0
Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và Kế toán Việt

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN (Trang 61 -64 )

4. Các thủ tục kiểm soát

2.2. Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và Kế toán Việt

kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và Kế toán Việt Nam thực hiện.

Hàng tồn kho là một khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, tác động đến quá trình kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng trọng yếu đến nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính. Do đó công tác kiểm toán chu trình hàng tồn kho luôn là một công tác quan trọng hàng đầu trong kiểm toán báo cáo tài chính. Đối với công ty Kiểm toán và Kế toán Việt Nam, công tác kiểm toán chu trình hàng tồn kho luôn được coi trọng vì mức độ trọng yếu của nó. Bên cạnh những ưu điểm, quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho của Công ty vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Việc hoàn thiện công tác kiểm toán chu trình hàng tồn kho sẽ giúp công ty đưa ra các kết luận kiểm toán chính xác và đúng đắn đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

* Về chuẩn bị kiểm toán

Mặc dù đã có kế hoạch phục vụ khách hàng, tuy nhiên công ty cần nêu rõ lộ trình kiểm toán cụ thể, đặc biệt là với hàng tồn kho. Danh sách các kiểm toán viên

cũng như năng lực, phần việc được phân công như thế nào cần được công ty nêu rõ. Do đặc điểm của mỗi doanh nghiệp khác nhau, nên yêu cầu đặc thù của hàng tồn kho đối với quá trình kiểm toán cũng khác nhau. Công ty cần lựa chọn các kiểm toán viên có năng lực, có kinh nghiệm, có hiểu biết nhất định đối với hàng tồn kho của khách hàng. Điều này sẽ giúp quá trình tiếp cận, và thực hiện kiểm tra hàng tồn kho trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn đối với nhóm kiểm toán, góp phần nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán.

Công tác kiểm kê hàng tồn kho là một việc làm đặc biệt quan trọng trong kiểm toán khoản mục hàng tồn kho, vì thế công ty nên xây dựng một chương trình kiểm kê hàng tồn kho cụ thể cho từng công ty khách hàng. Bên cạnh đó, công ty cần lập một bản danh mục các vấn đề cần phải tuân thủ trong kiểm toán (check list). Bản danh mục này sẽ nêu ra tất cả các công việc mà KTV đang thực hiện. Qua bảng danh mục này, nhà quản lý sẽ dễ dàng quản lý chất lượng của công tác kiểm toán, quá trình kiểm toán đã làm được những gì và còn cần bổ sung những gì.

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là công việc hết sức quan trọng, công việc này giúp kiểm toán viên hạn chế được các rủi ro kiểm soát, đưa ra đánh giá một cách chính xác về hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ giúp tiết kiệm chi phí kiểm toán đặc biệt là đối với khách hàng có đặc điểm hàng tồn kho lớn và phức tạp. Hiện nay, công ty đã xây dựng được bảng câu hỏi đánh giá các bộ phận kiểm soát nội bộ tương đối hoàn chỉnh do đó công ty cần sử dụng một cách tích cực và hiệu quả hơn bảng câu hỏi này. Bên cạnh đó, công ty cũng cần liên tục mở rộng, đổi mới bảng câu hỏi này cho phù hợp với từng công ty, cũng như đặc điểm kinh tế xã hội. Đối với các khành hàng truyền thống, với lợi thế là có hồ sơ kiểm toán năm trước, kiểm toán viên nên xác định một cách chính xác độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ từ đó sẽ đưa ra quyết định loại bỏ các công việc không cần thiết, giảm bớt chi phí nhưng vẫn tăng được chất lượng công tác kiểm toán

Trong quá trình xây dựng mức trọng yếu, công ty cần đưa ra bảng phân tích đánh giá trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục cụ thể trong đó có khoản mục hàng tồn kho. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần xây dựng bảng đánh giá mức độ rủi ro đối với quá trình kiểm toán khách hàng.

Thủ tục phân tích cần được KTV thực hiện một cách nghiêm túc hơn, để trên cơ sỏ đó, KTV sẽ có được định hướng cho quá trình kiểm toán của mình.Trong bản phân tích, bên cạnh các thủ tục so sánh đối chiếu thông thường về số liệu, công ty cần tiến hành các thủ tục phân tích dọc, đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến hàng tồn kho như tỷ suất hàng tồn kho/doanh thu, hàng tồn kho/tài sản, hàng tồn kho/ giá vốn hàng bán, hay số vòng quay hàng tồn kho,…đồng thới tiến hành đối chiếu và so sánh các số liệu trên BCKQKD. Ví dụ đối với công ty M, công ty cần tiến hành tính các chỉ số liên quan là các hệ số thanh toán ( bao gồm hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán bằng tiền, hệ số thanh toán hiện hành), các hệ số đo lường hiệu quả hoạt động như vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho hay vòng quay vốn lưu động, bên cạnh đó là nhóm các hệ số sinh lời (tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất

lợi nhuận thuần, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu,…) và nhóm hệ số nợ. KTV cũng cần lập bảng đối chiếu so sánh biến động của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh của công ty khách hàng năm nay so với năm trước. Việc đánh giá phân tích các chỉ số trên sẽ cho kiểm toán viên có cái nhìn khái quát chung về tình hình hàng tồn kho của khách hàng qua đó sẽ tập trung vào các hạng mục hàng tồn kho có những dấu hiệu bất thường.

* Về thực hiện kiểm toán

Đối với công tác chọn mẫu kiểm toán, công ty cần thiết lập cho mình một phần mềm chọn mẫu phù hợp, việc này sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán cũng như giúp cho kiểm toán viên kiểm tra chi tiết một cách khách quan, chính xác hơn.

Trong quá trình kiểm tra chi tiết, các giấy tờ làm việc cần được xây dựng phù hợp với các mục tiêu kiểm toán, bám sát vào quá trình kiểm toán, thông qua đó giúp kiểm toán viên tìm được các bằng chứng thích hợp. Các giấy tờ làm việc cần được sắp xếp một cách quy củ, đảm bảo đã được soát xét và tham chiếu đầy đủ..

* Về kết thúc kiểm toán

Ban soát xét của công ty cần đưa các giấy tờ làm việc soát xét vào hồ sơ lưu trữ của công ty khách hàng. Qua đó, các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên đảm bảo đã được kiểm tra đầy đủ và đúng đắn, được lữu trữ đúng quy cách và có thể sử dụng ngay khi cần thiết

Công ty cần xây dựng lộ trình họp kiểm toán cụ thể đối với từng khách hàng, tránh tình trạng cuộc họp thảo luận diễn ra nhiều lần, tốn kém và không hiệu quả.

Hoạt động kiểm toán đã và đang phát triển mạnh mẽ, biến đổi từng ngày tại nước ta. Nhu cầu về dịch vụ gia tăng cùng kỳ vọng ngày càng lớn của nhà quản lý và đầu tư đã thúc đẩy các công ty kiểm toán cần có kế hoạch và mục tiêu cụ thể cho mình. Với Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Việt Nam, dù tuổi đời còn trẻ, song uy tín và chất lượng đã phần nào được khẳng định trên thị trường. Bước đầu thực tập tại Công ty, song em đã có được những cái nhìn mới mẻ về công việc kiểm toán, tiếp thu được những kiến thức bổ ích cho bản thân.

Chuyên đề trên là những tìm tòi, hiểu biết ban đầu của em về công tác kiểm toán thực tế hiện nay. Em hy vọng đã với những đóng góp nhỏ bé của mình, sẽ giúp hoàn thiện hơn công tác kiểm toán quy trình hàng tồn kho tại công ty.Với năng lực bản thân có hạn, chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót, các nhận xét còn mang tính chủ quan, chưa chính xác do đó em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của thầy cô để em hoàn thiện hơn trong công tác làm việc và nghiên cứu sau này.

Em xin chân thành cảm ơn TS.Ngô Đức Long đã chỉ dạy tận tình, giúp em hoàn thành chuyên đề này.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Công ty VAAC với em trong quá trình thực tập ban đầu còn mới mẻ này.

Sinh viên Đào Ngọc Hải

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN (Trang 61 -64 )

×