Thực trạng cổ phần hoá ở Công ty cổ phần dược và vật tư thú y

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 51 - 106)

5. Bố cục luận văn

2.2.1 Thực trạng cổ phần hoá ở Công ty cổ phần dược và vật tư thú y

(Hanvet)

2.2.1.1 Lịch sử hình thành và đặc điểm của Công ty Hanvet trước khi cổ phần hoá

Xí nghiệp Dược và vật tư thú y (trước đây là Xí nghiệp bao bì và dụng cụ thú y) được thành lập theo Quyết định số 358/NN/TCCB/QĐ ngày 2/8/1988 của Bộ Nông nghiệp, được thành lập lại theo Nghị định 388/HĐBT của Chính phủ, tại Quyết định số 25/NN/TCCB/QĐ ngày 08/1/1993 của Bộ NN và Công nghiệp thực phẩm (Nay là Bộ NN và PTNT). Xí nghiệp là doanh nghiệp độc lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Năm 1999 công ty Hanvet là một trong 26 đơn vị đầu tiên của Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ động thực hiện cổ phần hoá ngay từ giai đoạn đầu (năm 1998-2001) khi Bộ Nông nghiệp chủ trương tiến hành cổ phần hóa DNNN. Ngày 01/04/1999 công ty có tên gọi mới là Công ty cổ phần Dược và Vật tư thú y theo Quyết định số 53/1999/QĐ/BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - trụ sở chính tại số 88 - Đường Trường Chinh - Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội.

Đặc điểm của Công ty Hanvet trước khi cổ phần:

- Ngành nghề kinh doanh theo đăng ký kinh doanh là + Công nghiệp thuốc thú y

+ Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc + Thương nghiệp bán buôn, bán lẻ

- Tình hình kinh doanh của công ty: Bảng 2.1 [Nguồn từ báo cáo cổ phần của công ty Hanvet]

Từ bảng số liệu trên có thể thấy Công ty Hanvet là đơn vị sản xuất kinh doanh có lãi thể hiện lợi nhuận của công ty tăng lên từng năm, tuy nhiên cũng cần thấy rằng quy mô của công ty là doanh nghiệp nhỏ ít vốn, vốn kinh doanh

STT Chỉ tiêu Đvt 1996 1997 1998

1 Doanh thu triệu đồng 20.486 25.076 27.346

2 Vốn kinh doanh triệu đồng 7.157 8.209 9.085

3 Vốn Nhà nước triệu đồng 1.382 1.777 2.007

4 Lợi nhuận trước thuế triệu đồng 395 473 402

5 Lợi nhuận sau thuế triệu đồng 256 265 249

6 Tỷ suất LNST/VSCH % 18,52 14,94 12,44 7 Các khoản nộp NS triệu đồng 297 405 476 8 Nợ phải trả triệu đồng 6.372 6.956 7.904 - Nợ ngân sách 120 170 175 - Nợ Ngân hàng 2.622 3.108 3.491 - Nợ vay CBCNV 3.630 3.678 4.238

9 Nợ phải thu triệu đồng 2.698 3.712 6.031

10 Số lao động Người 113 180 200

11 Thu nhập bình quân 1000đ/ng 507 630 650

Bảng 2.1: Tổng hợp kinh doanh công ty Hanvet 3 năm 1996-1998

chưa đến 10 tỷ, lại không thuộc đối tượng và lĩnh vực nhà nước tập trung đầu tư vốn, khả năng huy động vốn thấp: nguồn vay lớn là của cán bộ công nhân viên của công ty mà đặc điểm của nguồn vay này là không ổn định và chi phí cao hơn vay ngân hàng. Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn luôn mong muốn được mở rộng sản xuất kinh doanh, theo đuổi những phương án sản xuất kinh doanh lớn, gia tăng thêm lợi nhuận, đòi hỏi công ty phải có hướng phát triển khác để tăng cường khả năng huy động vốn lớn để theo đuổi những chương trình mục tiêu phát triển công ty lớn mạnh hơn nữa. Trước tình hình đó cùng với sự nhạy bén sáng suốt của bộ máy lãnh đạo công ty đã chủ động trình Bộ Nông nghiệp xin được cổ phần hoá.

2.2.1.2 Quá trình cổ phần hoá của công ty Hanvet và một số thành tựu đạt được của công ty hanvet sau khi cổ phần hoá

Thực tiễn triển khai thực hiện cổ phần hoá tại công ty Hanvet từ 01/9/1998 đến 30/04/1999, quá trình cổ phần hoá tại Hanvet chia làm 2 giai đoạn:

- Tiếp thu chủ trương chính sách về cổ phần hoá của Đảng và Nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Chính phủ phổ biến.

- Tháng 9/1998, Ban đổi mới doanh nghiệp của công ty do Giám đốc trực tiếp làm trưởng Ban đã tiến hành tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, giải thích cho CBCNV toàn Xí nghiệp hiểu về cổ phần hoá và về quyền lợi, trách nhiệm, quyền hạn của CBCNV khi Xí nghiệp chuyển sang Công ty cổ phần.

- Triển khai một số công việc về kiểm kê lao động, tài sản:

+ Tập hợp hồ sơ tài liệu pháp lý có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Xí nghiệp.

+ Tiến hành ngay việc lập danh sách cán bộ CNV và xác định rõ số năm công tác cho nhà nước để tính toán các chế độ ưu đãi

+ Tiến hành kiểm kê tài sản, nhà xưởng, công nợ, vật tư hàng hoá của Xí nghiệp tại thời điểm 31/12/1998.

- Xây dựng phương án cổ phần và phương án giải quyết các chế độ ưu đãi cho CBCNV:

- Duyệt phương án và tổ chức thực hiện phương án: ngày 02 tháng 02 năm 1999 phương án cổ phần hoá của Xí nghiệp đã được xây dựng trình Bộ NN và PTNT phê duyệt, ngày 18 tháng 3 năm 1999 Bộ NN và PTNT có Quyết định số 53/1999/QĐ/BNN/TCCB phê duyệt phương án cổ phần của Xí nghiệp. Theo phương án này Xí nghiệp thực hiện cổ phần hoá theo hình thức giữ nguyên phần vốn nhà nước, phát hành thêm cổ phiếu thu hút vốn để phát triển Công ty với mức vốn điều lệ là 4.000.000.000 đồng, giá trị cổ phần: 100.000đ/cổ phần bằng 40.000 cổ phần cơ cấu:

+ Cổ phần nhà nước: 30% + Cổ phần của CBCNV: 51% + Cổ phần ngoài Xí nghiệp: 19%

Trong 3 ngày 20-21-22 tháng 3/1999 số cổ phần đăng ký đã được mua hết, trong khi một số CBCNV và cổ đông ngoài Xí nghiệp vẫn yêu cầu được mua thêm, vì vậy ngày 25/3/1999 Xí nghiệp đề nghị Bộ NN và PTNT cho giảm cổ phần nhà nước xuống còn 20% để đáp ứng thêm một phần yêu cầu mua cổ phần của cổ đông.

- Tiến hành đại hội đồng cổ đông thành lập công ty cổ phần và bầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát. Cũng giống như mô hình chung của một công ty cổ phần, cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y như sau: Sơ đồ 2.1

Đại hội cổ đồng: họp thường niên mỗi năm 1 lần

Hội đồng quản trị có người đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị

Công ty không thuê tổng giám đốc điều hành mà chủ tịch hội đồng quản trị kiêm luôn tổng giám đốc điều hành

Giai đoạn 2:Hoàn tất các thủ tục thành lập Công ty cổ phần, ra mắt công ty

- Đăng ký kinh doanh, đổi dấu.

- Bố cáo và ra mặt công ty cổ phần theo quy chế của nhà nước - Thực hiện các công việc quyết toán chi phí cổ phần hoá.

Một số thành tựu đạt được của công ty hanvet sau khi cổ phần hoá

Để đứng vững trên thị trường, DN đã tích cực xây dựng thương hiệu, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời chú trọng xây dựng mô hình quản lí phương Đông với phương châm “hiện đại, văn minh, tương ái”. Nhằm mở rộng mạng lưới phân phối thuốc, Cty đã thành lập các chi nhánh tại TP HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng và mở thêm Cty CP Hà Linh…

Giám đốc thị trường Giám đốc vắc xin Giám đốc tài chính Phòng kinh doanh Phân xưởng vắc xin Phân xưởng thuốc bột Phân xưởng thuốc nước Phân xưởng bao bì Giám đốc dược

Phòng kiểm tra chất lượng SP

Văn phòng

trung tâm

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của công ty Hanvet

Năm 2003, Hanvet bắt đầu triển khai xây dựng hệ thống sản xuất GMP (thực hành tốt SX thuốc) với tổng số vốn đầu tư 60 tỷ đồng. Đến nay nhà máy đã hoạt động 3 dây chuyền, gồm thuốc bột pha tiêm, thuốc nước tiêm và thuốc ống tiêm. Dây chuyền thuốc bột uống và thuốc viên sẽ hoàn thành vào cuối năm 2008. Hanvet cũng đã xây dựng Phòng kiểm nghiệm đạt GLP với tổng số vốn 5 tỷ đồng. Hệ thống kho cũng đang được thiết lập theo tiêu chuẩn GSP. Ngoài ra Cty còn thành lập Trung tâm Nghiên cứu thuốc…Hiện tại mạng lưới cung cấp sản phẩm của Cty đã có mặt ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước với gần 1.000 đại lý. Năm 2008 tổng doanh thu của Cty ước đạt 130 tỷ đồng, thu nhập bình quân từ 3,8 triệu đồng lên 4,2 triệu/người/tháng.

Hanvet được nhận các giải thưởng sáng tạo khoa học như giải Ba VIFOTEX 2006 cho đề tài “Nghiên cứu kháng thể KTE phòng trị bệnh Ecoli trên lợn”, giải Nhất VIFOTEX năm 2007 cho đề tài “Nghiên cứu kháng thể KTG chữa và phòng bệnh cho gà”. Năm 2008, ông Nguyễn Hữu Vũ, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Cty vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của Hanvet giai đoạn 1999- 2002 và năm 2008 như sau: (đơn vị tính: triệu đồng)

STT Chỉ tiêu 1998 (trước CPH) Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2008 1 Vốn kinh doanh 9.085 9.600 13.430 22.467 32.920 142.171 2 Vốn nhà nước 2.007 0,8 0 0 0 0 3 Vốn điều lệ 0 4.000 4.000 4.000 4.000 25.000 4 Doanh thu 27.364 32.014 35.340 37.891 57.696 157.831

5 Lợi nhuận trước thuế 402 1.607 2.590 4.103 6.218 48.021 6 Phải nộp NS 476 395 1.013 752 1.063 2.854 7 Nợ phải trả 7.904 4.763 5.747 12.692 18.413 95.135 8 Nợ phải thu 6.031 4.087 5.100 7.831 13.227 24.418 9 Lao động 200 200 260 280 310 400 10 TN b/q 0,65 0,7 1,2 1,5 2,2 3,5

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động của công ty Hanvet năm 1999-2002, 2008

Từ bảng số liệu trên cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty có những bước tiến vượt bậc. Doanh thu năm 2000 tăng so với năm 1998 trước khi CPH là 7.976 triệu đồng tương ứng tăng gần 30% và lợi nhuận tăng 2.188 triệu đồng tương đương tăng 544%. Phân tích tương tự với các năm cho thấy việc thay đổi cơ chế quản lý, trao cho DN nhiều quyền tự chủ hơn trong sản xuất và kinh doanh khiến DN mạnh dạn đầu tư vào việc mở rộng sản xuất hơn cộng với việc giám sát chặt chẽ của mô hình CTCP từ trên xuống dưới đó là Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Hội đồng cổ đông quản lý chặt chẽ về mảng tài chính, giám sát từ dưới lên đó là chính những người lao động tại công ty là những cổ đông góp vốn họ tự giác lao động, giám sát nhau và giám sát cả bộ máy điều hành của công ty từ đó giảm được giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động, tạo hiệu quả cao cho mỗi đồng vốn đầu tư. Thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh tăng lên hàng năm từ chỗ chỉ có 0,04đ

lợi nhuận trên 1 đồng vốn năm 1998 đã tăng lên 0,17đ năm 1999 và đến năm 2008 là 0,34đ.

Sau đây là bảng số liệu phân phối lợi nhuận sau thuế 4 năm sau CPH của công ty Hanvet. Cổ tức 1 năm được chia là 18%, tương ứng là 1,5%/tháng. Như vậy, ngoài phần trích quỹ để lại cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo thì mức cổ tức của mỗi cổ phần 1 tháng là 1,5%. Là một tiêu chí khá hấp dẫn đối với những nhà đầu tư có số vốn hạn chế so với lãi suất tiền gửi của các ngân hàng tại thời điểm đó.

Năm LN sau thuế Để lại quỹ Lợi nhuận chia cho cổ đông Tổng cố tức Tỷ lệ %

1999 1.157 1.157 0

2000 1.864 1.864 0

2001 2.954 2.234 720 18%

2002 4.476 3.756 720 18%

Bảng 2.3: Cổ tức chia cho cổ đông giai đoạn 1999-2002

2.2.1.3 Một số đánh giá về quá trình cổ phần hóa tại công ty Hanvet a/ Việc định giá công ty Hanvet tại thời điểm cổ phần hóa

Việc xác định giá trị của công ty Hanvet được thực hiện trên cơ sở hướng dẫn của Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 06 năm 1998 và Thông tư hướng dẫn số 104/1998/TT-BTC ngày 18/07/1998. Mà đặc trưng của thời kỳ này là cổ phần thí điểm nên chính sách và cơ chế chủ yếu là ưu đãi và khuyến khích các DNNN thuộc những ngành lĩnh vực mà nhà nước không cần thiết phải nắm giữ cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt. Do đó, việc định giá DN là tương đối đơn giản chưa tính hết được tất cả các yếu tố cấu thành nên giá trị của DN. Bên cạnh đó, việc xác định giá trị DN chủ yếu dựa trên số liệu thống kê về giá trị còn lại của tài sản theo sổ sách kế toán mà chưa có một khâu trung gian khách quan để thẩm định chặt chẽ số liệu trên. Hơn nữa, tài sản của công ty trải dài qua thời kỳ cơ chế bao cấp, lạm phát

nhiều đợt, cách tính giá trị tài sản cũng như khấu khao của Nhà nước thay đổi nhiều lần, nên giá trị tài sản trên sổ sách khác xa so với giá trị thực tế

Trích số liệu từ Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp của Xí nghiệp dược và vật tư thú y tại thời điểm 01/01/1999 như sau:

Tên tài sản Số liệu sổ sách kế toán Số liệu xácđịnh lại Chênh lệch

(1) (2) (3)=(2)-(1) A/ Tài sản đang dùng 11.414.328.609 11.433.727.716 +19.399.107 - Tài sản cố định 1.281.029.035 1.300.428.142 +19.399.107 - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 10.133.299.574 10.133.299.574 0

- Giá trị lợi thế kinh doanh

0 0 0

Giá trị thực tế của DN

11.414.328.609 11.433.727.716 +19.399.107 Bảng 2.4: Số liệu xác định giá trị DN của Công ty Hanvet

Chênh lệch giữa giá trị tài sản trên sổ sách so với giá trị được xác định lại là không đáng kể và số liệu trên đây là căn cứ để Bộ NN và PTNT ra Quyết định số 620 QĐ-BNN/TCKT ngày 25/02/1999 về việc xác định giá trị DN thực hiện cổ phần hóa: Giá trị thực tế của Xí nghiệp dược và vật tư thú y để cổ phần: 11.433.727.716 đồng.

Như vậy, chính sách giai đoạn này cả về thủ tục trình tự và cách thức thực hiện rất đơn giản mang tính khuyến khích nhiều hơn do đó giá trị thực tế của công ty Hanvet tại thời điểm cổ phần chưa phản ánh được đầy đủ giá trị thực sự của công ty, khiến giá trị công ty khi định giá thấp hơn giá trị thực điều này hấp dẫn nhà đầu tư hơn nhưng lại làm thất thoát tài sản của Nhà nước tại công ty.

- Về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động sau CPH: công ty Hanvet đã làm tốt, là một trong những DN của Bộ NN và PTNT không để tình trạng lao động dôi dư, không ai bị sa thải mà còn tạo thêm công ăn việc làm và tuyển thêm lao động: năm 1999 có 200 lao động đến năm 2000 là 260 lao động tăng thêm 60 lao động.

- Về chế độ mua cổ phần ưu đãi của cho người lao động: theo Thông tư 104 người lao động trong các DNNN CPH được mua cổ phần tại DN với giá ưu đãi giảm 30% so với giá bán cổ phần cho các đối tượng tùy theo thời gian đã làm việc. Công ty Hanvet là DNNN thuộc diện Nhà nước đầu tư ít, phần vốn Nhà nước không nhiều: thời điểm năm 1998 vốn nhà nước chiếm 22% vốn kinh doanh của công ty. Do đó công ty phải tự vay, xoay sở để phát triển và tích lũy. Tuy nhiên mức ưu đãi giảm giá cho số cổ phần ưu đãi lại lấy mức giá trị thực tế của doanh nghiệp lớn hơn gấp nhiều lần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để tính tỷ lệ trích quỹ. Mà đặc điểm của công ty Hanvet là có một lượng lớn lao động có số năm công tác nhiều thì người lao động rất thiệt thòi vì số lượng cổ phần ưu đãi thấp. Số cổ phần được ưu đãi là 13.501 cổ phần tương ứng với quỹ Nhà nước ưu đãi là 405.030.000 đồng, trong khi đó theo thống kê của công ty Hanvet có tới 164/200 lao động thuộc diện được

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 51 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w