Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp nâng cao công tác quản lý huy động vốn tại Chi nhánh Bách Khoa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác quản lý huy động vốn tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bách Khoa (Trang 57 - 62)

* Đối với NHNo&PTNT Việt Nam

Là cơ quan quản lý, điều hành toàn bộ hệ thống NHNo&PTNT, NHNo&PTNT Việt Nam có trách nhiệm trong việc hoạch định chính sách , xây dựng quy chế và kế hoạch phát triển của toàn hệ thống, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh trong đó có kế hoạch phát triển nguồn vốn của các chi nhánh trong hệ thống. Ngân hàng cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra công tác hạch toán và chứng từ hạch toán, hoạt động huy động vốn của các quĩ tiết kiệm. Định kỳ hàng tháng có thống kê sai sót cần chỉnh sửa đối với các hoạt động nghiệp vụ, báo cáo Lãnh đạo để kịp thời chỉnh sửa.

Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam tăng cường mở các lớp, các khoá học về ngoại ngữ, tin học chuyên ngành, các chương trình sử dụng các sản phẩm mới ... và đặc biệt cho các Chi nhánh mới nâng cấp. Đối với các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng hiện đại, kịp thời có các văn bản làm căn cứ pháp lý và cơ sở nghiệp vụ để mở rộng các sản phẩm. Khi triển khai các sản phẩm mới cần có chương trình phần mềm và tập huấn, quảng bá triển khai kịp thời.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin để từng bước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng cần đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ. Vì vậy, NHNo&PTNT Việt Nam cần phải chỉ đạo trong việc nghiên cứu , đầu tư hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Có giải pháp lắp đặt đường truyền nâng cấp mạng lưới thích ứng với quy mô trang thiết bị để tạo điều kiện cho chi nhánh sớm ổn định công tác thanh toán chuyển tiền + Citad.

NHNo&PTNT cũng cần hoàn thiện cơ chế khoán tài chính đối với các đơn vị chi nhánh thành viên. Nếu làm tốt yêu cầu này sẽ tạo động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các chi nhánh phát triển. NHNo&PTNT Việt Nam điều tiết và quản lý thu nhập, chi phí của các Chi nhán. Đặc biệt toàn bộ nguồn vốn tài sản cố định hoàn toàn do NHNo&PTNT

Việt Nam cấp phát. Cơ chế khoán tài chính cho các đơn vị thành viên là vấn đề hết sức nhạy cảm, đảm bảo phân phối công bằng mới có thể thúc đẩy sự phát triển của các Chi nhánh.

* Kiến nghị với NHNN Việt Nam

NHNo&PTNT nằm trong hệ thống NHTM quốc doanh, chịu sự quản lý của NHNN. Vì vậy, trong công tác huy động vốn cũng như hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT cần có sự hướng dẫn chỉ đạo từ NHNN, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.

NHNN cũng cần có tạo điều kiện thuận lợi để nguồn vốn huy động của các NHTM được tăng trưởng và ổn định. NHNN cần phát huy vai trò quản lý Nhà nước đối với các NHTM, xúc tiến thực thi hai bộ Luật về Ngân hàng, cần tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra NHNN đối với các NHTM để nâng cao hiệu quả cho vay và sử dụng vốn huy động.

Chính sách tiền tệ quốc gia với mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân do NHNN hoạch đinh. Vì vậy, NHNN cần xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ ổn định và hợp lý hơn.

Phát triển và hoàn thiện môi trường pháp lý, hoà nhập với thông lệ quốc tế. Xây dựng môi trường pháp lý vững chắc nhằm tạo được lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng và nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân. Bổ sung và hoàn thiện các chính sách, cơ chế thúc đẩy phát triển nghiệp vụ mở và sử dụng tài khoản tiền gửi.

* Kiến nghị với nhà nước

Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, đây là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm nhiều yếu tố có tính chất bao trùm lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế như: Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thâm hụt cán cân thanh toán, ngân sách, tỉ giá đồng bộ. Nếu không đảm bảo giữ vũng ổn định nền kinh tế vĩ mỗ thì sẽ gây khó khăn trong việc đảm bảo được quyền lợi cho người gửi tiền,

cũng như cho ngân hàng trong việc thực thi các điều khoản của pháp luật. Bởi chưa có một chuẩn mực chung cho các ngân hàng nên các ngân hàng đều thực hiện theo một quy định của riêng mình và gây không ít khó khăn, trở ngại cho khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng. Do vậy, nhà nước phải đưa ra các định hướng, chiến lược phát triển kinh tế trong thời gian dài, tạo môi trường kinh tế ổn định, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, thiểu phát, ổn định sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, tranh thủ các nguồn tài chính của các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới, ở rộng quan hê tín dụng trong nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM.

Tạo lập môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ: các NHTM hoạt động trong một môi trường pháp lý do Nhà nước quy định, chịu sự tác động của hệ thống pháp luật về kinh doanh ngân hàng. Vì vậy, tạo lập môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ là điều kiện thuận lợi để các NHTM hoạt động kinh doanh có hiệu quả theo đúng quy định của luật pháp. Từ đó đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người đầu tư, cho các doanh nghiệp và ngân hàng, hướng dẫn các tầng lớp dân cư tiêu dùng tiết kiệm, khuyến khích đầu tư trong nước và ngoài nước, thực hiện sử phạt nghiêm minh các trường hợp tham ô, làm thất thoát đến tài sản của nhà nước, của nhân dân.

Nhà nước cần tăng cường các giải pháp giải quyết công ăn việc làm cho người dân để họ có thu nhập ổn định, sớm tiếp cận với nền kinh tế phát triển. Một khi đời sống của người dân được nâng cao, dân trí được mở rộng thì họ sẽ tiếp cận với các thể thức thanh toán qua ngân hàng, thay đổi tâm lý giữ tiền tiết kiệm ở nhà và họ cho rằng vẫn đảm bảo an toàn hơn, có thể sử dụng tiền mặt bất cứ khi nào.

Nhà nước quan tâm đến lợi ích của các ngân hàng, khuyến khích các NHTM huy động các nguồn vốn trung và dài hạn vì đây là nguồn vốn rất quan trọng, yếu tố quyết định đến sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

KẾT LUẬN

Đất nước ta đang trong thời kỳ biến thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống, quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang diễn ra hết sức sôi động. Trong bối cảnh này công tác huy động vốn càng thể hiện vai trò hết sức quan trọng của nó, không chỉ đối với các NHTM mà còn với cả nền kinh tế. Chính vì thế, khai thông nguồn vốn đối hoạt động huy động vốn của các NHTM được đặt ra rất bức thiết, công tác huy động vốn đòi hỏi phải có hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, cũng như cung cấp vốn cho quá trình đầu tư phát triển kinh tế.

Trong thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa, với kiến thức đã học cộng thêm với kinh nghiệm thực tế em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao công tác quản lý huy động vốn tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bách Khoa”. Do thời gian thực tập chưa dài, cũng như những hiểu biết của bản thân còn nhiều hạn chế, bài viết của em không thể không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy, các cô cùng các anh chị trong phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa.

Một lần nữa em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, các cô, cùng toàn thể anh chị trong phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Văn Hiển đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác quản lý huy động vốn tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bách Khoa (Trang 57 - 62)