1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích sai phạm trong báo cáo tài chính

42 2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 749,5 KB

Nội dung

Phân tích sai phạm trong báo cáo tài chính Báo cáo tài chính (BCTC) là một công cụ thể hiện đầy đủ tình hình hoạt động của các doanh nghiệp...

Trang 1

Phân tích sai phạm trong

báo cáo tài chính

SV thực hiện :Lê Thị Tuyết

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Báo cáo tài chính (BCTC) là một công cụ thể hiện đầy đủ tình hình hoạt độngcủa các doanh nghiệp hiện nay BCTC là thông tin đầu ra của doanh nghiệp, đồngthời đó là công thông tin đầu vào của các chủ đầu tư là cá nhân, tổ chức mongmuốn tìm hiểu về doanh nghiệp Bản thân doanh nghiệp luôn muốn các tổ chức, cánhân đầu tư có cái nhìn thiện cảm về doanh nghiệp mình, ngược lại các nhà đầu tưluôn có nhu cầu về tình hình thực tế của doanh nghiệp Báo cáo thông tin tài chínhkhả quan, tốt luôn là kỳ vọng của các chủ doanh nghiệp, trong khi nhu cầu của cácnhà đầu tư mong muốn cung cấp một BCTC trung thực, khách quan Chính nhucầu về thông tin khác nhau nên dẩn đến tình trạng bóp méo thông tin trên BCTC.BCTC là một dạng thông tin do chính chủ doanh nghiệp cung cấp ra bên ngoài,mang tính chủ quan của doanh nghiệp Chính vì vậy, để có thể phục vụ cho mụcđích của mình doanh nghiệp luôn có xu hướng làm sai thông tin trên các bản báocáo này Mặc dù đã có các cơ quan chức năng: kiểm toán độc lập, cơ quan thuếcan thiệp về thông tin trên BCTC, tuy nhiên không thể tránh khỏi sự sai phạmchính doanh nghiệp tạo ra Cho dù đó là vô ý hay có chủ ý của doanh nghiệp Việcphát sinh gian lận trên Báo cáo tài chính ở những công ty có tầm vóc lớn đã làmphát sinh sự quan tâm ngày càng nhiều về tính trung thực, hợp lý của Báo cáo tàichính Nó cũng là thách thức lớn đối với người quản lý công ty cũng như đối vớikiểm toán viên trong việc phát hiện các gian lận trên Báo cáo tài chính Do vậy,gian lận luôn là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm

Sai phạm BCTC là một chủ đề thời sự hiện nay, đặc biệt sau sự kiện hàng hoạtcác công ty hàng đầu thế giới đi vào phá sản vào thế kỷ 21 Các công ty bị phá sản

đã cho là có sai phạm nghiêm trọng về BCTC có thể kể ra rất nhiều như: Lucent,Xerox, Rite Aid, Waste Management, Micro Strategy, Raytheon, Sunbeam, Enron,Worldcom, Global Crossing, Adelphia, Qwest Để khắc phục được các sai phạmnày, nhiều biện pháp được đặt ra từ trong doanh nghiệp tới các cơ quan hoạt độngđộc lập bên ngoài Các bộ phận hoạt động độc lập trong doanh nghiệp được thànhlập Hoạt động kiểm toán ngày càng được chú trọng và nâng cao Tốc độ giảm sút

về các sai phạm đã chứng tỏ rằng các cơ quan tổ chức này hoạt động có hiệu quả

Để có thể phát hiện được các sai phạm mà đơn vị cũng như các cá nhân trong đơn

vị chủ ý tạo ra, một trong các thủ tục được áp dụng vào là phân tích các khoảnmục trên BCTC để tìm ra sai phạm nếu có Trên thế giới cũng đã có rất nhiều cáccông trình nghiên cứu về sai phạm trên BCTC, đặc biệt phải kể đến công trìnhnghiên cứu của ACFE Hiểu rõ các phương pháp thực hiện gian lận, điều kiện làmphát sinh gian lận…sẽ giúp nhiều nghề nghiệp khác nhau trong việc thiết lậpnhững biện pháp nhằm ngăn ngừa và phát hiện gian lận nhằm giảm thiểu các tổnthất cho xã hội, giúp nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC Sau đây là một sốthông tin mà cá nhân em tìm hiểu về phân tích các sai phạm trên BCTC Bài con

có nhiều thiếu sót, mong thầy cho ý kiên để em có thể hoàn thiện thêm

SV thực hiện :Lê Thị Tuyết

Trang 3

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ SAI PHẠM TRÊN BCTC

II MỤC ĐÍCH

Sai phạm không có mục đích: Là những sai phạm không do cố ý

tạo ra ban đầu của cá nhân tổ chức có liên quan Thông thường, những sai phạmkhông có mục đích là do trình độ xử lý của nhân viên, xử lý số liệu bị nhầm lẩn

về số lượng về tính chất nghiệp vụ…

Sai phạm có mục đích: Gọi chung là gian lận, mục đích chính của

gian lận là tạo thông tin không trung thực trên BCTC Dù cho mục đích cuối cùng

là gì, có 2 hình thức phổ biến nhất hiện nay là khai gian (khai khống) và khaithiếu Có 2 mục đích mà doanh nghiệp muốn hướng tới là khai khống để tại thôngtin tốt cho doanh nghiệp và trốn thuế Tuy nhiên, nếu xét về phương diện cá nhân,

đó có thể là hành động biển thủ tài sản của cá nhân nào đó

III CÁC LOẠI SAI PHẠM TRÊN BCTC

1 GIAN LẬN

a Khái niệm:

Có nhiều khái niệm tổng quát cũng như chuyên ngành về gian lận Theo chuẩnmực kiểm toán quốc tế 240 ( ISA 240), thuật ngữ “gian lận” được dùng để chỉ cáchành vi cố ý của một hay nhiều cá nhân, đó có thể là các thành viên trong BGĐ,HĐQT, các nhân viên hay các bên thứ ba, liên quan đến sự gian dối nhằm thuđược lợi ích không xứng đáng hay bất hợp pháp Gian lận liên quan đến một haynhiều thành viên trong BGĐ hay HĐQT được gọi là gian lận của BGĐ, gian lậnchỉ liên quan đến các nhân viên của doanh nghiệp được gọi là gian lận của nhânviên Trong mỗi trường hợp, có thể có sự cấu kết trong doanh nghiệp hay với bênthứ ba bên ngoài doanh nghiệp

Theo Kiểm toán Vương quốc Anh, gian lận có liên quan đến việc sử dụng thủđoạn lừa gạt để giành được các lợi ích không công bằng và bất hợp pháp, cũngnhư là các sai sót cố ý hay việc cố tình bỏ sót một khoản tiền hay các khoản phải

Trang 4

công khai trên BCTC hay trên từng khoản mục Gian lận cũng bao gồm cả sự biểnthủ tài sản cho dù có hay không có các sai sót trên chứng từ kế toán hay BCTC.Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 240 ( VSA 240), gian lận là nhữnghành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trongHDQT, BGD, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng tới BCTC.Như vậy, dù định nghĩa theo cách nào thì bản chất, gian lận là hành vi cố ý lừadối, giấu diếm, xuyên tạc sự thật với mục đích tư lợi Theo đó ta có thể thấy đượccác yếu tố cơ bản của gian lận như sau:

- Phải có sự chủ định của người thực hiện hành vi gian lận

- Phải liên quan ít nhất hai bên: bên thực hiện hành vi gian lận và bên đã hoặc

có thể phải chịu hậu quả của gian lận;

- Gây nên sai phạm trọng yếu do công khai không đúng sự thật;

- Nhìn chung có sự cố gắng che dấu, lấp liếm các hành vi đã thực hiện;

- Gian lận nhất thiết là có sự vi phạm sự trung thực

Kết quả nghiên cứu về gian lận theo công trình nghiên cứu của ACFE

Có ba loại gian lận như sau:

- Biển thủ tài sản: Xảy ra khi nhân viên biển thủ tài sản của tổ chức (ví dụ điển

hình là biển thủ tiền, đánh cắp hàng tồn kho, gian lận về tiền lương)

- Tham ô: Xảy ra khi người quản lý lợi dụng trách nhiệm và quyền hạn của họ

tham ô tài sản của công ty hay hành động trái ngược với các nghĩa vụ họ đã camkết với tổ chức để làm lợi cho bản thân hay một bên thứ ba

- Gian lận trên Báo cáo tài chính: Là trường hợp các thông tin trên Báo cáo tài

chính bị bóp méo, phản ảnh không trung thực tình hình tài chính một cách cố ýnhằm lừa gạt người sử dụng thông tin (Ví dụ khai khống doanh thu, khai giảm nợphải trả hay chi phí)

b Ví dụ:

Tạo nghiệp vụ ảo: Các công ty có thể dung các cá nhân hay tổ chức liên

quan để làm công cụ hổ trợ Ví dụ: ký các hợp đồng có số lượng và đơn giá tốt vớimột công ty mà thực chất là công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty trong tậpđoàn… nhằm tăng doanh thu tạm thời, tạo nhu cầu và giá bán ảo cho công ty Khicần đạt tiêu chí lợi nhuận, các công cũng có thể tạo nghiệp vụ thanh lý hàng tồnkho hoặc TSCĐ cho người quản lý hoặc cổ đông trong công ty Nhân viên bánhàng cũng có thể thỏa thuận với khách hàng lấy nhiều hàng vào cuối năm và sau

đó tạo nghiệp vị hàng bán trả lại vào đầu năm sau để tạo doanh số

Trang 5

Che dấu giao dịch nhằm trốn thuế: Với nhiều mục đích khác nhau, nhiều

giao dịch bị che dấu bằng cách không hạch toán hoặc hạch toán với nội dung khác.Như: Doanh thu bán phế phẩm hoặc khoản chiết khấu nhận được từ nhà cung cấpkhông được ghi nhận vào sổ sách nhằm đem lại lợi ích cá nhận, đồng thời với lợiích các nhân là một khoản thuế phải nộp nhà nước cũng giảm

c Yếu tố dẩn tới hành vi gian lận

Theo ISA 240, gian lận liên quan đến động cơ và áp lực để thực hiện gian lận,một cơ hội được nhận thấy để thực hiện gian lận và một số cách thức để hợp lýhóa hành động gian lận Khả năng để gian lận xảy ra phụ thuộc vào 3 yếu tố: động

cơ thúc ép, cơ hội và tính liêm chính

Động cơ thúc ép dẫn tới hành vi gian lận được xem như một loại áp lực có thể

là từ phía cá nhân người thực hiện hành vi gian lận hoặc bởi một người nào đó haybởi một yếu tố nào đó Chúng có thể tồn tại dưới nhiều dạng, chẳng hạn động cơkinh tế, nhu cầu tài chính hay lợi ích khác là những động cơ thúc ép phổ biến nhấtdẫn tới gian lận Những người có quyền lực thường có hành vi gian lận vì tínhtham lam của họ thôi thúc

Cơ hội chính là thời cơ, khả năng có thể thực hiện hành vi gian lận chẳng hạnkhông ai kiểm kê hàng tồn kho thiếu cũng không ai biết, két tiền mặt thườngxuyên quên không khóa mà không ai để ý Khi chức vụ càng cao thì càng có nhiều

cơ hội để thực hiện gian lận

Yếu tố liêm khiết sẽ làm cho sự kết hợp giữa động cơ thúc ép và cơ hội biếnthành hành vi gian lận Theo ISA 240, một số cá nhân có thể có những thái độ,tính cách tiêu cực hay thiếu đi những giá trị đạo đức khiến họ cố tình vi phạm cáchành vi không trung thực

2 SAI SÓT

a Khái niệm:

Thuật ngữ “ sai sót” đề cập tới các sai phạm không cố ý trên BCTC, bao gồm

sự bỏ sót một khoản tiền hay một khoản phải khai báo trình bày Tuy nhiện thực tếkhông phải khi nào cũng phân biệt rõ ràng giữa chúng Việc phân biệt hành vi saisót và gian lận có ý nghĩa quan trọng tới cuộc kiểm toán

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 ( VSA 240), sai sót là lỗi không

cố ý, có ảnh hưởng tới BCTC Sai sót thường biểu hiện dưới nhiều hình thức, cụthể như:

- Một sai phạm trong quá trình thu thập và xử lý dữ liệu để chuẩn bị lập BCTC

- Một ước tính kế toán không đúng phát sinh do sự bỏ sót hay hiểu sai thực tế.( Lỗi về tính toán số học hoặc ghi chép sai; Bỏ sót hoặc hiểu sai, làm sai các khoảnmục, các nghiệp vụ kinh tế;

Trang 6

- Áp dụng sai các nguyên tắc kế toán liên quan tới sự đo lường, ghi nhận, phânloại, trình bày hay khai báo- Sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế

độ kế toán, chính sách tài chính nhưng không cố ý

b Ví dụ:

Việc các công ty ghi nhận các khoản thu nhập khác vào doanh thu như thu

nhập từ hoạt động tài chính, và thu nhập bất thường, tạo ra một sự hiểu lầm tăng tỷ

lệ tăng trưởng doanh thu, tạo ảo tưởng về tiềm năng phát triển công ty cho nhữngngười đọc BCTC

Kế toán tính toán các khoản trích lập bảo hiểm sai theo chế độ hiện vì

không nắm bắt được sự thay đổi trong chế độ mới Hay: Một khoản doanh thuchưa thực hiên kế toán vô tình tính tất cả vào doanh thu năm nay…

PHẦN 2: CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH KẾ

TOÁN CÓ THỂ LỰA CHỌN.

I KHÁI NIỆM

1 Chính sách kế toán

Theo chuẩn mực số 29 kế toán Chính sách kế toán: Là các nguyên tắc, cơ sở

và phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trìnhbày báo cáo tài chính

2 Chính sách kế toán có thể lựa chọn

Là những chính sách mà bộ TC đưa ra trong chuẩn mực kế toán Việt Nam,theo đó, các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một chính sách phù hợp vớihình thức hoạt động, cơ cấu tổ chức… của chính mình

Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình:

Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cảbốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:

(a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sảnđó;

(b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

(c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

Trang 7

(d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.

Kế toán TSCĐ hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp,

b Phương pháp xác định nguyên giá.

Theo chuẩn mực kế toán số 03 về TSCĐ, nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí

mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản tính đến thời điểm đưa TS đó và sửdụng

TSCĐ hữu hình mua sắm

Theo đó, nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) cáckhoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không baogồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưatài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phívận chuyển và bốc xếp ban đầu; Chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thuhồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia và các chi phí liênquan trực tiếp khác

Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giaothầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liênquan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có)

Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền

sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận

là TSCĐ vô hình

Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trảchậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểmmua Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay đượchạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tínhvào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán

“Chi phí đi vay”

Trang 8

Các khoản chi phí phát sinh, như: Chi phí quản lý hành chính, chi phí sản xuấtchung, chi phí chạy thử và các chi phí khác nếu không liên quan trực tiếp đếnviệc mua sắm và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì không được tínhvào nguyên giá TSCĐ hữu hình Các khoản lỗ ban đầu do máy móc không hoạtđộng đúng như dự tính được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế củaTSCĐ tự xây dựng, hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử Trường hợpdoanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thìnguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quanđến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Trong các trường hợp trên,mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của các tài sản đó Các chiphí không hợp lý, như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chiphí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tựchế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình

TSCĐ hữu hình thuê tài chính

Trường hợp đi thuê TSCĐ hữu hình theo hình thức thuê tài chính, nguyên giáTSCĐ được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán “Thuê tài sản”

TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữuhình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐhữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnhcác khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữuhình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tàisản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnhvực kinh doanh và có giá trị tương đương) Trong cả hai trường hợp không có bất

kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi Nguyên giá TSCĐnhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi Ví dụ: Việc trao đổicác TSCĐ hữu hình tương tự như trao đổi máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,các cơ sở dịch vụ hoặc TSCĐ hữu hình khác

TSCĐ hữu hình tăng từ các nguồn khác

Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu tặng, được ghi nhận banđầu theo giá trị hợp lý ban đầu Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý banđầu thì doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các chi phí liênquan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

c Phương pháp xác định khấu hao.

Trang 9

Theo chuẩn mực 03 về TSCĐ:

Khấu hao: Là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của

TSCĐ hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó

Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo tài

chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó

Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ hữu hình phát huy được tác

dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng:

(a) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hữu hình, hoặc:

(b) Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tínhthu được từ việc sử dụng tài sản

Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thốngtrong thời gian sử dụng hữu ích của chúng Phương pháp khấu hao phải phù hợpvới lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp Số khấu hao của từng kỳđược hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tínhvào giá trị của các tài sản khác, như: Khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho các hoạtđộng trong giai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ

vô hình (theo quy định của chuẩn mực TSCĐ vô hình), hoặc chi phí khấu haoTSCĐ hữu hình dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác.Lợi ích kinh tế do TSCĐ hữu hình đem lại được doanh nghiệp khai thác dầnbằng cách sử dụng các tài sản đó Tuy nhiên, các nhân tố khác, như: Sự lạc hậu về

kỹ thuật, sự hao mòn của tài sản do chúng không được sử dụng thường dẫn đến sựsuy giảm lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp ước tính các tài sản đó sẽ đem lại Do

đó, khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình phải xem xét cácyếu tố sau:

- Mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó Mức độ sửdụng được đánh giá thông qua công suất hoặc sản lượng dự tính;

- Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử dụngtài sản, như: Số ca làm việc, việc sửa chữa và bảo dưỡng của doanh nghiệp đối vớitài sản, cũng như việc bảo quản chúng trong những thời kỳ không hoạt động;

- Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây truyền côngnghệ hay do sự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tàisản đó sản xuất ra;

- Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản, như ngày hết hạn hợpđồng của tài sản thuê tài chính

Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình do doanh nghiệp xác định chủyếu dựa trên mức độ sử dụng ước tính của tài sản Tuy nhiên, do chính sách quản

lý tài sản của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản có

Trang 10

thể ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích thực tế của nó Vì vậy, việc ước tính thờigian sử dụng hữu ích của một TSCĐ hữu hình còn phải dựa trên kinh nghiệm củadoanh nghiệp đối với các tài sản cùng loại.

Ba phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, gồm:

- Phương pháp khấu hao đường thẳng;

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần; và

- Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm

Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao hàng năm không thayđổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản Theo phương pháp khấu haotheo số dư giảm dần, số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụnghữu ích của tài sản Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng

số đơn vị sản phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra Phương pháp khấu hao do doanhnghiệp xác định để áp dụng cho từng TSCĐ hữu hình phải được thực hiện nhấtquán, trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó

Doanh nghiệp không được tiếp tục tính khấu hao đối với những TSCĐ hữuhình đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinhdoanh

1.2 Chính sách kế toán liên quan tới hàng tồn kho.

Hàng tồn kho bao gồm: Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng muađang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến Thànhphẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;

Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưalàm thủ tục nhập kho thành phẩm; Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho,gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường; Chi phí dịch vụ dở dang

a Phương pháp theo dõi giá gốc hàng tồn kho.

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phíliên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng tháihiện tại

Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế

không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình muahàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho Cáckhoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quycách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua

Chi phí chế biến

Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếpđến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố

Trang 11

định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóanguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm Chi phí sản xuất chung cố định là nhữngchi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất,như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng, và chi phíquản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất.

Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thườngthay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chiphí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp

Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vịsản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất Công suấtbình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiệnsản xuất bình thường

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thườngthì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chiphí thực tế phát sinh

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bìnhthường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biếncho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường Khoản chi phí sản xuấtchung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ Chiphí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vịsản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh

- Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng mộtkhoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không được phản ánhmột cách tách biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loại sản phẩm theotiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán Trường hợp có sản phẩm phụ,thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thểthực hiện được và giá trịnày được trừ (-) khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung chosản phẩm chính

Chi phí liên quan trực tiếp khác

Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm cáckhoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho Ví dụ,trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơnđặt hàng cụ thể

Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho

Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất,kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;

Trang 12

- Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn khocần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn 06;

- Chi phí bán hàng;Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Chi phí cung cấp dịch vụ: Chi phí cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí nhânviên và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ, như chi phígiám sát và các chi phí chung có liên quan

- Chi phí nhân viên, chi phí khác liên quan đến bán hàng và quản lý doanhnghiệp không được tính vào chi phí cung cấp dịch vụ

b Phương pháp ước tính giá trị sản phẩm dở dang.

Đánh giá theo chi phí trực tiếp

Theo cách tiếp cận này, toàn bộ chi phí chế biến giả định không tính trong giátrị sản phẩm dở dang Mức độ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính vào sản phầm

dở dang còn tùy thuộc vào các loại nguyên liệu đưa ngay từ đầu hay đưa liên tụctrong quá trình sản xuất Trường hợp chi phí nguyên vật liệu được đưa từ đầu kỳthì chi phí dở dang cuối kỳ được tính theo công thức sau

Trang 13

Chi phí Chi phí NVL cho Chi phí NVL

NVL trực SPDD đầu kỳ + Trực tiếp phát sinh

cho SPDD Số lượng SP hoàn + Số lượng SPDD DD CK

Trường hợp VNL được đưa từ từ trong quá trình sản xuất thì cần ước tính mức

độ hoàn thành của SPDD cuối kỳ

NVL trực SPDD đầu kỳ + Trực tiếp phát sinh SốlượngSP

cho SPDD Số lượng SP hoàn + Số lượng SPDD quy đổicuối kỳ thành nhập kho cuối kỳ quy đổi

Trong đó:

SPDD Cuối = số lượng  tương đương của từng

Đánh giá theo khối lượng sản phẩm dở dang theo toàn bộ chi phí

Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí SX phải được tính vào trong giá trị sảnphẩm dở dang chế dở Cách ước tính NVL tương tự như trên Đối với chi phí chếbiến phải ước tính mức độ hoàn thành tương đương cảu sản phẩm DD cuối kỳ đểquy đổi chi phí chế biến cho SPDD

Chi phí Chi phí chế biến cho Chi phí chế biến

chế biến SPDD đầu kỳ + Trực tiếp phát sinh Số lượng

SPDDCK

cho SPDD Số lượng SP hoàn + Số lượng SPDD quy đổi

Trang 14

cuối kỳ thành nhập kho cuối kỳ quy đổi

Khi đó:

Giá trị thực Chi phí NVL Chi phí chế biến

Tế SPDD = Trực tiếp cho + cho SPDD

Việc xác định đúng đắn và đầy đủ giá trị HTK đóng vai trò quan trọng trongquá trình quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh, sử dụng có hiệu quả tàisản của doanh nghiệp Nó còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi lập báo cáo tàichính, liên quan trực tiếp tới chỉ tiêu hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán, nếusai dẫn đến giá trị tài sản lưu động và tổng tài sản thiếu chính xác; chỉ tiêu giá vốnhàng bán trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bị sai sẽ làm chỉ tiêu lãi gộpkhông còn chính xác

Hiện nay, giá trị hàng tồn kho tại các doanh nghiệp đang được tính theo mộttrong bốn phương pháp sau: Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO), phươngpháp nhập sau - xuất trước (LIFO), phương pháp đích danh, phương pháp bìnhquân gia quyền

Phương pháp nhập trước - xuất trước ( FIFO)

Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sảnxuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lôhàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tự cho đến khi chúng đượcxuất ra hết

Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàngxuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toánghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽtương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trênbáo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn

Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tạikhông phù hợp với những khoản chi phí hiện tại Theo phương pháp này, doanhthu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách

đó rất lâu Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuấtliên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc

sẽ tăng lên rất nhiều

Phương pháp nhập sau - xuất trước ( LIFO)

Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau,được sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàngđược mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp này, giá trị hàng xuất kho

Trang 15

được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồnkho được tính theo giá của lô hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.

Áp dụng cho các doanh nghiệp có thể quản lý thời gian nhập của từng lô hàng

cụ thể Chi phí của lần mua gần nhất sát với giá vốn thực tế xuất kho, đảm bảođược nguyên tắc phù hợp của kế toán

Tuy nhiên, với phương pháp này trị giá vốn của hàng tồn kho còn lại cuối kỳkhông sát với giá thị trường Khối lượng công việc tính toán, ghi chép nhiều thếnên trong thực tế ít dùng phương pháp này

Phương pháp tính giá đích danh

Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàngnhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính Đây là phương án tốtnhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp vớidoanh thu thực tế Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà

nó tạo ra Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tếcủa nó

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe,chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trịlớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụngđược phương pháp này Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thìkhông thể áp dụng được phương pháp này

Phương pháp bình quân gia quyền

Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trịtrung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn khođược mua hoặc sản xuất trong kỳ Phương pháp bình quân có thể được tính theothời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng, phụ thuộc vào tình hình của doanhnghiệp

a) Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng)

Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất khotrong kỳ Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn khocăn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn

vị bình quân:

Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm = (Giá trị hàng tồnđầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ) / (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàngnhập trong kỳ)

Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ

Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vàocuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác Ngoài ra, phương

Trang 16

pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểmphát sinh nghiệp vụ.

b) Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm)

Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trịthực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân Giá đơn vị bình quân được tínhtheo công thức sau:

Đơn giá xuất kho lần thứ i = (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tưhàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)/(Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Sốlượng vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)

Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của phươngpháp trên nhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức Do đặcđiểm trên mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loạihàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít

1.3 Chính sách kế toán tiền

Nguyên tắc kế toán tiền

Phải sử dụng một đồng tiền thống nhất là Đồng của Việt Nam hoặc một đơn vịtiền tệ được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận để ghi sổ

Các đơn vị có giao dịch là đồng ngoại tệ phải quy đổi về Đồng Việt Nam đểhạch toán Việc quy đổi này thường dựa vào tỷ giá liên ngân hàng được ngân hàngNhà Nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ Đối với ngoại tệ, doanhnghiệp cần phải theo giỏi chi tiết các khoản ngoại tệ này

Các loại ngoại tệ khi nhập hay xuất đều phải theo giỏi như hàng tồn kho củadoanh nghiệp Nghĩa là ngoại tệ nhập thì quy đổi tỷ giá theo phương pháp hối đoáithực tế, khi xuất thì được theo dỏi tính trên 1 trong 4 phương pháp: bình quân giaquyền, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước và giá trị đích danh Nguyên tắcnày cũng được vận dụng đối với vàng bạc, đá quý, … trong doanh nghiệp

Đối với tiền gửi ngân hàng, ở các đơn vị có các tổ chức, bộ phận phụ thuộckhông tổ chức kế toán riêng, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mởtài khoản phù hợp để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán

Kế toán tăng giảm tiền

Kế toán tiền cũng như các phân hệ khác, chứng từ là cơ sở để ghi nhận cácnghiệp vụ phát sinh lên quan Đối với quỷ tiền mặt, kế toán sử dụng phiếu thu,phiếu chi và các chứng từ gốc Đồi với tiền ngân hàng, kế toán sử dụng giấy báo

nợ, giấy báo có, bản sao ngân hàng cũng với các chứng từ gốc kèm theo để kế toánghi sổ

Trang 17

Các nghiệp vụ tăng giảm tiền chủ yếu là các họa động mua bán, đầu tư, củadoanh nghiệp Cần phải định khoản đúng và đầy đủ theo chế độ kế toán hiện hànhquy định Các ghiệp vụ mua TSCĐ cần có sự kết chuyển nguồn…

Phải tổ chức kiểm quỷ tiền mặt; đối chiếu số dự tài khoản của doanh nghiệpvới sổ của ngân hàng Quá trình này sẻ phát hiện được sự chênh lệch có thể donguyên nhân khách quan lẩn chủ quan như sự chậm trể của chứng từ gốc, do saisót hoặc những lổi trong kiểm soát làm thất thoát tiền Các phát hiện chênh lệchđều phải ghi nhận, không để chậm trể và chờ quyết định xử lý về sau

1.4 Chính sách ghi nhận giao dịch ngoại tệ

a Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới ngoạitệ

Theo chuẩn mực kế toán “ảnh hưởng của những thay đổi tỷ giá” việc ghi nhậncác nghiệp vụ này tuân theo các nguyên tắc:

Các doanh nghiệp có các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới ngoại tệ phải thựchiện ghi sổ kế toán và lập chứng từ báo cáo tài chính theo một tiền tệ thống nhất làĐồng Việt Nam Việc quy đổi này về nguyên tắc phải dựa vào tỷ giá thực tế giaodịch của nghiệp vụ hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngan hàng nhà NướcViệt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ đó Khi các nghiệp vụ liênquan tới tăng tiền, ghi nhận tỷ giá này theo tỷ giá thwucj tế tại thời điểm phát sinh.Khi có một nghiệp vụ giảm liên quan tới tiền, kế toán phải dựa vào tỷ giá ghi sổ

Tỷ giá này do kế toán có được từ số liệu trên sổ sách Tỷ giá này là khác nhau nếutheo các cách tính tỷ giá khác nhau(bình quân, LIFO, FIFO, đích danh)

Vào cuối năm tài chính, doanh nghiệp cần phải đánh giá lại tất cả các khoảnmục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch liên ngân hàng do ngân àng Nhànước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính

b Chính sách có thể lựa chọn liên quan tới ngoại tệ

Như đề cập trên, kế toán có thể lựa chọn tỷ giá xuất để đánh giá giá trị của cácnghiệp vụ phát sinh liên quan tới ngoại tệ Kế toán có thể sử dụng 1 trong 4phương pháp hiện nay đang sử dụng là:

Tỷ giá bình quân: Tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới giảm tiền ngoại

tệ được tính theo tỷ giá bình quân của các lần nhập theo trọng số là số lượng ngoại

tệ đã có của doanh nghiệp trước đó

Phương pháp LIFO: Cũng tương tự như hàng tồn kho, LIFO có nghĩa rằng, các

nghiệp vụ phát sinh liên quan tới giảm ngoại tệ sẻ hạch toán theo tỷ giá gần nhậpngại tệ gần đây nhất

Phương pháp FIFO: Ngược với LIFO, phương pháp này chỉ ra rằng ngoại tệ

xuất sẻ được lấy với tỷ giá lần nhập xa nhất mà doanh nghiệp có Các nghiệp vụ

Trang 18

làm tăng ngoại tệ của các lần nhập trước đó sẻ được làm căn cứ để kế toán hạchtoán.

Phương pháp đích danh: Với phương pháp đích danh, tỷ giá giao dịch được

xác định chính là tỷ giá thực tế của khoản ngoại tệ đó khi nhập vào

1.5 Chính sách liên quan nợ phải trả và khoản phải thu.

a Chính sách liên quan tới khoản phải thuKhoản phải thu là một bộ phận tài sản của doanh nghiệp, thể hiện quyền củađơn vị trong việc nhận tiền, sản phẩm hàng hóa từ khách hàng, cá tổ chức và cánhân khác trong quá trình kinh doanh

Đối với nợ phải thu, sẻ liên quan tới khoản thu đó là khoản thu về ngoại tệ haynội tệ từ đó liên quan tới chính sách kế toán tiền tương ứng

Chính sách nợ phải thu kế toán có thể lựa chọn là chính sách tín dụng màdoanh nghiệp dành cho các tổ chức cá nhân, từ đó liên quan tới lập dự phòng chocác khoản khó đòi hay xử lý các khoản khó đòi về sau

b Chính sách liên quan tới nợ phải trả

Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp về một khoản tiền đồi vớimột tổ chức cá nhân khác từ các nguồn lực của doanh nghiệp

Việc thanh toán các khoản nợ phải trả có thể được thực hiên bằng trả bừng tiềnmặt, tiền ngân hàng, trả bằn tài sản khác(hàng hóa, nguyên vật liệu…) cũng cấpdịch vụ, thay thế nghiệp vụ này bằng nghiệp vụ khác, chuyển đổi nghĩa vụ phải trảthành nguồn vôn chủ Vì vậy, chính sách nợ phải trả liên quan tới chính sách tiền(thanh toán bằng tiên), xuất kho hàng tồn kho (nếu trả bằng hàng hóa hoặc tài sảnkhác…)…

2 Chính sách kế toán có thể lựa chọn liên quan tới doanh thu chi phí.

a Chính sách ghi nhận doanh thu

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kếtoán phát sinh từ các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ… góp phần làm tăngvốn chủ sở hữu

Chính sách ghi nhận doanh thu mà kế toán có thể lựa chọn là việc lựa chọnthời điểm kế toán để hạch toán doanh thu, rằng hàng hóa, dịch vụ mà doanhnghiệp cung cấp đã hoàn toàn chuyển quyền sở hữu

b Chính sách ghi nhận chi phí

Chi phí là yếu tố rỏ nhất liên quan tới việc lựa chọn chính sách kế toán củadoanh nghiệp Việc lựa chọn phương pháp khấu hao, phương pháp xuất dùng, xuấtbán phân bổ công cụ dụng cụ… cũng ảnh hưởng tới chi phí doanh nghiệp Mổiphương pháp đều cho ra một kết quả khác nhau về chi phí

Trang 19

Chi phí sản xuất: chi phí này thường bị ảnh hưởng bởi chính sách

xuất dùng, phân bổ của doanh nghiệp Nguyên vật liệu trong kỳ sẻ được tính theophương pháp giá xuất mà kế toán lựa chọn Từ đó làm cho chi phí nguyên vật liệuthay đổi Thông thường chi phí tính theo phương pháp LIFO thì cao hơn nhiều sơvới các phương pháp khác Việc phân bổ chi phí khấu hao trong các phân xưởngsản xuất cũng cho ta thấy rỏ điều này Phương pháp khấu hao nhanh thường chochi phí cao hơn Chi phí tạo nên giá thánh sẻ thay đổi khi các chi phí cấu thànhnên nó thay đổi Hay giá thành cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi chính sách tùy chọnnày Tùy theo mục tiêu của nhà quản trị mà kế toán lựa chọn chính sách phù hợp

Chi phí quản lý doanh nhiệp

Chi phí quản lý là những chi phí phát sinh liên quan đến việc tổ chức, quản lýhành chính và các chi phí liên quan đến các hoạt động văn phòng làm việc củadoanh nghiệp mà không thể xếp vào loại chi phí sản xuất hay chi phí bán hàng.Chi phí quản lý bao gồm chi phí tiền lương cho cán bộ quản lý doanh nghiệp vànhân viên văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định (văn phòng và thiết bị làmviệc trong văn phòng), chi phí văn phòng phẩm, các chi phí dịch vụ mua ngoài,v.v…Tất cả mọi tổ chức (tổ chức kinh doanh hay không kinh doanh) đều có chiphí quản lý

c Chính sách phân phối lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá tŕnh sản xuất kinhdoanh Nó phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanhnghiệp

Lợi nhuận của doanh nghiệp sẻ được phân chia cho cổ đông hay để lại tái đầu

tư bao nhiêu phụ thuộc vào chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.Hội đồng quản trị có thể đề nghị Đại hội đồng cổ đông thông qua việc thanhtoán toàn bộ hoặc một phần cổ tức bằng những tài sản cụ thể (như cổ phiếu hoặc

Trang 20

trái phiếu đã được thanh toán đầy đủ do công ty khác phát hành) và Hội đồng quảntrị là cơ quan thực thi nghị quyết này.

Trường hợp cổ tức hay những khoản tiền khác liên quan tới một loại cổ phiếuđược chi trả bằng tiền mặt, Công ty sẽ phải chi trả bằng tiền đồng Việt Nam và cóthể thanh toán bằng séc hoặc lệnh trả tiền gửi qua bưu điện tới địa chỉ đã đăng kýcủa cổ đông thụ hưởng và trường hợp có rủi ro phát sinh (từ địa chỉ đã đăng ký của

cổ đông) thì cổ đông đó phải chịu Ngoài ra, các khoản tiền trả cổ tức hoặc cáckhoản tiền khác được chi trả bằng tiền mặt liên quan tới một loại cổ phiếu có thểđược chi trả bằng chuyển khoản ngân hàng khi Công ty đã có thông tin chi tiết vềngân hàng của cổ đông nhằm cho phép Công ty thực hiện được việc chuyển khoảntrực tiếp vào tài khoản ngân hàng của cổ đông Trường hợp Công ty đã chuyểnkhoản theo đúng các thông tin chi tiết về ngân hàng do cổ đông cung cấp mà cổđông đó không nhận được tiền, Công ty không phải chịu trách nhiệm về khoản tiềnCông ty chuyển cho cổ đông thụ hưởng Việc thanh toán cổ tức đối với các cổphiếu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán

có thể được tiến hành thông qua công ty chứng khoán hoặc Trung tâm Lưu ký

PHẦN 3: LƯA CHỌN CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN.

I Khái niệm

Là việc lựa chọn chính sách kế toán trong quy định của chế độ phù hợp vớichính sách quản lý, tính đặc trưng hoạt động của doanh nghệp để phù hợp với cáchthức hoạt động của doanh nghiệp đó

sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp

Theo nghiên cứu của TS Trần Đình Khôi Nguyên, các chuẩn mực kế toán quákhó hiểu cho các doanh nghiệp vận dụng (41,8%) Thật vậy, các kế toán viênkhông cần quan tâm đến nội dung chuẩn mực, vì họ cho rằng chuẩn mực kế toán

có quá nhiều khái niệm và thuật ngữ mới mẻ Trong khi đó, họ quan tâm đến cácthông tư hướng dẫn do Bộ Tài chính ban hành vì thông tư hướng dẫn chi tiết và cụthể hơn Thông thường, các thông tư hướng dẫn thường phục vụ cho mục tiêu thuếhơn là mục tiêu kế toán Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải luôn cân nhắc mốiquan hệ giữa chi phí bỏ ra và lợi ích đạt được, vì chuẩn mực kế toán khó hiểu nên

Trang 21

doanh nghiệp muốn vận dụng thì phải đầu tư nhiều chi phí (thuê tư vấn chẳnghạn), nhưng kết quả đạt được là gì ? Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không công bốbáo cáo tài chính rộng rãi, không huy động vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanhthông qua thị trường chứng khoán Chính vì vậy, yêu cầu trung thực và hợp lý củabáo cáo tài chính cũng không cần thiết.

2 Mức độ phức tạp của chuẩn mực

Theo một cuộc khảo sát trình độ học vấn các kế toán trên địa bàn ĐN, trình độtrung cấp chuyên nghiệp (28%); trình độ đại học (20%); và sau đại học chưa đến(3%) [14] Từ kết quả này, có thể thấy trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của kế toándoanh nghiệp còn khá thấp Mức độ phức tạp của chuẩn mực càng cao càng dẩntới tình trạng khó hiểu cho các đối tượng áp dụng, từ đó dẩn tới hiểu sai hiểu lệch.Một số khác lại nhằm thời cơ này hiểu nhưng giả vờ không hiểu cố ý làm sai lệchchuẩn mực nhằm tư lợi

3 Nhận thức, mục tiêu quản trị của chủ doanh nghiệp

Mục tiêu quản trị là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng mạnh tới chính sách kếtoán Tùy theo cách quản trị của các chủ DN mà mổi doanh nghiệp trong cùng mộtlĩnh vực lại lựa chọn chính sách kế toán cho mình khác nhau Vì dụ: Nếu mục tiêucủa nhà quản trị là làm sao tối thiểu hóa chi phí thuế TNDN, kế toán cần tìm cáchtình giá vôn, các chi phí càng cao càng có lợi Như vậy, phương pháp tính giáhàng tồn kho theo phương pháp FILO sẻ được ưu tiên sử dụng hoặc nếu mục tiêucủa nhà quản trị là tối đa hóa lợi nhuận, kế toán cần lựa chọn chính sách thắt chặtchi phí, chi phí càng thấp càng tốt

4 Quy mô và loại hình doanh nghiệp

Quy mô: Quy mô của doanh nghiệp càng lớn, chính sách kế toán càng cần thắtchặt hơn, các phương pháp cần phải phức tạp hơn Phân chia công việc ra nhiềuphần ngành hơn Sổ sách kế toán sử dụng cũng phức tạp hơn… Loại hình củadoanh nghiệp cũng tác động tới sự lựa chọn về chin sách kế toán Các chính sáchliên quan tới khấu hao là một ví dụ cho sự lựa chọn này Đối với DN hoạt độngtrog lĩnh vực sản xuất, chính sách khấu hao máy móc phải được chú trọng hơn sovới DN thương mại

5 Ảnh hưởng của thuế

Đa số các doanh nghiệp cho rằng, thông tin trên BCTC chủ yếu cung cấp chonhà quản trị doanh nghiệp (trung bình =4,29); tiếp theo đó là cho cơ quan thuế(trung bình=4,23) Ít ưu tiên nhất cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng (trungbình = 3,43) Hay nói cách khác, thuế có ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kếtoán ở các doanh nghiệp

Thuế TNDN là một khoản thuế làm ảnh hưởng nhiều tới công tác kế toán.Thuế là một khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra dựa trên khoản lợi mà

Ngày đăng: 12/02/2014, 20:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Theo thông tin từ bảng báo cáo hoạt động kinh doanh cho thấy doanh thu quý 3 năm 2012 đạt trên 136 tỷ đồng tăng so với cùng kỳ năm trước hơn 36 tỷ tương ứng - Phân tích sai phạm trong báo cáo tài chính
heo thông tin từ bảng báo cáo hoạt động kinh doanh cho thấy doanh thu quý 3 năm 2012 đạt trên 136 tỷ đồng tăng so với cùng kỳ năm trước hơn 36 tỷ tương ứng (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w