1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình XK mặt hàng rau quả tại Tổng công ty rau quả Việt Nam

66 485 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 333,5 KB

Nội dung

Ngày nay, chiến lược CNH hướng về XK đang được mọi quốc gia trên thế giới đẩy mạnh nó, nhằm mang lại những thành công cho những nước muốn thoát khỏi tình trạng đói nghèo lạc hậu. Đặc biệt v

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, chiến lược CNH hướng về XK đang được mọi quốc gia trênthế giới đẩy mạnh nó, nhằm mang lại những thành công cho những nướcmuốn thoát khỏi tình trạng đói nghèo lạc hậu Đặc biệt với nước ta hiện naythì trong lĩnh vực quan hệ kinh doanh Quốc tế Chúng ta đã có những bướctiến khá lạc quan, hàng hóa của ta được xuất khẩu sang nhiều nước trên thếgiới góp phần tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước và tạo công ăn việc làmcho người dân.

Rau quả là cây có giá trị cao của nền Nông nghiệp Việt Nam đồng thờinó có giá trị đối với nền Văn hoá-Xã hội và môi trường sinh thái của đấtnước Nước ta có lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với nhiềuloại rau quả đặc biệt nhân dân ta có tập quán kinh nghiệm trồng rau quả từ lâuđời Phát triển ngành rau quả sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo cơ sở đểchuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tạo nguồn hàng hoáđặc trưng cho từng vùng và tạo được nhiều mặt hàng chủ yếu cho XK Bêncạnh đó để khắc phục nhược điểm của nhóm sản phẩm rau quả tươi sống lànhanh chóng bị giảm sút chất lượng sau khi thu hoạch thì ngành sản xuất chếbiến được ra đời Công tác chế biến cũng đã góp phần to lớn cho hoạt độngXK tạo được những chủng loại hàng hoá đặc trưng mà trái mùa vụ không cóvà nhiều nơi không có.Thấy được lợi thế của ngành rau quả trong những nămvừa qua, Đảng và nhà nước ta đã có sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triểncủa ngành rau quả và được sự giúp đỡ và chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp vàphát triển nông thôn đã chỉ đạo cho Tổng công ty phát huy toàn bộ khả năngsản xuất của mình cũng như hoạt động kinh doanh để không ngừng mở rộngthị trường hoạt động XK các sản phẩm của mình sang nhiều nước trên thếgiới và hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao cho.

Trong 15 năm vừa qua Tổng công ty đã thu được không ít những thànhquả lớn trong hoạt động kinh doanh XK, đẩy mạnh đầu tư, mở rộng thị

Trang 2

trường, tạo được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước Với những kếtquả đã đạt được như hiện nay, không chỉ bởi sự nỗ lực cố gắng của ban lãnhđạo trong công ty mà còn bởi sự cố gắng của toàn thể nhân viên trong côngty.Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã được thì Tổng công ty còn gặp nhiềukhó khăn như: trong khâu nghiên cứu thị trường tìm đối tác, chuẩn bị hànghoá, kiểm tra chất lượng, sự giảm giá liên tục hay trong quá trình tổ chức thựchiện hợp đồng về mặt hàng rau quả và mặt hàng nông sản trên thị trường thếgiới đã ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh đặc biệt là xuất khẩutrong quá trình hoạt động XK Chính vì vậy em mà lấy tên cho chuyên đề củamình là “Hoàn thiện quy trình XK mặt hàng rau quả tại Tổng công ty rau quảViệt Nam”.

Mục đích của chuyên đề này nhằm hoàn thiện tốt hơn các bước trong quátrình XK mặt hàng rau quả tại Tổng công ty rau quả Việt Nam

Nội dung của chuyên đề được trình bày làm 3 chương.

Chương I: Cơ sở lý luận chung về qui trình XK của các Doanh nghiệp kinhdoanh XNK trong nền kinh tế thị trường.

Chương II: Thực trạng qui trình Xk hàng rau quả tại Tổng công ty rau quảViệt Nam.

ChươngIII: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình Xk mặt hàng rau quảcủa Tổng công ty rau quả Việt Nam.

Do trình độ có hạn chế nên trong bài làm của em còn nhiều sai sótkhông thể tránh khỏi Em rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp vàhướng dẫn thêm của cô giáo để từng bước hoàn thiện chuyên đề này tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn côTS Đào Thị Bích Hoà!

Trang 3

Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế, nóđược hình thành từ rất lâu đời và ngày càng phát triển cho đến giai đoạn hiệnnay Hoạt động xuất khẩu sơ khai chỉ là hàng đổi hàng và sau đó phát hiện ranhiều hình thức khác nhau như xuất khẩu trực tiếp , buôn bán đối lưu, xuấtkhẩu uỷ thác

Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thờigian: nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song nó cũng có thể kéo dàihàng năm; nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiềuquốc gia Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuấtkhẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và công nghệkỹ thuật cao Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục đích đem lại lợiích cho các nước tham gia.

2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu

2.1 Đối với nền kinh tế thế giới

Trang 4

Là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầutiên của TMQT, xuất khẩu có một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trìnhphát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như của toàn thế giới Do nhữngđiều kiện khác nhau nên một quốc gia có thể mạnh về lĩnh vực này nhưng lạiyếu về lĩnh vực khác, vì vậy để có thể khai thác được lợi thế, tạo ra sự cânbằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng các quốc gia phải tiến hành trao đổivới nhau dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricacđo, ông nói rằng:“Nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sảnxuất hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào TMQTđể tạo ra lợi ích của chính mình”, và khi tham gia vào TMQT thì “quốc gia cóhiệu quả thấp trong sản xuất các loại hàng hoá sẽ tiến hành chuyên môn hoásản xuất và xuất khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng là ít bấtlợi nhất và nhập khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng có bấtlợi lớn hơn” Nói cách khác, một quốc gia trong tình huống bất lợi vẫn có thểtìm ra điểm có lợi để khai thác Bằng việc khai thác các lợi thế này, các quốcgia tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tương đối Sựchuyên môn hoá đó làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế của mìnhmột cách tốt nhất giúp tiết kiệm được nguồn nhân lực như vốn, kỹ thuật, nhânlực trong quá trình sản xuất hàng hoá Do đó, tổng sản phẩm trên quy mô toànthế giới cũng sẽ được gia tăng.

2.2 Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia

Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho nhậpkhẩu, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Sựtăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đòi hỏi phải có 4 điều kiện: nhân lực, tàinguyên, vốn và kỹ thuật Song không phải quốc gia nào cũng có đủ 4 điềukiện đó và để giải quyết tình trạng này buộc họ phải nhập từ bên ngoài nhữngyếu tố mà trong nước chưa có đủ khả năng đáp ứng Vấn đề đặt ra là làm thếnào để có đủ ngoại tệ cho việc nhập khẩu này.

Trang 5

Thực tiễn cho thấy, để có đủ nguồn vốn nhập khẩu, một nước và đặc biệtlà các nước đang phát triển có thể sử dụng các nguồn vốn chính như: đầu tưnước ngoài, vay nợ, viện trợ và thu từ hoạt động xuất khẩu.

Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ thìkhông ai có thể phủ nhận được Nhưng khi sử dụng những nguồn vốn này thìnhững nước đi vay phải chấp nhận những thiệt thòi nhất định và dù bằng cáchnày hay cách khác cũng phải hoàn lại vốn cho nước ngoài Bởi vậy nguồn vốnquan trọng nhất mà mỗi quốc gia có thể trông chờ là vốn thu được từ hoạtđộng xuất khẩu Vì vậy, xuất khẩu là hoạt động chính tạo tiền đề cho nhậpkhẩu, quyết định đến quy mô và tăng trưởng của nhập khẩu.

Ở các nước kém phát triển, vật cản trở sự tăng trưởng kinh tế là thiếu tiềmlực và vốn Ngoài vốn huy động từ nước ngoài được coi là cơ sở chính nhưngmọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ tănglên khi chủ đầu tư và người cho vay thấy khả năng xuất khẩu của các nước đó,vì đây là nguồn chính đảm bảo nước đó có thể trả nợ được Xuất khẩu gópphần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các nước kém phát triển chuyển dịchcơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, phù hợp với xu thế phát triểncuả nền kinh tế thế giới.

2.3 Đối với một doanh nghiệp

Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vàocuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng sản phẩm –những yếu tố đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phùhợp với thị trường Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới vàhoàn thiện công tác quản trị kinh doanh, đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lạiquá trình sản xuất không những về chiều rộng mà cả về chiều sâu.

Ngoài ra, sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiềulao động, tạo thu nhập ổn định cho người lao động tạo ra ngoại tệ để chấp

Trang 6

nhận máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và đemlại lợi nhuận cao.

3 Nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu phải tạo ra được nguồn vốn nước ngoài cần thiết đểnhập khẩu vật tư kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, thựchiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Thông qua hoạt động xuất khẩu hàng hoá, phải phát huy và sử dụng tốthơn lao động và tài nguyên của đất nước, tăng giá trị ngày công lao động,tăng thu nhập quốc dân.

Xuất khẩu phải phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế nâng caovật chất và tinh thần cho người lao động.

Hoạt động xuất khẩu phải nhằm mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nângcao uy tín của nước ta trên thị trường quốc tế, góp phần thực hiện đường lốiđối ngoại của Nhà nước.

Tất cả các nhiệm vụ trên đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng và hoạtđộng thương mại quốc tế trong giai đoạn hiện nay là góp phần tích cực nhấtvào việc thắng lợi đường lối đổi mới và xây dựng kinh tế của nước ta.

II CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU CHÍNH THỨC TRONG TMQT

1 Xuất khẩu trực tiếp

Đây là hình thức xuất khẩu các hàng hoá - dịch vụ do chính doanh nghiệpsản xuất ra hoặc đặt mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩucác sản phẩm này ra thị trường nước ngoài Người bán và người mua trực tiếpquan hệ với nhau bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín để bàn bạc, thoảthuận một cách tự nguyện Nội dung thoả thuận không có sự ràng buộc vớilần giao dịch trước việc mua không nhất thiết phải gắn liền với việc bán Hoạt động xuất khẩu theo phương thức này chỉ khác với hoạt động nôithương ở chỗ: bên mua và bên bán có quốc tịch khác nhau, đồng tiền thanhtoán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên, hàng hoá được di chuyển qua

Trang 7

biên giới Trong giao dịch, người ta làm một loạt các công việc như: nghiêncứu tiếp cận thị trường, người mua hỏi giá và đặt hàng, người bán chào giá Sau đó 2 bên hoàn giá và chấp nhận giá, cuối cùng là ký kết hợp đồng Trongthương mại quốc tế naỳ nay thì hình thức này có xu hướng tăng lên vì nó đảmbảo được các điều kiện an toàn chung hơn cho bên mua và bên bán.

2 Xuất khẩu uỷ thác.

Trong hình thức xuất khẩu uỷ thác, đơn vị ngoại thương đóng vai tròtrung gian xuất khẩu, làm thay cho đơn vị sản xuất những thủ tục cần thiết đểxuất hàng và hưởng phần trăm theo giá trị hàng xuất đã được thoả thuận.

III QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÁC DOANHNGHIỆP KINH DOANH XNK.

Để đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu được thực hiện một cách an toànvàthuận lợi đòi hỏi mỗi doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải tổ chức tiến hànhtheo các khâu sau của quy trình xuất khẩu chung.

Trong quy trình gồm nhiều bước có quan hệ chặt chẽ với nhau bước trướclà cơ sở, tiền đề để thực hiện tốt bước sau Tranh chấp thường xảy ra trong tổchức thực hiện hợp đồng là do lỗi yếu kém ở một khâu nào đó Để quy trìnhxuất khẩu được tiến hành thuận lợi thì làm tốt công việc ở các bước là rất cầnthiết Thông thường một quy trình xuất khẩu hàng hóa gồm một số bước sau.

1.Nghiên cứu thị trường tìm kiếm đối tác.

Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền với sản xuất và lưuthông hàng hoá ở đâu có sản xuất và lưu thông và ở đó có thị trường Thịtrường nước ngoài gồm nhiều yếu tố phức tạp, khác biệt so với thị trườngtrong nước bởi vậy nắm vững các yếu tố thị trường hiểu biết các quy luật vậnđộng của thị trường nước ngoài là rất cần thiết phải tiến hành hoạt độngnghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việcphát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế Nghiên cứu thị trường phải trả lời mộtsố câu hỏi sau: xuất khẩu cái gì, ở thị trường nào, thương nhân giao dịch là ai,

Trang 8

giao dịch theo phương thức nào, chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn đểđạt được mục tiêu đề ra.

1.1Nắm vững thị trường nước ngoài.

Đối với các đơn vị kinh doanh xuất khẩu, nghiên cứu thị trường có ý nghĩacực kỳ quan trọng Trong nghiên cứu cần nắm vững một số nội dung:nhữngđiều kiện chính trị, thương mại chung, luật pháp và chính sách buôn bán,những điều kiện về tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận tải và tình hình giá cước.Bên cạnh đó, đơn vị kinh doanh cũng cần phải nắm vững một số nội dung liênquan đến mặt hàng kinh doanh trên thị trường đó như dung lượng thị trường,tập quán và thị hiếu tiêu dùng của người dân, giá thành và dự biến động giácả, mức độ cạnh tranh của mặt hàng đó.

1.2Nhận biết mặt hàng kinh doanh trước và lựa chọn mặt hàng kinh doanh.

Nhận biết mặt hàng kinh doanh trước tiên phải dựa vào nhu cầu của sảnxuất và tiêu dùng về quy cách chủng loại, kích cỡ, giá cả, thời vụ và thị hiếucũng như tập quán tiêu dùng của từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất Từ đóxem xét các khía cạnh của hàng hoá trên thị trường thế giới Về khía cạnhthương phẩm phải hiểu rõ giá trị công dụng, các đặc tính, quy cách phẩm chất,mẫu mã… Vấn đề khá quan trọng trong giai đoạn này là xác định sản lượnghàng hoá xuất khẩu và thời điểm xuất khẩu để bán được giá cao nhằm đạtđược lợi nhuận tối đa.

Hiện nay do chủ trương phát triển nền kinh tế với nhiều thành phần thamgiai kinh tế trên nhiều ngành nghề và nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản phẩmthô sản xuất bằng phương pháp thủ công đến sản phẩm sản xuất bằng máymóc tinh vi hiện đại Tuyến sản phẩm được mở rộng với mặt hàng phong phú,đa dạng tạo điều kiện cho các đơn vị khinh doanh xuất khẩu có được nguồnhàng ổn định với nhiều nhóm hàng kinh doanh khác nhau.

1.3Tìm kiếm thương nhân giao dịch.

Trang 9

Để có thể xuất khẩu được hàng hoá trong quá trình nghiên cứu thị trườngnước ngoài các đơn vị kinh doanh phải tìm đựơc bạn hàng Lựa chọn thươngnhân giao dịch cần dựa trên một số đặc điểm sau: uy tín của bạn hàng trên thịtrường, thời gian hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính, cơ sở vật chất kỹthuật, mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm…được như vậy, đơn vị kinhdoanh xuất khẩu mới xuất khẩu được hàng và tránh được rủi ro trong kinhdoanh quốc tế.

2.Lập phương án kinh doanh.

Dựa vào những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thịtrường nứơc ngoài đơn vị kinh doanh xuất khẩu lập phương án kinh doanh.Phương án này là bản kế hoạch hoạt động của đơn vị nhằm đạt được nhữngmục tiêu xác định trong kinh doanh Xây dựng phương án kinh doanh gồmcác bước sau:

Bước 1: đánh giá tình hình thị trường và thương nhân, đơn vị kinh doanhphải đưa ra được đánh giá tổng quan về thị trường nước ngoài và đánh giá chitiết đối với từng phân đoạn thị trường đồng thời cũng phải đưa ra những nhậnđịnh cụ thể về thương nhân nước ngoài mà đơn vị sẽ hợp tác kinh doanh.

Bứơc 2: lựa chọn mặt hàng thời cơ, phương thức kinh doanh.

Từ tuyến sản phẩm công ty phải chọn ra mặt hàng xuất khẩu mà công tycó khả năng sản xuất, có nguồn hàng ổn định đáp ứng được thời cơ xuất khẩuthích hợp : khi nào thì xuất khẩu, khi nào thì dự trữ hàng chờ xuất khẩu … vàtuỳ thuộc vào khả năng của công ty mà công ty lựa chọn phương thức kinhdoanh phù hợp.

Bước 3: đề ra mục tiêu

Trên cơ sở đánh giá về thị trường nước ngoài khả năng tiêu thụ sản phẩmxuất khẩu thị trường đó mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu đề ra mục tiêu chotừng giai đoạn cụ thể khác nhau.

Trang 10

Giai đoạn1: bán sản phẩm với giá thấp nhằm cạnh tranh với sản phẩmcùng loại, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có cơ hội dùng thử, chiếm lĩnhthị phần.

Giai đoạn 2: nâng dần mức giá bán lên để thu lợi nhuận Mục tiêu nàyngoài nguyên tố thực tế cần phù hợp với khả năng của công ty là mục đích đểcông ty phấn đấu hình thành và có thể vượt mức.

Bước 4: đề ra biện pháp thực hiện.

Giải pháp thực hiện là công cụ giúp công ty kinh doanh thực hiện cácmục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất, có lợi nhất cho công tykinh doanh.

Bước 5: đánh giá hiệu quả của việc kinh doanh.

Giúp cho công ty đánh giá hiệu quả kinh doanh sau thương vụ kinh doanh.đồng thời đánh giá được hiệu quả những khâu công ty kinh doanh đã và làmtốt, nhữngkhâu còn yếu kém nhằm giúp công ty hoàn thiện quy trình xuấtkhẩu.

3.Đàm phám và kí kết hợp đồng.

3.1Đàm phám.

Chúng ta đã biết rằng đàm phám thực chất là việc trao đổi, học thuật vừamang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật để sử dụng các kĩ năng, kĩ sảotrong giao dịch để nhằm thuyết phục đi đến việc chấp nhận những nội dungmà đôi bên đưa ra Muốn đàm phán thành công thì khâu chuẩn bị đàm phánđóng góp một vai trò quan trọng như: chuẩn bị nội dung và xác định mục tiêu,chuẩn bị dữ liệu thông tin, chuẩn bị nhân sự đàm phán chuẩn bị chương trìnhđàm phán.

Chúng ta đã biết rằng chuẩn bị chi tiết đầy đủ các nội dung cần đàm phánlà việc rất quan trọng để cho cuộc đàm phán đạt hiệu quả cao hơn và giảmđược rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng sau này Ngoài ra, việc chuẩnbị số liệu thông tin chẳng hạn như: thông tin về hàng hoá để biết được tính

Trang 11

thương phẩm học của hàng hoá, do các yêu cầu của thị trường về tính thẩmmĩ, chất lượng, các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

Để đàm phán tốt cần phải chuẩn bị những thông tin về thị trường, kinh tế,văn hoá, chính trị, pháp luật của các nước, hay như thông tin về đối tác như sựphát triển ,danh tiếng, cũng như khả năng tài chính của đối phương Đòi hỏicác cán bộ nghiệp vụ cần phải là những người nắm bắt thông tin về hàng hoá,thị trường, khách hàng, chính trị, xã hội…chính xác và nhanh nhất sẽ giúpcho cuộc đàm phán kí kết hợp đồng đạt hiệu quả tốt

Hiện nay trong đàm phán thương mại thường sử dụng ba hình thức đàmphán cơ bản là: đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại, đàm phánbằng cách gặp gỡ trực tiếp Nhưng ở Việt Nam hiện nay hai hình thức là dàmphán qua thư tín và đàm phán qua điện thoại là được sử dụng phổ biến nhất.

3.2Kí kết hợp đồng.

Việc kí kết hợp đồng là hết sức quan trọng Hợp đồng có được tiến hànhhay không là phụ thuộc vào các điều khoản mà hai bên đã cam kết trong hợpđồng Khi kí kết một hợp đồng kinh tế phải căn cứ vào các diều kiện sau đây:

-Các định hướng kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế của nhà nước.-Nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng, chào hàng của bạn hàng.

*Hợp đồng hàng hoá bao gồm những nội dung sau: -Số hợp đồng

-Ngày, tháng, năm và nơi kí kết hợp đồng.-Tên và địa chỉ các bên kí kết.

-Các điều khoản bắt buộc của hợp đồng.

Điều 1: tên hàng, phẩm chất, qui cách, số lượng, bao bì, kí mã hiệu.Điều 2: giá cả.

Điều 3: thời hạn, địa điểm, phương thức giao hàng, vận tải.Điều 4: điều kiện kiểm nghiệm hàng hoá.

Điều 5: điều kiện thanh toán trả tiền.

Trang 12

Điều 6: điều kiện khiếu nạiĐiều 7: điều kiện bất khả kháng.Điều8: điều khoản trọng tài:

4 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Sau khi đã kí kết hợp đồng xuất khẩu, công việc hết quan trọng mà doanhnghiệp cần phải làm là tổ chức thực hiện hợp đồng mà mình đã kí kết Căn cứvào điều khoản đã ghi trong hợp đồng doanh nghiệp phải tiến hành sắp xếpcác công việc mà mình phải làm ghi thành bảng biểu theo dõi tiến độ thựchiện hợp đồng, kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình các văn bản đã gửi đi vànhận những thông tin phản hồi từ phía đối tác.

Qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gồm:

4.1 xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá.

Xin giấy phép xuất khẩu trước đây là một công việc bắt buộc đối với tất cảcác doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu hàng hoá sang nước ngoài.Nhưng theo quyết định số 57/1998/NĐ/CP tất cả các doanh nghiệp thuộc mọithành phần kinh tế đều được quyền xuất khẩu hàng hoá phù hợp với nôị dungđăng kí kinh doanh trong nước của mình không cần phải xin giấy phép kinhdoanh xuất khẩu tại bộ thương mại Qui định này không áp dụng với một sốmặt hàng đang còn quản lý theo cơ chế riêng (cụ thể là những mặt hàng gạo,chất nổ, sách báo, ngọc trai, đá quí, tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm và đồcổ).

Nếu hàng xuất khẩu qua nhiều cửa khẩu, thì cơ quan sẽ cấp cho doanhnghiệp ngoại thương một phiếu theo dõi Mỗi khi hàng thực tế được gia nhậnở cửa khẩu, cơ quan hải quan đó sẽ trừ lùi vào phiếu theo dõi.

4.2 Chuẩn bị hàng xuất khẩu.

Để thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phảitiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợpđồng đã kí.

Trang 13

4.2.1 Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu.

Việc mua bán ngoại thương thường tiến hành trên cơ sở số lượng lớn Vìthế chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành thu gom tập trung từ nhiều chân hàng.Cơ sở pháp lí để làm việc đó là kí kết hợp đồng kinh tế giữa chủ hàng xuấtkhẩu với các chân hàng.

Hợp đồng kinh tế về việc huy động hàng xuất khẩu có thể là hợp đồngmua bán hàng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng đổi hàng,…Nhằmthực hiện theo đúng thời hạn hợp đồng xuất khẩu hàng hoá đã kí kết.

4.2.2Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu và kẻ kĩ mã hiệu hàng hoá.

Việc tổ chức đóng gói, bao bì, kẻ mã hiệu là khâu quan trọng trong quátrình chuẩn bị hàng hoá, vì hàng hoá đóng gói trong quá trình vận chuyển vàbảo quản Muốn làm tốt công việc đóng gói bao bì thì cần phải nắm vữngđược yêu cầu loại bao bì đóng gói cho phù hợp và theo đúng qui định tronghợp đồng, đồng thời có hiệu quả kinh tế cao.

-Loại bao bì: thường dùng làm hòm, bao, kiện hay bì, thùng…

-Kẻ kí mã hiệu: kí mã hiệu bằng số hoặc chữ hay hình vẽ được ghi ở mặtngoài bao bì để thông báo những thông tin cần thiết cho việc giao nhận, bốcdỡ và bảo quản hàng Đồng thời kẻ mã hiệu cần phải sáng sủa, rõ ràng, dễnhận biết.

4.3 Kiểm tra chất lượng hàng hoá.

Trước khi giao hàng, nhà xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng vềphẩm chất, trọng lượng, bao bì…vì đây là công việc cần thiết quan trọng nhờcó công tác này mà quyền lợi khách hàng được đảm bảo, ngăn chặn kịp thờicác hậu quả xấu, phân định trách nhiệm của các khâu trong sản xuất cũng nhưtạo nguồn hàng đảm bảo uy tín cho nhà xuất khẩu và nhà sản xuất trong quanhệ buôn bán Công tác kiểm tra hàng xuất khẩu được tiến hành ngay sau khihàng chuẩn bị đóng gói xuất khẩu tại cơ sở hàng kiểm tra tại cửa khẩu do

Trang 14

khách hàng trực tiếp kiểm tra hoặc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tuỳ thuộcvào sự thoả thuận của hai bên.

4.4 Mua bảo hiểm hàng hoá.

Chuyên chở hàng hoá xuất khẩu thường xuất hiện những rủi ro, tổn thất vìvậy việc mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu là một cách tốt nhất để đảmbảo an toàn cho hàng hoá xuất khẩu trong quá trình vận chuyển Doanhnghiệp có thể mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu của mình tại các công tybảo hiểm.

Có thể mua bảo hiểm bao :+ Ký hợp đồng bảo hiểm bao.

Doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch của mình để ký hợp đồng bảo hiểmngay từ đầu năm sẽ bảo hiểm cho toàn bộ kế hoạch năm đó Khi có hàng xuấtkhẩu doanh nghiệp gửi thông báo đến công ty bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽcấp hoá đơn bảo hiểm.

+ Ký hợp đồng bảo hiểm chuyến:

Chủ hàng xuất khẩu gửi đến công ty bảo hiểm một văn bản gọi là “giấyyêu cầu bảo hiểm” Trên cơ sở này chủ hàng xuất khẩu và công ty bảo hiểmký kết hợp đồng bảo hiểm, để ký kết hợp đồng bảo hiểm, cần nắm vững cácđiều kiện bảo hiểm sau:

-Bảo hiểm điều kiện A: bảo hiểm ruỉ ro.

-Bảo hiểm điều kiện B: bảo hiểm tổn thất riêng.-Bảo hiểm điều kiện C: bảo hiểm miễn tổn thất riêng.Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm dựa vào các căn cứ sau:

Điều khoản ghi trong hợp đồng, tính chất hàng hoá, tính chất bao bì vàphương thức xếp hàng, loại tàu chuyên chở

4.4 Thuê phương tiện vận tải.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, việc thuê phươngtiện vận tải dựa vào căn cứ sau đây:

Trang 15

-Dựa vào những điều khoản của hợp đồng xuất khẩu hàng hoá: điều kiệncơ sở giao hàng số lượng nhiều hay ít.

-Dựa vào đặc điểm hàng hoá xuất khẩu: là loại hàng gì, hàng nhẹ cân hayhàng nặng cân, hàng dài ngày hay hàng ngắn ngày, điều kiện bảo quản đơngiản hay phức tạp…

* Điều kiện vận tải:

Đó là hàng rời hay hàng đóng trong container, là hàng hoá thông dụng hayhàng hoá đặc biệt Vận chuyển trên tuyến đường bình thường hay tuyến hàngđặc biệt, vận tải một chiều hay vận tải hai chiều, chuyên chở theo chuyến haychuyên chở liên tục…để có thuê phương tiện đường bộ, đường biển, hayđường hàng không, đường sắt.

-Xuất trình hàng hoá: hàng hoá xuất khẩu phải được sắp xếp một cách trậttự thuận tiện cho việc kiểm soát.

-Thực hiện các quyết định của hải quan: đây là công việc cuối cùng trongquá trình hoàn thành thủ tục hải quan

4.6 Giao hàng lên tàu.

Thực hiện điều kiện giao nhận hàng trong hợp đồng xuất khẩu, đến thờigian giao hàng, doanh nghiệp phải làm thủ tục giao nhận hàng, hiện nay phầnlớn hàng hoá xuất khẩu của chúng ta vận chuyển bằng đường biển và đườngsắt.

Trang 16

+ Nếu hàng xuất khẩu được giao bằng đường biển chủ hàng làm công việcsau:

-Căn cứ các chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng chuyên chởcho nhà vận tải để đổi lấy sơ xếp hàng.

-Trao đổi với cơ quan điều độ của cảng để biết ngày tàu đến và bốc hànglên tàu.

-Sau khi đã bốc hàng lên tàu, nhận biên lai thuyền phó và đổi biên laithuyền phó lấy vận đơn đường biển có chức năng chứng nhận gửi hàng, hợpđồng vận chuyển.

-Chứng từ sở hữu hàng hoá, vận đơn là vận đơn sạch có khả năng chuyểnnhượng được.

-Ngoài ra còn có thể gồm vận đơn sạch con: chứng nhận hàng đầy đủ, hiệntrạng bao bì, chất lượng, số lượng hàng hoá hoàn hảo, giúp cho hàng hoá cóthể có thể chuyển nhượng.

+ Nếu hàng hoá được giáo bằng Container, khi chiếm đủ một Container(FCI) chủ hàng hoá ký thuê Container, đóng hàng vào Container, lập bảng kêhàng trong Container khi hàng không chiếm hết một Container (LCL) chủ cửahàng phải lập một bản “Đăng ký chuyên chở” Sau khi đăng ký được chấpnhận chủ hàng giao hàng đến ga Container cho người vận tải.

+Nếu hàng hoá chuyên chở bằng đường sắt, chủ hàng phải đăng ký với cơquan đường sắt để xin cấp toa xe phù hợp với tính chất hàng hoá và khốilượng hàng hoá…Sau khi bốc xếp hàng, chủ hàng niêm phong kẹp chì và làmcác chứng từ vận tải, nhận vận đơn đường sắt.

4.7 Làm thủ tục thanh toán.

Thanh toán là khâu quan trọng và là kết quả cuối cùng của tất cả các giaodịch kinh doanh xuất khẩu Hiện nay có hai phương thức sau được sử dụngrộng rãi.

+ Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)

Trang 17

Hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh toán bằng thư tín dụng doanhnghiệp xuất khẩu phải đôn đốc người mua phía nước ngoài mở thư tín dụng(L/C) đúng hạn đã thoả thuận, sau khi nhận L/C phải kiểm tra L/C có khảnăng thuận tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu bằng L/C đó.

-Nếu L/C không đáp ứng được những yêu cầu này, cần phải buộc ngườimua sửa đổi lại, rồi ta mới giao hàng.

-Sau khi giao hàng phải nhanh chóng thu thập bộ chứng từ, chính xác phùhợp với L/C về nội dung và hình thức.

+Thanh toán bằng phương thức nhờ thu.

Hợp đồng xuất khẩu yêu cầu thanh toán bằng phương thức nhờ thu thìngay sau khi giao hàng đơn vị doanh nghiệp phải hoàn thành việc lập chứngtừ và xuất trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng việc thu đòi tiền củađối tác.

Chứng từ thanh toán cần được lập hợp lệ, chính xác phù hợp với hợp đồngmà hai bên đã lập, nhanh chóng chuyển cho ngân hàng, nhằm chóng thu hồivốn.

4.8 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại(nếu có).

Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu phía khác hàng có sự viphạm thì doanh nghiệp có thể khiếu nại với trọng tài về sự vi phạm đó, trongtrường hợp cần thiết có thể kiện ra toà án, việc tiến hành khiếu kiện phải tiếnhành thận trọng, tỉ mỉ, kịp thời…dựa trên căn cứ chứng từ kèm theo

Trong trường hợp doanh nghiệp bị khiếu nại đòi bồi thường cần phải cóthái độ nghiêm túc, thận trọng xem xét yêu cầu của khách hàng để giải quyếtkhẩn trương kịp thời và có tình có lý.

Khiếu nại của đối tác là có cơ sở, doanh nghiệp có thể giải quyết bằng mộttrong các cách sau:

-Giao hàng thiếu thì có thể giao bù ở lô sau.

Trang 18

-Đền tiền, đổi hàng khi hàng hoá bị hỏng, hoặc sửa chữa hàng hoá với chiphí doanh nghiệp phải chịu.

-Giảm giá hàng mà số tiền giảm giá được trang trải bằng hàng hoá đượcgiao vào thời gian sau đó.

Tổng công ty Rau Quả Việt Nam Được thành lập ngày 11/02/1988 theoquyết định số 63NN-TCCB/QD của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôntrên cơ sở hợp nhất các đơn vị thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất nhậpkhẩu rau quả của các Bộ ngoại thương, Bộ nông nghiệp và công nghiệp thựcphẩm Tổng công ty là một tổ chức kinh doanh chuyên ngành kinh tế kỹ thuậttrong lĩnh vực rau quả bao gồm các hoạt động từ sản xuất nông nghiệp sangchế biến công nghiệp xuất nhập khẩu rau quả và nghiên cứu khoa học kỹthuật

Ra đời trong những năm đất nước khó khăn và chỉ mới bắt đầu đi vàohoạt động được gần 15 năm nhưng Tổng công ty đã không ngừng lớn mạnh,phát triển và hiện nay Tổng công ty đã có quan hệ làm ăn với các tổ chức kinhtế của hơn 100 nước khác nhau trên thế giới

Trang 19

Trong giai đoạn này, nền kinh tế thế giới có rất nhiều biến động nhất làkhu vực Đông Nam Á và Việt Nam cũng không trách khỏi tầm ảnh hưởngnày Tuy có những khó khăn như trên nhưng những năm qua, Tổng công tyvẫn liên tục hoạt động có hiệu quả cụ thể là qua các nămTổng công ty đềunộp đủ ngân sách Nhà nước và có lãi trong hoạt động kinh doanh.

Nhìn lại hoạt động của Tổng công ty trong những năm qua ta thấy có nhữngbước thăng trầm phản ánh đúng với thời cuộc diễn ra Tuy gặp rất nhiều khókhăn do cả yếu tố khách quan của môi trường kinh doanh và cả yếu tố chủquan con người nhưng nói chung sự ra đời và phát triển của Tổng công ty đãđáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi thiết yếu của nền kinh tế trong lĩnh vực thựcphẩm - rau quả.

1 Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty rau quả Việt Nam.

1.1 Chức năng, quyền hạn của Tổng công ty.

Tổng công ty Rau Quả Việt Nam có những chức năng và quyền hạnnhư sau:

-Có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai và các nguồn lực khác của Nhànước giao cho theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệmvụ phát triển kinh tế - xã hội.

-Có quyền uỷ quyền cho các doanh nghiệp tiến hành việc hạch toán độclập nhân danh Tổng công ty.

- Có quyền cho thuê, thế chấp, nhượng bán tài sản thuộc quyền quản lý củaTổng công ty để tái đầu tư, đổi mới công nghệ( trừ những tài sản đi thuê, đimượn, giữ hộ nhận thế chấp)

1.2 Nhiệm vụ của Tổng công ty.

Ngay từ khi bắt đầu thành lập, Tổng công ty có các nhiệm vụ chủ yếusau đây:

- Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh các sản phẩm rau quả, liên doanh vớicác tổ chức nước ngoài.

Trang 20

- Có trách nhiệm không ngừng nâng cao phát triển vốn, hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình.

- Phải thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê.

1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Tổng công ty Rau Quả Việt Nam.

Cơ cấu bộ máy tổ chức là một yếu tố rất quan trọng đối với hoạt độngsản xuất kinh doanh, nó có tác động quyết định đến kết quả hoạt động kinhdoanh của mỗi doanh nghiệp Ta có thể khái quát tổ chức bộ máy quản lý củaTổng công ty Rau Quả Việt Nam như sau:

Trang 21

Quan hệ chỉ đạoQuan hệ phối hợpChức năng kiểm tra

2 Kết quả hoạt động kinh doanh xnk của Tổng công ty rau quả Việt Nam

trong những năm gần đây.

2.1 Các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh

Để đánh giá tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh của TCT tanghiên cứu qua một loạt các chỉ tiêu như tổng kim ngạch XNK, giá trị sảnlượng nông công nghiệp, doanh thu, lợi nhuận và thu nhập công nhân viên.

Tổng giám đốc

Các phòng quản lý-Phòng tổ chức cán bộ-Văn phòng

-Phòng quản lý sản xuất-Phòng kế toán tài chính-Phòng xúc tiến thương mại-Phòng tư vấn và đầu tư-Phòng KCS

Các phòng kinh doanh-Phòng xuất nhập khẩu I-Phòng xuất nhập khẩu II-Phòng xuất nhập khẩu III-Phòng kinh doanh tổng hợp IV-Phòng kinh doanh tổng hợp V-Phòng kinh doanh VI

Các đơn vị thành viên và các công ty liên doanh

Trang 22

Những năm gần đây, tuy gặp rất nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giớicó nhiều biến động và sự ảnh hưởng của thời tiết đến hoạt động của TCT làrất lớn, tuy nhiên các chỉ tiêu kinh tế này vẫn đảm bảo một sự tăng trưởng cao(trừ chỉ tiêu XNK năm 1999) và ổn định, những số liệu ở bảng 1 sẽ cho tathấy được điều này.

Năm Chỉ tiêu

1 Tổngkim ngạchXNK

102,48- nhập

125,202 Giá trị

sản lượngnông –công

127,24- Nông

nghiệp(tỷ) 33.557 35.000 38.000 41.000 105 109

107,89- Công

129,483 Tổng

112,254 Nộp

nhập côngnhân(ngđ)

64 122

112,66

Trang 23

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh từ năm 1999 –2002 của tổng công ty rau quả Việt Nam ).

Trong bảng 1 ta thấy các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanhcủa TCT đều tăng, trừ xuất nhập khẩu Việc giảm xuống của giá trị hàng hoáXNK (bao gồm cả XK,NK) là do năm 1999 thì do giá cả và sức mua của Thịtrường thế giới giảm, biến động tài chính các nước trong khu vực ảnh hưởngđến các hợp đồng XNK và ảnh hưởng về chính trị của Nga.

Các chỉ tiêu còn lại đều có những bước tăng nhất định dù gặp rất nhiềukhó khăn như: tổng giá trị nông – công nghiệp tăng qua các năm1999,2000,2001,2002 lần lượt là: 11,51%, 18,3%, 32,44%và27,24%; tổngdoanh thu tăng: 12,61%, 24%, 30%,11,25% và lợi nhuận tăng:6,4%,16,3%và19%,10,8% Điều này nói lên một nỗ lực phi thường của toàn bộ công nhânviên trong TCT.

Nhìn chung, qua 4 nhóm chỉ tiêu chính ta có thể thấy được một nét kháiquát nhất, cơ bản nhất tình hình hoạt động kinh doanh của TCT qua 4 năm1999 – 2002 với những kết quả hết sức khả quan Điều đặt ra cho các cán bộcông nhân viên của TCT là làm sao đưa hoạt động của mình lên tầm cao mớiđáp ứng được đòi hỏi của đất nước trong nền kinh tế Thị trường hiện nay, trởthành 1 động lực mới cho sự phát triển kinh tế đất nước.

2.2 Về cơ cấu mặt hàng kinh doanh

TCT có 4 nhóm hàng rau quả xuất khẩu chủ yếu đó là:

-Rau quả hộp: dứa khoanh, dứa rẻ quạt, dứa miếng nhỏ, nước dứa đượcđống trong nước đường đậm, nhạt hoặc trong nước dứa tự nhiên, vải nướcđường, chôm chôm, xoài, thanh long, nấm hộp, dưa chuột và các loại hoa quảnhiệt đới khác đóng hộp.

-Rau quả đông lạnh: Dứa, xoài, chôm chôm, đậu, nước dứa-Rau quả sấy khô: Chuối, xoài, thanh long, nhãn, vải khô

Trang 24

-Rau quả muối: Dưa chuột, gừng, nấm, mơ, ớt

Ngoài ra, TCT còn kinh doanh một số mặt hàng rau quả tươi (khoai tây,bắp cải, su hào, cà rốt ); Hạt giống rau (hành tây, cà chua, dưa chuột, đậu)quả tươi (cam, quýt, chanh, bưởi, nhãn, xoài ); gia vị (ớt quả khô, ớt bột,gừng bột, quế thanh, tiêu đen, hoa hồi )

Trang 25

Bảng Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính của Tổng công ty

01/00 02/01Tổng KN XK 22431704 25145247 25826358 112 2,8

GIA vị nông sản 12421494 13726187 13952611 110 101,6RQ sấy muối 2520153 3724112 3705012 147,8 99,5

Qua bảng số liệu trên đây ta thấy tình hình kinh doanh của Tổng côngty qua 3 năm gần đây có sự thay đổi mạnh, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếulà các loại rau quả chế biến, gia vị nông sản khác Cụ thể là mặt hàng rau quảtươi có xu hướng giảm đến năm 2002 chỉ đạt 92,1% so với năm 2001, mặthàng rau quả hộp có xu hướng tăng so với năm 2001 đạt 105,5%đã có sự thayđổi nhưng chưa cao Đối với mặt hàng hiện nay tăng cao nhất là mặt hàng giavị nông sản khác tăng: năm 2001 tăng 110% so với năm 2000 đến năm 2002vẫn tăng nhưng không cao bằng năm 2001 Mặt hàng rau quả sấy muối tăngnăm 2001 tăng đột biến 147% so với năm 2000 nhưng đến năm 2002 thì giảmhơn so với năm 2001 chỉ đạt là 99,5%.

Nhìn chung kết quả hoạt động xnk của Tổng công ty tuy chưa được nhưmong muốn nhưng các đơn vị trực thuộc đã có sự cố gắng trong hoạt độngkinh doanh của mình Hiện nay Nhà nước đang rất quan tâm mở rộng, khuyếnkích nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh xnk nông sản, Tổngcông ty sẽ phải đối mặt với rất nhiều sự canh tranh từ cả trong nước và ngoàinước, đứng trước rất nhiều cơ hội cũng như thử thách, Tổng công ty cần phảinỗ lực vươn lên và cũng rất cần sự đầu tư khuyến kích của Nhà nước để pháthuy vai trò một Tổng công ty hàng đầu của ngành nông sản Việt Nam.

2.3.Các thị trường xuất khẩu chính

Trang 26

Trong kinh doanh XNK, việc mở rộng thị trường là vấn đề thiết yếucủa mỗi đơn vị kinh doanh và là chiến lược quan trọng cần phải quan tâm.Đối với TCT rau quảViệt Nam cũng vậy, việc tìm kiếm thị trường là một vấnđề quan trọng.Tổng công ty đã chủ trương tiếp tục mở rộng và ổn định thịtrường, giữ vững thị trường đang có kim ngạch lớn, tranh thủ mở rộng các thịtrường tiềm năngvà các thị trường khác khi có cơ hội Năm 2002 chúng ta đãđánh mất 8 thị trường nhưng chúng ta cũng khôi phục được 8 thị trường khácvà mở rộng được 5 thị trường mới, đưa mối quan hệ của chúng ta lên 55 nước,tăng 5 nước so với năm 2001 So với năm 1995 chúng ta đã tăng được 23 thịtrường; có 15 thị trường có kim ngạch từ 1 triệu USD trở lên(tăng 7) trong đócó 5 thị trường có kim ngạch trên 5 triệu USD(tăng 3) và đặc biệt đã có 2 thịtrường kim ngạch gần đạt và vượt quá 10 triệu USD đó là thị trường Nga đạt9,96 triệu USD, thị trường Nhật đạt 12,4 triệu USD Có 8 thị trường có kimngạch lớn và tương đối ổn định từ 4 đến 8 năm liền là : Nga, Nhật, TrungQuốc, Hàn quốc, Singapo, Mỹ, Đài loan, Đức

2.4.Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của TCT rau quả Việt Nam.

Trong quá trình hoạt động của mình, TCT rau quả Việt Nam đã tăngnhanh được kim ngạch sang các thị trường nước ngoài với nhiều mặt hàngmới như dứa khoanh hỗn hợp chôm chôm và dứa, dứa nghiền đóng hộp, nướcdứa đông lạnh, măng hộp, nấm muối, dưa chuột dầm giấm đóng lọ thuỷtinh Chất lượng cũng đã đáp ứng phần lớn các yêu cầu về chất lượng nêutrong hợp đồng Trong quan hệ ngoại thương, những năm vừa qua Việt Namđã mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới, trong đó có một số thịtrường kim ngạch ngày càng tăng với các mặt hàng phong phú đa dạng Điềunày đã tạo điều kiện thuận lợi cho TCT trong việc mở rộng thị trường vàkhông ngừng nâng cao chất lượng mặt hàng cho phù hợp thị hiếu và sở thíchcủa người tiêu dùng.

Trang 27

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, TCT vẫn còn các hạn chế vàkhó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cảu mình Vì vậy, TCTcàng cần phải sớm đề ra các biện pháp các khó khăn và hạn chế này.

II Thực trạng qui trình xuất khẩu mặt hàng rau quả tại Tổng công ty rau quảViệt Nam.

Qui trình xuất khẩu là một chuỗi các công việc kế tiếp nhau được đankết chặt chẽ với nhau Thực thiện tốt việc này sẽ làm cơ sở cho các hoạt độngkhác.

1.Nghiên cứu thị trường và khách hàng.

Nghiên cứu lựa chọn thị trường xuất khẩu là khâu đầu tiên của quá trìnhxuất khẩu hàng hoá, là khâu quan trọng trong việc đưa ra quyết định: xuấtkhẩu mặt hàng rau quả nào để đem lại lợi nhuận lớn nhất.

Việc tìm kiếm thông tin, thăm dò thị trường là rất khó vì hiện nay Tổngcông ty vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong tìm kiếm và xử lý thông tin.

Trước kia, Tổng công ty xuất khẩu sang các nước Đông Âu và Liên Xô là chủ

yếu Từ năm 1991 tình hình quốc tế có nhiều thay đổi, thị trường Đông Âu

nhày càng co hẹp, thị trường Tây Âu, Châu Phi, Châu á mở rộng, cơ chế hoạt

động cũng rất khác so với thị trường Đông Âu cũ.

Để giải quyết những khó khăn này, Tổng công ty phải đưa ra kế hoạchchi tiết và phù hợp để giải quyết những khó khăn Tổng công ty cần phảinghiên cứu thị trường quốc tế một cách nghiêm túc, có thể tìm kiếm thông tintừ các trung tâm thông tin thương mại, các văn phòng đại diện thương mại,phòng tư vấn thương mại, tạp chí thương mại trong và ngoài nước.

Một thực tế khả quan là từ năm 1991 đến nay, Tổng công ty đã mở rộngquan hệ với những thị trường lớn; giầu tiềm năng, lại có vị trí địa lý rất gầnvới Việt Nam đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Ân Độ, Singapore, Thái Lan, TrungQuốc và thị trường Châu Âu như : Canada, Pháp, Ba Lan, Đức Hàng năm,mặt hàng rau quả xuất khẩu sang các thị trường này chiếm từ 65-80% tỷ trọngxuất khẩu mặt hàng rau quả Trong tương lai, Tổng công ty vẫn muốn tiếp tục

Trang 28

duy trì quan hệ làm ăn ở các thị trường này và khối lượng hàng xuất khẩusang khu vực này trong tương lai sẽ còn tăng mạnh.

VD: Do nghiên cứu thị trường Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng,donhu cầu của người dân Mỹ về mặt hàng rau quả với khối lượng lớn NênTổng công ty đã thúc đẩy quan hệ làm ăn với Mỹ, nhưng ban đầu do đánhthuế nhập khẩu của Mỹ cao(35%) đối với mặt hàng rau quả nên Tổng công tychỉ xk sang Mỹ với khối lượng nhỏ Cho đến tận cuối năm 1999 thuế đã giảmxuống còn 20%(do hiệp định Thương Mại Việt-Mỹ được kí vàongày13/7/2000).

Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường quốc tế Tổng công ty cũng cần phảinỗ lực nghiên cứu thị trường trong nước để tạo nguồn hàng xuất khẩu bảo

đảm cả về số lượng, chất lượng, thời gian

Để nghiên cứu thị trường Tổng công ty có thể lựa chọn giữa 2 phươngpháp nghiên cứu tại bàn và nghiên cưú tại địa bàn, khảo sát tình hình thực tế Nhưng phương thức chủ yếu mà Tổng công ty đang sử dụng là phương thứcnghiên cứu tại bàn Với phương thức này giúp cho Tổng công ty giảm đượcchi phí, nhưng đối khi phương pháp này không đem lại hiệu quả cao Bêncạnh việc phương pháp nghiên cứu tại bàn Tổng công ty còn kết hợp với cácphương pháp khác như gửi các mặt hàng của mình trên các báo thông tinquảng cáo, báo Business Directory hay gửi đơn chào hàng kèm theo cáccatalogue được chuẩn bị kỹ càng, in ấn đẹp cho phía bạn thông qua mạnginternet Năm 99 Tổng công ty đã có mặt trong cuốn sách giới thiệu vềthương mại Việt Nam , đây là một thông tin quan trọng đối với việc tìm thịtrường mới mà giảm được chi phí.

1.1.Lựa chọn khách hàng:

Để tiến hành lựa chọn khách hàng Tổng công ty rau quả sẽ tiến hànhđiều tra toàn diện về tư cách pháp nhân, khả năng tài chính, uy tín của kháchhàng những thông tin chính xác về khách hàng sẽ giúp cho Tổng công ty lựachọn được khách hàng phù hợp.

Trang 29

Tuy nhiên do còn hạn chế về nguồn thông tin nên công tác kiểm trakhách hàng của Tổng công ty được thực hiện chưa tốt có khá nhiều rủi ro vàtranh chấp đã phát sinh do thiếu nguồn thông tin nên gây ra thiệt hại khôngnhỏ cho Tổng công ty.

1.2.Lập phương án kinh doanh:

Trước khi tiến hành kí kết hợp đồng Tổng công ty tiến hành lập phươngán kinh doanh để sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của thương vụ và các điềukiện của thương vụ Đây là một khâu rất quan trọng giúp cho Tổng công tycó cái nhìn tổng quát về thương vụ đó hay không?

Phương án kinh doanh của Tổng công ty bao gồm những nội dung cơbản sau:

-Tên , địa chỉ của đối tác trong các hợp đồng -Điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng.-Phương thức thanh tóan.

-Tổng số vốn sử dụng của Tổng công ty =trị giá mua hàng +thuế VAT.

-Hiệu quả thương vị: thường được tính trên cơ sở trị giá mua hàng và vốn sửdụng của Tổng công ty.

Hiệu quả= lãi ròng*100%/trị giá mua hàng.Lãi ròng =giá*(giá XK-các khoản chi phí)

Các khoản chi phí bao gồm:+trị giá mua hàng.

+phí vốn=trị giá mua hàng*tỉ lệ lãi suất ngân hàng.+chi phí lưu thông hàng sản xuất trong nước.+chi phí lưu thông XK nước ngoài.

2.Giao dịch và đàm phán kí kết hợp đồngXK.

2.1Giao dịch đàm phán.

Công tác giao dịch đàm phán của Tổng công ty được tiến hành thôngqua 2 hình thức trực tiếp và gián tiếp.

Trang 30

Đối với khách hàng mới, những hợp đồng có giá trị lớn và định hướngthiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài, mục tiêu là tạo thị trường trọng điểm thìthì việc sử dụng hình thức đàm phán trực tiếp giúp cho Tổng công ty có thểhiểu rõ hơn về đối tác để từ đó có thể đưa ra các chiến lược đàm phán hiệuquả Như vậy việc đàm phán cũng có nhiều khả năng tiến tới kí kết hợp đồnghơn và hợp đồng được kí kết cũng sẽ chặt chẽ hơn Tuy nhiên Tổng công tyrất ít khi sử dụng phương pháp này do hạn chế về khả năng tài chính và các lôhàng xuất khẩu thường có giá trị nhỏ.

Phương thức đàm phán thứ 2 mà Tổng công ty sử dụng phổ biến là đàmphán gián tiếp qua thư từ, điện tín, fax, telex Hình thức này được sử dụng chonhững trường hợp có giá trị tương đối nhỏ, và những mặt hàng có giá biếnđộng nhanh như cà phê, chè, hạt tiêu Ngoài ra phương pháp này còn được ápdụng trong trường hợp đối tác là khách hàng quen lâu năm có uy tín cao Hìnhthức này có ưu điểm là chi phí giao dịch thấp, có thời gian ngắn và có thểgiúp cho Tổng công ty có được cơ hội kinh doanh cần sự nhanh nhạy tuynhiên phương thức này cũng đem lại khá nhiều rủi ro vì nó hạn chế khả năngtìm hiểu đối tác của Tổng công ty.

Tuy nhiên, khi tiến hành đàm phán Tổng công ty thường chỉ tập trung vào các điều khoản chính như tên hàng, phẩm chất, số lượng, bao bì, đóng gói, điều kiện giao hàng , giá thanh toán, bảo hiểm, còn các điều khoản khác cũng như khiếu nại , phạt , bồi thường thiệt hại, trọng tài, trường hợp bất khả kháng… không được chú trọng nhiều Đấy cũng là nguyên nhân gây ra nhữngrủi ro và tranh chấp trong quá trình xuất khẩu.

2.2 Kí kết hợp đồng xuất khẩu:

Việc thực hiện kí kết hợp đồng của Tổng công ty diễn ra như sau:

Bên bán, bên mua cùng ghi rõ tên của công ty, địa chỉ, số điện thoại, fax, tên ngân hàng của công ty, số tài khoản mở, tên đại diện cho công ty và chức vụ của họ.

Trang 31

Sau khi ghi rõ tất cả những điều kiện trên 2 bên cùng thoả thuận đồng kí kết hợp đồng theo những điều khoản ghi trong hợp đồng như:

-Điều khoản tên hàng: đơn giá, số lượng, và giá cả trong hợp đồng xk -Điều khoản về chất lượngvà qui cách mặt hàng rau quả.

-Điều khoản giao hàng -Điều khoản thanh toán-Điều khoản khiếu nại.

Trang 32

CONTRACT

No.P.T.IMPORT/FO-12 MSBên bán: VIETNAM NATION VEGETABLE AND FRUIT CORPORATION

Địa chỉ: No.2, Phạm Ngọc Thạch Street- Đống đa- Hà nội.Tel : 848524502; Fax :848523926.

Bên mua: “PARADLUS”

Địa chỉ: Proezd serebryankova 2/1 129343 Moscow, RussiaTel : 007/095/748-10-75

Cả hai cùng đồng ý kí hợp đồng này theo điều khoản và các điều kiện như chophép.

1.Mặt hàng, số lượng, chất lượng, giá cả.

-Mặt hàng: Dứa đóng hộp:01 cont 20’ 565g *24 can-Số lượng: 1300 carton

-Chất lượng :

+ Acid: 0.2-0.5%+ Brix: 14-16%+Dr wt: 50-52% min-Giá cả: FOB 7,92 USD

-Điều kiện giao hàng: Việt Nam PORT

+ Thời gian giao hàng:hàng sẽ được chuyển lên tàu nội trong 10 ngày sau khi nhận 10% giá trị hợp đồng đặt cọc.

+Nội trong 05 ngày sau khi chuyển hàng Người bán nên gửi bằng fax những thông tin về việc vận chuyển hàng cho người mua.

-Điều kiện thanh toán: Thanh toán bằng TTR cho tài khoản của người bán:001.1.37.0076699 ở ngân hàng Vietcombank Việt nam.

+ Trả10% sau khi kí hợp đồng.

Trang 33

+90% sau khi vận chuyển hoá đơn trong vòng 30 ngày từ ngày chuyển hàng.

+Hoá đơn yêu cầu: *giấy chứng nhận xuất xứ do phòng TM cấp :1bản chính, 2 bản photo.

*Hoá đơn thương mại: 3bản chính*Một bộ 3 vận đơn sạch.

*Giấy chứng nhận về chất lượng và số lượng đưa ra bởi người bán: 3bản chính

-Điều kiện khác.

Hợp đồng có giá trị kể từ ngày kí kết :31/12/2002

3.Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

3.1 Chuẩn bị hàng xuất khẩu.

Chuẩn bị hàng được coi là một bước khởi đầu rất quan trọng, nó quyết định và ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng rau quả, nó quyết định tới hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty.

Mặt khác mặt hàng rau quả là mặt hàng rất khó bảo quản rất dễ hỏng dođiều kiện môi trường xung quanh Vì vậy việc giữ chất lượng hàng hoá khôngbị thay đổi cho đến khi giao hàng được cho khách hàng là công việc tương đốikhó khăn nhưng để tránh tình trạng trên Tổng công ty thường để công việc bảo quản hàng hoá cho đến khi hàng được xuất đi với cách này khi gặp rủi ro trong vấn đề chất lượng hàng hoá thì Tổng công ty không phải chịu nhiều thiệt hại mà việc bồi thường thiệt hại là do các cơ sở cung ứng hàng phải chịu.

Trong nhiều năm qua Tổng công ty đã thu được không ít kinh nghiệm và có một số chân hàng truyền thống chuyên cung cấp các sản phẩm xuất khẩu và nguyên liệu cho những mặt hàng chế biến xuất khẩu, các đơn vị đã qua nhiều lần hợp tác Tổng công ty cảm thấy đây là những chân hàng làm ăn có uy tín về việc giữ chất lượng hàng và giao hàng đúng thời gian thì Tổng công ty sẽ tiến hành kí kết làm ăn lâu dài Mặt khác để chủ động trong nguồn

Ngày đăng: 23/11/2012, 16:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Những năm gần đây, tuy gặp rất nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động và sự ảnh hưởng của thời tiết đến hoạt động của TCT là  rất lớn, tuy nhiên các chỉ tiêu kinh tế này vẫn đảm bảo một sự tăng trưởng cao  (trừ chỉ tiêu XNK năm 19 - Hoàn thiện quy trình XK mặt hàng rau quả tại Tổng công ty rau quả Việt Nam
h ững năm gần đây, tuy gặp rất nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động và sự ảnh hưởng của thời tiết đến hoạt động của TCT là rất lớn, tuy nhiên các chỉ tiêu kinh tế này vẫn đảm bảo một sự tăng trưởng cao (trừ chỉ tiêu XNK năm 19 (Trang 22)
Bảng Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính của Tổng côngty - Hoàn thiện quy trình XK mặt hàng rau quả tại Tổng công ty rau quả Việt Nam
ng Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính của Tổng côngty (Trang 25)
Bảng Cơ cấu sản phẩm và tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2005-2010 của Tổng Công ty  - Hoàn thiện quy trình XK mặt hàng rau quả tại Tổng công ty rau quả Việt Nam
ng Cơ cấu sản phẩm và tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2005-2010 của Tổng Công ty (Trang 52)
Bảng Định hướng cơ cấu sản phẩm và thị trường đến 2010 của Tổng Côngty rau quả Việt Nam. - Hoàn thiện quy trình XK mặt hàng rau quả tại Tổng công ty rau quả Việt Nam
ng Định hướng cơ cấu sản phẩm và thị trường đến 2010 của Tổng Côngty rau quả Việt Nam (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w