Chuyển giao công nghệ là sự mua bán công nghệ và là quá trình đào tạo, huấn luyện để sử dụng công nghệ được tiếp nhận.Đây là hình thức chủ yếu để đổi mới công nghệ ở các nước đang phát triển. Tình hình công nghệ trong các nước này do còn yếu kém nên việc chuyển giao công nghệ là thực chất nhằm để đổi mới, nâng cao công nghệ trong nước.Qua thực tế chuyển giao công nghệ, người ta đã đưa ra một số thể loại sau đây được coi là phạm trù của công nghệ:+ Phân tích nghiên cứu khả thi và khảo sát thị trường trước khi đầu tư.+ Thiết kế kỹ thuật – công nghệ.+ Thu tập về một số thông tin về công nghệ đã có.+ Xây dựng nhà máy và lắp đặt thiết bị.+ Phát triển công nghệ.Có 2 kênh (nguồn) chuyển giao công nghệ:+ Chuyển giao dọc là hình thức chuyển giao từ nghiên cứu sang sản xuất.+ Chuyển giao công nghệ ngang là hình thức chuyển giao những công nghệ đã được hoàn thiện từ nước này sang nước khác, từ DN này sang DN khác.Các bước để tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ:Bước 1: Chuẩn bị chuyển giao công nghệ. Đây là giai đoạn cần phải nghiên cứu lựa chọn chính xác công nghệ cần chuyển giao.Bước 2: Thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ. Giai đoạn này phải thực hiện đàm phán, xây dựng và ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ. Cần lưu ý nội dung cơ bản của 1 hợp đồng bao gồm các điều khoản sau:9 1/ Tên, địa chỉ bên giao nhận; tên, chức vụ người đại diện ký hợp đồng.2/ Những khái niệm được sử dụng trong hợp đồng mà hai bên thỏa thuận.3/ Đối tượng chuyển giao công nghệ: Tên, nội dung, đặc điểm và các dự kiến đạt được.4/ Giá cả, điều kiện và phương thức thanh toán.5/ Thời gian, tiến độ và địa điểm cung ứng công nghệ.6/ Những cam kết của bên giao và bên nhận công nghệ về chất lượng công nghệ, độ tin cậy, thời gian bảo hành, phạm vi và bí mật công nghệ.7/ Chương trình đào tạo kỹ thuật và quản lý vận hành công nghệ.8/ Thời gian có hiệu lực của hợp đồng và các điều kiện liên quanđến viẹc 2 bên mong muốn sửa đổi thời hạn hoặc kết thúc hợp đồng.9/ Các vấn đề liên quan đến tranh chấp phát sinh trong hợp đồng.Bước 3: Chuẩn y hợp đồng.Chương II10 [...].. .Thực trạng đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam 1 Hiện trạng của đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam 1.1 Tình hình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam những năm vừa qua Có thể nói công nghiệp là một ngành đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế nước ta Trong khoảng 10 năm (từ năm 1991 đến... trình đổi mới công nghệ như vốn, nguồn nhân lực có trình độ và chính sách của Nhà nước còn nhiều thách thức và cản trở cho quá trình đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp Qua đề án môn học Kinh tế và quản lý công nghiệp em đã viết với đề tài : “ Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam : thực trạng và giải pháp Đây là một điều cần thiết và cấp bách đối với các doanh nghiệp. .. nắm bắt công nghệ mới, cơ hội hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ bên ngoài 21 Chương III Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam 1 Các giải pháp đối với doanh nghiệp công nghiệp: 22 + Thứ nhất : Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa DN công nghiệp và các cơ quan bộ phận nghiên cứu khoa học Nếu như trong DN đã có sẵn bộ phận nghiên cứu, thiết... cho các công nghệ, trong đó khuyến khích phát triển công nghệ sạch, thân thiện với môi trường 2 Những nhân tố thúc đẩy và cản trở đối với quá trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam 2.1 Những nhân tố thúc đẩy : Nguồn gốc của đổi mới công nghệ trong các DN chính là những yêu cầu nảy sinh trong quá trình sản xuất Chính vì vậy nhân tố mà tác động lớn nhất tới quá trình đổi mới. .. và GTZ (Đức) tiến hành trên 1.200 doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy chỉ có khoảng 0,1% doanh nghiệp có sử dụng tư vấn khi đầu tư mua sắm công nghệ Trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường trong và ngoài nước, tại sao giới doanh nhân lại chưa thực sự quan tâm tới việc đổi mới công nghệ và ít đặt hàng với các nhà khoa học trong nước để tìm ra những giải. .. triển khai công nghệ mới trong các doanh nghiệp khá chậm Mức độ đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 0,3% doanh thu/năm, chủ yếu là mua thiết bị, cải tiến máy móc phần cứng Hầu hết các doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ một cách thụ động, mang tính tình huống, do nhu cầu khách quan nảy sinh trong quá trình sản xuất mà không có kế hoạch dài hạn về đổi mới công nghệ Một khảo... trình độ công nghệ mới chiếm 75% và trung bình chiếm 25% so với các DN trong nước So với các DN cùng lĩnh vực trong khu vực và trên thế giới thì 75% cho là trung bình, 25% cho là mới Còn về tình hình đổi mới công nghệ của các DN trong ngành dệt may hiện nay được nhìn nhận như sau: Trong 10 năm qua, các DN dệt may đã đầu tư và đổi mới công nghệ khá nhiều 50% thiết bị chế biến bông đã được nhập mới từ... DN thực hiện đổi mới công nghệ nhanh chóng hơn 26 Kết luận Nhìn chung, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp hiện nay, đổi mới công nghệ là một quá trình không thể thiếu Ở nước ta, đã qua đi thời kì nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, thay vào đó là một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, việc đổi mới công. .. hình thức kinh doanh mới và hiệu quả Nhập những công nghệ tiên tiến từ nước ngoài về để làm tăng thêm khả năng cạnh tranh của DN trên môi trường kinh doanh hoàn thiện nhất Ở Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể tìm hiểu về thực trạng đổi mới công nghệ của 2 ngành công nghiệp đại diện là: ngành cơ khí và ngành dệt may Việc ứng dụng công nghệ trong chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp ở nước ta... Song nhìn chung, công nghệ sản xuất của hầu hết các doanh nghiệp còn rất lạc hậu, lỗi thời Thậm chí, trong các doanh nghiệp FDI tình trạng nhập khẩu công nghệ lạc hậu với giá thành cao vẫn đang diễn ra khá phổ biến Theo một khảo sát mới đây, có tới 70% công nghệ nhập khẩu trong các doanh nghiệp FDI thuộc công nghệ của những năm 60-80, thậm chí có đến 5% là máy móc cũ được tân trang lại Trong khi đó, tốc . 1 2Thực trạng đổi mới công nghệ trong các DN công nghiệp Việt Nam …………. 121. Hiện trạng của đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam. trạng đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam1 . Hiện trạng của đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam. 1.1