nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa
* Giải pháp 1: Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn
Mở rộng nhiều hình thức huy động vốn là một vấn đề tất yếu nhằm tăng cường nguồn vốn phục vụ cho việc phát triển kinh tế đất nước. Việc đa dạng các hình thức huy động vốn sẽ tăng thêm nguồn vốn đối với cả hệ thống, tạo điều kiện cho sự phát triển của toàn ngành. Bên cạnh các hình thức huy động huy động vốn truyền thống như: nhận tiền gửi các loại, ngân hàng cần triển khai và đưa ra các hình thức huy động vốn mới như: tiết kiệm xây dựng nhà ở, tiết kiệm gửi góp, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu đảm bảo bằng vàng, trái phiếu ngân hàng thương mại...với nhiều kỳ hạn như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm, 5 năm với mức lãi suất vừa nhạy cảm, vừa đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền, vừa đảm bảo quyền lợi cho cho ngân hàng và người đi vay.
Song song với hình thức huy động vốn bằng VNĐ, Chi nhánh cũng cần phải mở rộng các hình thức huy động vốn bằng ngoại tệ như gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, làm dịch vụ chi trả kiều hối. Tranh thủ các nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế, đồng thời phải sử dụng các nguồn vốn này với hiệu quả cao, phục vụ cho các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế.
Chú trọng khai thác hiệu quả các nguồn vốn trung và dài hạn, vì đây là nguồn vốn rất cần thiết phục vụ cho công tác đổi mới đất nước. Công tác huy động tiền gửi trung hạn và dài hạn từ trong dân cư cần phải định ra nhiều loại kỳ hạn: 3 năm, 5 năm,10 năm, có lãi suất huy động phù hợp và hấp dẫn. Người gửi tiền có kỳ hạn dài thường lo lắng về lạm phát, về tính thanh khoản khi họ có nhu cầu chuyển đổi sang hình thức khác, hoặc các rủi ro gặp phải do sự phá sản của ngân hàng, nắm bắt đươc yếu tố tâm lý này của khách hàng đối với các khoản tiền trung và dài hạn cần phát hành các trái phiếu có thể chuyển nhượng dễ ràng trên thị trường. Cần đưa ra các quy định linh hoạt như có thể bán lại các trái phiếu cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp khác hay cho các ngân hàng. Ngoài ra, cần có giải pháp tự động chuyển hoá tiền gửi không kỳ hạn sang có kỳ hạn cho dân. Ví dụ: những người đã gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn ở ngân hàng từ 2 tháng trở lên có thể chuyển cho họ được hưởng quyền lợi về tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Việc huy động hình thức này chắc chắn sẽ tạo ra nguồn vốn ổn định đảm bảo cho ngân hàng hoạt động.
Khuyến khích mở các tài khoản và séc cá nhân, cho đến nay số lượng tài khoản cá nhân mở tại các ngân hàng trong nước nói chung và ở NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa nói riêng chưa nhiều, nó chưa thuận tiện và thiết thực. Do đó, cần có các hình thức giới thiệu, quảng cáo để người dân thấy được lợi ích của hình thức này, giới thiệu với khách hàng về các chuyển biến trong công tác nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của ngân hàng ,nhằm đem lại lợi ích cho họ trong giao dịch gửi rút tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt. Khi trình độ dân trí của người dân đựợc nâng cao, hoạt động ngân hàng phát triển đầy đủ thì hình thức này sẽ là hình thức đem lại tiện ích cho người sử dụng và đem vốn lớn cho ngân hàng. Ngân hàng cũng có thể liên kết với Kho bạc để làm dịch vụ mở tài khoản chi trả lương cho các khách hàng là cán bộ công nhân viên làm việc ở các trường đại học,
các doanh nghiệp Nhà nước có thu nhập ổn định, đây là một lĩnh vực còn rất mới, cho nên thị trường và khả năng khai thác là rất lớn, mặt khác ở thị trường này, trình độ dân trí cao nên khả năng thích ứng của khách hàng với các dịch vụ ngân hàng là rất nhanh. Chi nhánh cũng cần liên hệ với các trường Đại học, Cao đẳng... cùng nhà trường có thể mở tài khoản cho mọi sinh viên trong trường, vì số lượng sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng là rất lớn nên đây là một nguồn huy động dồi dào. Nhà trường và sinh viên, sẽ dễ dàng hơn trong việc thu học phí và các chi phí, lệ phí khác.
Tao các hình thức khuyến khích càng nhiều doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức xã hội mở tài khoản tiền gửi. Nguồn tiền gửi trong thanh toán của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Tuy nhiên, so với tiềm năng của Chi nhánh thì vẫn chưa tương xứng, phí thu mua các dịch vụ thanh toán hộ chiếm phần không đáng kể. Vì vậy, ngân hàng phải sớm có biện pháp khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tới mở tài khoản, tạo điều kiện về thời gian thủ tục, có thể ưu tiên cho vay vốn, tài trợ cho các doanh nghiệp có số dư tài khoản lớn thường xuyên tại ngân hàng.
* Giải pháp 2: Có kế hoạch cụ thể về phát triển nguồn vốn huy động
Chi nhánh cần phải luôn luôn đánh giá một cách chi tiết, phân tích tỉ mỉ tình hình tỷ trọng, kết cấu nguồn vốn ...cũng như về tình hình thực tế trong nước, tìm ra những khó khăn vướng mắc, từ đó chủ động xây dựng cân đối nhu cầu vốn. Trên cơ sở phân tích đó, ngân hàng lập chiến lược dài hạn về huy động vốn để từ đó có những biện pháp huy động vốn phù hợp, đáp ứng nhu cầu vốn cho bản thân ngân hàng nói riêng, cho nền kinh tế nói chung và không để bị đọng vốn trong quá trình sử dụng vốn. Trong công tác huy động
vốn cần quán triệt quan điểm phát huy nội lực. Gắn chiến lược tạo nguồn với chiến lược sử dụng nguồn trong một thể đồng bộ, nhịp nhàng. Khối lượng tiền gửi từ các tầng lớp dân cư để tạo lập một mặt bằng vốn luân chuyển vững chắc, đồng thời nâng cao tiền gửi của doanh nghiệp cũng như nguồn vốn huy động ngoại tệ. Công tác huy động vốn cần được thực hiện theo nhiều kênh khác nhau, đây vùa là nhiệm vụ lâu dài,yêu càu mang tính giải pháp trong tình hình biến động hiện nay.
* Giải pháp 3: Không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các dịch vụ ngân hàng
Đối với một khách hàng gửi tiền thông thường phải mất 15 - 30 phút cho một lần gửi hoặc rút. Đối với xin vay, thủ tục còn kéo dài nhiều ngày để đảm bảo đầy đủ các thu tục theo quy định, nhưng ngân hàng cần nghiên cứu biện pháp rút ngắn thời gian, giảm bớt thời gian chờ đợi của khách hàng. Thực hiện tốt khâu thanh toán không dùng tiền mặt, áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng đảm bảo cho việc chu chuyển vốn nhanh chóng, tiết kiệm được nguồn vốn trong khâu thanh toán, đưa ra các phương thức thanh toán tiện lợi như thanh toán qua thẻ tín dụng.
* Giải pháp 4: Có chính sách lãi suất linh hoạt
Lãi suất có tác động vô cùng nhạy cảm tới hoạt động thu hút vốn của ngân hàng. Nhằm thu hút nguồn tiền gửi của mọi thành phần trong nền kinh tế, Chi nhánh cần xác định được rằng biện pháp tăng lãi suất. Đảm bào mức lãi suất đưa ra theo mức độ cần thiết của nguồn vốn, tuỳ theo từng thời điểm, từng khu vực, phù hợp với khung lãi suất do ngân hàng Trung ương quy định và có lợi cho người gửi, người vay và cho cả. Theo các tín hiệu thị trường luôn biến động như hiện nay thì cơ chế lãi suất càng đòi hỏi sự năng động, linh hoạt của Chi nhánh trong quá trình tìm kiếm nguồn vốn để cho vay.
* Giải pháp 5: Chi nhánh cần không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất, các trang thiết bị và áp dụng các công nghệ mới vào hoạt động.
Địa điểm giao dịch của Chi nhánh còn phải đi thuê, trang bị cơ sở vật chất còn bị hạn chế. Do đó chưa thu hút được nhiều khách hàng, vì thế nhiệm vụ cấp bách đặt ra là phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, đổi mới, hoàn thiện kỹ thuật công nghệ ngân hàng, phục vụ mục tiêu tự động hoà nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng là yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay. Công nghệ ngân hàng không chỉ bao gồm là những máy móc đơn thuần thẻ thanh toán, máy rút tiền tự động mà còn là cơ chế thanh toán trong nội bộ ngân hàng, sử dụng tin học để quản lý các mặt nghiệp vụ trong đó có quản lý kế toán và thanh toán, ưu tiên công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm làm tăng vòng quay vốn, tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông. Khoa học kỹ thuật công nghệ sẽ hỗ trợ đắc lực cho các NHTM trong việc nâng cao chất lượng nghiệp vụ, dịch vụ kinh doanh từ đó tạo ra sức cạnh tranh cao trong nền kinh tế thị trường.
*Giải pháp 6: Không ngừng nâng cao về trình độ và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, thường xuyên giáo dục đạo đức, tác phong nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ.
Đây không chỉ là giải pháp trước mắt mà còn là giải pháp còn là về lâu dài nhằm phát triển vững chắc hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện hiện nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, yêu cầu đạt ra trong hoạt động của các ngân hàng phải thường xuyên đào tạo bồi dưỡng về trình độ nghiệp vụ, trang bị các kiến thức nắm bắt kịp thời những yêu cầu của ngân hàng hoạt động trong cơ chế thị trường.
Các nhân viên ngân hàng cũng là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Vì vậy, văn minh ngân hàng là những cảm nhận đầu tiên về ngân hàng sẽ thể hiện qua phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ công nhân viên với khách hàng. Do đó, ngân hàng phải thường xuyên giáo dục đạo đức, tác phong nghề nghiệp cho toàn thể cán bộ, có tinh thần thái độ đúng đắn với khách hàng, khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ tự học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, tạo sự tin tưởng cho khách hàng khi đến ngân hàng giao dịch .
Giao nhiệm vụ gắn với cơ chế khoán cho từng phòng, từng cán bộ, mở rộng các tiêu chí thi đua khen thưởng đến các mặt nghiệp vụ như thanh toán, tín dụng… bám sát việc thực hiện chỉ tiêu để bình xét thi đua. Đẩy mạnh các phong trào thi đua, văn hoá thể thao. Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ.
* Giải pháp 7: Tăng cường công tác thông tin quảng cáo
Chi nhánh phải thường xuyên thực hiện công tác quảng cáo bằng nhiều hình thức khác nhau, phong phú trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường hoạt động quảng cáo tiếp thị, chiến lược phát triển các dịch vụ ngoài tín dụng, khách hàng dân cư,tìm hiểu nghiên cứu, thăm dò thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để đưa ra các sản phẩm hợp lý phục vụ khách hàng triển khai tốt công tác chăm sóc khách hàng, phong cách giao dịch, phấn đấu tăng trưởng nguồn thu từ các dịch vụ vãng lai.
Tiếp cận với các trường đại học, bệnh viện, các tổ chức kinh tế... để mở tài khoản thanh toán, huy động nguồn vốn từ các dự án, các nguồn vốn rẻ. Tuyên truyền phát hành chứng chỉ trái phiếu dự thưởng theo các chương trình triển khai của NHNo&PTNT. Tiếp cận khai thác các tổ chức kinh tế nhận nguồn vốn tài trợ của nước ngoài….
Tăng cường khai thác khách hàng để mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh, tích cực tìm kiếm khách hàng có tình hình tài chính dự án khả thi tốt, mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mở rộng kinh doanh gắn liền kiểm tra, kiểm soát vốn đã cho vay, coi trọng công tác thẩm định cho vay.
Tập trung và có chính sách đối với các khách hàng có hàng xuất khẩu, khách hàng quan hệ nhiều dịch vụ: Thực hiện tốt công tác thanh toán trong và ngoài nước, ưu đãi về lãi suất, phí, mở rộng hạn mức cho vay.