1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.DOC

75 2,4K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 749 KB

Nội dung

Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam

Trang 1

Lời mở đầu

Nền kinh tế Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế đang là một hiệntượng kinh tế của châu Á với mức tăng trưởng tương đối cao trong nhữngnăm vừa qua Trong xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tận dụng tốtnhững lợi thế của nước nhà kết hợp với những cơ hội và thách thức để vươnlên vị trí cao hơn trong nền kinh tế thế giới

Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết khi trởthành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại quốc tế WTO Nền kinh

tế Việt Nam tiếp tục mở cửa và hội nhập quốc tế với mức độ sâu rộng hơnvới nhiều cơ hội và thách thức cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế xã hộinói chung, trong đó có ngành bảo hiểm nói riêng

Năm 2007 tăng trưởng GDP đạt 8.5%, đầu tư trực tiếp từ nước ngoàitương đương 20.3% tỉ USD, đầu tư toàn xã hội đạt 40% GDP, vốn ODA đạt5.4 tỉ USD xuất khẩu đạt 48 tỉ USD Các ngành công nghiệp vận tải biển vàđóng tàu, hàng không dân dụng, dệt may, giày da có những bước phát triểnđột phá Thị trường tài chính tiền tệ tiếp tục phát triển theo xu thế ổn địnhsau một thời gian phát triển nóng như: tín dụng ngân hàng, chứng khoán,quỹ đầu tư, bảo hiểm Đây là những tiền đề cơ bản tạo điều kiện thuận lợicho ngành bảo hiểm Việt Nam phát triển, đặc biệt là lĩnh vực Bảo hiểm phinhân thọ Tuy nhiên, trong những điều kiện đó, để phát triển, mỗi Công tyBảo hiểm đang hoạt động trên thị trường, phải tìm cách để mang sản phẩmBảo hiểm của mình tới tay khách hàng Điều này không hề đơn giản khi màkiến thức và hiểu biết của người dân Việt Nam và ngay cả những doanhnghiệp hoạt động trong nước về Bảo hiểm vẫn còn không nhiều Chính lý do

đó, như bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực trên thịtrường, doanh nghiệp Bảo hiểm phải có một hệ thống kênh phân phối phùhợp với sản phẩm mà mình cung cấp

Kênh phân phối là các yếu tố con người và phương tiện vật chất nhằmtrao đổi thông tin và chuyển giao sản phẩm từ doanh nghiệp, người bán sangngười mua Nhờ có hệ thống kênh phân phối, người mua có thể mua được

Trang 2

Khái niệm hệ thống kênh phân phối sản phẩm không chỉ áp dụngtrong phân phối các sản phẩm hữu hình mà cả trong các sản phẩm vô hình,trong đó có sản phẩm Bảo hiểm Nhưng đối với các sản phẩm hữu hình, hệthống phân phối bao gồm các phương tiện vật chất có thể rất lớn và khá tốnkém như kho chứa hàng, phòng trưng bày, phương tiện chở hàng… Còn đốivới sản phẩm vô hình, hệ thống kênh phân phối đơn giản hơn do ít đòi hỏiphương tiện vật chất, mà chủ yếu là yếu tố con người Tuy nhiên, để có đượcmột kênh phân phối sản phẩm vô hình có hiệu quả, linh hoạt, gọn nhẹ vàthích ứng được với sản phẩm lại là điều không hề đơn giản, đòi hỏi doanhnghiệp phải chú trọng ngay từ khâu xây dựng đến quản lý hoạt động, khôngngừng hoàn thiện và phát triển.

Chính vì những lý do trên nên sau quá trình thực tập tại Công ty Bảohiểm dầu khí Hà Nội, trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí

Việt Nam em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam”

làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình

Mục tiêu nghiên cứu đề tài.

- Tìm hiểu về thực trạng hoạt động hệ thống kênh phân phối sản

phẩm Bảo hiểm của doanh nghiệp

- Phân tích một số đặc điểm của Tổng công ty cổ phần Bảo

hiểm dầu khí Việt Nam có ảnh hưởng tới hoạt động kênh phânphối

- Đưa ra một số đánh giá về kết quả hoạt động của hệ thống

kênh phân phối

- Nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân

phối của doanh nghiệp

Đối tượng nghiên cứu.

- Hoạt động, kết quả hoạt động của các thành viên kênh phân

phối

- Hoạt động xây dựng, quản lý và bổ sung thành viên kênh phân

phối

Trang 3

Phạm vi nghiên cứu.

- Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.

Kết cấu của chuyên đề.

Chuyên đề gồm có 3 chương

- Chương thứ nhất: tổng quan về Tổng công ty cổ phần Bảo

hiểm dầu khí Việt Nam

- Chương thứ hai: thực trạng hoạt động của hệ thống kênh phân

phối của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam

- Chương thứ ba: một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện kênh

phân phối sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần Bảohiểm dầu khí Việt Nam

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS NguyễnMạnh Quân trong suốt quá trình em làm bài chuyên đề thực tập tốt nghiệpnày Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các anhchị tại Công ty Bảo hiểm dầu khí Hà Nội đã giúp đỡ em tìm tài liệu cũngnhư hướng dẫn trong thời gian thực tập tại Công ty

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM.

_ Kinh doanh bảo hiểm gốc( Bảo hiểm phi nhân thọ)

_ Kinh doanh tái bảo hiểm

_ Giám định tổn thất

_ Hoạt động đầu tư

_ Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật

2 Các giai đoạn hình thành và phát triển.

Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam ( PVI) được thànhlập theo quyết định số 42 GP/ KDBH ngày 12/03/2007 của Bộ tài chính trên

cơ sở chuyển đổi Công ty Bảo hiểm dầu khí từ Công ty nhà nước- thành viêntập đoàn dầu khí Việt Nam thành Tổng công ty cổ phần với cổ đông chi phối

là Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam( tỷ lệ góp vốn chiếm 76% vốn điều

Trang 5

lệ), có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài Kể từkhi thành lập đến nay, Công ty Bảo hiểm dầu khí đã trưởng thành và pháttriển mạnh mẽ về quy mô cũng như tiềm lực tài chính.

Cùng với sự lớn mạnh của Tập đoàn dầu khí, PVI cũng thực hiệnnhững bước tiến dài và vững chắc, chiếm lĩnh thị trường, xác lập vị trí cao,

là một trong ba nhà bảo hiểm hàng đầu Việt Nam Các chỉ tiêu tài chính củaPVI luôn được duy trì tăng trưởng mạnh và ổn định trong từng năm từ năm

2001 đến nay Đặc biệt, năm 2006, PVI đã có bước phát triển vượt bậc khimức doanh thu thực hiện đạt 1301 tỉ đồng, tăng 70% so với năm 2005, lợinhuận trước thuế đạt 62 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước 102 tỉ đồng

Với năng lực tài chính và kinh nghiệm trên 10 năm cấp đơn bảo hiểmcho các công trình dầu khí và các công trình dự án trọng điểm quốc gia, PVI

đã hoàn toàn chiếm được niềm tin của khách hàng và hoàn toàn xứng đángvới niềm tin ấy khi cung cấp sản phẩm bảo hiểm chất lượng tốt, độ an toàncao với mức phí cạnh tranh Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã đánh giá PVI làdoanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thứ 2 Việt Nam với thị phần tuyệt đốitrong lĩnh vực bảo hiểm năng lượng( chiếm 97,49% thị trường), dẫn đầutrong lĩnh vực bảo hiểm tài sản-kỹ thuật( 868 tỷ đồng, chiếm 45,77% thịtrường) và bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu( 225 tỷ đồng,chiếm 37,35% thị trường) Với những nỗ lực hoàn thiện không ngừng PVI

đã tạo dựng được cho mình vị thế cao trên thị trường trong nước và chỗđứng nhất định trên thị trường quốc tế, đã và đang thu xếp bảo hiểm cho cáctài sản, công trình xây dựng lớn trong và ngoài nước

Một số mốc phát triển chính:

_ 23/01/1996: Thành lập Công ty Bảo hiểm dầu khí Việt Nam

_ Năm 1998: Doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng

_ Năm 2001: Doanh thu đạt gần 200 tỷ đồng

Công ty được thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì những thànhtích xuất sắc giai đoạn 1998- 2000

_ Năm 2002: Doanh thu đạt xấp xỉ 500 tỷ đồng;

Trang 6

Công ty được thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua “Đơn vị dẫn đầuphong trào thi đua”

_ Năm 2004: Doanh thu đạt 610 tỷ đồng;

Công ty được chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng ba

_ Năm 2005: Doanh thu đạt trên 782 tỷ đông;

Công ty nhận được “ Giải thưởng Sao Vàng đất Việt”/

_ Năm 2006: Doanh thu đạt trên 1300 tỷ đồng;

Tiến hành cổ phần hoá Công ty Bảo hiểm dầu khí

_ Năm 2007: Hoàn thành cổ phần hoá- Tổng công ty Bảo hiểmdầu khí Việt Nam hoạt động từ 20/03/2007

Trong 5 năm đầu thành lập từ năm 1996- 2001, PVI đã duy trì và củng

cố hoạt động của mình với tổng doanh thu 514 tỷ đồng, nộp ngân sách nhànước trên 48 tỷ đồng và 30 tỷ đồng lợi nhuận Trong giai đoạn này Công tyđẩy mạnh việc gây dựng cơ sở vật chất đặc biệt là đào tạo đội ngũ nhân viên

có trình độ chuyên môn cao, am hiểu mọi lĩnh vực về kinh doanh bảo hiểm

Năm 2001, thị trường bảo hiểm cũng chịu những tác động từ hàng loạtcác biến động lớn do thiên tai, khủng bố, khủng hoảng kinh tế khu vực Tuynhiên, trong giai đoạn này PVI lại khăng định được vị trí của mình tronghoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam ; doanh thu đạt 187 tỷ đồngtăng 167% so với năm 2000; được các nhà bảo hiểm và môi giới quốc tếnhìn nhận với vai trò chủ đạo trên thị trường bảo hiểm năng lượng ViệtNam

Năm 2002, PVI chính thức xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chấtlượng ISO 9000:2000

Từ năm 2005, PVI có những bước trưởng thành quan trọng về cungcấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án dầu khí lớn tại nước ngoài và tăngcường nhận tái bảo hiểm từ Triều Tiên, Trung Quốc… Từ đó thành lập cácchi nhánh khu vực và phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp trên khắpcác tỉnh thành trong cả nước Kết hợp với thực hiện ISO kiểm soát chặt chẽquy trình cấp đơn bảo hiểm và kiểm soát nội bộ đảm bảo chất lượng dịch vụcung cấp cho khách hàng

Trang 7

Năm 2006, PVI đã đánh dấu chặng đường 10 năm hình thành và pháttriển bằng sự kiện đạt doanh thu 1000 tỷ đồng vào ngày 26/9/2006 cùng vớiviệc vốn và tài sản được nâng lên đáng kể Đây là năm quan trọng trong quátrình xây dựng và phát triển thương hiệu Bảo hiểm dầu khí Việt Nam và lànăm thứ 6 liên tiếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch do Tập đoàn giaovới tổng doanh thu đạt 1300 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 102 tỷ đồng,lợi nhuận đạt trên 62 tỷ đồng…Tháng 9/2006, Bộ Công nghiệp và Tập đoàndầu khí Quốc gia Việt Nam đã có quyết định cổ phần hoá PVI với mục tiêutăng cường năng lực cạnh tranh và xây dựng PVI trở thành một Tổng công

ty cổ phần mạnh trong định chế Tài chính- Bảo hiểm của tập đoàn Ngày12/4/2007 là ngày Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam chínhthức ra mắt, đánh dấu sự chuyển mình cho những thành công rực rỡ tiếptheo

Đến cuối năm 2007, PVI nâng vốn lên 1000 tỷ đồng và kế hoạch lên

2000 tỷ đồng vào năm 2010 Thông qua việc tăng vốn, phương án kinhdoanh 2007-2009 sẽ là tăng cường sức mạnh tài chính, chủ động đầu tư vàocác dự án của Ngành dầu khí cũng như các dự án lớn có khả năng sinh lợicao và xây dựng Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam theo môhình công ty mẹ công ty con

Chiến lược phát triển PVI đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025trở thành Tổng công ty Tài chính- Bảo hiểm hàng đầu thông qua việc chiếmlĩnh thị trường trong nước, phát triển ra thị trường quốc tế đối với mảng kinhdoanh bảo hiểm và triển khai các hoạt động đầu tư Tài chính

Các danh hiệu đã đạt được trong hơn 10 năm hoạt động:

Sau 10 năm hoạt động và được đánh giá cao, PVI đã đạt được rấtnhiều danh hiệu quan trọng mà các tổ chức trong và ngoài ngành trao tặng

_ “ Giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2007” tôn vinh các doanh

nghiệp có thương hiệu đi đầu trong hội nhập quốc tế PVI là doanh nghiệpduy nhất trong lĩnh vực bảo hiểm được trao tặng giải thưởng

_ “ Cúp vàng Thương hiệu và Nhãn hiệu”

Trang 8

_ “ Giải thưởng Doanh nhân ASEAN” tôn vinh các Doanh nghiệp,

Doanh nhân tiêu biểu thủ đô các nước khu vực Đông Nam Á

_ “ Giải Ngôi sao kinh doanh” do Ban tổ chức Hội nghị kinh tế đối

ngoại( Bộ Ngoại Giao) trao giải

II Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ.

1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.

Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức PVI.

Trang 9

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT

THÀNH VIÊN

KHỐI KD

BẢO HIỂM QUẢN LÝKHỐI

KHỐI KD TÀI CHÍNH PVI Hà Nội PVI TP Hồ Chí Minh

Văn phòng

Ban KD chứng khoán

Ban Bảo

hiểm năng

lượng

Ban Kế hoạch &PT KD

Ban dòng tiền

Ban đầu tư

Ban CBTL PVI FINANCE

PVI Duyên Hải

PVI Thăng Long

PVI Đông Bắc

PVI Bắc Trung Bộ

PVI Đông Đô

PVI Nam Sông Hồng

PVI Bình Dương

PVI Bắc Sông Hồng

PVI Vũng Tàu

PVI Đồng Nai

PVI Tây Nam

PVI Nam Trung Bộ

PVI Đà Nẵng

PVI Khánh Hoà

PVI Sông Tiền

PVI Sài Gòn

Các công ty lien doanh & PVI tham gia cổ đông

Ban đào tạo& Nghiên cứu SP mới

Ban Quản lý rủi ro- bồi thường

Trang 10

2 Chức năng nhiệm vụ.

Mô hình tổ chức trong PVI đó là mô hình trực tuyến chức năng Trong

đó Ban giám đốc chịu trách nhiệm giám sát, điều hành mọi hoạt động tại trụ

sở công ty, văn phòng II, và các công ty thành viên Tại trụ sở Tổng công tyđược chia ra làm 3 mảng cơ bản hoạt động, đó là khối kinh doanh bảo hiểm,khối kinh doanh tài chính, và khối quản lý

Khối kinh doanh bảo hiểm: với các phòng ban chuyên về từng loại sảnphẩm bảo hiểm, kinh doanh độc lập với nhau Khối kinh doanh tài chínhhoạt động trong lĩnh vực đầu tư các khoản tiền từ phí bảo hiểm, từ vốn kinhdoanh tự có Khối quản lý: không trực tiếp kinh doanh nhưng có một vị tríquan trọng, thực hiện các công việc quản lý chung trong công ty, hỗ trợ hoạtđộng quản trị doanh nghiệp, cũng như các hoạt động kinh doanh bảo hiểm

và tài chính 3 mảng hoạt động này hoạt động dưới sự điều hành trực tiếpcủa ban giám đốc đồng thời có quan hệ với bộ phân còn lại Đặc biệt, 2 bộphận kinh doanh tài chính và bộ phận kinh doanh bảo hiểm có quan hệ mậtthiết với Khối quản lý, điều hành những hoạt động chung trong Tổng côngty

Các Công ty thành viên có mạng lưới trên toàn quốc, hoạt động kinhdoanh độc lập, nhưng dưới sự điều hành và giám sát của Tổng công ty, thựchiện những kế hoạch mà Tổng công ty đề ra

Với khối kinh doanh bảo hiểm tại Tổng công ty, có những chi nhánhtrực thuộc tổng công ty, là những văn phòng khu vực hay chi nhánh địaphương, với mục đich mở rộng thị trường và địa bàn hoạt động Những chinhánh này sẽ chịu sự điều hành, giám sát, và hướng dẫn trực tiếp từ cácphòng ban của khối

Với các công ty thành viên, họ cũng có những chi nhánh, văn phòngtrực thuộc công ty của mình Những chi nhánh này chịu sự điều hành, giámsát và hướng dẫn trực tiếp từ công ty thành viên

Bên cạnh đó, vì là Tổng công ty cổ phần, số cổ đông tham gia góp vốntrên 11 nên trong cơ cấu tổ chức của PVI bao gồm một Ban kiểm soát, có

Trang 11

nhiệm vụ giám sát mọi hoạt động của hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốccũng như chịu trách nhiệm với những báo cáo tài chính của Tổng công ty.

III Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua những năm vừa qua.

1 Tình hình tài chính.

Một đặc điểm quan trọng với một công ty hoạt động trong lĩnh vựcbảo hiểm, đặc biệt là Bảo hiểm phi nhân thọ là phải có tiềm lực tài chínhvững mạnh, có nguồn vốn và quỹ dự phòng đủ lớn để có thể đền bù đượcnhững thiệt hại có thể xảy ra với những tài sản mà doanh nghiệp đó bảohiểm

Qua quá trình hoạt động hơn 10 năm, PVI đã có những bước tiến vượtbậc trong hoạt động kinh doanh cũng như khả năng tăng vốn thể hiện quamột vài thông số cơ bản sau đây

Bảng 1 Cơ cấu nguồn vốn PVI 2003- 2007.

Trang 12

đây, 2006, 2007, tốc độ tăng vốn, đặc biệt là tăng vốn chủ sở hữu của PVIrất nhanh với tốc độ tăng trưởng gấp 2 đến 4 lần năm trước Nguồn vốn tăng,

là do vốn chủ sở hữu tăng lên Điều này được lý giải bởi quá trình cổ phầnhoá doanh nghiệp diễn ra trong 2 năm vừa qua Vốn chủ sở hữu năm 2006tăng 463% so với năm 2005, năm 2007 tăng 244% so với 2006 Đến tháng4/2007 PVI đã hoàn thành quá trình cổ phần hoá của mình, tháng 8/2007,PVI chính thức niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán HàNội Theo báo cáo cuối năm 2007 quy mô vốn của Tổng công ty là3,300,890 triệu đồng, và giá trị cổ phiếu của PVI trên thị trường được đánhgiá là cao nhất so với những công ty bảo hiểm đang hoạt động trong ngành.Qua đó cho thấy, được tiềm lực tài chính mạnh mẽ mà PVI đang có, cũngnhư đánh giá cao của các nhà đầu tư cho khả năng phát triển của PVI

2 Kết quả hoạt động kinh doanh.

Bảng 3 Báo cáo kết quả kinh doanh của PVI giai đoạn 2003-2007.

Đơn vị: Triệu đồng.

Trang 13

Thuế thu nhập doanh

nghiệp

Biểu đồ 1 Lợi nhuận 2003-2007.

Trang 14

0 50000

so với năm trước Lợi nhuận năm 2004 bằng 90.3% so với năm 2003 Lợinhuận giảm do trong năm này, nền kinh tế có nhiều biến động, thiên tai bão

lũ xảy ra, hậu quả là PVI phải bồi thường cho nhiều đơn bảo hiểm đã cấp,làm giảm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm Tuy nhiên sang đếnnăm 2005, lợi nhuận lại tăng lên và tăng cao hơn so với năm 2003, lợi nhuậnnhuận năm 2005 bằng 102.7% so với năm 2003 Năm 2007 là năm nhảy vọtvới mức lợi nhuận lên tới hơn 200 tỉ đồng bằng 414.8% so với năm 2006 Cóthể nói đây là đà tăng tương xứng với sự tăng trưởng về quy mô tổng vốn vàvốn chủ sở hữu trong 2 năm trở lại đây của PVI

Trang 15

Bảng 4 Tình hình nộp ngân sách, đóng góp cho nhà nước của

IV Những đặc điểm của PVI ảnh hưởng tới hoạt động kênh phân phối.

1 Đặc điểm của sản phẩm.

Sản phẩm bảo hiểm là cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm đối vớibên mua bảo hiểm về việc bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi có các sựkiện bảo hiểm xảy ra Xét trên góc độ quản trị kinh doanh sản phẩm bảohiểm đơn giản là sản phẩm mà các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho thịtrường Với đặc tính là một loại hình dịch vụ, việc cung cấp phân phối sảnphẩm bảo hiểm đến được với khách hàng gặp không ít trở ngại Sản phẩmbảo hiểm mang tính vô hình làm cho khách hàng khó nhận thấy sự khácnhau giữa các sản phẩm của các doanh nghiệp bảo hiểm khác, làm cho việcgiới thiệu chào bán sản phẩm trở nên khó khăn hơn Thứ hai, sản phẩm bảohiểm là sản phẩm không thể tách rời, việc tạo ra sản phẩm dịch vụ bảo hiểmtrùng với việc tiêu dùng Tính không thể tách rời và không thể cất trữ đượcđòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm phải chú trọng đến lượng thời gian dành chobán hàng cá nhân và cần nâng cao năng lực của các bộ phận cung cấp dịch

Trang 16

con người, do đó không phải lúc nào cũng nhất quán về cách thức thực hiện

và chất lượng của sản phẩm, khi mua và sử dụng sản phẩm này, người tiêudùng thường căn cứ vào thái độ của nhân viên hoặc đại lý cung cấp dịch vụ

đó để đánh giá về sản phẩm Do vậy, để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm

sự không ổn định về chất lượng, các doanh nghiệp bảo hiểm luôn chú trọngđến công tác tuyển chọn, đào tạo và khuyến khích những người trực tiếp bánhàng Đặc tính thứ tư là tính không được bảo hộ bản quyền: các doanhnghiệp bảo hiểm cạnh tranh có thể bán một cách hợp pháp các sản phẩm bảohiểm là bản sao của các hợp đồng bảo hiểm của các doanh nghiệp khác Vìvậy để nâng cao tính cạnh tranh với sản phẩm của mình, doanh nghiệp cầngia tăng các dịch vụ bổ sung nhưn nâng cao chất lượng các dịch vụ đi kèm

Ngoài những đặc tính chung của một sản phẩm dịch vụ, sản phẩm bảohiểm còn mang những đặc tính rất đặc biệt Thứ nhất: sản phẩm bảo hiểm làsản phẩm không mong đợi,bảo hiểm bảo đảm sự đền bù thiệt hại khi có rủi

ro xảy ra nhưng không ai mong muốn có những thiệt hại này, chính bởi đặcđiểm này làm cho việc giới thiệu, chào bán sản phẩm trở nên vô cùng khókhăn Thứ hai: đây là sản phẩm của “chu trình kinh doanh đảo ngược” Vớiphần lớn doanh nghiệp, giá cả sản phẩm dựa trên tình hình kinh doanh thực

tế, trong khi đó, giá của sản phẩm bảo hiểm lại được xác định dựa trên sốliệu ước tính chi phí phát sinh trong tương lai Thứ ba: sản phẩm bảo hiểm làsản phẩm có “hiệu quả xê dịch”, nếu như trong các lĩnh vực kinh doanhkhác, hiệu quả kinh doanh có thể xác định được khá chính xác ngay tại thờiđiểm sản phẩm được tiêu thụ thì trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, hiệuquả kinh doanh khó có thể xác định được ngay tại thời điểm sản phẩm đượcbán

Với những đặc điểm chung của sản phẩm dịch vụ và những đặc điểmriêng có của sản phẩm bảo hiểm, đòi hỏi việc phân phối sản phẩm phải đượcthực hiện chuyên nghiệp và thành thạo Những thành viên trong kênh phânphối phải có kinh nghiệm để đánh giá chính xác chi phí, giá cả sản phẩm,đồng thời phải có được cách thức phục vụ tốt để làm hài lòng cũng như tạođược uy tín với khách hàng

Trang 17

Hoạt động trong ngành bảo hiểm hơn 10 năm với phương châm “Trung thành, tận tuỵ với khách hàng”, PVI được đánh giá là nhà bảo hiểmgiàu kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực Những sản phẩm mà công ty hiệnđang cung cấp:

Bảo hiểm năng lượng,

Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt, đường hàng không.

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu biển tàu phà sông biển.

Bảo hiểm xây dựng lắp đặt.

Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại.

Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh.

Bảo hiểm trách nhiệm chung.

Bảo hiểm sức khoẻ chung.

Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người.

Bảo hiểm xe cơ giới.

Bảo hiểm bắt buộc.

Bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển cấp cứu.

Bảo hiểm khác.

Tái bảo hiểm

Với những sản phẩm như bảo hiểm năng lượng, bảo hiểm tài sản kỹthuật, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, do đặc thù là đối tượng được bảo hiểm củanhững sản phẩm này đều là những hạng mục công trình, tài sản có giá trị rấtlớn hay là những công trình trọng điểm của quốc gia Chính vì vậy mứctrách nhiệm bảo hiểm của những sản phẩm này cũng sẽ rất cao

Bảng 5 Một số hạng mục công trình, tài sản bảo hiểm với giá trị bảo

hiểm cao Loại hình

Bảo hiểm

hàng

Giá trị bảo hiểm( USD)

Trang 18

dẫn và xử lý Bạch Hô- Phú Mỹ

BH Tài sản Bảo hiểm tài sản đường ống

dẫn khí BP Nam Côn Sơn

BP Nam CônSơn

335,450,263

BH Tài sản Bảo hiểm XDLD nhà máy

điện Cà Mau 1, 2

BQL DA CàMau

ra là rất cần thiết, tuy nhiên, với những tài sản giá trị rất lớn này đòi hỏithành viên kênh phân phối phải có được kiến thức chuyên sâu, và khả năng

Trang 19

phán đoán, đánh giá rủi ro tốt để có thể đưa ra được chi phí bảo hiểm hợp lýlàm hài lòng khách hàng cũng như đem lại lợi nhuận cho PVI.

Đối với các loại sản phẩm như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm conngười, bảo hiểm xe cơ giới; đây là những loại bảo hiểm phổ thông, số lượngkhách hàng lớn lại rải rác, phân tán, đồng thời doanh thu với một khách hànglại không cao nhưng với một lượng lớn dân cư và mức sống ngày càng tăngcao lại hứa hẹn đem đến cho doanh nghiệp mức doanh thu lớn Đặc biệt vớisản phẩm bảo hiểm con người, PVI hiện có sản phẩm bảo hiểm con ngườitrách nhiệm cao, đây là một loại sản phẩm có phí cao nhưng mức đền bù,chăm sóc khách hàng lớn, hứa hẹn sẽ là một sản phẩm phù hợp với yêu cầumức sống ngày càng cao của người dân Để bán được những sản phẩm này,yêu cầu có một hệ thống phân phối, mạng lưới bán lẻ rộng khắp là một vấn

đề cần thiết Với hệ thống phân phối phủ khắp các vùng miền trong cả nước

sẽ tạo điều kiện cho sản phẩm của PVI đến được với nhiều khách hàng hơn

và doanh nghiệp cũng đáp ứng một cách nhanh và hiệu quả nhất những nhucầu của họ

2 Nguồn nhân lực.

Con người luôn là nhân tố quan trọng nhất tạo nên sản phẩm dịch vụbảo hiểm chất lượng cao, nâng cao chất lượng dịch vụ luôn phải đi kèmnâng cao chất lượng nguôn nhân lực, xác định được điều đó, PVI luôn tậptrung đào tạo đội ngũ Cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao,

ảm hiểu mọi lĩnh vực về kinh doanh bảo hiểm Đặc biệt, hàng năm PVI đều

cử một số cán bộ công nhân viên đi đào tạo dài hạn, chuyên sâu tại Học việnBảo hiểm Hoàng Gia Anh, Học viện Bảo hiểm Malaysia Đây là điều màkhông phải Công ty Bảo hiểm nào tại thị trường Việt Nam cũng thực hiệnđược Nhờ đó mà PVI luôn có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp với khả năng

và kinh nghiệm trên 10 năm cấp đơn bảo hiểm Đồng thời, với việc mở rộng,phát triển mạng lưới không ngừng, Công ty đang có kế hoạch tuyển nguồnnhân lực có trình độ, đào tạo để trở thành cán bộ nhân viên gắn bó lâu dàivới PVI

Trang 20

Với những đại lý bảo hiểm của PVI, thường không có trình độ cao,chuyên sâu về bảo hiểm nhưng trong quá trình tham gia hợp tác cùng PVI,các đại lý bảo hiểm này được đào tạo một khóa “ Đào tạo đại lý” do PVI tổchức Bên cạnh đó, PVI tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo về chuyên mônnghiệp vụ bảo hiểm, kỹ năng marketing cho các Đại lý trong suốt quá trìnhhợp tác với PVI.

3 Đặc điểm của Thị trường và khách hàng.

3.1 Thị trường.

Trong những năm vừa qua tốc độ tăng trưởng kinh tế đều ở mức rấtcao, đặc biệt trong năm 2007, tăng trưởng GDP đạt 8.5%, đầu tư nước ngoàitương đương 20.3 tỉ USD, đầu tư toàn xã hội đạt 40% GDP, vốn ODA đạt5.4 tỉ USD xuất khẩu đạt 4.8 tỉ USD Các ngành công nghiệp vận tải biển vàđóng tàu, hàng không dân dụng, dệt may, giày da có bước phát triển đột phá.Thị trường tài chính tiền tệ tiếp tục phát triển theo xu thế ổn định sau mộtthời gian dài phát triển nóng như: tín dụng ngân hàng, chứng khoán, quỹ đầu

tư, bảo hiểm Đây là những tiền đề cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho ngànhbảo hiểm Việt Nam phát triển nói chung và PVI nói riêng

Năm 2007, bảo hiểm phi nhân thọ đạt doanh thu định giá gần 8500 tỉđồng tăng 33% so với năm 2006 Tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt 4.500 tỉđồng, vốn chủ sở hữu gần 8.000 tỉ đồng, đầu tư vào nền kinh tế quốc dângần 9.000 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 1.000 tỉ đồng Như vậy cóthể thấy, các doanh nghiệp bảo hiểm không ngừng lớn mạnh, ngày càng cónhững bước phát triển vững chắc trên thị trường

Không nằm ngoài xu thế đó PVI cũng phát triển không ngừng, nếutheo số liệu báo cáo năm 2006, PVI mới chỉ là doanh nghiệp bảo hiểm phinhân thọ đứng thứ 3 trên thị trường thì sang năm 2007, PVI đã trở thànhdoanh nghiệp đứng thứ 2 trên thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ sau Bảohiểm Bảo Việt

Sau đây là một số biểu đồ về thị phần năm 2007, chứng minh PVI làdoanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đứng thứ 2 trên thị trường Việt Nam, lànhà bảo hiểm số 1 trong lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp, chiếm ưu thế tuyệt

Trang 21

đối trong lĩnh vực bảo hiểm năng lượng, dẫn đầu thị trường trong lĩnh vựcbảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu, dẫn đầu thị trường tronglĩnh vực bảo hiểm tài sản và thiệt hại

Biểu đồ 2 Thị phần các doanh nghiệp Bảo hiểm năm 2007

Trang 22

Bảo Việt PVI Bảo Minh PIJCO Khác

Biểu đồ 3 Thị phần nghiệp vụ bảo hiểm năng lượng năm 2007.

2.72%

97.28%

Bảo Việt PVI

Trang 23

Biểu đồ 4 Thị phần nghiệp vụ BH thân tàu và TNDS chủ tàu năm

2007.

Bảo Việt 31.89%

PVI 33.69%

Bảo Minh 17.57%

PJJCO 12.52% Khác 4.33%

Bảo Việt PVI Bảo Minh PJJCO Khác

Biểu đồ 5 Thị phần nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và thiệt hại năm 2007

Bảo Việt 22.62%

Trang 24

Biểu đồ 6 Thị phần nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới năm 2007.

Bảo Việt 34.73%

PVI 9.26%

Bảo Minh 21.02%

PJICO

19.07%

Khác 15.92%

Bảo Việt PVI Bảo Minh PJICO Khác

Biểu đồ 7 Thị phần nghiệp vụ Bảo hiểm sức khỏe con người năm 2007.

Bảo Việt 55.87%

Bảo Việt PVI Bảo Minh PJICO Khác

Trang 25

Qua những biểu đồ thể hiện thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm trênthị trường Việt Nam năm vừa qua cho thấy, ở các nghiệp vụ bảo hiểm côngnghiệp, PVI luôn đứng đầu và chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường, chứng tỏPVI đã tạo được uy tín và chỗ đứng với các doanh nghiệp tham gia bảohiểm Tuy nhiên, trong nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm sức khỏecon người, PVI lại chiếm một thị phần tương đối nhỏ, điều này chưa tươngxứng với tiềm lực cũng như kinh nghiệm của tất cả những nhân viên củaPVI Song, như đã nói ở trên, 2 sản phẩm này là loại hình sản phẩm bảohiểm phổ thông, muốn chiếm một tỷ trọng thị phần lớn trên thị trường ở 2lĩnh vực này PVI cần đầu tư vào hệ thống kênh phân phối, đặc biệt là hệthống bán lẻ, để sản phẩm của mình có thể đến được tay khách hàng.

3.2 Khách hàng.

Khách hàng là nhân tố cơ bản quyết định đến việc lựa chọn hệ thốngphân phối của bất kỳ doanh nghiệp nào và doanh nghiệp bảo hiểm khôngphải là loại trừ Vì mục đích chính của phân phối là chuyển giao sản phẩm từdoanh nghiệp sang người mua, do đó khi lựa chọn hệ thống phân phối phảiđáp ứng nhu cầu của người mua

Trong lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp, khách hàng chủ yếu của PVI lànhững doanh nghiệp và có rất nhiều doanh nghiệp lớn, có vốn lớn và tài sảncần bảo hiểm giá trị Với những khách hàng này, yêu cầu của việc phân phốisản phẩm phải nhanh chính xác và nhiều kinh nghiệm, vì vậy kênh phânphối trực tiếp tỏ ra có hiệu quả trong việc cung cấp đơn bảo hiểm cho nhữngkhách hàng này Đồng thời do đặc thù của sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ

là hợp đồng bảo hiểm chỉ có giá trị một năm và sẽ tiếp tục kéo dài nếu kháchhàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ mà mình nhận được, chính vì vậy dịch

vụ bán hàng và sau bán hàng phải có chất lượng ổn định Trên thực tế, quahơn 10 năm hoạt động PVI đã và vẫn đang làm được điều này, minh chứng

là PVI có hàng loạt những doanh nghiệp tham gia bảo hiểm trong lĩnh vựcdầu khí, các ban quản lý dự án của tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp có uytín, hoạt động trên thị trường và hàng loạt những khách hàng quốc tế

Trang 26

Bảng 6 Danh sách một số khách hàng lớn của PVI.

Bảo hiểm năng lượng

CTy liên doanh điều

hành Trường Sơn JOC

CTy dầu khí Premier Oil ( Anh )

CTy liên doanh điều

hành Cửu Long JOC Tập đoàn dầu khí quốc gia Hàn Quốc_KNOC

CTy TNHH BlueScope

Steel Việt Nam

CTy dầu khí Transocean ( Singapore)

Tập đoàn dầu khí Petronas (Malaysia)

Trong ngành dầu khí Ngoài ngành dầu khí Bảo hiểm hàng hải

TCTy Vận tải dầu khí PV

Trans Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam( Vinashin)

Trong ngành dầu khí Ngoài ngành dầu khí Bảo hiểm kỹ thuật

CTy kinh doanh khí hoá

lỏng miền Nam( PV Gas) CTy xi măng Holcim

Nhà máy nhựa và hoá

chất Phú Mỹ ( PMPC) CTy xi măng Bỉm Sơn

CTy BP Việt Nam (dự án

Nam Côn Sơn)

CTy CP nhiệt điện Hải Phòng

4 Đối thủ cạnh tranh.

Trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam có sự pháttriển cao, thêm nhiều công ty Bảo hiểm trong và ngoài nước được thành lập.Điều đó vừa tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi theo đúng nền kinh

tế thị trường nhưng cũng tao ra sự cạnh tranh tương đối lớn

Trang 27

Bảng 7 Số lượng doanh nghiệp ( DN) Bảo hiểm phi nhân thọ trên thị

trường Việt Nam.

Bảng 9 Thị phần các đối thủ theo doanh thu từng nghiệp vụ năm 2006

Trang 28

_ Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của PVI chính là Tập đoàn bảo hiểmBảo Việt, một doanh nghiệp thành lập sớm nhất, từ 15/01/1965, Bảo Việt cómột bề dày kinh nghiệm, cũng như một tiềm lực tài chính vững mạnh Tổngdoanh thu Bảo hiểm phi nhân thọ của Bảo Việt năm 2007 là 2,601 tỷ đồng

Bảo Việt dẫn đầu thị trường Bảo hiểm Việt Nam trên nhiều nghiệp vụvới ưu thế cao, hơn hẳn so với PVI Đặc biệt chiếm ưu thế tuyệt đối trên thịtrường tại nghiệp vụ bảo hiểm Nông nghiệp

Thành lập từ rất sớm, Bảo Việt có được mối quan hệ khăng khít lâudài với khách hàng Hệ thống kênh phân phối của Bảo Viêt đa dạng nhiềuthành phần và đông đảo với khoảng 5000 nhân viên và đặc biệt là mạng lướichi nhánh trải khắp 64 tỉnh thành phố trong cả nước, với khoảng 30.000 đại

lý Trong thời gian gần đây Bảo Việt cũng mở rộng kênh phân phối sảnphẩm thông qua hệ thống dịch vụ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹthương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà HàNội (Habubank)…

_ Đối thủ lớn tiếp theo của PVI đó là Tổng công ty cổ phần Bảo Minh,thành lập ngày 28/11/1994, chính thức chuyển sang doanh nghiệp cổ phầnbảo hiểm vào tháng 10/2004

Tổng doanh thu Bảo hiểm của Bảo Minh năm 2007 là 1706 tỷ đồng.Bảo Minh có thị phần theo doanh thu cao hơn PVI trong nhiều nghiệp

vụ bảo hiểm, trong đó chiếm ưu thế tuyệt đối trên thị trường với nghiệp vụ

Trang 29

Bảo hiểm Hàng Không, dẫn đầu thị phần doanh thu với các nghiệp vụ Bảohiểm Khác.

Hiện tại Bảo Minh có 57 Công ty được đặt tại các tỉnh thành trong cảnước bao gồm hơn 1.700 nhân viên và khoảng 5.000 đại lý và cộng tác viênđang hoạt động Bảo Minh chú trọng đẩy mạnh phát triển kênh phân phốisản phẩm qua môi giới

_ Đối thủ cạnh tranh thứ 3 của PVI là Công ty cổ phần Bảo hiểmPetrrolimex( PJICO) trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, thành lậpngày 27/5/1995 Tổng doanh thu bảo hiểm của PJICO năm 2006 là 670 tỷđồng

PJICO cũng có thị phần doanh thu tương đối cao hơn PVI ở một sốnghiệp vụ bảo hiểm

Đến nay, PJICO hiện có 49 chi nhánh hoạt động tại các tỉnh thành trên

cả nước, 1.000 nhân viên và trên 4.500 đại lý

Trên đây, là một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của doanh nghiệp ảnhhưởng đến hoạt động của hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm tạiPVI Nhìn chung, tình hình hoạt động chung của PVI trong những năm vừaqua đều có những bước tiến khả quan, tạo thuận lợi cho các thành viên trongkênh phân phối hoạt động Sau đây em xin nêu ra những đặc điểm hoạt độngcủa hệ thống kênh phân phối hiện tại của PVI

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA

TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM

I Cấu trúc kênh phân phối.

1 Kênh phân phối trực tiếp.

Kênh phân phối trực tiếp còn gọi là kênh phân phối không cấp Ởkênh này, doanh nghiệp trực tiếp đứng ra bán sản phẩm cho khách hàng màkhông thông qua bất kỳ trung gian nào Với PVI, thành viên trong kênh phân

Trang 30

phối trực tiếp gồm có các ban kinh doanh trực thuộc Tổng công ty, các công

ty thành viên và các văn phòng đại diện khu vực

Sơ đồ 2 Kênh phân phối trực tiếp của PVI.

Thứ nhất là các ban kinh doanh tại trụ sở tổng công ty, hiện tại PVI cótổng cộng 6 ban kinh doanh trực tiếp kinh doanh bảo hiểm: Ban bảo hiểmnăng lượng, Ban bảo hiểm kỹ thuật, Ban bảo hiểm hàng hải, Ban dự án vàBan tái bảo hiểm Các Ban kinh doanh tại Tổng công ty tập trung khai tháccác nghiệp vụ bảo hiểm công nghiệp có giá trị lớn chủ yếu là Bảo hiểm Kỹthuật và Bảo hiểm năng lượng Khách hàng của Ban kinh doanh thường làcác doanh nghiệp, công ty trong ngành dầu khí, các doanh nghiệp trong đóTập đoàn dầu khí góp vốn và nắm giữ cổ phần chi phối Với những tài sảnbảo hiểm giá trị lớn, thường các Ban kinh doanh ký kết hợp đồng với nướcngoài trên cơ sở giá tham khảo các đơn bảo hiểm đã có trước hoặc sử dụngphí và điều khoản bảo hiểm đã có trước do các công ty môi giới có uy tíntrên thế giới cung cấp hoặc các công ty bảo hiểm nội bộ của khách hàng Vớisản phẩm bảo hiểm năng lượng, như đã phân tích ở trên, các ban kinh doanhtại tổng công ty chiếm thị phần gần như tuyệt đối tại thị trường Việt Nam

Tổng công ty

Công ty thành viên

Ban kinh doanh

VP đại diện khu vực Khách hàng Khách hàng Khách hàng

Trang 31

Thứ hai là các công ty thành viên Số lượng các công ty thành viêncủa PVI tăng lên nhanh chóng trong những năm vừa qua Đến năm 2007,PVI có tổng cộng 23 công ty thành viên, nằm tại các tỉnh thành phố trong cảnước Công ty thành viên tập trung khai thác các sản phẩm bảo hiểm như:Bảo hiểm tài sản, Bảo hiểm hàng hóa, Bảo hiểm hàng hải, Bảo hiểm tráchnhiêm…Đối tượng được bảo hiểm cũng là những tài sản có giá trị lớn.Thông thường, các công ty thành viên tham gia bảo hiểm cho các dự án đầu

tư của Tập đoàn dầu khí Việt Nam hoặc dự án và tài sản của các đơn vị màTập đoàn dầu khí góp vốn Bên cạnh đó, các Công ty thành viên cũng cungcấp các sản phẩm Bảo hiểm con người trách nhiệm cao hay Bảo hiểm xe cơgiới cho khách hàng nhưng không phải là những nghiệp vụ chính

Thành viên trong kênh phân phối trực tiếp thứ ba là các văn phòngkhu vực( VPKV), trực thuộc Tổng Công ty, hạch toán phụ thuộc theo phâncấp, chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty trực thuộc VPKV là đầu mối giaodịch của Công ty trực thuộc với các đơn vị trong và ngoài ngành tại địa bànđược giao, thực hiện loại hình kinh doanh dịch vụ bảo hiểm với khách hàngtrong và ngoài nước theo phân cấp của Tổng Công ty Hiện tại PVI có tổngcộng 64 văn phòng đại diện khu vực tại 38 tỉnh, thành phố trong cả nước.Với đặc điểm là cơ cấu gọn nhẹ, lại tiếp cận được các địa bàn dân cư, sảnphẩm chủ yếu mà các hệ thống văn phòng này cung cấp là sản phẩm Bảohiểm con người và Bảo hiểm xe cơ giới Các sản phẩm này với mức khunggiá, phí, cùng các điều khoản bảo hiểm đã được soạn thảo sẵn dễ dàng chocác nhân viên của văn phòng cung cấp cho khách hàng

2 Kênh phân phối gián tiếp.

Sơ đồ 3 Kênh phân phối gián tiếp của PVI.

Trang 32

Kênh phân phối gián tiếp còn gọi là kênh đa cấp Ở kênh này, PVIkhông bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, mà thông qua các trung giankhác nhau Mạng lưới trung gian của kênh gián tiếp bao gồm các đại lý bảohiểm của PVI và các công ty môi giới.

Đại lý bảo hiểm là tổ chức hoặc cá nhân được Công ty bảo hiểm ủyquyền thực hiện các hoạt động liên quan đến công việc khai thác, thu phíbảo hiểm và các hoạt động khác trong khuôn khổ về quyền và trách nhiệmcủa đại lý được nêu trong hợp đồng đại lý

Hiện nay PVI đang có một hệ thống đại lý bao gồm khoảng hơn 2000thành viên trên các tỉnh và thành phố trong cả nước Các đại lý thường chỉkhai thác các sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới( bao gồm bảo hiểm xe máy vàbảo hiểm ô tô) và bảo hiểm con người Lượng lực đại lý kết hợp với các Vănphòng đại diện khu vực mang lại sự phát triển nhanh chóng của PVI tronglĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới và Bảo hiểm con người trong năm 2007 vừaqua

Với Bảo hiểm xe cơ giới: doanh thu năm 2007 là 204 tỉ đồng tăng236% so với năm 2006;

Công ty thành viên

VPKV

Tổng công ty Môi giới bảo

hiểm

Trang 33

Bảo hiểm con người: doanh thu là 42 tỉ đồng tăng trưởng 219% so vớinăm 2006 Trong nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới: lực lượng đại lý chiếm30% doanh thu của PVI trong các năm qua.

Khách hàng của lực lượng đại lý thông thường là những khách hàng

cá nhân, ban đầu một đại lý khi bắt đầu hoạt động khách hàng của họ lànhững người thân quen, sau một thời gian, kinh nghiệm và mối quan hệđược mở rộng, đồng thời uy tín của họ được nâng lên qua việc đảm bảo cungcấp những dịch vụ tốt nhất của Công ty cho khách hàng, số lượng kháchhàng sẽ được mở rộng hơn

Thông thường các đại lý bảo hiểm thường không có trình độ chuyênmôn và trình độ kiến thức cao Làm đại lý, họ chỉ cần học một lớp đào tạođại lý do Công ty tổ chức, khi đạt yêu cầu sẽ cấp chứng chỉ hành nghề.Chính vì vậy mà họ chỉ cung cấp sản phẩm bảo hiểm đơn giản, những loạisản phẩm mà mức giá và các điều khoản bảo hiểm đã được PVI định sẵn.Công việc của đại lý là mở rộng số lượng khách hàng của mình, đồng thờicung cấp cho họ những kiến thức, quyền lợi và trách nhiệm của khách hàngkhi tham gia bảo hiểm Chất lượng phục vụ khách hàng của đại lý bảo hiểm

sẽ quyết định đến việc khách hàng có tiếp tục ký tiếp hợp đồng bảo hiểm vớiPVI hay không Chính vì vậy, trong các lĩnh vực bảo hiểm thông thường như

xe cơ giới và con người, đại lý chính là bộ mặt của PVI đảm bảo uy tín, lòngtin của khách hàng đối với PVI

Thành viên thứ hai trong kênh phân phối gián tiếp của PVI là môi giớibảo hiểm Môi giới bảo hiểm là trung gian bảo hiểm tư vấn cho khách hàngcủa mình (người tham gia bảo hiểm) và thu xếp bảo hiểm cho khách hàng

đó Môi giới bảo hiểm thường nắm rất vững về kỹ thuật nghiệp vụ, đặc biệt

là những thông tin về thị trường Họ chính là người làm cho cung và cầu vềsản phẩm bảo hiểm được chắp nối với nhau, đồng thời góp phần tăng uy tíncủa sản phẩm và doanh nghiệp bảo hiểm Có 2 loại môi giới bảo hiểm là môigiới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm Môi giới bảo hiểm gốc là tổchức hoặc cá nhân đứng ra dàn xếp các vấn đề về bảo hiểm giữa khách hàng

Trang 34

cho PVI những hợp đồng bảo hiểm lớn mang tính chất phức tạp Họ vừa làngười hỗ trợ kinh nghiệm và chuyên môn đánh giá cho PVI vừa là người mởrộng thị trường cho doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời cũng làngười mở rộng uy tín cho PVI với các khách hàng mới Bên cạnh đó, cácnhà môi giới bảo hiểm, đặc biệt là các nhà môi giới bảo hiểm nước ngoàicủa PVI, còn chuyển giao những ý tưởng và mẫu hợp đồng bảo hiểm mớitrên thị trường bảo hiểm thế giới cho PVI, giúp PVI tăng cường khả năngcạnh tranh của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế Loại môi giớibảo hiểm thứ hai là môi giới tái bảo hiểm Môi giới tái bảo hiểm là người hỗtrợ, giúp đỡ các doanh nghiệp bảo hiểm gốc làm việc với các doanh nghiệptái bảo hiểm trong việc bảo hiểm cho chính các doanh nghiệp bảo hiểm gốc.Giá trị tài sản mà PVI nhận bảo hiểm trong các lĩnh vực như Bảo hiểm nănglượng, Bảo hiểm tài sản kỹ thuật hoặc Bảo hiểm hàng hải đều rất lớn Nếutổn thất xảy ra, rất khó khăn để PVI có thể đền bù tất cả thiệt hại, vì vậy môigiới tái bảo hiểm sẽ giúp PVI phân tích phạm vi rủi ro để thu xếp tái bảohiểm cho PVI Hiện tại, PVI đang hợp tác với một số môi giới bảo hiểm uytín cả trong và ngoài nước Các môi giới bảo hiểm nước ngoài như Marsh,ANO, JLT thường mang đến những hợp đồng bảo hiểm nước ngoài và quy

mô lớn, các môi giới bảo hiểm như Á Đông, Việt Quốc là những môi giớitrong nước, mang đến cho PVI những hợp đồng bảo hiểm với những quy mônhỏ hơn và thường là những hợp đồng trong nước Như vậy, kết hợp với cácthành viên kênh trực tiếp, đại lý và môi giới làm hoàn thiện hệ thống kênhphân phối sản phẩm bảo hiểm của PVI Từ những sản phẩm bảo hiểm côngnghiệp cho đến những sản phẩm bảo hiểm thông thường, thông qua các kênhphân phối của mình, PVI đã đưa được các sản phẩm đến với khách hàng, vàđang tiếp tục nâng cao số lượng cũng như nâng cao chất lượng các thànhviên kênh phân phối

II Thực trạng hoạt động và chính sách quản lý hệ thống kênh phân phối.

1 Mở rộng lựa chọn thành viên kênh phân phối.

Trang 35

Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn có được lợi nhuận cũng phải tiêuthụ được sản phẩm mình sản xuất ra Muốn hoạt động tiêu thụ diễn ra đượcthuận lợi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng yếu tố ảnh hưởng trực tiếpchính là kênh phân phối sản phẩm Một kênh phân phối sản phẩm rộng lớntrong đó các thành viên kênh hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả sẽ bảođảm viêc cung cấp sản phẩm cũng như dịch vụ đến khách hàng một cáchchuyên nghiệp mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao uytín của doanh nghiệp trên thị trường Đặc biệt, với một doanh nghiệp Bảohiểm việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm tới khách hàng phải được thựchiện theo những quy trình thống nhất để khách hàng cảm thấy tin tưởngdoanh nghiệp tiếp tục hợp tác trong thời gian dài Đối với PVI, việc tuyểnchọn và đào tạo thêm những thành viên mới trong kênh phân phối là mộtcông việc hết sức quan trọng Mỗi thành viên kênh đều là bộ mặt của PVI,chính vì vậy trong quá trình hoạt động của mình doanh nghiệp đã đưanhững quy định, quy trình để tuyển chọn và đào tạo các thành viên kênhmới Kế hoạch thành lập một thành viên kênh trực tiếp như công ty thànhviên và văn phòng khu vực phải được sự phê duyệt của tổng công ty, kếhoạch thành lập một đại lý được giao cho các công ty thành viên xem xét.Tuy nhiên, quá trình thành lập thành viên đều tuân theo những bước cơ bản

để xây dựng hệ thống kênh phân phối

Đối với một công ty thành viên.

Với phương châm mở rộng mạng lưới trên toàn quốc, hiện nay, PVIđang có 23 công ty thành viên trên cả nước Để thành lập một Công ty thànhviên, phải có một thời gian chuẩn bị tương đối kỹ lượng, phòng kế hoạch vàphát triển kinh doanh xem xét đánh gía nhu cầu thị trường, lựa chọn địa điểnthích hợp, đưa ra được doanh thu dự tính ở mức tương đối cao Đồng thời,phải chú ý sắp xếp nguồn nhân lực: tuyển mới và cử cán bộ nòng cốt củaPVI trở thành trụ cột tại các Công ty thành viên mới thành lập, tạo cơ sởvững chắc cho sự phát triển của mỗi Công ty thành viên Có thể nhận thấy,các Công ty thành viên trực thuộc PVI đều có trụ sở đặt tại những thành phố

Trang 36

nghiệp Đó là thuận lợi vô cùng lớn trong việc cấp đơn Bảo hiểm phi nhânthọ cho khách hàng.

Thành lập văn phòng khu vực.

Căn cứ theo định hướng phát triển của Tổng công ty và tiềm năngdoanh thu phí bảo hiểm của khu vực dự kiến thành lập VPKV cùng bản kếhoạch doanh thu khả thi của VPKV mới, Tổng Công ty sẽ ra quyết địnhthành lập VPKV Theo quy định của PVI, trên địa bàn mỗi quận( tại Hà Nội

và thành phố Hồ Chí Minh) và tại mỗi tỉnh thành phố khác Tổng Công ty chỉđược phép có một Công ty thành viên thành lập một chi nhánh hoặc VPKV.Với những địa bàn có vị trí chiến lược, có tiềm năng về doanh thu phí bảohiểm cao, có tiềm năng phát triển mạnh cũng sẽ có trường hợp được thànhlập nhiều hơn một VPKV Một Công ty thành viên không được thành lậpVPKV tại địa bàn hoạt động của các Công ty thành viên khác

Một VPKV mới được thành lập cần đưa ra được bản kế hoạch thànhlập chi tiết bao gồm:

- Đánh giá thị trường khu vực tiến hành thành lập VPKV

- Đề xuất các dịch vụ bảo hiểm trọng tâm( đối với các VPKVthường chú ý đến thị trường bán lẻ)

- Kế hoạch doanh thu theo từng nghiệp vụ( kế hoạch doanhthu trong vòng 1 năm)

- Kế hoạch phát triển

- Kế hoạch nhân sự: đề xuất người phụ trách VPKV đủ nănglực Trước khi bổ nhiệm, người được đề xuất phải cam kếthoàn thành kế hoạch của VPKV trong từng năm với TổngCông ty

Sau khi bản kế hoạch được Tổng Công ty thông qua, các VPKV sẽđược Tổng Công ty hỗ trợ tìm địa điểm văn phòng, các trang thiết bị vàtuyển dụng nhân sự và đi vào hoạt động Trong quá trình hoạt động, VPKVđược giao quản lý và sử dụng hóa đơn ấn chỉ bảo hiểm đồng thời thực hiệnchế độ báo cáo theo quy định của PVI Công ty thành viên sẽ ủy quyền choTrưởng VPKV ký các đơn/ Hợp đồng bảo hiểm do Tổng giám đốc Tổng

Trang 37

Công ty phân cấp cho Công ty thành viên, tuy nhiên không vượt quá phâncấp của Tổng Công ty.

Thành lập các đại lý bảo hiểm.

Khác với VPKV, đại lý bảo hiểm của PVI là những tổ chức, cá nhânbên ngoài được PVI cấp chứng chỉ đại lý và hoạt động theo pháp luật vàquyền lợi, quy định của PVI Các Công ty thành viên và VPKV tự sắp xếp

và tự quyết định việc tìm kiếm và tuyển chọn đại lý để mở rộng mạng lướiđại lý của mình Việc lựa chọn đại lý phụ thuộc vào kế hoạch chiếm lĩnh thịtrường tại địa bàn mà Công ty thành viên hay VPKV hoạt động Nhìn chungTổng công ty không khuyến khích việc tìm kiếm và tuyển chọn đại lý nằmtrên khu vực, địa bàn khai thác của các Công ty thành viên khác, nhằm tranh

sự chồng chéo trong quản lý và hạn chế tối đa cạnh tranh nội bộ, đặc biệt làcạnh tranh bằng chi phí Thông thường, khi tuyển chọn đại lý phải xem xétnhu cầu thị trường tại địa bàn đang hoạt động, sau đó phải xem xét khả năngcủa đại lý Sau khi được xem xét về các tiêu chuẩn của đại lý, Công ty/VPKV sẽ tiến hành ký kết hợp đồng đại lý Hợp đồng đại lý tuân thủ theovăn bản hướng dẫn của Tổng công ty đã ban hành Đại lý sau khi ký kết hợpđồng sẽ được cho tham dự khóa đào tạo đại lý, được trang bị những kiếnthức, hiểu biết về PVI, được cấp chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm củaPVI( đối với các cá nhân đã hoàn thành khóa học đào tạo đại lý bảo hiểm)

Có thể, PVI sẽ tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụbảo hiểm, kỹ năng marketing, cho các đại lý trong suốt quá trình hợp tác vớiPVI Bênh cạnh đó PVI có thể hỗ trợ các kinh phí thuê địa điểm, làm và treobiển hiệu đại lý của PVI để các đại lý đi vào hoạt động Đại lý sẽ đượchưởng hoa hồng theo hợp đồng đại lý ký và theo định mức hoa hồng cho cácnghiệp vụ mà PVI ban hành Trong thời gian hoạt động của đại lý, các Công

ty thành viên/ VPKV( Đơn vị) hoàn toàn chịu trách nhiệm tổ chức, quản lýchất lượng các dịch vụ do đại lý của mình cung cấp, luôn kiểm tra và yêucầu đại lý báo cáo về hoạt động kinh doanh, tránh tình trạng các đại lý chậmchễ trong việc nộp phí và trục lợi bảo hiểm Doanh thu phí bảo hiểm do đại

Ngày đăng: 31/08/2012, 10:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3. Báo cáo kết quả kinh doanh của PVI giai đoạn 2003-2007. Đơn vị: Triệu đồng. - Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.DOC
Bảng 3. Báo cáo kết quả kinh doanh của PVI giai đoạn 2003-2007. Đơn vị: Triệu đồng (Trang 13)
Nhìn bảng báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2003-2007 cho thấy, trong 5 năm liên tiếp, doanh thu từ hoạt động kinh doanh của PVI đều tăng,  cùng với đó trong 5 năm, chỉ có duy nhất năm 2004 lợi nhuận của PVI giảm  so với năm trước - Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.DOC
h ìn bảng báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2003-2007 cho thấy, trong 5 năm liên tiếp, doanh thu từ hoạt động kinh doanh của PVI đều tăng, cùng với đó trong 5 năm, chỉ có duy nhất năm 2004 lợi nhuận của PVI giảm so với năm trước (Trang 14)
Bảng 4. Tình hình nộp ngân sách, đóng góp cho nhà nước của PVI. - Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.DOC
Bảng 4. Tình hình nộp ngân sách, đóng góp cho nhà nước của PVI (Trang 15)
Bảng 5. Một số hạng mục công trình, tài sản bảo hiểm với giá trị bảo hiểm cao - Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.DOC
Bảng 5. Một số hạng mục công trình, tài sản bảo hiểm với giá trị bảo hiểm cao (Trang 18)
Bảng 6. Danh sách một số khách hàng lớn của PVI. - Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.DOC
Bảng 6. Danh sách một số khách hàng lớn của PVI (Trang 26)
Tình hình doanh thu toàn PVI trong những năm vừa qua rất khả quan, với mức tăng trưởng cao - Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.DOC
nh hình doanh thu toàn PVI trong những năm vừa qua rất khả quan, với mức tăng trưởng cao (Trang 39)
Bảng 11. Doanh thu của các ban kinh doanh năm 2007 Đơn vị: tỉ đồng. TTCác ban kinh doanhDoanh thu Mức tăng so với năm 2006 - Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.DOC
Bảng 11. Doanh thu của các ban kinh doanh năm 2007 Đơn vị: tỉ đồng. TTCác ban kinh doanhDoanh thu Mức tăng so với năm 2006 (Trang 40)
Bảng 12. Doanh thu các công ty thành viên năm 2007. Đơn vị: tỉ đồng. - Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.DOC
Bảng 12. Doanh thu các công ty thành viên năm 2007. Đơn vị: tỉ đồng (Trang 41)
Bảng 13. Số lượng Công ty thành viên qua các năm. - Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.DOC
Bảng 13. Số lượng Công ty thành viên qua các năm (Trang 42)
Bảng 14. Tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa áp dụng cho các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. - Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.DOC
Bảng 14. Tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa áp dụng cho các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ (Trang 47)
Bảng 16. Lợi ích của bán bảo hiểm qua ngân hàng. - Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.DOC
Bảng 16. Lợi ích của bán bảo hiểm qua ngân hàng (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w