Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết dân sự của Toà án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Trần Thị Dương Khoa Luật Luận văn ThS ngành: L
Trang 1Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết dân sự của Toà án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
quốc tế Trần Thị Dương
Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60
Người hướng dẫn: PGS.TS Đoàn Năng
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Trình bày những vấn đề lý luận về công nhận và cho thi hành bản án, quyết
định dân sự của tòa án nước ngoài Đánh giá thực trạng pháp luật, đánh giá việc thực hiện pháp luật Việt Nam, xác định các vướng mắc, bất cập, hạn chế, khó khăn trong hoạt động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự
của tòa án nước ngoài
Keywords: Luật Quốc tế; Thi hành bản án; Tòa án nước ngoài; Quyết định dân sự
Content
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc tiếp tục đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế và cải cách nền hành chính quốc gia, công cuộc cải cách tư pháp cũng đang được Đảng và Nhà nước ta tích cực triển khai, coi đây như là khâu đột phá quan trọng, thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế
Pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài qua nhiều năm thi hành và thực tiễn áp dụng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập; có những quy định chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng nên có nhiều cách hiểu khác nhau; có những quy định chưa đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên đương sự; có quy định chưa phù hợp với cam kết quốc tế
Trang 2Mặt khác, cơ chế pháp lý khi giải quyết các yêu cầu công nhận và thi hành bản án quyết định của tòa án nước ngoài là lĩnh vực có nhiều phức tạp, bởi vì nó liên quan đến chủ quyền quốc gia, liên quan đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ dân sự
Trước những yêu cầu của thực tiễn, việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của tòa án nước ngoài nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm về lý luận cũng như thực tiễn, tìm ra những hạn chế, vướng mắc trong quy định pháp luật và thực tiễn thi hành, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các vụ, việc dân sự theo tinh thần cải cách tư pháp là hết sức cần thiết và vẫn có tính thời sự, rất được quan tâm trong khoa học pháp lý ở Việt Nam hiện nay
Do vậy, tôi đã chọn đề tài "Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án,
quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế" để
làm luận văn thạc sĩ Luật học của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước nước ngoài tại Việt Nam theo
những khía cạnh khác nhau như: Giáo trình Tư pháp quốc tế, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2001; Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường đại học Luật Hà Nội, năm 2010 Các bài tạp chí chuyên ngành luật học như: Về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự
của tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài (Nguyễn Trung Tín, Tạp chí Luật
học, số 12/2006); Hoàn thiện pháp luật về công nhận và thi hành bản án quyết định dân sự của
tòa án nước ngoài (Bành Quốc Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu và lập pháp, số 5/2011) Các đề tài
khoa học như đề tài "Cơ sở lý luận và thực tiễn thi hành quy định về công nhận và thi hành tại
Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài"
(Lê Thế Phúc - chủ nhiệm đề tài - Viện Khoa học xét xử, Tòa án nhân dân tối cao) Các luận án tiến sĩ như luận án luận án tiến và một số luận văn thạc sĩ về vấn đề công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Các công trình trên đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
về vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài trong thời gian qua Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đều chưa tập trung đưa ra các giải pháp để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của hoạt động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài tại Việt Nam Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra trong tiến trình hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung của Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích
Đề tài nghiên cứu làm sáng tỏ các nội dung, nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về lý luận và xem xét thực trạng vận dụng, thực hiện pháp luật trong hoạt động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam, làm rõ các vướng mắc, bất cập trong các văn bản pháp luật và đưa các giải pháp, kiến nghị nhằm
Trang 3mục đích hoàn thiện pháp luật Việt Nam, nâng cao hiệu quả hoạt động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội quốc tế
3.2 Nhiệm vụ
Đề tài nghiên cứu có nhiệm vụ làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản sau:
- Những vấn đề lý luận về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án
nước ngoài
- Đánh giá thực trạng pháp luật, đánh giá việc thực hiện pháp luật Việt Nam, xác định các vướng mắc, bất cập, hạn chế, khó khăn trong hoạt động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt
động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
4 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Là các quy phạm pháp luật của Việt Nam và của một số
nước trên thế giới, các điều ước quốc tế và thực tiễn của Việt Nam trong lĩnh vực này, các mối quan hệ trong hoạt động công nhận công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa
án nước ngoài tại Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về phát triển kinh tế xã hội, về xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu đề tài bao gồm các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý nói riêng như phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa pháp luật
5 Tính mới và những đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện về cả lý luận và thực tiễn vấn đề, xác định những hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, đồng thời phân tích kinh nghiệm pháp luật một số quốc gia trên thế giới về vấn đề này Từ đó góp phần xây dựng luận cứ khoa học nhằm mục đích hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả trong hoạt động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế Với những kết quả nghiên cứu, đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các
cơ quan lập pháp trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án án nước ngoài Đề tài có thể có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan tư pháp trong quá trình giải quyết các yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài Đề tài cũng có cho được hànhụng làm tài liệu tham khảo cho những người học tập, làm công tác nghiên cứu, giảng dạy pháp luật và quan tâm đến vấn đề này
6 Kết cấu của luận văn
Trang 4Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định
dân sự của tòa án nước ngoài và kinh nghiệm của một số nước
Chương 2: Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành
bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công nhận và cho
thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG NHẬN
VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân
sự của tòa án nước ngoài
1.1.1 Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
1.1.1.1 Khái niệm bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Hiện nay trong tư pháp quốc tế có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài Trên cơ sở nguyên tắc chủ quyền quốc gia và dựa trên tiêu chí "lãnh thổ" nơi phán quyết được ban hành, chúng ta có thể định nghĩa về bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài như sau:
Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là bản án, quyết định dân sự được tuyên ở ngoài lãnh thổ nước công nhận
1.1.1.2 Khái niệm công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có các đặc điểm
cơ bản sau:
Thứ nhất, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài thể
hiện ý chí của quốc gia công nhận và thi hành
Thứ hai, việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
được thực hiện thông qua cơ quan trong bộ máy nhà nước
Thứ ba, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là một
quá trình của tố tụng dân sự quốc tế, thể hiện sự hợp tác giữa các quốc gia trong hoạt động tương trợ tư pháp
Thứ tư, chỉ công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
đã phát sinh hiệu lực pháp luật theo quy định tại nước tuyên ra bản án, quyết định đó trừ một số trường hợp bản án, quyết định cần thi hành ngay
Trang 5Thứ năm, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là thủ
tục xem xét và quyết định trao hiệu lực tại nước sở tại cho bản án, quyết định được yêu cầu
Từ những điều đã được trình bày ở trên, có thể đưa ra định nghĩa về công nhận và thi hành bản
án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài như sau:
Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là hành vi pháp
lý của quốc gia thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền của mình chính thức thừa nhận sự tồn tại, giá trị pháp lý của bản án, quyết định dân sự của tòa án một quốc gia khác và làm cho bản án, quyết định dân sự đó có hiệu lực bắt buộc thi hành trên lãnh thổ nước mình
1.1.1.3 Bản chất việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Bản chất của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài chính là việc, quốc gia sở tại thừa nhận giá trị hiệu lực pháp lý của các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài và cho phép thi hành tại quốc gia mình
1.1.1.4 Ý nghĩa của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là cần thiết
khách quan và có ý nghĩa to lớn trên các phương diện sau:
Thứ nhất, về phương diện chính trị, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của
tòa án nước ngoài góp phần thúc đẩy sự phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia
Thứ hai, về phương diện kinh tế, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của
tòa án nước ngoài góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa các quốc gia, thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia
Thứ ba, về phương diện xã hội, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa
án nước ngoài góp phần duy trì trật tự, ổn định các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài nói riêng
Thứ tư, về phương diện pháp luật, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của
tòa án nước ngoài khẳng định vấn đề chủ quyền về tài phán của quốc gia
1.1.2 Cơ sơ lý luận, cơ sở pháp lý của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
1.1.2.1 Cơ sở lý luận của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa
án nước ngoài
* Các nguyên tắc cơ bản trong luật quốc tế hiện đại
Hoạt động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước chịu sự ảnh
hưởng trực tiếp bởi một số nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại, như: Nguyên tắc tôn
trọng chủ quyền quốc gia; nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau; nguyên tắc tận
tâm, tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta Sunt Servanda)
* Các nguyên tắc cơ bản trong tư pháp quốc tế
Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là một nội dung quan trọng của tư pháp quốc tế hiện đại, nên chịu sự chi phối trực tiếp bởi một số nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế, như: Nguyên tắc có đi có lại; nguyên tắc công nhận quyền miễn trừ của
quốc gia; nguyên tắc tối huệ quốc
Trang 6* Bảo vệ quyền con người
Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài chính là một biểu hiện của việc bảo vệ quyền con người ở khía cạnh dân sự, chính trị cũng như kinh tế, xã hội
* Xu thế hội nhập quốc tế
Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài là một biểu hiện của hoạt động hội nhập quốc tế
1.1.2.2 Cơ sở pháp lý của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa
án nước ngoài
Cơ sở pháp lý của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là các điều ước quốc tế song phương, đa phương và pháp luật quốc gia quy định về vấn đề này
Các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia về vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có vai trò quan trọng trong hoạt động này Mỗi loại văn bản trên
có một vị trí nhất định, trong đó các điều ước giữ vai trò chủ đạo, pháp luật quốc gia giữ vai trò cơ bản Tuy nhiên, giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, tất cả đều là cần thiết và không thể thiếu, nếu thiếu các quy định cần thiết đó thì việc công nhận và thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài sẽ không có cơ sở pháp lý
1.1.3 Điều kiện, trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
1.1.3.1 Về điều kiện công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Thứ nhất, điều kiện về giá trị pháp lý của các bản án, quyết định Theo điều kiện này, bản
án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có yêu cầu công nhận và cho thi hành phải là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật nước đã tuyên Trừ một số trường hợp đặc biệt khác
Thứ hai, điều kiện về thẩm quyền giải quyết vụ việc của tòa án Theo điều kiện này, tòa án
nước ngoài đã ra bản án, quyết định dân sự có yêu cầu công nhận và cho thi hành là tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo quy định của tư pháp quốc tế
Thứ ba, điều kiện về sự đảm bảo các quyền tố tụng của đương sự Theo điều kiện này, trong
quá trình ra bản án, quyết định tòa án nước ngoài phải đảm bảo đầy đủ các quyền tố tụng dân sự của đương sự, đặc biệt là quyền tố tụng của bên phải thi hành
Thứ tư, điều kiện về bảo lưu trật tự công cộng Theo điều kiện này, một bản án, quyết định
của tòa án nước ngoài sẽ được công nhận và cho thi hành nếu như hậu quả của việc công nhận và thi hành không trái với pháp luật và trật tự công cộng của nước nhận được yêu cầu công nhận và thi hành
1.1.3.2 Về trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài gồm các bước sau:
Bước thứ nhất, nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền
Trang 7Bước thứ hai, nhận đơn và xem xét thụ lý giải quyết Sau khi nhận được đơn các cơ quan có
thẩm quyền sẽ kiểm tra, xem xét Nội dung và phạm vi kiểm tra tùy thuộc vào quy định của pháp luật từng nước Hiện nay, các nước trên thế giới thường sử dụng hai phương pháp sau: Phương pháp kiểm tra toàn diện và phương pháp kiểm tra hạn chế
Bước thứ ba, thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài đã được công nhận
1.2 Kinh nghiệm của một số nước về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp quốc tế, đặc biệt là hoạt động công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài Vì vậy, việc nghiên cứu và tiếp nhận kinh nghiệm pháp luật nước ngoài về vấn đề này là cần thiết
2.2.1 Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức
Cộng hòa Liên bang Đức là thành viên của Liên minh Châu Âu vì vậy, việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài ở Đức được thực hiện trên cơ sở pháp luật chung của Liên minh Châu Âu, các hiệp định song phương giữa Đức với các quốc gia khác và pháp luật nước Đức
Đối với các bản án, quyết định được tuyên bởi các nước là thành viên của EU thì thủ tục công nhận và thi hành rất đơn giản, nhanh chóng, không đòi hỏi phải qua bất cứ thủ tục tố tụng dân sự đặc biệt nào Người có yêu cầu chỉ cần xuất trình trước tòa án có thẩm quyền Đức nơi cần được thi hành, bản sao hợp pháp bản án đã có hiệu lực pháp luật và giấy xác nhận lệnh thi hành Châu Âu của tòa án nước thành viên đưa ra phán quyết
Đối với các nước ký hiệp định song phương với Cộng hòa Liên bang Đức việc công nhận và cho thi hành sẽ tuân theo quy định của hiệp định đó
Đối với các bản án, quyết định được tuyên bởi nước không có điều ước quốc tế với Đức
Việc công nhận và thi hành được tiến hành theo thủ tục cấp phép và phải qua một thủ tục tố tụng đặc biệt, được thực hiện trên cơ sở các quy định tại Điều lệ Tố tụng dân sự Đức và tuân theo
nguyên tắc có đi có lại
1.2.2 Kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp
Việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài cũng được xử lý khác biệt như ở Đức Tùy thuộc vào bản án, quyết định đó được đưa ra bởi một nước có ký hiệp định về vấn đề này với Pháp hay không hoặc bởi một tòa án của một nước thành viên của Liên minh Châu Âu hay không Tuy nhiên, nếu bản án được đưa ra bởi một nước không có điều ước quốc tế với Pháp thì việc công nhận và cho thi hành sẽ tuân theo một thủ tục tố tụng đặc biệt được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự, trên cơ sở chế độ cấp phép và phải đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật Pháp đặt ra Ở Pháp, việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không dựa vào nguyên tắc có đi có lại
1.2.3 Kinh nghiệm của Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là nước theo hệ thống pháp luật Common law, vì vậy, một bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài khi có yêu cầu công nhận và thi hành ở Hoa Kỳ sẽ có khả năng bị xem xét lại
Trang 8Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Hoa Kỳ dựa trên các điều ước quốc tế mà Hoa Kỳ là thành viên Trong trường hợp không có điều ước quốc tế, thì sẽ tuân theo nguyên tắc có đi có lại, khi xem yêu cầu công nhận nguyên tắc có đi có lại được áp dụng đầu tiên, sau đó mới xem xét đến các điều kiện Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ nghĩa vụ chứng minh bản án, quyết định không đáp ứng các điều kiện công nhận thuộc về trách nhiệm của
bị đơn
1.2.4 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Ở Nhật Bản, mọi yêu cầu về công nhận và thi hành bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Nhật bản sẽ được Tòa án tối cao Nhật Bản tiếp nhận và kiểm tra sơ bộ, nếu thấy đã đầy
đủ thủ tục, điều kiện thì Tòa án tối cao sẽ gửi cho Tòa án khu vực có thẩm quyền để tiến hành công nhận và cho thi hành Tòa án Nhật Bản chỉ kiểm tra, đối chiếu bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định của pháp luật Nhật Bản để quyết định có công nhận và cho thi hành hay không
Khi giải quyết yêu cầu công nhận và thi hành tòa án sẽ dựa trên các điều ước tế mà Nhật Bản
là thành viên và Bộ luật Tố tụng dân sự Trong trường hợp không có điều ước sẽ áp dụng nguyên tắc có đi có lại và phải thỏa mãn các điều kiện do pháp luật Nhật Bản đề ra
1.2.5 Kinh nghiệm của Vương quốc Thái Lan
Pháp luật Vương quốc Thái Lan không quy định vấn đề công nhận và cho bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài Trong Bộ luật Tố tụng dân sự Thái Lan không có một điều khoản nào đề cập đến vấn đề này Vì vậy, người có quyền lợi cần được thi hành phải khởi kiện lại vụ việc tại một Tòa án của Thái Lan Tuy nhiên, nếu vụ việc đó đã được giải quyết bởi một tòa án nước ngoài thì bản án nước ngoài đó có thể được trình lên Tòa án Thái Lan như một bằng chứng
có tính thuyết phục
Qua các nghiên cứu về pháp luật và thực tiễn công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài của một số nước trên thế giới, có thể thấy pháp luật các nước có một số nét lớn sau:
Thứ nhất, về nguyên tắc công nhận và cho thi hành, pháp luật hầu hết các nước đều quy định
việc công nhận và cho thi hành dựa trên nguyên tắc có điều ước quốc tế và nguyên tắc có đi có lại, ngoại trừ Cộng hòa Pháp
Thứ hai, về thẩm quyền giải quyết yêu cầu, pháp luật các nước đều quy định tòa án quốc gia,
là cơ Nhà nước có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Thứ ba, về trình tự thủ tục, pháp luật các nước đều có quy định về trình tự, thủ tục riêng,
nhưng đều đảm bảo các bước: nhận đơn, xem xét đơn và ra quyết định Riêng đối với việc xem xét đơn, hầu hết các nước áp dụng phương pháp kiểm tra hạn chế Một số quốc gia như Hoa Kỳ
áp dụng phương pháp kiểm tra toàn bộ, nghĩa là có thể xem xét lại nội vụ việc trước khi ra quyết định cuối cùng
Thứ tư, về điều kiện công nhận, pháp luật mỗi quốc gia đều quy định các điều kiện riêng
Nhưng về cơ bản thường bao gồm các điều kiện sau: Bản án, quyết định phải có hiệu lực pháp luật và được tuyên bởi tòa án có thẩm quyền; người phải thi hành được triệu tập tham gia tố tụng
Trang 9đúng quy định và việc công nhận không trái trật tự công cộng quốc gia Ở một số nước như Đức, Hoa Kỳ còn quy định thêm các điều kiện khác
Kết luận chương 1
Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là một nội dung quan trọng của hoạt động hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp và đang nhận được sự quan tâm rất nhiều từ các quốc gia cũng như các cá nhân, tổ chức Việc nghiên cứu các vấn đề có tính chất
lý luận về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng, là "kim chỉ nam" cho việc phân tích những quy định pháp luật và thực tiễn của pháp luật Việt Nam để rút ra vấn đề cần thiết về hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này
Bên cạnh việc nghiên cứu những vấn đề có tính chất lý luận về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài Nghiên cứu pháp luật và kinh nghiệm một số nước, các quy định trong các điều ước quốc tế đa phương về vấn đề này, để tổng kết, đánh giá các quy định pháp luật và rút ra kinh nghiệm, đồng thời tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của một số nước để xây dựng, hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam là một trong những vấn đề cấp bách trong quá trình nhập quốc hiện nay của Việt Nam
Chương 2
THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN
NƯỚC NGOÀI 2.1 Các điều ước quốc tế của Việt Nam về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Hiện nay, Việt Nam đã ký kết được 18 hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại với các nước, một phần nội dung của các hiệp định đều quy định về phạm vi, điều kiện công nhận và việc thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài Qua nghiên cứu các điều, khoản về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài trong các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam với các nước có thể thấy:
Việc ký kết các hiệp định đều xuất phát từ sự thỏa thuận, thống nhất trên cơ sở phù hợp với Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế Các quy định về vấn đề này là khá đầy đủ, chi tiết Tuy nhiên, vẫn còn có những
điểm hạn chế như: Về bố cục vấn đề, phạm vi, điều kiện công nhận, thuật ngữ sử dụng và khái
niệm bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là chưa thống nhất, còn mâu thuẫn với các quy định tại phần thứ sáu Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam đặc biệt có một số điều kiện không phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn pháp quốc gia Việt Nam
2.2 Các quy định của pháp luật quốc gia về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
2.2.1 Các quy định chung về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Trang 102.2.1.1 Về khái niệm bản án, quyết định dân sự của của tòa án nước ngoài
Khoản 1 Điều 342 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về khái niệm bản án, quyết định dân sự của của tòa án nước ngoài Tuy nhiên, điều luật chỉ sử dụng phương pháp liệt kê để đưa ra khái
niệm mà không quy định cụ thể thế nào là bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
2.2.1.2 Về nguyên tắc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của của Tòa án nước ngoài
* Nguyên tắc có điều ước quốc tế hoặc được pháp luật Việt Nam quy định về công nhận và cho thi hành
* Nguyên tắc có đi có lại
* Nguyên tắc đương nhiên công nhận bản án, quyết định dân sự không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam
* Nguyên tắc tương tự như thi hành án dân sự
2.2.1.3 Về quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Pháp luật Việt Nam đảm bảo quyền yêu cầu của đương sự, họ có quyền gửi đơn, quyền rút yêu cầu; quyền kháng cáo quyết định công nhận hoặc không công nhận của tòa án
Tuy nhiên, vấn đề về quyền sửa đổi, bổ sung, trả lại đơn yêu cầu và khiếu nại, giải quyết khiếu nại vẫn chưa được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể
2.2.2 Thẩm quyền nhận và xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối trong việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ yêu cầu công nhận và thi hành Sau khi nhận được hồ sơ Bộ Tư pháp kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ, giấy tờ, tài liệu kèm theo đồng thời hướng dẫn thu nộp lệ phí công nhận và chuyển hồ sơ đến tòa án có thẩm quyền giải quyết và xử lý theo quy định
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong việc xét đơn công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được xác định theo cấp và theo lãnh thổ Theo đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người phải thi hành cư trú, làm việc nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi có trụ sở nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành tại Việt Nam có thẩm quyền thụ lý đơn theo thủ tục sơ thẩm Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét lại quyết định công nhận hoặc không công nhận bị kháng cáo, kháng nghị
Các quy định trên về thẩm quyền của tòa án là phù hợp, tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng dân sự không quy định việc xác định thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và thi hành theo sự lựa chọn của người gửi đơn, điều này đã hạn chế quyền của đương sự, làm cho Bộ Tư pháp lúng túng khi chuyển đơn
2.2.3 Trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài gồm các bước sau:
Bước thứ nhất, nộp đơn yêu cầu và các giấy tờ tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu