Những vấn đề còn tồn tại trong việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ tại việt nam

52 1.5K 11
Những vấn đề còn tồn tại trong việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHỤ LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1.Lý do chọn đề tài: 3 2.Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 4 3.Phạm vi nghiên cứu 4 4.Phương pháp nghiên cứu 4 PHẦN II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5 CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ TRONG BUÔN BÁN QUỐC TẾ 5 1.1.Khái niệm, nội dung, phân loại giấy chứng nhận xuất xứ 5 1.1.1. Khái niệm giấy chứng nhận xuất xứ 5 1.1.2. Nội dung cơ bản của giấy chững nhận xuất xứ C/O: 5 1.1.3. Phân loại giấy chứng nhận xuất xứ C/O: 6 1.2.Một số mẫu giấy chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam và cách khai 9 1.2.1.Form A, Form D: 10 1.2.2.Form B: 13 1.2.3.Form hàng dệt may vào EU: 14 1.2.4.Form hàng dệt thủ công vào EU: 15 1.2.5.Form O 16 1.2.6.Form X: 17 1.3.Tác dụng của giấy chứng nhận xuất xứ 17 1.3.1.Đối với chủ hàng 17 1.3.2.Tác dụng của C/O đối với cơ quan Hải quan 18 1.3.3.Tác dụng của C/O đối với việc phát triển kinh tế và quản lý chính sách ngoại thương của nhà nước 19 1 CHƯƠNG II: MỘT SỐ QUY TẮC QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ 20 PHẦN III. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29 CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CẤP C/O Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 29 CHƯƠNG II. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH KHAI VÀ CẤP C/O 38 CHƯƠNG III. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC XIN VÀ CẤP C/O TẠI VIỆT NAM 44 PHẦN IV. KẾT LUẬN 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 2 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới ngày càng gia tăng mạnh mẽ làm cho các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau về nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, bắt buộc các quốc gia phải tiến hành mở cửa nền kinh tế để hòa nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, điều này đông nghĩa với việc họ đã chấp nhận lao vào cuộc chiến cạnh tranh gây gắt của nền kinh tế thị trường. Đây là thời cơ nhưng cũng là thách thức đòi hỏi không chỉ những nhà quản lý mà ngay cả những doanh nghiệp phải có những định hướng chiến lược và những bước đi vững chắc trong cuộc chiến toàn cầu này. Với những ưu đãi về thương mại quốc tế mà Việt Nam đã tận dụng được xem như là những yếu tố quan trọng có thể giúp Việt Nam gia nhập vào thị trường thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng năng lực cạnh tranh và phát triển. Và để làm tốt điều này, các doanh nghiệp Việt Nam phải nắm vững các quy tắc, luật lệ liên quan đến chế độ ưu đãi của các nước cho hưởng, đặc biệt có liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)-Certificate of Origin. Giấy chứng nhận xuất xứ được xem như là một lá bài thông hành để hàng hóa nước này có thể vào được nước khác, đồng thời nó cũng được xem là bằng chứng cho việc một nước được hưởng ưu đãi từ một nước khác. Trên thực tế ở Việt Nam trong những năm qua cho thấy, không phải doanh nghiệp nào cũng có cái nhìn đúng đắn, có hiểu biết đầy đủ về giấy chững nhận xuất xứ cũng như những quy tắc liên quan đến nó. Vì vậy mà những tác dụng và ưu đãi mà giấy chứng nhận xuất xứ đã không được các doanh nghiệp khai thác tối đa, cũng như không mạng lại hiệu quả vượt trội trong hoạt động xuất nhập khẩu. Xuất phát từ lý do này mà nhóm quyết định chọn đề tài: “Những vấn đề còn tồn tại trong việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam” để thẩy rõ tình hình hoạt động cũng như những tồn tại, những vấn đề bất cập của giây phép xuất xứ tại Việt Nam. 3 2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu - Mục tiêu chính của đề tài: ngiên cứu những vấn đề còn tồn tại rong việc cấp giấy phép xuất xứ tại Việt Nam. Đồng thời, đóng góp ý kiến giúp đỡ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam hiểu rõ hơn về tính thiết yếu của giấy chứng nhận xuất xứ và một số quy tắc ưu đãi quốc tế có liên quan, nhằm tận dụng tối đa hiệu quả của nó, cũng như hạn chế đến mức tối đa những sai sót có thể mang lại những kết quả không đáng có. - Đối tượng nghiên cứu: những tồn tại trong việc cấp giấy phép xuất xứ tại Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi thời gian: từ ngày 1-4 đến ngày 26-5-2013 - Phạm vi không gian: nghiên cứu trong phạm vi của Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu: + Dữ liệu thứ cấp: được thu thập chủ yếu từ các nguồn dữ liệu trên internet, sách báo, các chuyên đề của khóa trước và những thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu… nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu này. + Theo phương pháp định tính: Qua quá trình nghiên cứu thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau, ta tiến hành tổng hợp theo nội dung của đề tài, bài không áp dụng chiến lược định lượng vì chủ yếu là nghiên cứu kinh nghiệm cũng như các lý thuyết đã có từ lâu, không qua điều tra thực tế. 4 PHẦN II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ TRONG BUÔN BÁN QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm, nội dung, phân loại giấy chứng nhận xuất xứ 1.1.1. Khái niệm giấy chứng nhận xuất xứ Giấy chứng nhận xuất xứvăn bản do tổ chức thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá đó. (nghị định chính phủ). Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin- C/O) là chứng từ trong bộ chứng từ hàng hóa ghi “nước xuất xứ” của hàng hóa được khai trong giấy chứng nhận xuất xứ đó do người xuất khẩu khai báo, ký và được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của nước ngoài xuất khẩu. - Nước xuất xứ hàng hóa là nơi hàng hóa được khai thác, thu hoạch, đánh bắt, sản xuất, chế tạo, gia công chủ yếu tại đó. - Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O là những tổ chức được Nhà nước ủy quyền cấp. - Luật diều chỉnh C/O thường là luật quốc gia của nước xuất khẩu. 1.1.2. Nội dung cơ bản của giấy chững nhận xuất xứ C/O: Tùy theo quy định của các nước khác nhau, từng hệ thống quy chế khác nhau mà C/O yêu cầu có những nội dung khai báo khác nhau.Tuy nhiên thì một giấy chứng nhận xuất xứ phải đảm bảo cá nội dung sau đây: • Tên, địa chỉ của người xuất khẩu hay cuả người gửi hàng bao gồm tên giao dich, số nhà, đường phố, nước. • Tên , địa chỉ của người nhập khẩu hay của người nhận hàng bao gồm tên giao dịch, số nhà, đường phố, nước( tương tụ như người nhập khẩu). 5 • Tên phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, thời gain, cảng bố hàng và dở hàng. • Tên hàng, mô tả hàng hóa theo tên thương mại thường dùng. • Số lượng, trọng lượng tịnh hay trọng lượng của cả bao bì. • Lời khai của chủ hàng về nước xuất khẩuxứ hàng hóa . • Xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền. Các nội dung trên sẽ được hướng dẫn cách điền vào các ô tùy theo mối loại C/O được phép cấp. 1.1.3. Phân loại giấy chứng nhận xuất xứ C/O: + Phân loại theo mẫu in sẵn: - Form A: là form cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ nước hưởng ưu đãi sang nước cho hưởng ưu đãi trong Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập_GSP(General System of Preferences), đáp ứng các yêu cầu quy định về xuất xứ của nước cho hưởng GSP. - Form B: Là form cấp cho hàng hóa có xuất xứ Việt Nam không nhằm mục đích nào khác ngoại chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Việt Nam. - Form C: Là form cấp cho hàng hóa của các nước thành viên trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á- ASEAN sang các nước thành viên khác theo thỏa thuận thương mại ưu đãi- PTA(Preferenal Trading Arragenments) giữa các nước thành viên này, quy định trong các Hiệp định ký kết tại Manila ngày 24/12/1977 và trong nghị định mở rộng ưu đãi về thuế quan theo thỏa thuận PTA ký tại Manila ngày 15/12/1987 để hưởng ưu đãi. Hiện nay thì mấu C không còn được sử dụng nữa mà thay vào đó là mẫu D. - Form D: Là form được cấp cho hàng hóa có xuất xứ từ các nước ASEAN để được hưởng ưu đãi theo Hiệp định về Chương trình ưu đãi có hiệu lực chung- CEPT(Common Effective Preferential Tariff) ký vào ngày 28/01/1992 tại Singapore giữa các nước thành viên ASEAN để thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN- 6 AFTA(ASEAN Free Trading Area) . Việt Nam đã ký két tham gia vào ngày 15/12/1995 tại Bang kok. - Form T(form hàng dệt): là form được cấp cho hàng dệt, may mặc được sản xuất, gia công tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước có ký kết Hiệp định về hàng dệt may với Việt Nam nếu Hiệp định này có quy định. Form hàng dệt thủ công là form cấp cho loại hàng dệt thủ công được sản xuất tại Việt Nam, xuất khẩu sang cộng đồng Châu Âu-EU theo nghị định bổ sung cho Hiệp định hàng dệt may được ký kết giữa Việt Nam và EU. - Form O( cà phê) : Là form cấp cho cà phê các nước thuộc thành viên Hiệp hội cà phê quốc tế ICO(International Coffee Organisation) sang các nước nhập khẩu cũng là thành viên của ICO. - Form X(cà phê): là form cấp cho cà phê của các nước là thành viên của ICO sang các nước nhập khẩu không là thành viên của ICO. Các loại form khác cấp cho hàng hóa có xuất xứ tại Việt Nam sang các nước nhập khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu. + Phân loại theo quy chế áp dụng: - C/O quy định trong hệ thống ưu đãi phổ cập-GSP là mẫu theo quy định của chế độ ưu đãi phổ cập. Theo đó cơ quan có thẩm quyền của nước được hưởng ưu đãi phải cấp C/O cho nhà xuất khẩu tại nước mình để trình cho cơ quan Hải quan của nước cho hưởng ưu đãi, để lô hàng được hưởng ưu đãi thuế quan. - C/O quy định trong các Hiệp định về hàng dệt, may mặc giữa các quốc gia tham gia kí kết Hiệp định: Là C/O hàng dệt, may mặc từ các nước tham gia ký kết Hiệp định nhằm thực hiện các quy định của Hiệp định về việc cấp C/O cho hàng may mặc xuất khẩu thuộc quyền điều chỉnh của Hiệp định đó. 7 - C/O được quy định trong hiệp định caphê quốc tế- ICA (International Coffee Agreement) của hiệp hội cà phê quốc tế ICO là C/O cà phê xuất khẩu từ một nước là thành viên của Hiệp hội cà phê quốc tế phù hợp với quy định trong Hiệp định về cà phê quốc tế đã được các thành viên tham gia ký kết cam kết thực hiện để kiểm soát và theo dõi việc mua bán cà phê ở trên thế giới. - C/O quy định trong Hiệp định về Chương trình ưu đãi có hiệu lực chung-CEPT -của các nước thành viên ASEAN: là C/O cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ các nước thành viên ASEAN sang các nước trong khối đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ quy định của hiệp định để được hưởng ưu dãi thuế quan. + Theo mục đích của việc xin và cấp C/O - Nhằm mục đích để hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan của nước nhập khẩu, như: - C/O cấp cho hàng hóa xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ quy định để được hưởng ưu đãi thuế quan của các nước nhập khẩu dành ưu đãi trong Hệ thống GSP.(Form A) - C/O cấp cho hàng hóa xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ quy định để hưởng ưu đãi về thuế quan theo CEPT đã được ký kết giữa các nước thành viên ASEAN.(Form D) - Nhằm quản lý hạn ngạch nhập khẩu hàng hóa từ các nước xuất khẩu đã được phân bổ, như: - C/O cấp cho hàng đệt may xuất khẩu giữa các nước được điều chỉnh bằng Hiệp định ký kết giữa các bên nhằm để quản lý việc thực hiện các hạn nghạch về số lượng, trị giá hàng dệt may được phân bổ.(Form T) - C/O cấp cho các nước xuất khẩu sang các nước nhập khẩu là thành viên của ICO để quản lý số lượng cà phê thực xuất từ các nước này của ICO(Form O) 8 - Mục đích kiểm soát thông thường về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa mà không vì mục đích nào khác, như: - C/O form B của Việt Nam. - C/O của nhà sản xuất. + Theo cơ quan cấp: - Do cơ quan có thẩm quyền của chính phủ cấp, như: - C/O Form A và Form D về hàng hóa giày dép xuất khẩu sang các nước EU ở Việt Nam do Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực vủa Bộ Công thương cấp. - C/O ở Brunei do bộ Công nghiệp và tài nguyên cấp, ở Singapore là Hội đồng phát triển Thương mại, ở Philippin là Cơ quan Hải quan, ở Nhật bản là Bộ Thương mại và công nghiệp. - Do cơ quan phi chính phủ, các hiệp hội kinh tế ở các nước cấp, như: - Các C/O form A( trừ các mặt hàng giày dép xuất khẩu sang EU), Form B, Form O, Form X, Form T ở Việt Nam hiện nay do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cấp. Ngoài ra còn có một số C/O do cơ quan quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp cấp theo ủy quyền. - Tại Bỉ các Hiệp hội về nghề nghiệp được phép cấp một số C/O trong phạm vi được ủy quyền. - Do người sản xuất cấp: Khi trong các hợp đồng mua bán quốc tế không có quy định C/O phải do cơ quan có thẩm quyền cấp, thì C/O có thể do nhà sản xuất cấp và phải có bằng nhứng kèm theo chứng minh tính chân thực của giấy chứng nhận xuất xứ này. 1.2. Một số mẫu giấy chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam và cách khai C/O được khai bằng Tiếng Anh và đánh máy( trừ một số trường hợp theo yêu cầu của hợp đồng hay L/C). Nội dung khai phải phù hợp với hợp đồng hay L/C và các chứng từ khác 9 như vận đơn,hóa đơn thương mại…hoặc giấy chứng nhận xuất xứ của công ty giám định hàng hóa xuất nhập khẩu( thường là đối với C/O form D). 1.2.1. Form A, Form D: + Form A:  Mục đích: Mục đích của CO form A là để làm căn cứ giúp cho các cơ quan quản lý về thuế xác định được mức thuế suất thuế nhập khẩu (ưu đãi) cũng như trị giá tính thuế của các mặt hàng đã được cấp chứng nhận xuất xứ từ quốc gia phát hành ghi trên một chứng nhận xuất xứ mẫu A cụ thể, do các quốc gia nhập khẩu áp dụng các biểu thuế suất nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng nhưng có nguồn gốc xuất xứ khác nhau.  Phát hành: Việc phát hành chứng nhận xuất xứ mẫu A do cơ quan có thẩm quyền thực hiện trên cơ sở khai báo của các nhà xuất khẩu và đơn xin cấp của họ. Các khai báo của nhà xuất khẩu phải cho thấy quốc gia nhập khẩu thuộc về danh sách nói trên, nếu không cần phải sử dụng chứng nhận xuất xứ mẫu khác. Thông thường, chứng nhận này do các Phòng thương mại và công nghiệp cấp với một lệ phí nhỏ. Tại Việt Nam, hiện nay một số mặt hàng xuất khẩu vào thị trường của Liên minh châu Âu cần có thêm giấy phép xuất khẩu (Export License) nên chứng nhận xuất xứ mẫu A khi đó do các phòng giấy phép xuất nhập khẩu các khu vực cấp.  Các khai báo: - Mục 1: Tên và địa chỉ đầy đủ của nhà xuất khẩu - Mục 2: Tên và địa chỉ đầy đủ của người được ủy thác nhận hàng hóa. - Mục 3: Phương tiện vận tải và hành trình của lô hàng (càng chi tiết càng tốt), thông thường có dẫn chiếu tới vận đơn. 10 [...]... CẤP C/O Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 1.1 Những quy định về cấp C/O trong các văn bản pháp luật của Việt Nam 1.1.1 Quy chế cấp C/O tại Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam 29 Việc cấp C/O sẽ được căn cứ trên cơ sở đề nghị của nhà xuất khẩu có lô hàng xuất khẩu đáp ứng đầy đủ các quy định về xuất xứ của nước nhập khẩu Trong trường hợp nước nhập khẩu không có quy định rõ ràng về tiêu chuẩn xuất. .. phẩm có xuất xứ toàn bộ tại Việt Nam (không sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu) thì đánh chữ "X" b Hàng hoá không được sản xuất hay khai thác toàn bộ tại Việt nam như Quy tắc 3 Phụ lục 1 của Quy chế xuất xứ sẽ nêu ở phần sau theo quy định của ASEAN thì khai ghi rõ số phần trăm giá trị đã được tính theo giá FOB của hàng hoá được sản xuất hay khai thác tại Việt Nam, ví dụ 40% c Hàng hoá có xuất xứ cộng...- Mục 4: Dành cho cơ quan cấp chứng nhận xuất xứ (có thể để trống hoặc đóng dấu RETROSPECTIVELY (cấp muộn) trong trường hợp chứng nhận xuất xứ được cấp sau ngày vận đơn một khoảng thời gian dài, thường là sau từ 1 -2 tuần - Mục 5: Số thứ tự của các mặt hàng xin cấp chứng nhận xuất xứ - Mục 6: Nhãn, mác vận chuyển và số lượng kiện hàng theo từng loại mặt... ngày cấp của lần cấp trước Trong trường hợp tổ chức cấp C/O từ chối cấp C/O hoặc quá thời hạn quy định về thời gian cấp mà chưa được cấp mới hay cấp lại, người xuất khẩu có quyền khiếu nại lên Bộ thương mại trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được từ chối cấp C/O hoặc ngày cuối cùng của thời hạn cấp quy định Người xuất khẩu sẽ được trả lời trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi Bộ thương mại nhận. .. về tiêu chuẩn xuất xứ thì hàng hoá xuất khẩu đó phải đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ theo thông lệ của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam Trong trường hợp có nghi ngờ về tính xuất xứ của hàng hoá, VCCI sẽ tiến hàng kiểm tra tính xuất xứ của sản phẩm trước khi cấp C/O cho lô hàng Để được cấp C/O doanh nghiệp xin cấp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các chứng từ sau : + Đơn xin cấp C/O theo mẫu in... về việc thẩm tra tính chân thực, chính xác của các C/O đã được cấp, cơ quan cấp C/O có thể yêu cầu nhà xuất khẩu phải giải trình và cung cấp bằng chứng bổ sung cho cơ quan cấp C/O trong vòng một tháng kể từ khi có công văn yêu cầu Cơ quan cấp sẽ thu hồi C/O nếu phát hiện thấy nhà xuất khẩu khai sai và cung cấp bằng chứng không chính xác Trong trường hợp nhà xuất khẩu không có thái độ hợp tác trong việc. .. sẽ được xem xét và cấp trong thời gian là một ngày làm việc kể từ khi người xuất khẩu nộp bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ + Trong trường hợp cần thiết phải làm rõ tính xuất xứ của hàng hoá, các cán bộ kiểm tra và cấp C/O có thể yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp thêm chứng từ có liên quan hoặc có thể sẽ tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất để xác minh hàng hoá đó có đáp ứng các quy định xuất xứ hay không Lưu giữ... cầu nhà xuất khẩu phải giải trình và cung cấp bằng chứng bổ sung cho cơ quan cấp C/O trong vòng một tháng kể từ khi có công văn yêu cầu Cơ quan cấp sẽ thu hồi C/O nếu phát hiện thấy nhà xuất khẩu khai sai và cung cấp bằng chứng không chính xác 31 Mọi hành vi gian dối trong việc sử dụng và cấp C/O sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật 1.1.2 Quy chế cấp C/O tại Bộ thương mại Các Phòng quản lý xuất nhập... của cơ quan công chứng (nếu là cá nhân), đồng thời mang theo bản chính để đối chiếu - Ngoài ra khi xin cấp C/O Form A doanh nghiệp cần xuất trình văn bản đề nghị cấp C/O Form A theo mẫu in sẵn của Bộ thương mại Đối với trường hợp xin cấp C/O Form D doanh nghiệp xuất trình giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hoá (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra) phù hợp với các quy chế về xuất xứ quy định và do... hàng - Mục 8: Ghi tiêu chuẩn xuất xứ Cụ thể như sau: - Mục 9: Ghi trọng lượng tổng thể hay các loại đơn vị tính khác - Mục 10: Ghi ngày và số của hóa đơn bán hàng - Mục 11: Xác nhận của cơ quan cấp chứng nhận xuất xứ (ngày tháng năm cấp, chữ ký và dấu) - Mục 12: Ghi nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, ngày tháng năm xin cấp, chữ ký và dấu của nhà xuất khẩu + Form D: Giấy chứng nhận Mẫu D phải được khai . trong hoạt động xuất nhập khẩu. Xuất phát từ lý do này mà nhóm quyết định chọn đề tài: Những vấn đề còn tồn tại trong việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ. dung cơ bản của giấy chững nhận xuất xứ C/O: 5 1.1.3. Phân loại giấy chứng nhận xuất xứ C/O: 6 1.2.Một số mẫu giấy chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam và cách

Ngày đăng: 12/02/2014, 12:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Khái niệm, nội dung, phân loại giấy chứng nhận xuất xứ

    • 1.1.1. Khái niệm giấy chứng nhận xuất xứ

    • 1.1.2. Nội dung cơ bản của giấy chững nhận xuất xứ C/O:

    • 1.1.3. Phân loại giấy chứng nhận xuất xứ C/O:

    • 1.2. Một số mẫu giấy chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam và cách khai

      • 1.2.1. Form A, Form D:

      • 1.2.2. Form B:

      • 1.2.3. Form hàng dệt may vào EU:

      • 1.2.4. Form hàng dệt thủ công vào EU:

      • 1.2.5. Form O

      • 1.2.6. Form X:

      • 1.3. Tác dụng của giấy chứng nhận xuất xứ

        • 1.3.1. Đối với chủ hàng

        • 1.3.2. Tác dụng của C/O đối với cơ quan Hải quan

        • 1.3.3. Tác dụng của C/O đối với việc phát triển kinh tế và quản lý chính sách ngoại thương của nhà nước.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan