Kinh nghiệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Nga

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 36 - 38)

5. Bố cục luận văn

1.3.1 Kinh nghiệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Nga

Nước Nga tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước một cách ồ ạt từ năm 1992, khi tổng thống Nga là Anatoly Chubais phát hành tem phiếu: một tờ séc tượng trưng cho một phần tài sản quốc gia phân chia đều cho nam phụ lão ấu cả nước. Theo kế hoạch này: nhanh chóng chuyển quyền kiểm soát các mảng lớn của nền kinh tế công quản sang tay tư nhân. Ủy ban

công sản định giá toàn bộ tài sản quốc gia gần 150 tỉ rúp, dân số Nga khoảng 150 triệu, nên ấn định mệnh giá tem phiếu là 10.000 rúp.

Tuy nhiên việc cổ phần hóa ồ ạt, không gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững đã dẫn đến một phần lớn tài sản của quốc gia rơi vào tay một số cá nhân mà sau này nhờ việc thu gom số tem phiếu của người dân nghèo đã trở thành tỷ phú với số tài sản cá nhân khổng lồ. Lực lượng này thâu tóm toàn bộ nền kinh tế dẫn tới tình trạng độc quyền lại tái diễn, cùng với việc coi thường xem nhẹ pháp luật dẫn đến tình trạng vô Chính phủ, pháp luật không còn uy lực hơn nữa trong một vài trường hợp pháp luật còn được sử dụng như một hàng rào để duy trì các vị thế độc quyền.

Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Nga diễn ra thật nhanh chóng: đợt cổ phần hóa đầu tiên năm 1992-1993 kết thúc với 85% xí nghiệp nhỏ và 82.000 xí nghiệp quốc doanh (tức là 1/3 tổng số doanh nghiệp nhà nước) được tư nhân hóa, tiếp theo là năm 1995 đợt cổ phần hóa thứ 2 diễn ra đến năm 1996 công cuộc cổ phần hóa coi như đã hoàn tất với cùng một phương pháp như đợt 1. Nhưng kết quả này không phải phải xuất phát từ những chủ trương và phương pháp đúng đắn, do đó nó để lại những bài học kinh nghiệm hết sức xương máu là:

- Phải lựa chọn hình thức và phương pháp thích hợp để cổ phần hóa: Nhà nước bán toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước, cổ phần có thể bán với giá được xác định trên TTCK còn đối với nước Nga có thể bán trên cơ sở đấu giá công khai, tránh tình trạng cổ phần dồn vào túi những người có chức có quyền nói và cán bộ lãnh đạo của DN.

- Phải thành lập cơ quan CPH chuyên trách: đây sẽ là cơ quan thay mặt Chính phủ trực tiếp tổ chức, chỉ đạo tiến hành CPH và quản lý vốn của Nhà nước khi chuyển DNNN thành CTCP....

- Phải quy định và tuân thủ các bước tiến hành cổ phần hóa: để tiến hành cổ phần hóa DNNN nhanh và hiệu quả phải xác định các bước cần thực hiện theo một thứ tự nhất định của quá trình CPH như: xác định danh sách các DNNN có đủ điều kiện để CPH, xác định giá trị thực tế tài sản DN, lựa chọn phương thức bán cổ phiếu, giải quyết các vấn đề xã hội sau khi CPH.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w