* Nguyên nhân chủ quan
Hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa trong những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định, nguồn vốn huy động tăng trưởng nhanh và ổn định. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại mà nguyên nhân cần phải được đánh giá đúng đắn nhất ngay từ nội bộ ngân hàng.
- Khoa học công nghệ được áp dụng vào trong quá trình thanh toán của ngân hàng nhưng vẫn chưa hoàn thiện, do đó trong quá trình thanh toán đôi khi còn gây gián đoạn, ảnh hưởng tới khách hàng. Quy trình gửi tiền cũng còn nhiều phức tạp gây tốn kém thời gian, làm giảm năng suất, tăng chi phí của ngân hàng .
- Mức lãi suất vẫn chưa hợp lý, chưa hấp dẫn được người gửi tiền, cũng như là tăng khả năng cạnh tranh với các NHTM khác.
- Trình độ cán bộ nhân viên tuy đã được nâng lên nhưng ở một số bộ phận chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Việc thu thập thông tin về diễn biến lãi suất, nhu cầu của người gửi tiền còn chưa linh hoạt, hầu hết khách hàng có nhu cầu gửi tiền hay mở tài khoản giao dịch đều tự đến Chi nhánh.
- Chưa đa dạng hóa các hình thức huy động. Lượng vốn huy động còn phụ thuộc phần lớn từ các tổ chức kinh tế, do đó khi nền kinh tế biến động mạnh dẫn đến nguồn huy động vốn này cũng giảm sút đáng kể.
Công tác tuyên truyền, quảng cáo chưa sâu rộng.
* Nguyên nhân khách quan
Bên cạnh những nguyên nhân tồn tại trong nội bộ Chi nhánh, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay còn có rất nhiều yếu tố khách quan làm ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng.
- Nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng, dẫn tới kinh tế trong nước tăng trưởng chậm, ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động của Chi nhánh: Thị trường bất động sản biến động bất thường tác động đến tâm lý người dân, dẫn đến một lượng vốn khá lớn chảy vào thị trường này. Ngoại tệ khan hiếm, có thời gian các NHTM không thể đáp ứng đủ ngoại tệ cho nhu cầu thanh toán của khách hàng. Những năm trở lại đây, giá vàng liên tục biến động, tăng nhanh gây tâm lý đầu tư thay đổi, nhiều khách hàng chuyển từ gửi tiền vào Chi nhánh sang đầu tư trong lĩnh vự này.
- Tuy nền kinh tế có mức tăng trưởng khá nhưng so với mặt bằng chung trên thế giới, kinh tế nước ta còn chưa phát triển, thu nhập của người dân còn thấp, chỉ đủ đáp ứng cho chi tiêu mà tích lũy chưa nhiều, đại bộ phận người dân có thói quen dùng tiền mặt trong chi tiêu, thanh toán các hàng hóa, dịch vụ. Trình độ dân trí chưa cao, hiểu biết về các hoạt động của ngân hàng còn nhiều hạn chế, chưa quen với các hoạt động cũng như sử dụng các tiện ích của ngân hàng, tâm lý lo sợ tiền mất giá….ảnh hưởng tới hoạt động giao dịch trong Chi nhánh.
- Sau khủng hoảng, nhà nước áp dụng hàng loạt các chính sách kích cauam kích thích đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng trong xã hội. Do đó, các nguồn vốn được đầu tư và lĩnh vực kinh doanh nhiều với kỳ vọng đạt được thu nhập cao hơn thay vì hưởng lãi từ tiền gửi ngân hàng.
- Các NHTM trong hệ thống ngân hàng nói chung và đặc biệt là các NHTM trên địa bàn khu vực Hà Nội đang có sự cạnh tranh gay gắt, về khả năng đáp ứng dịch vụ mới, về các hình thức huy động, về lãi suất. Bên cạnh
đó, các kênh huy động vốn ngoài ngân hàng: các công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện, đầu tư chứng khoán, trái phiếu kho bạc… cũng có những tác động đáng kể đến công tác huy động vốn trong Chi nhánh.
Trong bối cảnh thị trường tài chính tiền tệ chứa đựng nhiều bất ổn, cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đòi hỏi các ngân hàng cần phải có một chiến lược về nguồn vốn, đặc biết là trong công tác huy động vốn sâu sắc hơn, có sức chịu đựng trước những biến động bất thường của nền kinh tế, nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Hoạt động của Chi nhánh trong thời gian tới vẫn còn chứa đựng nhiều khó khăn, thách thức, hy vọng rằng với đội ngũ cán bộ quản lý dày dặn kinh nghiệm, Chi nhánh sẽ chủ động đưa ra các kế hoạch, các hình thức quản lý để đối phó với mọi tình huống và điều hành Chi nhánh ngày một phát triển và hiện đại hơn.
CHƯƠNG III