* Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư
Đây là một khoản tiền gửi lớn và rất quan trọng của ngân hàng. Khách hàng ở đây là tất cả mọi dân cư có những khoản tiền nhàn rỗi tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng thì có thể đem gửi vào ngân hàng nhằm tìm kiếm một khoản lợi nhuận. Nguồn tiền gửi tiết kiệm huy động vốn này ngoài tác dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thu hút tối đa các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư còn nhằm phát triển kinh tế, cũng như đối với chính sách ổn định tiền tệ của đất nước.
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động từ dân cư:
Đơn vị: Tỷ đồng
2007 2008 2009
Vốn huy động nội tệ 457.2 1.516 989,3
Tiền gửi dân cư 61 281 437
% so với cùng kỳ 460% 155.5%
Tỷ trọng/ vốn huy động
nội tệ 13.34% 18.53% 44.17%
Qua bảng trên ta thấy nguồn tiền gửi của dân cư có xu hướng tăng ổn định, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng dẫn tới suy thoái kinh tế tuy tổng nguồn vốn huy động có giảm nhưng tiền gửi của dân cư vẫn tăng, cụ thể năm 2008 tăng 460% so với cùng kỳ năm 2007. Năm 2009 tăng 155.5% so với năm 2008.
Đạt được kết quả như vậy là do Chi nhánh đã thực hiện áp dụng các hình thức huy động vốn với nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như huy động tiết kiệm bặc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm dự thưởng bằng vàng, tiết kiệm gởi góp với nhiều hình thức trả lãi hàng tháng, quý, năm, lãi trước, lãi sau, linh hoạt, phù hợp lãi suất và mặt bằng chung của các tổ chức tín dụng
Tiền gửi dân cư gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn:
+ Tiền gửi không kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi lần và rút ra bất cứ lúc nào, người gửi tiền cũng có thể yêu cầu ngân hàng thanh toán hộ các chi phí đã sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ trong số tiền này. Khách hàng gửi tiền là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản thanh toán qua ngân hàng. Do vậy nó thường được gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán.
+ Tiền gửi có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi có thời hạn trả xác định, tùy theo mỗi kỳ hạn mà có các mức lãi suất khác nhau, thông thường có thể từ vãi tháng tới vài năm. Khách hàng gửi tiền nhằm mục đích thu lãi, mức lãi suất
thông thường sẽ cao hơn tiền gửi không kỳ hạn. Tuy nhiên, đối với loại tiền gửi này ngân hàng có thể chủ động kế hoạch hóa việc sử dụng nguồn vốn này vì tính thời hạn của nguồn vốn.
Việc mở rộng các hình thức huy động vốn, lãi suất huy động phù hợp, công tác chi trả thuận tiện nhanh chóng, và uy tín của ngân hàng cũng có tác động mạnh đến nguồn tiền gửi này. Do đó để nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm tiếp tục tăng trong các năm tới, ngân hàng cần giữ vững uy tín của mình đối với khách hàng và có những chính sách phù hợp đối với những biến động của nguồn vốn này nhằm gia tăng nguồn vốn này ngày một tăng. Nguồn vốn này thường có những biến động theo thời điểm: chẳng hạn vào những đợt cuối năm, đợt vụ mùa... dân chúng thường rút tiền nhằm phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của mình, do đó ngân hàng cần có lượng vốn để đáp ứng tri trả và duy trì hoạt động cho vay của mình.
* Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế
Đây thực sự là nguồn tiền gửi vô cùng quan trọng của NHTM, nguồn tiền gửi này thường có số lượng lớn, do các doanh nghiệp hoặc tổ chức chưa đầu tư vào sản xuất còn đang trong tình trạng nhàn rỗi. Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng vừa thu được tiền lãi, vừa đảm bảo an toàn, đồng thời tính thanh khoản cao.
Bảng 4: Cơ cấu tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong tổng nguồn
vốn huy động: Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 Vốn huy động nội tệ 457.2 1.516 989,3 Tiền gửi từ các tổ chức 396.2 1235 552.3
kinh tế
% so với cùng kỳ 352.34% 52.7%
Tỷ trọng/ vốn huy động
nội tệ 86.66% 81.47% 55.83%
Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế thì nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp và các tổ chức cũng tăng lên với khối lượng lớn. Năm 2008 tăng 352.34% so với năm 2007. Năm 2009 tuy lượng vốn huy động từ các tổ chức tuy có giảm do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, nhưng vấn chiếm một lượng lớn 830.1 tỷ đồng. Đây thực sự là một kết quả đáng mừng bởi trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, đặc biệt các NHTM trong địa bàn khu vực Hà Nội thì sự cạnh tranh này càng khốc liệt hơn. Các NHTM không ngừng thay đổi các hình thức huy động vốn, đa ra các mức lãi suất hấp dẫn thì NHNo&PTNT Chinh nhánh Bách Khoa vẫn là một địa chỉ đáng tin cậy trong lòng khách hàng bao. Yêu cầu đỏi hỏi các nhà quản lý, các cán bộ nhân viên trong Chi nhánh cân phát huy hơn nữa thế mạnh này, bởi việc tiếp cận với các nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp là tiền đề để phát triển các dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, cho vay... Yêu cầu đỏi hỏi các nhà quản lý, các cán bộ nhân viên trong Chi nhánh cân phát huy hơn nữa thế mạnh này, bởi việc tiếp cận với các nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp là tiền đề để phát triển các dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, cho vay...
Hiện nay NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa đã mở rộng và đặt mối quan hệ tín dụng với một số doanh nghiệp tư nhân cũng như những doanh nghiệp nhà nước làm ăn có lãi như: Công ty bia IBĐ, Công ty sản xuât và xuất nhập khẩu bao bì, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, Công ty Xây lắp… Mặc dù nguồn tiền gửi nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán và tri trả của các
doanh nghiệp: như trả lương, trả tiền dịch vụ thông tin… do đó thường xuyên bến đổi, nhưng khi đã mở rộng được quan hệ, tạo được uy tín với nhiều doanh nghiệp thì nguồn vốn gửi này sẽ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác huy động vốn của ngân hàng. Vấn đề đặt ra là phải quản lý thật tốt nguồn tiền gửi này, nắm vững tình hình để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, tạo được uy tín và thu hút được nhiều doanh nghiệp hơn.