Đình công nếu không được sử dụng đúng lúc, đúng cách và đúng mục đích sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc cho người sử dụng lao động, với tư cách là một chủ thể bình đẳng với những người l
Trang 1Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong đình công ở
Việt Nam hiện nay Dương Thị Huệ
Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hữu Chí
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu các vấn đề lý luận về quyền và lợi ích của người sử dụng lao động
được bảo vệ như thế nào và thực trạng quy định của pháp luật hiện hành Sự cần thiết bảo
vệ người sử dụng lao động trong quan hệ lao động nói chung và trong đình công nói riêng Trên cơ sở đó đối chiếu với các quy định của pháp luật lao động Việt Nam để có sự đánh giá, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật lao động
Keywords: Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Bảo vệ quyền lợi; Người sử dụng lao động
Content
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cùng với sự hình thành và phát triển của thị trường lao động, quan hệ lao động ở nước ta cũng được hình thành và có bước phát triển nhất định Bên cạnh các yếu tố về chất lượng, trình
độ tay nghề của người lao động thì vấn đề đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động cũng trở thành vấn đề lớn trong môi trường kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, quyền và lợi ích của người lao động đã ngày càng được chú trọng và quan tâm thông qua nhiều chính sách, chủ trương của nhà nước và pháp luật Song để đảm bảo sự hài hoà trong quan hệ pháp luật lao động thì việc bảo vệ quyền và lợi ích của người sử dụng lao động là điều cần thiết Đặc biệt trong thời gian gần đây, hiện tượng
Trang 2đình công trong các nhà máy, xí nghiệp ngày càng tăng Đình công nếu không được sử dụng đúng lúc, đúng cách và đúng mục đích sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc cho người sử dụng lao động, với tư cách là một chủ thể bình đẳng với những người lao động và việc thực thi nguyên tắc
“trước pháp luật mọi người đều bình đẳng”, pháp luật lao động cần thiết phải bảo vệ những
quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong các cuộc đình công
Từ những lý do như trên, tác giả luận văn chọn đề tài nghiên cứu: “Pháp luật về bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong đình công ở Việt Nam hiện nay” Với mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền và lợi ích của người sử dụng lao
động trong các cuộc đình công, thực trạng quy định và việc thực hiện pháp luật về đình công, tác giả mong muốn được góp phần hoàn thiện hơn nữa những quy định nhằm đảm bảo hài hòa mối quan hệ trong quan hệ pháp luật lao động Đó là điều không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn
là yêu cầu của thực tiễn ở Việt Nam hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu
Đình công là hiện tượng không mới trong quá trình công nghiệp hóa trên thế giới, nhằm bảo đảm sự công bằng xã hội Đây cũng là vấn đề phức tạp, đang được tranh luận khá sôi nổi ở một
số diễn đàn khoa học trong nước Hiện nay cũng đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến vấn đề đình công không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới, cách thức và phương pháp bảo vệ người lao động trong đình công Vấn đề bảo vệ người sử dụng lao động trong đình công cũng đã được không ít tác giả nghiên cứu và đề cập dưới các góc độ và
khía cạnh khác nhau, trong số đó phải kể đến các bài viết, tạp chí nghiên cứu trực tiếp như: “Bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong các cuộc đình công bất hợp pháp” của ThS.Nguyễn Hằng Hà, tạp chí Luật học số 1/2008; “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trước, trong và sau đình công” của TS Đỗ Ngân Bình, tạp chí
khoa học pháp lý
Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan đến quyền và lợi
ích của người sử dụng lao động cũng có một số công trình nghiên cứu khác như: “Pháp luật về đình
công và giải quyết đình công ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” -
Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Đỗ Ngân Bình (2005); “Đánh giá quy định của Bộ luật lao động
về đình công và giải quyết đình công” của TS Nguyễn Xuân Thu, tạp chí Luật học số 9/2009;
Qua các kết quả nghiên cứu của các bài viết và luận văn trên đã đề cập về các vấn đề liên quan đến pháp luật về đình công, người sử dụng lao động trong đình công Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc về vấn đề bảo vệ người sử dụng lao động trong quan hệ lao
Trang 3động nói chung và trong đình công nói riêng, hoặc đó mới là các nghiên cứu ở một góc cạnh, một mức độ nhất định mà chưa đề cập đầy đủ và toàn diện
Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có và sự tìm hiểu nghiêm túc, tác giả đã lựa chọn đề tài:
“Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong đình công
ở Việt Nam hiện nay”
3 Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ những đặc điểm của thị trường lao động Việt Nam và những yêu cầu của thực tiễn về mối quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động Mục đích chính của luận văn là nghiên cứu các vấn đề lý luận về quyền và lợi ích của người sử dụng lao động được bảo vệ như thế nào và thực trạng quy định của pháp luật hiện hành Sự cần thiết bảo vệ người sử dụng lao động trong quan hệ lao động nói chung và trong đình công nói riêng Trên cơ
sở đó đối chiếu với các quy định của pháp luật lao động Việt Nam để có sự đánh giá, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật lao động
4 Phạm vi nghiên cứu
Dưới góc độ khoa học pháp lý và phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của chế độ bảo vệ người sử dụng lao động trong quan hệ làm công hưởng lương tại Việt Nam Với mục đích nghiên cứu như trên, với nội dung của đề tài này, tác giả luận văn chủ yếu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong đình công trên phương diện lý luận và thực tiễn
áp dụng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy định của pháp luật về vấn đề này Như vậy, phạm vi nghiên cứu chủ yếu là vấn đề bảo vệ người sử dụng lao động trong đình công
ở quan hệ lao động làm công ăn lương với người lao động – trên cơ sở hợp đồng lao động, đó là đối tượng nghiên cứu chính của luận văn
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-
Lênin vào việc đánh giá luận giải các vấn đề thuộc đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, diễn giải, quy nạp để thực hiện nhiệm vụ đặt ra
6 Ý nghĩa của luận văn
Về mặt lý luận: Đề tài luận văn có ý nghĩa làm rõ hệ thống lý luận, những vấn đề pháp lý cơ
bản về vấn đề đình công, sự cần thiết bảo vệ người sử dụng lao động trong đình công cũng như bảo vệ người sử dụng lao động ở những nội dung nào Từ đó có những nhận thức mới, sâu sắc
Trang 4hơn đối với vai trò của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động Bảo đảm nguyên tắc “
trước pháp luật mọi người đều bình đẳng” để có cái nhìn khách quan và đầy đủ hơn về quan hệ
lao động nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay
Về mặt thực tiễn: Phân tích thực trạng các quy định pháp luật, tình hình đình công ở nước ta
trong thời gian qua cũng như đánh giá các quy định của pháp luật trong việc bảo vệ người sử dụng lao động trước, trong và sau đình công Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật lao động về vấn đề này cũng như đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ
sở chính sách pháp luật, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà đầu tư, doanh nghiệp khi họ được đảm bảo hoạt động trong môi trường pháp lý đầy đủ và an toàn
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương với kết cấu và nội dung nghiên cứu như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về đình công và bảo vệ người sử dụng lao động trong đình công
Chương 2: Quy định pháp luật lao động về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong đình công và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong đình công ở Việt Nam hiện nay
Chương 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÌNH CÔNG VÀ BẢO VỆ
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG ĐÌNH CÔNG
1.1 Khái quát chung về đình công
1.1.1 Khái niệm
Xuất phát từ quan điểm này và trên cơ sở khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế ILO và kinh nghiệm của các nước về vấn đề này, tại điều 172 của Bộ luật lao động đã sửa đổi, bổ sung
năm 2006 của nước ta đưa ra khái niệm: “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có
tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể”
1.1.2 Đặc điểm của đình công
Thứ nhất, đình công là biểu hiện bằng sự ngừng việc tạm thời của người lao động Đây là dấu
hiệu cơ bản nhất, giữ vai trò trung tâm, liên kết các dấu hiệu khác tạo nên hiện tượng đình công
Trang 5Trong ý thức của những người ngừng việc và trên thực tế, sự ngừng việc này chỉ diễn ra tạm thời, trong một thời gian ngắn
Thứ hai, đình công phải có sự tự nguyện của người lao động
Đây là dấu hiệu về mặt ý chí của người lao động (bao gồm cả người lãnh đạo và người tham gia đình công), thể hiện ở việc họ được quyền quyết định và tự ý quyết định ngừng việc, tham gia đình công trong khi có thể có những cách giải quyết khác
Thứ ba, đình công luôn có tính tập thể
Thứ tư, đình công luôn có tính tổ chức
Thứ năm, mục đích của đình công là nhằm đạt được những yêu sách về quyền và lợi ích mà
những người thực hiện quan tâm
1.2 Bảo vệ người sử dụng lao động trong đình công
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm về người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động là một bên trong quan hệ lao động, trong nhiều trường hợp, người
sử dụng lao động được hiểu là các đơn vị sử dụng lao động Theo điều 6 Bộ luật lao động đã
được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007 của nước ta quy định: “Người sử dụng lao động
là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động”
1.2.2 Sự cần thiết bảo vệ người sử dụng lao động trong đình công
Xuất phát từ mặt lý luận: bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật lao động, là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật lao động Với tư cách là một chủ thể bình đẳng với những người lao động và với việc thực thi nguyên tắc: “trước pháp luật, mọi người đều bình đẳng”, pháp luật lao động cần thiết phải bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trước, trong và sau đình công
Xuất phát từ thực tiễn khách quan: hiện đang có nhiều cuộc đình công bất hợp pháp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Đình công để lại nhiều hậu quả cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể và cá nhân người lao động ở một mức độ nhất định, hoặc gây thiệt hại cho kinh tế xã hội nói chung
Xuất phát từ thông lệ pháp luật trên thế giới: Nhiều quốc gia như Pháp, Đức, Philippin… đã
và đang duy trì các quy định hợp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà đầu tư trước, trong
và sau đình công Thậm chí, coi đây như một yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài
1.2.3 Nội dung pháp luật bảo vệ người sử dụng lao động trong đình công
Trang 6Bảo vệ người sử dụng lao động trước khi đình công Trước khi xảy ra cuộc đình công, pháp luật lao động cần có các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục để tiến hành cuộc đình công, thời gian báo trước cho người sử dụng lao động với các quy định cụ thể như về cách thức gửi yêu cầu của người lao động, thời gian báo trước, thành phần và nội dung thương lượng giữa các bên, cách thức lấy ý kiến người lao động trước khi đình công, phạm vi được phép đình công, thời điểm đình công Đồng thời, pháp luật lao động cũng xác định rõ chủ thể có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, đại diện của các bên tham gia để từ đó xác định rõ tư cách pháp lý của các bên trong quan hệ lao động này Một số hành vi bị cấm trước khi xảy ra đình công cũng cần được đề cập và quy định cụ thể để tạo điều kiện cho các bên xác định rõ phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ thực hiện để tiến hành một cuộc đình công theo đúng pháp luật, đảm bảo lợi ích của các bên và lợi ích cộng đồng
Bảo vệ người sử dụng lao động trong khi xảy ra đình công: Pháp luật cần có các quy định nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng lao động bảo vệ tài sản, máy móc không bị đập phá, gây thiệt hại cho doanh nghiệp Đồng thời người sử dụng lao động có thể thông báo cho cơ quan hữu quan ở địa phương để yêu cầu sự trợ giúp
Bảo vệ người sử dụng lao động sau khi xảy ra đình công: Sau cuộc đình công, người sử dụng lao động cần lưu ý các hành động đối với người lao động để không xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật như hành vi trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, xử lý kỷ luật hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động tham gia đình công… Việc quy định các hành vi không được thực hiện của người sử dụng lao động cũng là cách để các doanh nghiệp
có hướng xử lý phù hợp, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên
Sau khi cuộc đình công xảy ra, người sử dụng lao động cân nhắc về việc giải quyết các chế độ quyền lợi cho người lao động Dù hợp pháp hay không hợp pháp thì đình công vẫn gây thiệt hại
về kinh tế cho người sử dụng lao động, vì vậy giải quyết chế độ quyền lợi cho người lao động trong thời gian đình công cũng cần có quy định cụ thể và hợp lý Đó cũng là nội dung mà người
sử dụng lao động cần được bảo vệ và quy định trong các quy định của pháp luật để có căn thực hiện
Tổ chức đại diện của người sử dụng lao động: Đối với người lao động thì công đoàn là tổ chức đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của họ trong các quan hệ lao động Cũng vậy tổ chức đại diện người sử dụng lao động lao động là thiết chế được lập ra với chức năng, nhiệm vụ đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động
Trang 7Việc xác lập các tổ chức đại diện người sử dụng lao động đề dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự
do liên kết
1.3 Sơ lược lịch sử phát triển của pháp luật lao động về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong đình công
- Giai đoạn trước năm 1994
- Giai đoạn từ 1994 đến nay
1.4 Quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) và kinh nghiệm của một số quốc gia về bảo vệ quyền và lợi ích của người sử dụng lao động trong đình công
1.4.1 Quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO)
1.4.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
Chương 2 – QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG ĐÌNH CÔNG VÀ THỰC
TIỄN ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Tình hình đình công ở nước ta trong thời gian qua
2.2.1 Số lượng, quy mô và phạm vi của đình công
Bảng 2.1: Tình hình đình công trong các doanh nghiệp từ năm 1995 đến tháng 6/2010 [35]
Năm Tổn
g số
Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp dân doanh
Số
vụ %
Số
vụ %
Số
vụ %
1995 60 11 18.3 28 46.7 21 35.0
1996 59 6 10.2 39 66.1 14 23.7
1997 59 10 16.9 35 59.3 14 23.7
1998 62 11 17.7 30 48.4 21 33.9
1999 67 4 6.0 42 62.7 21 31.3
2000 70 15 21.4 38 54.3 17 24.3
2001 90 9 10.0 55 61.1 26 28.9
2002 99 5 5.1 65 65.7 29 293
2003 142 3 2.1 104 73.2 35 24.6
Trang 8Từ năm 1995 đến tháng 6/2010 đã xảy ra 2.862 cuộc đình công; trong đó xảy ra chủ yếu ở các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (với 2.099 cuộc đình công, chiếm 73.3%), tiếp đến là doanh nghiệp tư nhân trong nước (với 674 cuộc đình công, chiếm 23.5%), doanh nghiệp Nhà nước chỉ xảy ra 89 cuộc đình công chiếm 3.1% Số cuộc đình công so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động thì từ năm 2001 đến nay số doanh nghiệp xảy ra đình công chiếm khoảng 0.15%, riêng năm 2006 chiếm 0.16% và năm 2007 chiếm 0.18%; Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì trong giai đoạn 2001 – 2005 số doanh nghiệp xảy ra đình công chiếm khoảng từ 2.7% đến 4%
số doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng năm 2006 và năm 2007 tăng nhanh, tỷ lệ này lần lượt là 7.3% và 10.3% Như vậy, mức độ xảy ra đình công có xu hướng tăng nhanh ở các năm về sau
Bảng 2.2: Tình hình đình công tại các doanh nghiệp chia theo các giai đoạn [23, tr.22]
Năm
Tốn
g số
vụ
Số
vụ %
Số
vụ %
Số
vụ %
1995-2000 377 57
15.1
2 212
56.2
3 108
28.6
5
2001-2005 607 27 4.45 421
69.3
6 159
26.1
9
2006-6/2010 1878 5 0.27 1466
78.0
6 407
21.6
7
Tổng
số vụ 2868 89 3.1 2099 73.3 674 23.5
Bảng 2.3: Số cuộc đình công phân theo địa bàn trọng điểm [23, tr.24]
2004 124 2 1.6 92 74.2 30 24.2
2005 152 8 5.3 105 69.1 39 25.7
2006 390 4 1.0 287 73.6 99 25.4
2007 551 1 0.2 438 79.5 112 20.3
2008 720 0 0.0 584 81.1 136 18.9
2009 217 0 0.0 157 72.4 60 27.6
Đến
6/2010 228 0 0.0 194 85.1 34 14.9
Tổng số 2862 89 3.1 2099 73.3 674 23.5
Trang 9Năm Tổng
số
TP
HCM
Bình Dương Đồng Nai
Tây Ninh
Long
An
Tỉnh,
TP khác
Số
vụ %
Số
vụ %
Số
vụ %
Số
vụ %
Số
vụ %
Số
vụ %
1995 60 28 46.7 12 20.
1996 59 29 49.2 8 13.
1997 59 37 62.7 0 0.0 14 23.7 8 13.6
1998 62 44 71.0 6 9.7 5 8.1 7 11.3
1999 67 33 49.3 19 28.
2000 70 34 48.6 19 27.
2001 90 38 42.2 35 38.
2002 99 44 44.4 20 20.
2003 142 57 40.1 27 19.
2004 124 44 35.5 11 8.9 43 34.7 26 21.0
2005 152 52 34.2 7 4.6 41 27.0 52 34.2
2006 390 108 27.7 139 35.
2007 551 109 19.8 217 39.
4 106 19.2 44 8.0 24 4.4 51 9.3
2008 720 165 22.9 127 17.
6 167 23.2 67 9.3 57 7.9 137 19.0
2009 217 70 32.3 35 16.
1 35 16.1 10 4.6 6 2.8 61 28.1
2010 228 8 3.5 51 22 96 42.1 1 0.4 1 0.4 71 31.1
Trang 104
Tổng
số 2862 892 31.2 682
23.
8 600 21.0 121 4.2 87 3.0 480 16.8
2.2.2 Đặc điểm chung các cuộc đình công ở Việt Nam trong thời gian qua
- Các cuộc đình công đều diễn ra bất ngờ, không có báo trước, người lao động luôn coi đó như
là một giải pháp đầu tiên và tốt nhất để đấu tranh
- Việc tiến hành đình công được thực hiện trước khi tiến hành giải quyết tranh chấp tập thể theo trình tự (chưa yêu cầu hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải; chưa được giải quyết tại hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh….)
- Không có người lãnh đạo đình công chính thức (không do ban chấp hành công đoàn hoặc đại diện tập thể lao động khởi xướng, tổ chức và lãnh đạo) mà chủ yếu do một số thủ lĩnh giấu mặt lãnh đạo; chưa lấy ý kiến của tập thể lao động trước khi tổ chức đình công; không báo trước cho các cơ quan quản lý và người sử dụng lao động Đây chính là yếu tố đáng lo ngại cho sự biến thể của đình công sang những vấn đề ngoài quan hệ lao động, có thể gây ra những tác động xấu cho tình hình an ninh, chính trị, trật tự xã hội
2.2 Thực trạng quy định của pháp luật lao động về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong đình công
2.2.1 Quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trước khi đình công
Thứ nhất: bảo vệ người sử dụng lao động khi xác định thời điểm được phép tiến hành đình
công
Thứ hai: bảo vệ người sử dụng lao động trong các quy định về thủ tục chuẩn bị đình công Thứ ba: bảo vệ người sử dụng lao động đối với nội dung yêu cầu của người lao động
Như vậy ngay từ thời điểm trước khi xảy ra cuộc đình công, pháp luật cũng đã có những quy định nhằm hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật của người lao động đối với thiết bị, tài sản của doanh nghiệp, tư liệu sản xuất của người sử dụng lao động Đây là giai đoạn để các bên có thể cân nhắc, thương lượng tìm được tiếng nói chung hạn chế được nguy cơ xảy ra đình công
2.2.2 Quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong khi đình công
Trong quá trình xảy ra đình công pháp luật cũng quy định những hành vi bị cấm đối với người lao động: cấm dùng bạo lực, cấm làm tổn tại máy móc, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp Ngay cả trong thời điểm khi cuộc đình công đã xảy ra, người sử dụng lao động vẫn được sử dụng quyền chấp nhận toàn bộ hoặc một phần nội dung bản yêu cầu của người sử dụng lao động,