Thực trạng công tác quản lý huy động vốn tại Chi Nhánh Bách Khoa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác quản lý huy động vốn tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bách Khoa (Trang 39 - 41)

Huy động vốn là một nghiệp vụ chủ chốt, không thể thiếu được của các NHTM, bởi nguồn vốn chính của một ngân hàng là nguồn vốn huy động. Ngân hàng phải luôn đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu của khách hàng đến vay vốn và đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình phát triển của đất nước, huy động vốn phải dựa trên cơ sở xác định thị trường đầu ra, lĩnh vực đầu tư có hiệu quả hay không, lãi suất ra sao. Do đó quản lý tốt công tác huy động vốn là yêu cầu đòi hỏi tất yếu các ngân hàng cần phải thực hiện tốt.

Hiện nay NHNo&PTNT chi nhánh Bách Khoa đang huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội nhằm phục vụ công tác cho vay của ngân hàng, đảm bảo thanh toán nội bộ trong hệ thống ngân hàng.

Nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu được huy động từ các nguồn sau:

* Nội tệ: Bao gồm các hình thức huy động với các mức lãi suất khác

nhau như:

- Tiền gửi tiết kiệm dân cư - Tiền gửi các tổ chức kinh tế

* Ngoại tệ: huy động tập trung vào những đồng ngoại tệ mạnh mà chủ

yếu là USD.

Bảng 2: Kết quả huy động vốn NHNo&PTNT chi nhánh Bách

Khoa trong những năm trở lại đây:

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Thời điểm

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng nguồn vốn 508 1.856 1.267,1

Tăng (giảm) tuyệt đối + 1348 - 588,9

Tỷ lệ so với năm trước 365,35% 68.27%

(Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa)

Nhìn vào bảng tổng kết công tác huy động vốn trong 3 năm trở lại đây ta thấy răng nguồn vốn huy động có sự tăng giảm tương đối lớn qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do ảnh hưởng của khủng hoảng nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp, hộ sản xuất đều rất khó khăn trong hoạt động kinh doanh, bên cạnh đó lãi suất cho vay của ngân hàng trong những tháng đầu năm liên tục tăng cũng góp phần tạo nên những khó khăn cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất. Chính vì vậy việc trả nợ của các doanh nghiệp, hộ sản

xuất khi đến hạn không đúng tiến độ đã cam kết, làm nợ xấu tại các ngân hàng thương mại nói chung cũng như Chi nhánh Bách Khoa nói riêng tăng lên.

Năm 2008 do ảnh hưởng khủng hoảng chưa nặng nề, lãnh đạo Chi nhánh Bách Khoa đã kịp thời chỉ đạo linh hoạt trong điều hành, tìm các biện pháp khắc phục tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, một mặt tích cực tìm mọi cách để thu nợ khi đến hạn, hạn chế đến mức tối đa nợ xấu, một mặt tích cực tìm kiếm, khai thác và cho vay khách hàng mới có hiệu quả. Chính vì vậy, năm 2008 dư nợ tại Chi nhánh Bách Khoa tăng mạnh so với năm 2007.

Năm 2009, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, nền kinh tế trong nước đang đối mặt với nhiều khó khăn. Cùng với xu hướng thế giới Chính Phủ Việt Nam đã và đang thực hiện các biện pháp điều hành quyết liệt nhằm chặn đà suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô và hướng tới tăng trưởng bền vững. Hai giải pháp chính là chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng. Chi Nhánh Bách Khoa với những chính sách đúng đắn đã đứng vững và đạt được những kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác quản lý huy động vốn tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bách Khoa (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w