1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Lập kế hoạch dự án kinh doanh quán cà phê Hi Coffee ppt

44 14,9K 105

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

Bằng những kiến thức được truyền thụ tại nhàtrường, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, phân tích những số liệu thị trường, hành vi tiêu dùng…để nhận thấy được xu hướng chuộng những sản p

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH

o0o

-Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: KINH DOANH QUỐC TẾ

Lớp: LTDH6-KD

BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài: Đầu tư chuỗi cửa hàng Hi coffee.

TP.HCM - 2012

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM

1 Lê Thị Yến Thanh

2 Vũ Thị Thùy Linh

3 Trần Thị Thu Hằng

4 Trương Ngọc Quyên

5 Văn Thị Hồng Hạnh

6 Thái Quỳnh Mai

7 Huỳnh Gia Huy

8 Nguyễn Ngọc Huy

9 Nguyễn Văn Hiệp

10.Đinh Nguyễn Tấn Hoàng

11.Lê Hữu Phước

12.Nguyễn Hồ Hồng Phước

Trang 3

Lý do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ,người ta thường nói rằng: “không có điều gì mới, chỉ có những sự kết nối mới” Đềtài nghiên cứu về “Chuỗi cửa hàng Hi Coffee” của nhóm chúng tôi cũng ra đời xuấtphát từ những sự kết nối mới ấy Đó chính là sự kết hợp giữa quan điểm Marketinghiện đại: “Marketing không chỉ là đáp ứng nhu cầu, mà còn phải chủ động tạo ra,khơi dậy nhu cầu cho thị trường”, và phong cách sống sôi nổi, sở thích, thói quenuống cà phê của những người Việt trẻ Buổi sáng trên đường phố Sài Gòn hẳn aicũng dễ dàng nhìn thấy cảnh người ngồi tụm năm, tụm ba uống cà phê ở đầu hẻmhay lề đường cạnh cổng các cơ quan, văn phòng công ty Thói quen uống cà phêcủa người Việt Nam đã ăn sâu vào các hoạt động hằng ngày của họ Tuy nhiên, nhưmột nghịch lý, cuộc sống càng hiện đại, con người lại càng ít có thời gian hưởng thụhơn, mặc dù vật chất lại dư thừa Bằng những kiến thức được truyền thụ tại nhàtrường, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, phân tích những số liệu thị trường, hành

vi tiêu dùng…để nhận thấy được xu hướng chuộng những sản phẩm sử dụng nhanh,tiện lợi sẽ ngày càng tăng khi đời sống của người dân Việt Nam càng trở nên bậnrộn, đó thực sự là một mảnh đất màu mỡ với tiềm năng thị trường rộng lớn đangchờ đợi những ý tưởng kinh doanh nhập cuộc Bên cạnh đó, tính gần gũi, thực tế,gắn liền với đời sống, đặc biệt là đối với giới trẻ, cũng tạo cho chúng tôi niềm thíchthú, sự đam mê khi tiến hành công tác nghiên cứu

Ý nghĩa của đề tài

Thông qua kinh doanh, chúng tôi không chỉ đi theo mục đích cơ bản của kinh doanh

là lợi nhuận, mà hơn thế nữa, chúng tôi muốn thể hiện sự quan tâm và mong muốnđóng góp một phần trong việc hoàn thiện hơn cuộc sống của những con người củathời đại mới, những con người năng động, không có nhiều thời gian để quan tâmđến những thú vui riêng của bản thân mình Với suy nghĩ, một xã hội chưa thể nói

là tiến bộ khi ngay từ những nhu cầu hưởng thụ cuộc sống cơ bản nhất của conngười bị lãng quên và không được đáp ứng, chuỗi cửa hàng của chúng tôi hy vọngnhững người khách đến với chúng tôi sẽ tìm được sự hài lòng từ cung cách phục vụnhanh chóng và chuyên nghiệp, những ly cà phê hoàn hảo nhất mà chúng tôi có thể

Trang 4

cung cấp – đó thật sự là một phong cách thưởng thức cà phê mới trong một thời đạimới

Không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc khách hàng, Hi Coffee còn mang theo mộtthông điệp xanh, thể hiện khát vọng và ý thức của những người Việt trẻ đối với việcbảo vệ môi sinh, môi trường Vì chúng tôi hiểu rõ rằng một doanh nghiệp chỉ có thểphát triển bền vững trong một môi trường bền vững, và công việc này phải được bắtđầu từ những đơn vị nhỏ nhất của xã hội Một mơ ước lớn nữa của chúng tôi là sẽlàm cho khách hàng của mình suy nghĩ về môi trường mỗi khi họ sử dụng của HiCoffee Dẫu biết rằng con đường để xây dựng được một thương hiệu xanh đích thựcnhư thế là rất khó khăn, nhưng đó chính là con đường mà chúng tôi sẽ đi

Kết cấu đề tài

Kết cấu đề tài kinh doanh chuỗi cửa hàng Hi Coffee bao gồm 3 phần như sau:

o Chương 1: Phân tích và xác định cơ hội thị trường của sản phẩm cà phê mua mang đi (coffee to-go).

o Chương 2: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho chuỗi cửa hàng

Hi Coffee.

o Chương 3: Dự báo tài chính cho chuỗi cửa hàng Hi Coffee

Trang 5

Chương 1 :Phân tích và xác định cơ hội thị trường của sản phẩm cà phê mua mang đi (coffee to-go)

1.1 Phân tích ngành kinh doanh dịch vụ cà phê

toàn nước Việt Nam có 15.197 quán cà phê , đạt tỷ lệ tăng trưởng 13%.

Bảng 1.1 Số lượng cửa hàng/quán cà phê tính từ 2001 - 2006

Đv: Cửa hàng

Quán Cafe/Bars cafe 7,995 9,189 10,442 11,772 13,429 15,197

- Các cửa hàng cafe độc lập 7,795 8,739 9,842 11,128 12,663 14,354

- Các cửa hàng cafe đặc biệt 2,345 3,239 4,142 5,072 6,079 7,112 Chuỗi cửa hàng cafe đặc biệt200 450 600 644 766 843 Các cửa hàng cafe đặc biệt độc lập

- Các cửa hàng cafe khác 5,650 5,950 6,300 6,700 7,350 8,085

Nguồn: công ty nctt Euromonitor International, Sở Thống Kê thành phố HCM.

Bảng 1 Số liệu về số cửa hàng dịch vụ coffee tại Việt Nam.

Doanh thu của toàn ngành là 21,800,000,000 VNĐ với tốc độ tăng trưởng bình quân vào khoảng 17% năm.

Đối với quán cao cấp, doanh thu hàng tháng thấp cũng vào cỡ 600,000,000VNĐ; còn các quán trung bình thì khoảng 300,000,000VNĐ Nếu làm cho khách hàng hài

lòng thì mức doanh thu sẽ còn hấp dẫn hơn nhiều

Trang 6

1.1.2 Đặc điểm ngành, xu hướng phát triển

Đây là một ngành có hướng tăng trưởng tốt, cơ hội thị trường rộng mở, tuy nhiêncũng lắm rủi ro và chẳng hề dễ dàng để thành công

Đây là một ngành dễ gia nhập, nhưng cạnh tranh cao, dễ bị thay thế

Phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp

Gắn bó lâu đời với xã hội Việt Nam, trở thành một nét văn hóa của người ViệtNam

Phân phối theo 3 hình thức sau: tại quán, chuỗi quán, và nhượng quyền (franchise)

Để được phân phối trong ngành kinh doanh quán cà phê thì khó vì:

 Khó kiếm được địa điểm, mặt bằng ưng ý

 Vốn đầu tư thường là lớn

 Nếu làm theo phương pháp nhượng quyền (franchise) thì pháp luật nước ViệtNam vẫn chưa có những quy định rõ ràng, cụ thể về vấn đề này, do đó chưatạo được điều kiện thuận lợi để mở rộng hệ thống phân phối theo phươngpháp này

Nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của ngành: thị trường tiêu dùng Việt Namvới hơn 83 triệu dân, dân số trẻ chiếm tỉ lệ cao được giới đầu tư thế giới nhận định

là “miếng bánh rưới mỡ” cho các tập đoàn đa quốc gia Cà phê cũng chẳng ngoại lệ

Sự dịch chuyển lao động trên toàn cầu với “biên giới mềm” khi gia nhập WTO tạođiều kiện thuận lợi cho giới thanh niên Việt Nam tiếp cận, quen dần và ủng hộnhững hình mẫu mới Cơ hội việc làm và thu nhập trên đầu người tăng, nhịp sốnggấp gáp và dồn dập … sẽ làm cho những mô hình thức ăn nhanh (KFC, Loterria …)hoặc cà phê mua mang đi (Starbucks Coffee, Gloria's Jean Coffees, HighlandsCoffee, Passio …) phát triển mạnh theo nhu cầu của thị trường

 Xu hướng của ngành kinh doanh dịch vụ cà phê trong những năm trước :

 Sự nở rộ của các quán cà phê “sao”

 Nhắm vào đối tượng khách hàng trẻ

Nhấn mạnh tới tính đa phong cách, đáp ứng nhiều cung bậc nhu cầu

với đối tượng kháng hàng đa dạng,

Trang 7

 Cũng là những “tổ hợp” giải trí - thư giãn, nhưng không chú trọngphục vụ nhóm đối tượng trẻ nêu trên, một số quán đã hình thành môhình cà phê + phòng trà; cà phê + bar + nhà hàng.

 Một bộ phận người dân Sài Gòn có thói quen uống cà phê trong…tĩnh lặng và suy tư

Dự báo xu hướng trong những năm sắp tới:

 Kinh doanh quán cà phê đã không còn là sân chơi của những tayngang

 Kinh doanh cà phê nhượng quyền từ nước ngoài

 Cà phê mua mang đi (coffee to-go) sẽ phát triển mạnh vì đặc tínhnhanh và tiện lợi của nó

Nhân tố ảnh hưởng suy thoái của ngành:

 Sự biến dạng trong kinh doanh của một số quán cà phê đã gây ảnhhưởng không tốt trong xã hội

 Thị hiếu của khách hàng thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là khách hàngtrẻ

 Trong tương lai có thể sẽ có những loại hình giải trí mới

1.1.3 5 tác lực cạnh tranh trong ngành

1.1.3.1 Nhà cung ứng

Việt Nam đang chiếm được vị trí thứ hai trên thế giới về lượng xuất khẩu (sảnlượng xấp xỉ 1 triệu tấn, kim ngạch thu về từ cà phê là 1,85 tỷ USD) ngành cà phêtrong nước cần nhanh chóng tập trung vào chế biến sâu nhằm giảm lượng xuất thô,tăng xuất lượng chế biến Hiện nay có rất nhiều nguồn sản phẩm du nhập vào thịtrường Việt Nam như cà phê Ý, cà phê Braxin, cà phê Mỹ… các nguồn này lànhững sản phẩm cao cấp phục vụ chủ yếu cho đối tượng thu nhập cao, nhưng nguồncung cấp chủ yếu cho thị trường vẫn là các nguồn sản xuất trong nước như Công ty

Cổ phần Trung Nguyên, Công ty Cổ phần Việt Thái Quốc Tế (Highlands Coffee),Nhà máy Cà phê Biên Hòa (Vina cà phê), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nestlé ViệtNam (Nestlé cà phê), cà phê Thu Hà…

Trang 8

Ngoài các nhà cung cấp cà phê còn có các cơ sở cung cấp các sản phẩm ly, tách,bàn ghế với con số rất nhiều trong ngành.

Theo các số liệu trên ta dễ dàng thấy sức mạnh của các doanh nghiệp cung cấpkhông mạnh, với số lượng nhà cung cấp rất nhiều đồng thời lại tự cạnh tranh vàhoạt động rời rạc nên yếu tố quyền lực của nhà cung cấp trong ngành là yếu

1.1.3.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Đối với một ngành có tốc độ tăn trưởng cao và có thị trường hấp dẫn như Việt Namthì việc có nhiều doanh nghiệp để ý tới là điều dĩ nhiên Các đối thủ cạnh tranh tiềmtàng có thể là các tập đoàn nước ngoài như : Starbuck, CoffeeBean, Leaf Coffee…Hoặc có thể là các công ty cà phê trong nước nay muốn mở rộng thị trường bán lẻtới người tiêu dùng

Nhìn chung đặc điểm của các nhà đầu tư tiềm tàng là có vốn mạnh, luôn tìm tòinhững cái mới nhằm phục vụ cho khách hàng của họ một cách tốt nhất

1.1.3.3 Cạnh tranh trong ngành

1.1.3.3.1 Đặc điểm

Có thể nói tình hình cạnh tranh trong ngành rất gay gắt Mỗi một cửa hàng luôn trọncho mình một phong cách riêng, tập trung quảng bá và lôi kéo khách hàng rất nhiều.Điều này xuất phát từ số lượng người kinh doanh và đặc điểm của khách hàng tiêudùng nên cường độ cạnh tranh trong ngành diễn ra rất cao

1.1.3.3.2 Các loại hình cạnh tranh

Cạnh tranh về giá: Có thể nhận xét giá là một trong những yếu tố cạnh

tranh rất quan trọng trong tất cả các ngành kinh doanh Đối với kinhdoanh quán cà phê cũng vậy việc xác định giá được coi như định vịđược loại hình cho quán và cũng xác định được khách hàng mục tiêucho quán

Cạnh tranh về thương hiệu: Khi nhắc đến các thương hiệu như “Cà

phê Trung Nguyên” hay “Cà phê Buôn Mê” chúng ta lại liên tưởng đếnmột không khí êm dịu nhè nhẹ không ồn ào náo nhiệt nhưng hết sức lịchthiệp và tao nhã với ly cà phê đậm đà thơm ngất…vì sao chúng ta lại có

sự liên tưởng thú vị này? Chính vìthương hiệu trong ngành kinh doanh

Trang 9

cà phê nó có thể nói lên được ý chí, mục tiêu và đối tượng của doanhnghiệp, nó có thể thu hút khách hàng một cách tự nhiên

Cạnh tranh về mô hình và dịch vụ: Tùy theo đối tượng khách hàng

và phong cách của họ mà mô hình, hình thức kinh doanh sẽ khác

Ví dụ: ở hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, bình quân mỗi quán cà phê ở Hà

Nội rộng 100 mét vuông, có 26 bàn và 9 nhân viên phục vụ còn ở Thành phố HồChí Minh, quán rộng bình quân 175 mét vuông, 56 bàn với 23 nhân viên

Cạnh tranh của các sản phẩm nước uống khác:

Sản phẩm bán tại quán cà phê ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng đa dạng, có tới 40loại nước giải khát trong đó có cà phê, ở Hà Nội chỉ có 9 loại Bên cạnh đó cũngkhông thể không nhắc đến các loại hình kinh doanh nước giải khát khác như cácquán nước sâm, các quán trà đạo, trà chân châu….hiện nay cũng phát triển rất cao,điều này ảnh hưởng lớn đến thói quen chọn quán cà phê của khách hàng là rất lớn,

vì khi các loại hình phát triển, khách hàng sẽ có nhiều sự chọn lựa khi có nhu cầugiao lưu quan hệ, gặp gỡ, giải trí thư giãn

1.1.3.4 Khách hàng

Đối tượng khách hàng đa dạng bao gồm tuổi cao và giới trẻ thuộc nhiều tầng lớpkhác nhau đều có nhu cầu sử dụng cà phê cao đặc biệt là tầng lớp trí thức có thunhập cao và giới trẻ

Theo IPSARD (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn)nghiên cứu sâu về tiêu thụ cà phê ở hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh

và Hà Nội với 700 hộ dân được lấy mẫu điều tra Điều đáng chú ý ở cả hai thànhphố là người thường uống cà phê nằm trong độ tuổi dưới 40, như Hà Nội tuổi trungbình 36,3, còn Thành phố Hồ Chí Minh trẻ hơn chút ít Không chỉ vậy, phần lớnngười uống cà phê ở Hà Nội là người có trình độ đại học hay chí ít cũng là tốtnghiệp cấp 3 nhưng Thành phố Hồ Chí Minh thì gần như uống cà phê ở mọi trìnhđộ

Thói quen uống cà phê cũng liên quan mật thiết tới nghề nghiệp, chẳng hạn ở HàNội thì tầng lớp người về hưu uống cà phê nhiều nhất, tới 19,8%, còn sinh viên thì

ít nhất, chỉ có 8% người uống Thế nhưng ở Thành phố Hồ Chí Minh lại ngược

Trang 10

lại, dân kinh doanh uống nhiều nhất với 26,3%, kế đến là sinh viên học sinh,

người về hưu uống ít nhất Điều tra này cho biết mỗi người dân Hà Nội bỏ ra 48.000đồng mỗi năm để mua lượng cà phê 0,752 kilôgam, trong khi người dân Thành phố

Hồ Chí Minh bỏ ra tới 121.000 đồng, cao gấp ba lần so với Hà Nội để mua 1,65kilôgam cà phê

1.1.3.5 Các sản phẩm thay thế

Những sản phẩm nào có cùng công dụng với cà phê và mang tính tiện lợi sẽ lànhững sản phẩm thay thế tốt nhất cho cà phê mua mang đi (coffee to-go)

 Cà phê lon và cà phê hoà tan

 Các loại nước tăng lực

1.2 Phân tích và dự báo nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm cà phê mua mang đi (coffee to-go)

Đặc điểm sử dụng:

Đối với giới viên chức văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, và Việt

Nam nói chung, uống một ly cà phê vào buổi sáng (chiếm tỷ lệ 34.4%) đã trở thành

một thói quen.Buổi trưa cũng là thời điểm sử dụng cà phê của nhiều nhân viên văn

phòng (chiếm tới 50%) Tuy nhiên, họ lại ít uống cà phê vào buổi chiều (13.5%) và đặc biệt ít vào buổi tối (2.1%) Như đã nói, mục đích uống cà phê của nhân viên văn phòng trước hết là để tinh thần thoải mái (chiếm 40.6%), tiếp theo là do thói

quen của họ (chiếm 35.4%) Ngoài ra họ còn uống cà phê để thưởng thức, hoặc docông việc, hoặc là một dịp gặp gỡ bạn bè

Trang 11

Hình 1.1 Mục đích uống cà phê của khách hàng.

(Nguồn: phỏng vấn cá nhân)

Theo kết quả nghiên cứu thì số nhân viên văn phòng lựa chọn uống cà phê vì mụcđích công việc chiếm tỷ lệ thấp Điều này cho thấy nhu cầu ngồi tại quán thưởngthức cà phê của nhân viên văn phòng bận rộn không cao, thay vào đó họ cần mộtloại cà phê tiện lợi, có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của họ Đây là một điềukiện thuận lợi cho sự phát triển của loại hình cà phê mua mang đi (coffee to-go) Với mục đích sử dụng cà phê như trên thì một nhân viên văn phòng thông thường sẽ

uống từ 1 đến 3 lần mỗi ngày (43,8%) Số người uống hơn 3 lần mỗi ngày chỉ chiếm tỉ lệ 13.5%.

Theo kết quả khảo sát, có đến 92.7% những người được phỏng vấn cho biết họ

được phép mang cà phê vào nơi làm việc Đây cũng là một điều kiện rất tốt cho càphê mua mang đi (coffee to-go) phát triển; và hình thức uống cà phê được nhân viên

văn phòng yêu thích nhất là mua mang đi (chiếm tới 57.3%), tiếp đến là uống cà phê tại quán (chiếm 37.5%) Tại Việt Nam, nhân viên văn phòng vẫn chưa có thói

quen sử dụng máy pha cà phê tại công ty, hoặc dùng cà phê hoà tan, nên tỷ lệ lựachọn hai hình thức này thấp hơn nhiều so với mua mang đi và uống tại chỗ, lần lượt

là 3.1% và 2.1 %

Trang 12

Cà phê hoà tanMua mang đi

Hình 1.2 Hình Thức Uống Cà phê

(Nguồn: phỏng vấn cá nhân)

1.3 Phân tích cạnh tranh trong thị trường cà phê mua mang đi (coffee to-go)

1.3.1 Cạnh tranh trong thị trường cà phê mua mang đi (coffee to-go)

Trên thị trường hiện nay, mỗi phong cách cà phê lại có nhiều loại hình cạnh tranh

nhau rất quyết liệt Tuy nhiên chúng ta có thể nhận thấy một điều là thị trường cà phê mua mang đi ở Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng, chưa thực sự cạnh tranh quá gay gắt Chiếc bánh thị phần cà phê mua mang đi chưa quá nhiều đối

thủ cạnh tranh khốc liệt, điểm qua một vài đối thủ có tiếng như là: Passio (chiếm ưuthế nhưng mới chỉ có mặt trên thị trường vào cuối năm 2006) với 40%, kế đến làHighlands Coffee (24%), Gloria Jean’s Coffees (19%), một vài hãng khác (17%) vàđặc biệt trong tương lai Starbucks Coffee cũng là một đối thủ đáng gờm

Hình 1.3 Biểu đồ thị phần tình hình cạnh tranh cà phê mua mang đi (coffee

to-go)

Loại hình kinh doanh “coffee to-go” (cà phê mua mang đi) bắt nguồn từ nướcngoài, nơi nhịp sống công nghiệp năng động khiến con người ta lúc nào cũng vội

Trang 13

vã, họ không thể có thời gian nhàn rỗi để ngày nào cũng ngồi trong quán thưởngthức một ly cà phê Đối với Việt Nam hiện nay cũng vậy, khi cuộc sống đã pháttriển đi lên, con người ta phải theo đuổi với nhịp sống tất bật hàng ngày thì nhanh,gọn, lẹ sẽ là những tiêu chí hàng đầu được quan tâm nhiều nhất Và như vậy thịtrường cà phê mua mang đi sẽ càng có nhiều cơ hội phát triển, đặc biệt là cà phêmua mang đi có phong cách phục vụ chuyên nghiệp, cung cấp cà phê tươi đúngnghĩa.

1.3.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh

1.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Thị trường cà phê mua mang đi hiện cạnh tranh không cao, nhu cầu thị trường rấtlớn nhưng chưa được thoả mãn đầy đủ, chính vì thế khi bước vào kinh doanh tronglĩnh vực cà phê mua mang đi ở khu vực thị trường Thành phố Hồ Chí Minh thìnhững đối thủ tiềm tàng đáng quan tâm nhiều nhất đó là: Starbucks Coffee, GloriaJean’s Coffees và Highlands Coffee

Tập đoàn Starbucks Coffee

tấn công vào thị trường Việt Nam hậu WTO Với nhiệm vụ của Starbucks Coffee làthiết lập cho mình một mạng lưới cung cấp cà phê nguyên chất hàng đầu thế giớitrong khi vẫn duy trì những nét đặc trưng riêng biệt của mình và đặc biệt ở các nướckhác Starbucks Coffee đã áp dụng phong cách cà phê mua mang đi rất mạnh mẽ nênkhi gia nhập vào sân chơi Việt Nam, Starbucks Coffee sẽ là một trong những đốithủ hết sức nguy hiểm

Chính vì những điểm mạnh đó mà khi Starbucks Coffee bắt đầu bước vào thị trườngViệt Nam chắc chắn sẽ gây rất nhiều khó khăn cho thị trường nước uống cà phêViệt Nam nói chung và thị trường dịch vụ cà phê mua mang đi nói riêng

Tập đoàn Gloria Jean’s Coffees

Trang 14

Đối thủ tiềm tàng thứ hai cũng không

kém phần nguy hiểm đó là Gloria

Jean’s Coffees Gloria Jean’s Coffees

chính thức đã vào Việt Nam, tuy là

phong cách tự phục vụ nhưng Gloria

Jean’s Coffees vẫn có cà phê mua

mang đi (coffee to-go) Tuy nhiên

hiện tại Gloria Jean’s Coffees chưa nhắm trực tiếp vào thị trường cà phê mua mang

đi nên mặc dù là một thương hiệu cà phê nước ngoài nhượng quyền vào Việt Namnhưng vẫn chỉ là đối thủ tiềm tàng mà chưa đối đầu trực tiếp

Highlands Coffee (Công ty Cổ phần Việt Thái quốc tế - VTI).

trong những đối thủ tiềm tàng rất mạnh

Highlands Coffee là người tiên phong với quán lề đường đầu tiên ở tòa nhàMetropolitan 235 Đồng Khởi và sau khoảng 4 năm đã nắm trong tay hơn 10 chinhánh ở những vị trí đắc địa Một khi Highlands Coffee có ý định phát triển thêmloại hình cà phê mua mang đi (coffee to-go) bên cạnh thương hiệu đã xây dựngvững chắc thì chắc hẳn môi trường cạnh tranh sẽ hết sức quyết liệt cộng với hệthống cửa hàng sẵn có, và khi đó ai có tiềm lực tài chính, uy tín thương hiệu mạnh

sẽ là người thắng thế

1.3.2.2 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Cà phê Passio

Trên thị trường cà phê mua mang đi hiện nay, Passio là đối thủ cạnh tranh trực tiếpcho những ai bước chân vào khúc thị trường này Cà phê lề đường cũng có cà phêmua mang đi nhưng thực ra khi cuộc sống con người càng văn minh, ý thức càngcao thì loại hình cà phê mua mang đi ở lề đường sẽ không thể tồn tại và phát triển

Trang 15

được Chính vì mới chỉ có Passio Coffee nên thị trường cà phê mang đi còn nhiềutiềm năng và cơ hội phát triển rất lớn Để cạnh tranh trực tiếp với Passio điều trướctiên là phải biết được những điểm mạnh và điểm yếu của chính đối thủ để tìm ra cơhội thị trường cho mình :

- Lợi thế cạnh tranh: Tiên phong trong

thị trường cà phê mua mang đi (coffee

to-go)

- Được khơi dựng từ những người tâm

huyết với nông sản Việt Nam và muốn

đưa sản phẩm đó đến với mọi người theo

phương thức kinh doanh hiện đại, những

người đã có đầy những kinh nghiệm

- Phù hợp với đời sống công nghiệp

- Cách pha chế cao cấp với máy pha cà

phê công nghệ của Ý, tốc độ nhanh

- Không gian quán thân thiện, sạch sẽ,

thẩm mỹ

- Cửa hàng được thiết kế trẻ trung, nổi

bật và đầy cá tính dễ bắt mắt người đi

đường

- Sản phẩm cà phê không đa dạng

- Sản phẩm cà phê hơi ngọt, hơi gắt quá

so với cà phê Việt Nam

- Chất lượng bao bì không tốt, thiết kếkhông đặc sắc

Trang 16

thể đáp ứng được nhu cầu thưởng thức sản phẩm cà phê một cách thuận tiện nhanhchóng mà hương vị đậm đà chất lượng Việt Nam.

 Công ty chúng tôi cho ra đời để cung cấp cho khách hàng các sản phẩm càphê chất lượng và dịch vụ thuận tiện, nhanh chóng nhất

2 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho chuỗi cửa hàng Hi Coffee

2.1 Mô tả về cửa hàng Hi Coffee

2.1.1 Khách hàng mục tiêu của cửa hàng

Sau khi công ty tiến hành đánh giá các khúc thị trường để lựa chọn thị trường mụctiêu thì công ty đã xác định được đối tượng khách hàng chính mà công ty sẽ phục vụlà:

Những người làm công sở, kinh doanh bận rộn không có nhiều thời gian, có thu nhập trung bình khá, có nhu cầu thưởng thức một sản phẩm cà phê có chất lượng.

Phục vụ đối tượng khách hàng mục tiêu như trên nên chúng tôi sẽ xây dựng các cửahàng Hi coffee tại các khu vực có nhiều cao ốc văn phòng, các khu vực đông ngườiqua lại, tàu điện ngầm, bến xe vv vv

2.1.2 Thiết kế và phong cách của cửa hàng

Cửa hàng Hi Coffee sẽ được xây dựng theo mô hình quán mua đi, khách hàng khiđến sẽ chọn lựa sản phẩm và sẽ mang sản phẩm đi sau khi thanh toán

Vì là mô hình quán mua đi nên nội thất của cửa hàng rất đơn giản, cửa hàng không

để bàn cho khách ngồi mà chỉ để 2 ghế cao cho khách có nhu cầu ngồi chọn sảnphẩm Ngoài ra cửa hàng chọn màu xanh lá là màu nóng thể hiện sự năng độngnhằm tạo cho khách đến mua hàng một cảm giác phấn khởi để làm việc Đồng thờimàu xanh lá cũng nằm thu hút người đi đường biết đến cửa hàng

Các hình ảnh về cửa hàng xin xem thêm ở phần phụ lục

Trang 17

Hình 2.1 Mô hình cửa hàng Hi Coffee.( nhìn thẳng)

Điểm khác biệt trong thiết kế của cửa hàng đó là chúng tôi bố trí cửa hàng theo mộtquy trình phục vụ 3 bước bao gồm chọn sản phẩm, thanh toán và nhận sản phẩm(chúng tôi sẽ nói rõ hơn ở phần chiến lược marketing) Ngoài ra chúng tôi khôngdùng các Pano quảng cáo đơn điệu mà sử dụng 3 màn hình LCD 32 inch để giớithiệu sản phẩm tới khách hàng Điều này tạo sự chú ý lôi cuốn khách hàng hơn

2.1.3 Quy trình phục vụ

Khi khách đến mua hàng sẽ tham gia vào quy trình 3 bước đó là: chọn món, gửi tiền

và nhận sản phẩm Tất cả quy trình trên sẽ được nhân viên phục vụ hướng dẫnkhách hàng tận tình

Để thực hiện được như vậy, công ty sẽ sử dụng các công cụ hỗ trợ công nghệ nhằm

hỗ trợ tối đa cho quá trình phục vụ khách hàng như máy tính tiền, máy pha cà phê,màn hình LCD giới thiệu sản phẩm

Quy trình phục vụ 3 bước cụ thể như sau:

 Khách khi bước vào cửa hàng sẽ được nhân viên phục vụ hướng dẫn chọnmón, khách sẽ xem menu để ở trên bàn hoặc nhìn vào các màn hình LCDtreo ở trên

 Khi khách hàng đã chọn được sản phẩm, nhân viên phục vụ sẽ nói chonhân viên pha chế để tiến hành thực hiện Lúc này nhân viên phục vụ sẽ

Trang 18

hỏi thêm khách hàng có dùng thêm sản phẩm gì nữa không, sau đó ra hóađơn tính tiền và thu tiền của khách hàng

 Khi khách hàng giao tiền thì nhân viên pha chế phải hoàn thành sản phẩm

và cho vào bao bì, nhân viên phục vụ sẽ tận tay đưa cho khách hàng, cảm

ơn và chúc khách hàng ngon miệng, kết thúc bán hàng

Để tránh tình trạng bắt khách hàng phải chờ trong quá trình phục vụ, công ty đưa ramột số cách thức như:

 Cho ti vi LCD chạy những đoạn phim ngắn như phim hài, clip vui cười,tin tức, TVC, hoặc giới thiệu sản phẩm của chính công ty, vv vv

 Có thêm góc điểm báo hoặc mỗi ngày một câu chuyện

2.1.4 Các sản phẩm của cửa hàng

Hi Coffee kinh doanh những sản phẩm chủ yếu sau:

 Cà phê rang xay: Bao gồm các loại cà phê Việt Nam, cà phê Ý và một số loạikhác

 Bánh: Phát triển theo mô hình liên kết với Doanh nghiệp tư nhân bánh kẹo

Á Châu (ABC Bakery) hoặc Công ty Cổ phần Kinh Đô

 Thực phẩm dinh dưỡng: Đây là một hướng đi riêng của Hi Coffee, ngoàiphục vụ cà phê, Hi Coffee còn muốn đem lại cho khách hàng những sảnphẩm phục vụ cho sức khỏe

 Nước giải khát: Phát triển theo mô hình liên kết với Công ty Coca-Cola chosản phẩm nước suối và nước ngọt

Thực đơn món của cửa hàng Hi Coffee xin xem thêm ở phần Phục Lục

Trang 19

2.1.5 Quản lý nguyên vật liệu của cửa hàng

Công ty chúng tôi sử dụng nguyên vật liệu từ các doanh nghiệp có tiếng trên thịtrường như: Công ty Cổ phần Trung Nguyên, Công ty Cổ phần đường Biên Hoà,Công ty Cổ phần nhựa Bình Minh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn giấy bao bì BìnhMinh vv vv

Để đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho cửa hàng, hàng năm công ty ký hợp đồngnguyên tắc cung ứng làm cơ sở cho các đối tác chuẩn bị nguồn hàng, ổn định giá cảcung cấp trong năm

Để tăng tính cạnh tranh cũng như tránh rủi ro thiếu hụt nguồn cung, phần lớn mỗiloại nguyên vật liệu công ty chọn từ khoảng 2 nhà cung cấp trở lên để thực hiệnchào giá cạnh tranh theo từng lô hàng Chính sách đó bao gồm việc hỗ trợ nhữngnhà cung cấp đã được lựa chọn, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của các nhàcung cấp, tìm kiếm các nguồn cung cấp tiềm năng thông qua đánh giá những nhàcung cấp đến chào hàng, tham khảo các mối quan hệ, hội chợ và các báo cáo

Trang 20

2.2 Chiến lược kinh doanh tổng thể của Hi Coffee

Công ty chúng tôi xác định việc kinh doanh của công ty phải gắn liền với việc xâydựng và phát triển thương hiệu ngay từ đầu, do đó chiến lược kinh doanh của công

ty sẽ là sự kết hợp giữa việc lấy chiến lược thương hiệu làm tâm điểm và các chiếnlược chức năng hỗ trợ

2.2.1 Tầm nhìn của công ty

Trở thành chuỗi cửa hàng “cà phê mua mang đi” mang chất lượng cà phê Việt Namnổi tiếng trên thế giới

2.2.2 Chiến lược kinh doanh tổng thể

Công ty lựa chọn cho mình chiến lược thâm nhập vào thị trường cà phê mua mang

đi (coffee to-go) kết hợp với phát triển đa dạng hoá đồng tâm sản phẩm nhằm đảmbảo phục vụ được nhu cầu của khách hàng một cách đầy đủ

 Tăng sức mua đối với sản phẩm công ty và lôi kéo khách hàng của đốithủ cạnh tranh

 Chú trọng nhiều vào công tác marketing, bán hàng và các hoạt độngkhuyến mại Hoạt động marketing sẽ nắm vai trò chủ đạo trong toàn bộhoạt động của chiến lược

 Tăng quy mô tổng thể của thị trường bằng cách làm cho khách hàng tăng

vì họ bắt đầu sử dụng

2.2.3 Xây dựng và phát triển thương hiệu Hi Coffee

2.2.3.1 Chiến lược xây dựng thương hiệu Hi Coffee

Công ty chúng tôi xây dựng thương hiệu của mình theo hướng phát triển thànhthương hiệu chuẩn theo nhóm trong tương lai:

Trong ngắn hạn:

 Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu chuẩn nhất với khách hàng

 Tập trung quảng bá cho thương hiệu, đưa hình ảnh định vị “tiện lợi nhanhchóng” vào tâm trí khách hàng

Trang 21

 Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đẩy mạnh công tác nghiên cứusản phẩm.

 Phát triển các nhóm sản phẩm khác: bánh, sữa, kem vv vv

 Hoàn chỉnh các yếu tố licensing và franschising (cấp giấy phép sử dụng vànhượng quyền)

 Tiến hành nhượng quyền thương hiệu

Trong dài hạn:

 Phát triển hệ thống phân phối ở những địa điểm chiến lược

 Phát triển mô hình kinh doanh theo hướng kết hợp với các công ty khác

 Mở rộng mô hình kinh doanh ra thị trường thế giới

 Phát triển thương hiệu thành thương hiệu chuẩn

2.2.3.1.1 Slogan

Vì slogan của công ty không phải là yếu tố cần đăng kí bảo hộ nên công ty chúngtôi chọn sử dụng slogan = tiếng Anh nhằm phù hợp với đối tượng khách hàng mụctiêu

Have a Hi Coffee , you’ll have a nice day (Một ly café của Hi bạn sẽ có một ngày tốt hơn)

Have a Hi Coffee , you’ll have a nice day: một câu nói nhân mạnh sự quan trọngcủa Hi Coffee khi bạn cần một sự tỉnh táo để có một ngày làm việc tốt đẹp và thànhcông

Câu slogan vừa thể hiện mục tiêu chăm sóc khách hàng của chúng tôi, nó giúp khách hàng tỉnh táo khi làm việc

2.2.4 Chiến lược cạnh tranh

Theo các phân tích ở trên, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi trong thị trường

Ở thời điểm hiện tai thì tình hình cạnh tranh vẫn đang ở giai đoạn đầu Khi phântích các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và cạnh tranh tiềm năng thì chúng tôi nhận thấytình hình cạnh tranh sau 1 năm tới sẽ cực kì gay gắt

Trang 22

Nhận thức được tình hình hiện tại, đặc điểm công ty cũng như phương thức kinhdoanh, công ty chúng tôi quyết định xây dựng chiến lược tạo sự khác biệt để cạnhtranh với các thương hiệu khác

Nội dung của chiến lược tạo sự khác biệt này là:

 Xây dựng hình ảnh một doanh nghiệp thân thiện với môi trường

 Tập trung cho công tác nghiên cứu sản phẩm mới

 Luôn thay đổi và tung ra sản phẩm theo mùa

 Không ngừng đưa ra các dịch vụ tốt hơn lấy khách hàng làm tâm

 Luôn xây dựng trong tâm trí khách hàng một hình ảnh khác biệt mới mẻ vềthương hiệu

 Điểm nhỏ nhất cũng phải là điểm khác biệt

2.2.5 Quản lý nhân sự

Để quản lý và phát triển công ty, công ty đặc biệt coi trọng áp dụng các phươngpháp quản lý mới nhất trong công tác điều hành Hiện tại tất cả các quá trình kinhdoanh của công ty đều được quản lý bằng các chỉ tiêu số hóa

Thực hiện xây dựng bảng chức năng, nhiệm vụ các bộ phận, đánh giá năng lực vàmức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ nhân viên tại các bộ phận Đồng thời

tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ để thực hiện việc kiểm soát các mặt hoạt độngkinh doanh, có biện pháp phòng ngừa rủi ro

Đội ngũ ban điều hành quyết tâm xây dựng phong cách quản trị hiện đại, đồng thời

đã xây dựng được nét đặc trưng trong văn hóa doanh nghiệp

Duy trì chế độ phúc lợi, đảm bảo đời sống tinh thần và vật chất cho người lao động.Xây dựng và thực hiện nếp sống văn hoá doanh nghiệp, văn minh hiện đại

Ngày đăng: 14/02/2014, 19:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Mục đích uống cà phê của khách hàng. - Tài liệu Lập kế hoạch dự án kinh doanh quán cà phê Hi Coffee ppt
Hình 1.1 Mục đích uống cà phê của khách hàng (Trang 11)
Hình 1.2 Hình Thức Uống Cà phê - Tài liệu Lập kế hoạch dự án kinh doanh quán cà phê Hi Coffee ppt
Hình 1.2 Hình Thức Uống Cà phê (Trang 12)
Hình 2.1 Mơ hình cửa hàng Hi Coffee.( nhìn thẳng) - Tài liệu Lập kế hoạch dự án kinh doanh quán cà phê Hi Coffee ppt
Hình 2.1 Mơ hình cửa hàng Hi Coffee.( nhìn thẳng) (Trang 17)
- Mơ hình nhượng quyền ngày càng phát triển ở Việt Nam. - Tài liệu Lập kế hoạch dự án kinh doanh quán cà phê Hi Coffee ppt
h ình nhượng quyền ngày càng phát triển ở Việt Nam (Trang 23)
Hi Coffee là hình thức nhượng quyền nên kênh phân phối sẽ là phân phối trực tiếp: Hi Coffee  Các cửa hàng nhượng quyền  Khách hàng - Tài liệu Lập kế hoạch dự án kinh doanh quán cà phê Hi Coffee ppt
i Coffee là hình thức nhượng quyền nên kênh phân phối sẽ là phân phối trực tiếp: Hi Coffee  Các cửa hàng nhượng quyền  Khách hàng (Trang 31)
Hình 2.2 Bán kính phục vụ của cửa hàng Hi Coffee Huỳnh Thúc Kháng - Tài liệu Lập kế hoạch dự án kinh doanh quán cà phê Hi Coffee ppt
Hình 2.2 Bán kính phục vụ của cửa hàng Hi Coffee Huỳnh Thúc Kháng (Trang 32)
2.3.2.6.3 Tổ chức mơ hình hoạt động của cửa hàng - Tài liệu Lập kế hoạch dự án kinh doanh quán cà phê Hi Coffee ppt
2.3.2.6.3 Tổ chức mơ hình hoạt động của cửa hàng (Trang 34)
Cụ thể hơn ta cĩ bảng sau - Tài liệu Lập kế hoạch dự án kinh doanh quán cà phê Hi Coffee ppt
th ể hơn ta cĩ bảng sau (Trang 38)
Bảng 3.1 Doanh thu và % tỷ lệ chia doanh thu dự kiến từ việc quảng cáo = LCD tại cửa hàng Hi Coffee  - Tài liệu Lập kế hoạch dự án kinh doanh quán cà phê Hi Coffee ppt
Bảng 3.1 Doanh thu và % tỷ lệ chia doanh thu dự kiến từ việc quảng cáo = LCD tại cửa hàng Hi Coffee (Trang 38)
Bảng 3.3 Tổng phí hàng năm thu từ các quán nhượng quyền Doanh thu của quán nhượng quyền - Tài liệu Lập kế hoạch dự án kinh doanh quán cà phê Hi Coffee ppt
Bảng 3.3 Tổng phí hàng năm thu từ các quán nhượng quyền Doanh thu của quán nhượng quyền (Trang 39)
• Thu từ việc phát quảng cáo thơng qua hệ thống màn hình LCD đặt tại cửa hàng. - Tài liệu Lập kế hoạch dự án kinh doanh quán cà phê Hi Coffee ppt
hu từ việc phát quảng cáo thơng qua hệ thống màn hình LCD đặt tại cửa hàng (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w