Nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển theo pháp luật Trung Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam Hoàng Thị Hồng Hạnh Khoa Luật Luận
Trang 1Nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển theo pháp luật Trung Quốc và kinh
nghiệm đối với Việt Nam
Hoàng Thị Hồng Hạnh
Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60 Người hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Bá Diến
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Khái quát chung về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và
nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển theo pháp luật Trung Quốc Tìm hiểu nghĩa
vụ giao hàng của người vận chuyển theo pháp luật Trung Quốc Đưa ra một số khuyến nghị xây dựng chế độ pháp lý về nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển trong pháp
luật Việt Nam
Keywords: Luật Quốc tế; Vận chuyển hàng hóa; Đường biển; Pháp luật Trung Quốc;
Việt Nam; Giao hàng
Content
MỞ ĐẦU
Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là phương thức vận chuyển có lịch sử lâu đời nhất và phổ biến nhất, đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành và phát triển nền thương mại quốc tế Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng - cơ sở để xác lập và thực hiện quan hệ dịch vụ vận chuyển giữa người thuê vận chuyển và người vận chuyển Trong tổng thể các vấn đề pháp lý của hợp đồng vận chuyển đường biển, nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển là một nội dung không thể thiếu được của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, tôi tập trung sự quan tâm của mình vào chế định này vì ba lý do sau:
Thứ nhất: giao hàng bản thân nó liên quan đến mối quan hệ pháp lý vượt ra ngoài
một loại hợp đồng Giao hàng không chỉ là nội dung của hợp đồng vận chuyển mà còn cả hợp đồng mua bán hàng hoá Đồng thời vấn đề này cũng liên quan đến luật tài sản và những luật khác nữa Phân định được mối quan hệ này sẽ cho tôi cơ hội nghiên cứu một cách toàn diện một vấn đề pháp lý nhưng được đặt trong những chế định pháp luật khác nhau và có tính logic
về tư duy
Thứ hai: quan trọng hơn là sự thiếu vắng một hệ thống pháp luật hiện hành hoàn
chỉnh liên quan đến vấn đề giao hàng Hầu hết những công ước quốc tế như Hague, Hague-Visby Rules và luật quốc gia trong lĩnh vực này như các đạo luật về hàng hải ở nhiều nước
Trang 2cũng tập trung chủ yếu vào việc quy định quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển trong quá trình vận chuyển và đảm bảo an toàn cho hàng hoá, trong khi chỉ có vài lời giải thích chi tiết
về giao hàng Và hệ quả là, rất khó khăn để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc giao hàng vì pháp luật thực định không có hướng dẫn cụ thể
Thứ ba: Những vấn đề như trách nhiệm giao hàng mà không có vận đơn; mối quan
hệ giữa việc giao hàng và kết thúc thời hạn trách nhiệm của người vận chuyển; những giải pháp cho người vận chuyển khi hàng hóa không được nhận bởi người có trách nhiệm v.v .đã gây ra nhiều cuộc tranh cãi giữa các nhà khoa học, những người làm thực tiễn trong lĩnh vực hàng hải, và cả các thẩm phán
Việc lựa chọn pháp luật Trung Quốc cũng xuất phát từ một số lý do cơ bản như sau:
Thứ nhất, Trung Quốc là một quốc gia có vị trí địa lý, hệ thống chính trị, văn hoá
tương đồng với Việt Nam Phải nói rằng, tư duy thương mại được quyết định rất nhiều bởi văn hóa và tư duy chính trị Do vậy, việc dùng Trung Quốc làm đối tượng nghiên cứu trong phạm vi luận văn này hi vọng sẽ đưa ra được nhiều kết quả hữu ích cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
Thứ hai, Trung Quốc có đường bờ biển dài, nền kinh tế nói chung và ngành vận
chuyển đường biển quốc tế phát triển, hiệu quả và năng động Đây là điều kiện vật chất cho một hệ thống pháp luật về vận chuyển đa dạng và hoàn chỉnh Cũng như Trung Quốc, Việt Nam cũng là một nước có đường bờ biển dài hơn 3000 km, có nền kinh tế biển phát triển từ lâu đời và đang được Đảng, Nhà nước quan tâm cho là một ngành kinh tế mũi nhọn lâu dài Với các điều kiện kinh tế tương đồng như vậy, việc chọn pháp luật Trung Quốc là đối tượng nghiên cứu sẽ có nhiều điểm thuận lợi dựa trên các mẫu số chung cơ bản là nền tảng kinh tế như đã trình bày
Thứ ba, Trung Quốc có hệ thống pháp luật nói chung tương đồng với hệ thống pháp
luật Việt Nam từ lịch sử, quá trình hình thành, cấu trúc, quy mô cũng như tư duy pháp lý Cùng nằm trong số các nước theo hệ thống pháp luật chủ nghĩa, mà về cơ bản là theo hệ thống luật Châu âu lục địa (Civil Law) và không thuộc hình thái cấu trúc nhà nước liên bang, Việt Nam và Trung Quốc có hệ thống pháp luật với rất nhiều điểm tương đồng Việc nghiên cứu một hệ thống pháp luật có nhiều nét tương đồng như vậy là một điều không những lý thú mà còn hứa hẹn thu được những kết quả bổ ích cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước Với tư cách là một nước láng giềng với Trung Quốc với kim ngạch trao đổi thương mại hàng năm rất cao, có lẽ việc tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc sẽ trở nên hợp lý và cần thiết đối với Việt Nam
Mục đích cuối cùng của tôi sau khi hoàn thành luận văn sẽ là có được một nghiên cứu toàn diện về pháp luật liên quan đến nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển Hi vọng lớn nhất là công trình nghiên cứu này sẽ:
- Có giá trị như một nguồn tham khảo đối với những người công tác tại các hãng tàu; những người tham gia trực tiếp vào quan hệ vận chuyển hàng hoá bằng đường biển;
- Rút ra những kinh nghiệm có thể áp dụng để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực giao hàng ở Việt Nam
Trong luận văn này, tôi kỳ vọng giải quyết được những vấn đề cơ bản sau đây:
- Ý nghĩa pháp lý của việc giao hàng của người vận chuyển;
- Thời điểm việc giao hàng được xem là hoàn thành;
- Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm gì khi giao hàng không đúng người, đặc biệt là trường hợp giao hàng mà không xuất trình vận đơn;
Trang 3- Mối quan hệ giữa hợp đồng vận chuyển và hợp đồng mua bán hàng hoá;
- Các tranh chấp liên quan đến việc giao hàng trên thực tế có thể được giải quyết như thế nào; và
- Những kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước
Những vấn đề này sẽ lần lượt được làm sáng tỏ ở những chương sau đây:
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI VẬN CHUYỂN THEO PHÁP LUẬT
TRUNG QUỐC 1.1 Khái quát chung về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển theo pháp luật Trung Quốc
1.1.1 Nguồn luật
Hệ thống pháp luật quốc tế ghi nhận những điều ước quốc tế sau đây là nguồn luật cơ bản và quan trọng nhất điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biến quốc tế:
- Công ước Hague và Hague Visby;
- Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển năm 1978 gọi là Quy tắc Hamburg;
- Công ước về vận chuyển hàng hoá quốc tế toàn bộ hoặc một phần bằng đường biển năm 2009
Ở Trung Quốc có ba đạo luật mà có thể điều chỉnh một cách trực tiếp hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển: Các nguyên tắc chung của Luật Dân sự; Bộ luật hàng hải
và Luật Hợp đồng
1.1.2 Định nghĩa hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, theo Điều 4, Chương IV mục 1,
Bộ Luật Hàng hải Trung Quốc, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là một hợp đồng theo đó người vận chuyển, được trả phí vận chuyển, cam kết vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng với người gửi hàng bằng đường biển từ một cảng tới một cảng khác
Quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của Trung Quốc cũng như Việt Nam khá thống nhất với luật pháp và tập quán phổ biến trên thế giới
1.1.3 Địa vị pháp lý của các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng
đường biển
1.1.3.1 Người thuê vận chuyển
Người thuê vận chuyển, theo định nghĩa tại Điều 42.3 Bộ Luật Hàng hải Trung Quốc, là:
“a) Người tự mình hoặc nhân danh người đó hoặc theo ủy quyền của người đó
giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển;
b) Người tự mình hoặc nhân danh người đó hoặc theo ủy quyền của người đó giao hàng hàng hóa cho người vận chuyển có liên quan trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.”
1.1.3.2 Người vận chuyển
Trước hết, theo định nghĩa hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, người vận chuyển có quyền được thanh toán cước vận chuyển Đây là quyền quan trọng nhất của
Trang 4người vận chuyển, từ đó làm phát sinh các nghĩa vụ khác của người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, theo pháp luật và theo các tập quán khác
Ngoài ra phần này còn giới thiệu sơ lược về các vấn đề chủ yếu liên quan đến quyền
và nghĩa vụ của người vận chuyển như: Thời điểm xác định trách nhiệm của người vận
chuyển; trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về tàu chở, các thiết bị bảo quản và lưu trữ hàng
hoá trong quá trình vận chuyển; trách nhiệm giao hàng đúng địa điểm, trách nhiệm giao hàng đúng giờ, trách nhiệm giao hàng đúng người
1.1.3.3 Người nhận hàng
Điều 83 Bộ luật Hàng hải Trung Quốc quy định, người nhận hàng có quyền, trước khi nhận hàng tại cảng đến, yêu cầu giám định hàng hoá Người nhận hàng phải chịu chi phí cho việc giám định nhưng có quyền yêu cầu bồi hoàn chi phí từ bên gây ra thiệt hại Bên cạnh
đó, Điều 82 Bộ luật Hàng hải Trung Quốc cũng quy định người nhận hàng có thể gửi thông báo về thiệt hại kinh tế do việc chậm giao hàng cho người vận chuyển để yêu cầu người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó trong vòng 60 ngày kể từ ngày tiếp theo sau ngày giao hàng
1.1.4 Chứng từ vận chuyển:
Trong phần này luận văn chủ yếu giới thiệu các loại vận đơn và các chứng từ vận chuyển khác và ý nghĩa pháp lý của các loại chứng từ này nhằm mục đích đưa ra cơ sở kiến thức cơ bản phục vụ cho việc phân tích ở chương 2
1.2 Khái quát chung về nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển theo pháp luật Trung Quốc
1.2.1 Cơ sở xác định nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển
1.2.1.1 Theo quy định của pháp luật
Đầu tiên, phải nói rằng, nghĩa vụ của người vận chuyển phát sinh trên cơ sở các quy định của pháp luật Mặc dù quan hệ vận chuyển là một quan hệ hợp đồng và phát sinh trên sự thoả thuận của các bên, song nhìn chung, Bộ luật Hàng hải Trung Quốc (và cả Bộ luật Hàng hải Việt Nam trong trường hợp này) đặt ra những quy tắc và nghĩa vụ cơ bản của người vận chuyển Những nghĩa vụ này, về cơ bản là các bên không thể thoả thuận loại bỏ bởi đó là nghĩa vụ cốt yếu xác lập nên một hợp đồng vận chuyển
1.2.1.2 Theo thoả thuận
Như ở trên đã phân tích, giao hàng là nghĩa vụ hợp đồng và có ý nghĩa pháp lý mang tính hợp đồng, nên các nghĩa vụ trong nó, bao gồm cả điểm, thời gian và phương thức đều được quyết định bởi hợp đồng
Sự tự do thoả thuận cũng sẽ phải tuân theo những điều bắt buộc và cần tuân theo những quy tắc nhất định:
Thứ nhất: một thoả thuận về giao hàng không được vi phạm những điều pháp luật quy định Hague Rules và luật quốc gia ví dụ như Bộ luật hàng hải Trung Quốc đã thiết lập một loạt các nghĩa vụ mang tính bắt buộc đối với người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
Tiếp theo, theo Bộ luật Dân sự Trung Quốc, ở phần hình thức hợp đồng, một hợp đồng được lập trên cơ sở một bên đưa ra mẫu in sẵn mà không có sự thoả thuận với bên kia hoặc hợp đồng cố tình bỏ đi một vài nghĩa vụ quan trọng hoặc hoặc bỏ bớt quyền thiết yếu của bên kia sẽ được coi như là vô hiệu
Hơn nữa, theo lý thuyết chung về hợp đồng, khi một thoả thuận được giao kết do ép buộc, lừa dối, hoặc vi phạm lợi ích quốc gia, v.v thì cũng bị vô hiệu và phải sửa đổi
1.2.1.3 Theo tập quán
Trang 5Trong thực tiễn dài của hoạt động hàng hải, có những tập quán, thói quen về giao hàng đã được hình thành một cách vững chắc Thực tế, phần đáng kể của hợp đồng vận chuyển không điều chỉnh toàn diện và rõ ràng thoả thuận về điểm giao hàng Trong những trường hợp này, tập quán, thông lệ, thói quen thương mại tại cảng dỡ hàng hoặc tại những điểm đến khác sẽ được áp dụng để xác định thời gian, địa điểm và phương thức giao hàng
1.2.2 Định nghĩa nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển
Theo những cách hiểu truyền thống, giao hàng có nghĩa là “sự trao tay”, bản chất là việc chuyển giao vật chất hàng hóa giữa người vận chuyển và đối tác của họ Giao hàng có
nghĩa là người vận chuyển “từ bỏ quyền chiếm hữu vật chất đối với hàng hóa”
Thêm vào đó, thông thường, giao hàng có thể là kết quả của việc đặt hàng vào vị trí tuỳ ý sử dụng của người nhận hàng Cụm từ “sự tùy ý sử dụng hàng hóa” thực chất là gì? Nó chỉ là trách nhiệm pháp lý hay cả trách nhiệm về vật chất nữa? Sự đa dạng về việc giao hàng làm phát sinh yêu cầu về lý thuyết, đó là việc cần phải đi tìm một định nghĩa chính xác về giao hàng và nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển
1.2.3 Ý nghĩa pháp lý của nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá
bằng đường biển
Việc giao hàng của người vận chuyển là một công đoạn không thể thiếu được trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá nói chung và hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển nói riêng
Theo học thuyết của luật Dân sự, nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hoá
“không chỉ là chở hàng mà việc giao hàng ở điểm đến được coi là một nghĩa vụ cuối cùng”
Sự hoàn thành việc giao hàng thường dẫn đến chấm dứt hợp đồng giao hàng và kết thúc trách nhiệm của người vận chuyển đối với hàng hoá
Tuy nhiên hầu hết các đạo luật đều không quy định rõ, một số đạo luật còn làm cho nội dung này trở nên không chắc chắn, không xác định rõ người vận chuyển có nghĩa vụ giao hàng hay không
Trang 6CHƯƠNG 2 NGHĨA VỤ GIAO HÀNG CỦA NGƯỜI VẬN CHUYỂN THEO PHÁP LUẬT TRUNG
QUỐC 2.1 Nội dung nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển
Nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển được phân tích tại Chương này tập trung
ở ba nghĩa vụ chính: (i) giao hàng đúng địa điểm; (ii) giao hàng đúng người; (iii) giao hàng đúng người nhận
2.1.1 Nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm
2.1.1.1 Địa điểm giao hàng
a Địa điểm giao hàng theo thoả thuận
Theo quy định của Bộ luật Hàng hải Trung Quốc, địa điểm giao hàng sẽ luôn được chỉ rõ là cảng nơi dỡ hàng (Điều 41, 46, 49) Bộ luật Hàng hải Việt Nam tại Điều 70 cũng quy định địa điểm giao hàng là cảng dỡ hàng Tuy nhiên quy định về địa điểm giao hàng là cảng
dỡ hàng theo pháp luật Trung Quốc và pháp luật Việt Nam có hạn chế, chưa bao quát được thực tế hoạt động vận chuyển đường biển cũng như thực tiễn mua bán hàng hoá quốc tế hiện nay Pháp luật của một số quốc gia không bắt buộc địa điểm giao hàng nhất thiết là ở chính cảng dỡ hàng Công ước Rotterdam cũng quy định địa điểm giao hàng là địa điểm được các bên thoả thuận (Điều 11, Điều 12)
b Thay đổi địa điểm giao hàng đã thoả thuận
Trong một số trường hợp đặc biệt, người vận chuyển được trao quyền để thay đổi địa điểm giao hàng (điểm đến) mà không bị coi là vi phạm hợp đồng khi pháp luật có quy định hoặc đáp ứng được các điều kiện tương ứng trong hợp đồng
Đoạn 1 Điều 91 Bộ luật Hàng hải Trung Quốc quy định “nếu do tình trạng bất khả
kháng hoặc bất cứ nguyên nhân nào khác mà không phải do lỗi của người vận chuyển hoặc người thuê tàu, thì tàu có thể không giao hàng ở cảng đến như đã thoả thuận trong hợp đồng vận chuyển, trừ khi hợp đồng vận chuyển có thoả thuận khác, Thuyền trưởng có quyền dỡ hàng ở cảng an toàn hoặc cảng gần cảng đến và hợp đồng sẽ được coi là đã được thực hiện
đầy đủ”
Tuy nhiên trong những trường hợp không phải là bất khả kháng, Bộ luật Hàng hải Trung Quốc không có quy định nào điều chỉnh người thuê vận chuyển có quyền thay đổi điểm giao hàng hoặc thay đổi cảng dỡ hàng Cách xử lý phải viện dẫn đến Luật Hợp đồng của Trung Quốc Bộ luật Hàng hải Việt Nam cũng có quy định về quyền thay đổi địa điểm giao hàng đã thoả thuận nhưng không rõ ràng về thủ tục thực hiện
2.1.1.2 Trách nhiệm pháp lý của người vận chuyển khi vi phạm nghĩa vụ
Trên thực tế, hiếm khi hàng hoá được vận chuyển tới và giao tại cảng mà không phải địa điểm mà các bên đã thoả thuận Tuy nhiên, vẫn có trường hợp giao hàng không đúng cảng đích do lỗi của người vận chuyển Trong trường hợp này, Bộ luật Hàng hải Trung Quốc quy định trách nhiệm của người vận chuyển không rõ ràng
Trang 7Theo Bộ luật Hàng hải Trung Quốc sự “chệch hướng” vì lý do bảo đảm an toàn hoặc
cố gắng bảo đảm an toàn cho tính mạng hoặc tài sản trên biển hoặc vì bất kỳ lý do hợp lý nào khác đều không bị coi là hành vi vi phạm nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm (Điều 49 Bộ luật Hàng hải Trung Quốc) Tuy nhiên, đối với trường hợp “chệch hướng” không đáp ứng các điều kiện nêu trên thì người vận chuyển có phải chịu trách nhiệm gì không, xử lý theo cơ chế nào?
Bộ luật Hàng hải Trung Quốc chưa cung cấp các chế tài cụ thể để xử lý trách nhiệm của người vận chuyển Bộ luật Hàng hải Việt Nam cũng tương tự, không quy định về trách nhiệm đối với người vận chuyển trọng trường hợp này
2.1.2 Nghĩa vụ giao hàng đúng giờ
2.1.2.1 Thời gian giao hàng và nghĩa vụ giao hàng đúng giờ
Bộ luật Hàng hải Trung Quốc quy định: “Chậm giao hàng xảy ra khi hàng không
được giao tại cảng dỡ hàng trong thời gian đã được thoả thuận trước” (đoạn 1 Điều 50 Bộ
luật hàng hải Trung Quốc) Điều này có nghĩa là thời gian giao hàng được xác định là thời gian do các bên thoả thuận trước trong hợp đồng
Khoản 3 Điều 76 Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định “chậm trả hàng là việc hàng
hoá không được trả trong khoảng thời gian đã thoả thuận theo hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian hợp lý cần thiết mà người vận chuyển mẫn cán có thể trả hàng đối với những trường hợp không có thoả thuận” Như vậy thì Bộ luật Hàng hải Việt Nam xác định thời gian giao
hàng là thời gian đã thoả thuận trước, hoặc là khoảng thời gian hợp lý cần thiết mà người vận chuyển mẫn cán có thể giao hàng,
Tuy nhiên “thời gian hợp lý” trên thực tế rất khó xác định Bởi vậy quy định như Bộ luật Hàng hải Trung Quốc về thời gian giao hàng là hợp lý
2.1.2.2 Trách nhịêm pháp lý của người vận chuyển khi chậm giao hàng
Khi người vận chuyển vi phạm nghĩa vụ về thời gian giao hàng thì phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất phát sinh bao gồm cả tổn thất đối với hoá và tổn thất kinh tế từ việc chậm giao hàng trừ trường hợp được miễn trừ theo quy định tại hợp đồng hoặc quy định của pháp luật (Điều 50 Bộ luật Hàng hải Trung Quốc) Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định rất sơ sài về trách nhiệm của người vận chuyển khi chậm giao hàng theo cách giới hạn những trường hợp người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm chứ không nêu rõ nguyên tắc chịu trách nhiệm và phạm vi chịu trách nhiệm như Bộ luật Hàng hải Trung Quốc
2.1.3 Giao hàng đúng người nhận
2.1.3.1 Người nhận hàng và nguyên tắc xuất trình chứng từ vận chuyển
Quy định về quyền nhận hàng và sự xuất trình B/L đối với việc giao hàng liên quan chặt chẽ đến vấn đề ai là người được quyền nhận hàng Điều 71 Bộ luật Hàng hải quy định:
“theo quy định được ghi trong B/L, người vận chuyển có trách nhiệm giao hàng cho người
được ghi tên trong B/L, theo lệnh của một người, hoặc giao cho người mang B/L”
2.1.3.2 Giao hàng theo các chứng từ khác ngoài vận đơn
Bộ luật Hàng hải Trung Quốc chủ yếu đề cập về B/L, tuy nhiên, đối với những
chứng từ khác ngoài B/L, Điều 80 quy định rằng: “Trong trường hợp người vận chuyển phát
hành một chứng từ khác ngoài B/L như là một bằng chứng của việc nhận hàng hoá được vận chuyển, các chứng từ này là bằng chứng đầu tiên của việc kết thúc hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển và việc tiếp quản hàng hoá của người vận chuyển như được mô tả tại chứng từ đó Các chứng từ loại này do người vận chuyển phát hành không chuyển nhượng
được”
2.1.3.3 Giao hàng trong những trường hợp đặc biệt
Trang 8Phần này phân tích về các trường hợp giao hàng đặc biệt như giao hàng cho cơ quan
có thẩm quyền Tuy nhiên Bộ Luật Hàng hải Trung Quốc không giải quyết những tình huống như vậy Và cho đến bây giờ, các toà án của Trung Quốc cũng chưa thống nhất được quan điểm trong quá trình xét xử
Điều 74 Bộ luật Hàng hải Việt Nam cũng có quy định về việc người vận chuyển
giao hàng cho cơ quan có thẩm quyền: “Người vận chuyển hoàn thành việc trả hàng cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cho bên thứ ba theo quy định của pháp luật hoặc quy định tại cảng trả hàng” Tuy nhiên quy định này không hướng dẫn cụ thể cho người vận
chuyển biết trong những trường hợp nào thì người vận chuyển có quyền giao hàng cho cơ quan có thẩm quyền? Cụm từ theo “quy định của pháp luật” hoặc “theo quy định tại cảng trả hàng” thì quá chung chung
2.1.3.4 Trách nhiệm pháp lý vi phạm nghĩa vụ giao hàng đúng người
Pháp luật Trung Quốc không đưa ra quy định cụ thể về trách nhiệm của người vận chuyển khi vi phạm nghĩa vụ giao hàng đúng người Tuy nhiên, trên thực tiễn hàng hải, nếu người vận chuyển giao hàng cho người có tên trên vận đơn đích danh hoặc cho người giữ B/L, anh ta phải chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu hoặc người có quyền sở hữu hàng hoá; nếu anh ta giao hàng cho người không có quyền sở hữu hàng hoá, anh ta phải chịu trách nhiệm đối với việc vi phạm hợp đồng vận chuyển
Trong trường hợp như vậy, để giảm thiểu rủi ro đối với hàng hoá, cũng là giảm thiểu trách nhiệm bồi thường của người vận chuyển do vi phạm nghĩa vụ giao hàng, người vận chuyển, người vận chuyển thực tế và những người làm công của họ cần có hành động kịp thời
và hợp lý để khắc phục vi phạm này Một trong những hành động cần thực hiện sớm nhất có thể là thông báo cho chủ hàng/người gửi hàng/người nhận hàng/người thuê vận chuyển về việc vi phạm nghĩa vụ giao hàng để xin chỉ dẫn kịp thời
Kết luận lại, có thể thấy rằng nghĩa vụ của người vận chuyển chủ yếu tập trung ở nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm, thời gian và đúng người nhận Trên thực tế Bộ luật Hàng hải Trung Quốc chưa giải quyết thấu đáo các tình huống cũng như trách nhiệm của người vận chuyển khi vi phạm nghĩa vụ Và Bộ luật Hàng hải Việt Nam cũng vậy
2.2 Giao hàng và giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển
Giới hạn trách nhiệm có nghĩa là khoảng thời gian của những nghĩa vụ buộc của người vận chuyển đối với sự an toàn của hàng hóa Bộ luật Hàng hải Trung Quốc quy định về giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển căn cứ vào việc phân loại hàng hoá:
Loại 1: liên quan đến việc vận chuyển hàng được đóng container Giới hạn trách
nhiệm của người vận chuyển đối loại hàng hoá này là “toàn bộ quá trình mà người vận
chuyển chịu trách nhiệm về hàng hoá, bắt đầu tính từ thời điểm người vận chuyển nhận hàng
từ cảng xếp hàng cho đến khi hàng hoá được giao tại cảng dỡ hàng.” (Điều 46 Bộ luật Hàng
hải Trung Quốc) Cùng với quy định này, thời điểm giao hàng trùng với thời điểm kết thúc của giới hạn trách nhiệm và điểm kết thúc của hợp đồng vận chuyển
Loại 2: liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá không đóng container Giới hạn
trách nhiệm của người vận chuyển đối với loại hàng hoá này bao gồm giai đoạn tính từ “trong
suốt thời gian mà người vận chuyển chịu trách nhiệm về hàng hóa, bắt đầu từ thời điểm bốc hàng lên tàu cho đến khi hàng được dỡ khỏi tàu”
Vậy nên, sự khác nhau về giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển giữa hai phương thức vận chuyển đã mang đến sự rắc rối ở Trung Quốc
Tuy nhiên không nên đồng nhất khái niệm “giao hàng” và khái niệm “dỡ hàng”, điều này cần phải được xử lý cẩn thận bởi các quy định của Bộ luật Hàng hải Ở Bộ luật Hàng hải
Trang 9Việt Nam giới hạn trách nhiệm chỉ được đặt ra với loại hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển Theo quan điểm của tôi, cần quy định lại giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển đối với hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển nói chung và không nên phân biệt
2.3 So sánh nghĩa vụ giao hàng theo Hợp đồng vận chuyển và Hợp đồng mua bán
hàng hoá
Trên thực tế, đặc biệt là trong thương mại quốc tế, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thường liên quan chặt chẽ với hợp đồng mua bán hàng hóa Phần này phân tích mối quan hệ về sự tương đồng và khác biệt giữa hai loại hợp đồng này xét về khía cạnh nghĩa vụ giao hàng
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ NGHĨA VỤ GIAO
HÀNG CỦA NGƯỜI VẬN CHUYỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
3.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ giao hàng
Phần này nêu một cách khái quát về nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển theo pháp luật Việt Nam, cụ thể là Bộ luật Hàng hải Việt Nam Theo đó nêu rõ những hạn chế của
Bộ luật Hàng hải Việt Nam trên cơ sở phân tích những ưu và nhược điểm của Bộ luật Hàng hải Trung Quốc, làm cơ sở đưa ra những kiến nghị tại phần tiếp theo
Những nhận định chủ yếu tập trung vào những vấn đề sau:
- Địa điểm giao hàng;
- Cảng thay thế;
- Quyền thay đổi cảng trả hàng của người gửi hàng;
- Trách nhiệm của người vận chuyển khi đi chệch tuyến đường;
- Thời gian vận chuyển hợp lý cần thiết;
- Trách nhiệm của người vận chuyển khi giao hàng chậm
- Trường hợp người vận chuyển được phép giao hàng cho cơ quan có thẩm quyền;
- Giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển;
3.2 Khuyến nghị xây dựng chế độ pháp lý về nghĩa vụ giao hàng trong pháp luật
Việt Nam
Như đã trình bày và phân tích tại các chương trên, để tránh các rủi ro pháp lý cũng như những tranh chấp tốn kém, chế độ pháp lý về nghĩa vụ giao hàng cần làm rõ một số điểm cơ bản sau đây:
- Khái niệm giao hàng;
Trang 10- Nghĩa vụ giao hàng theo các tiêu chí về thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng và người nhận hàng;
- Trách nhiệm của người vận chuyển khi vi phạm nghĩa vụ giao hàng;
- Miễn trách đối với người vận chuyển khi vi phạm nghĩa vụ giao hàng;
- Giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển;
- Một số vấn đề liên quan đến nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển khác Trên cơ sở đó khuyến nghị sửa đổi Chương V Bộ luật Hàng hải Việt Nam theo hướng như sau:
- Cơ cấu lại chương V - Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển: Việc
đầu tiên cần điều chỉnh lại Bộ luật Hàng hải Việt Nam là việc cơ cấu lại chương V theo hướng không chia làm hai loại hợp đồng vận chuyển theo chuyến và hợp đồng theo chứng từ vận chuyển nữa Theo đó tất cả những chế định về quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển, giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển, trách nhiệm của người vận chuyển khi vi phạm nghĩa
vụ, miễn trách đối với người vận chuyển, thủ tục giao hàng … đều được áp dụng chung đối với cả hai loại hợp đồng vận chuyển Trong trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chuyến hoặc hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển có những đặc trưng mà không thể quy định chung được thì sẽ được quy định riêng lẻ thành những điều khoản đặc biệt hoặc ngoại lệ
- Khái niệm giao hàng: Để có chế độ pháp lý phù hợp cho việc giao hàng, khái
niệm về giao hàng là yếu tố đầu tiên cần đề cập Một khái niệm đầy đủ nhưng vẫn giữ được tầm khái quát là yêu cầu tất yếu mở đầu cho một chế định pháp lý hoàn chỉnh Trong đó, khái niệm về giao hàng cần phải làm rõ một số điểm sau đây, dựa trên những vướng mắc đã đề cập
và phân tích ở trên:
- Mô tả hành vi giao hàng;
- Bên có nghĩa vụ giao hàng;
- Bên có quyền nhận hàng;
- Các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc giao hàng;
- Địa điểm và thời điểm giao hàng
Qua đó, có thể đề xuất một khái niệm về giao hàng như sau:
“Giao hàng là việc người vận chuyển, người vận chuyển thực tế chuyển giao hàng
hoá cho người nhận hàng được chỉ định theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá hoặc theo chứng
từ vận chuyển tại địa điểm và trong thời gian được quy định tại hợp đồng vận chuyển hàng hoá hoặc địa điểm và thời điểm khác do các bên thoả thuận.”
Liên quan đến giao hàng, cần phải làm rõ rằng nghĩa vụ giao hàng thuộc về bên nào Cần lưu ý rằng trong Bộ Luật Hàng hải Việt Nam có khái niệm về người giao hàng tại Điều
74, ngoài định nghĩa về người vận chuyển và người vận chuyển thực tế Như vậy, người giao hàng có thể đồng thời là người vận chuyển, người vận chuyển thực tế hoặc là một người khác (người cung cấp dịch vụ logistics, người cung cấp dịch vụ freight forwarding …) Do đó, cần phải làm rõ giao hàng ở đây là hành vi:
- Chuyển quyền chiếm hữu hàng hoá từ người vận chuyển sang người nhận hàng hoặc người được người nhận hàng uỷ quyền để nhận hàng (người cung cấp dịch vụ logistics, người cung cấp dịch vụ freight forwarding …); hay
- Chuyển quyền chiếm hữu hàng hoá từ người giao hàng (người vận chuyển, người vận chuyển thực tế và người giao hàng khác) sang người nhận hàng Trường hợp hàng hoá được giao trực tiếp từ người vận chuyển/người vận chuyển thực tế sang người nhận hàng, hai thời điểm nói trên sẽ trùng nhau Vấn đề chỉ phát sinh khi