Những nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình cổ phần hóa doanh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 27 - 30)

5. Bố cục luận văn

1.1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình cổ phần hóa doanh

nhà nước

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình cổ phần hóa ở các DNNN, từ nhân tố bên ngoài DN đến những nhân tố phát sinh trong nội tại của DN, những tác động đó gây nên những hiệu ứng tích cực hoặc tiêu cực đến tiến trình CPH của DNNN từ đó làm ảnh hưởng đến tiến trình chung của CPH trong cả nước. Cụ thể như sau:

Một là: Chính sách vĩ mô của Nhà nước và sự chỉ đạo điều hành của

Chính phủ

Chính sách vĩ mô của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới tiến trình cổ phần hóa DNNN. Nó định ra khung pháp lý cho quá trình cổ phần hóa. Do vậy, chính sách vĩ mô của Nhà nước thông thoáng, thống nhất, đồng bộ sẽ tạo điều kiện rất lớn cho việc cổ phần hóa thành công. Sự chưa ổn định trong chính sách vĩ mô của Nhà nước về luật pháp, thuế khóa, tiền tệ, .... chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro cho những người muốn đầu tư lâu dài; nhiều chính sách kinh tế ra đời chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau và thay đổi đột ngột; sự đổi

mới của hệ thống ngân hàng và cơ chế hoạt động tín dụng diễn ra chậm trễ so với đòi hỏi của cơ chế thị trường... là những yếu tố gây bất lợi cho môi trường đầu tư trong nước, và do đó gây bất lợi cho quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Sự điều hành thiếu dứt khoát, thường xuyên của Chính phủ, của các cơ quan Nhà nước cũng sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình cổ phần hóa.

Hai là: Sự tồn tại, hoạt động và phát triển của thị trường tài chính

Thị trường tài chính, trong đó có thị trường chứng khoán có vai trò rất quan trọng trong việc lưu thông cổ phiếu, do vậy ảnh hưởng lớn đến quá trình cổ phần hóa. Thị trường chứng khoán là trung tâm phản ánh trạng thái hoạt động của các công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường. Nó vừa là điều kiện vừa là tấm gương phản chiếu sự ra đời và hoạt động của các công ty cổ phần cũng như huy động vốn trên thị trường tài chính. Sự thiếu vắng thị trường chứng khoán đi liền với nó là thiếu hệ thống pháp lý và tổ chức vận hành đã gây khó khăn và cản trở cho tiến trình cổ phần hóa. Đó là việc định giá doanh nghiệp để cổ phần hóa; việc phát hành và lưu thông cổ phiếu; việc mua bán chuyển nhượng cổ phiếu; hệ thống pháp lý và tổ chức để đảm bảo duy trì được hoạt động của thị trường chứng khoán.

Ba là: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,

trang thiết bị máy móc và công nghệ của doanh nghiệp.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới tiến trình cổ phần hóa. Những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có xu hướng phát triển tốt sẽ thuận lợi hơn trong việc cổ phần hóa. Các doanh nghiệp Nhà nước hầu hết có trang thiết bị máy móc cũ kỹ, công nghệ lạc hậu, biên chế cồng kềnh, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, khả năng cạnh tranh yếu, .... do đó khó có thể tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp này. Số doanh nghiệp có mức lợi nhuận đủ sức hấp dẫn để cổ phần hóa còn quá ít. Ngay trong số những doanh nghiệp Nhà nước có lợi

nhuận cao thì phần lớn NN lại chưa có ý định cổ phần hóa. Điều này sẽ gây cho việc lựa chọn các DN CPH cũng như thu hút sự hưởng ứng của đông đảo những người có vốn muốn đầu tư bằng cổ phiếu.

Bốn là: Tư tưởng, tâm lý và quyền lợi của những người liên quan

Công tác tư tưởng, tâm lý được tuyên truyền tốt, phổ biến rộng rãi đồng thời giải quyết hài hòa các lợi ích của những người liên quan sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa. Hiện nay, vẫn còn không ít tư tưởng và tâm lý chưa thực sự tích cực để giải quyết vấn đề CPH. Về mặt suy nghĩ, nhiều người làm công tác lãnh đạo và quản lý NN vẫn chưa đoạn tuyệt được với quan điểm coi kinh tế Nhà nước là CNXH và vì vậy, thu hẹp khu vực này có nghĩa là xa rời CNXH; là phá vỡ cơ sở kinh tế của CNXH. Giám đốc và cán bộ quản lý doanh nghiệp còn ngần ngại, thậm chí phản đối vì sợ chuyển từ “người chủ” thành người “làm thuê”, sẽ chịu sự đánh giá và kiểm soát của hội đồng quản trị và các cổ đông về trình độ, năng lực chuyên môn của mình. Còn những người lao động thì lo sợ mất việc làm, mất biên chế Nhà nước.

Năm là: Tài chính hỗ trợ, giải quyết các vấn đề liên quan đến cổ phần

hóa

Tiến hành cổ phần hóa DNNN cần có một nguồn tài chính để giải quyết hàng loạt các vấn đề liên quan như các khoản trợ cấp cho người lao động mất việc làm, chi phí đào tạo lại nghề mới và thời gian tìm việc, các chi phí cho chính sách xã hội và bảo hiểm, các chi phí để thực hiện công việc tư vấn, quảng cáo, môi giới đầu tư, chi phí phát hành và các dịch vụ về buôn bán cổ phiếu... Những khoản phí tổn này là không thể bỏ qua được và thường rất lớn. Chưa kể đến chính sách bán cổ phiếu giá thấp và tín dụng ưu đãi cho một số đối tượng nhất định để khuyến khích và thực hiện các mục tiêu xã hội, điều này sẽ làm cho khoản phí tổn tăng lên nhiều hơn nữa.

Hệ thống Kiểm toán phát triển hoàn chỉnh sẽ góp phần thúc đẩy cổ phần hóa. Hệ thống Kiểm toán chưa trở thành một hoạt động phổ biến và thống nhất sẽ gây nhiều trở ngại cho việc xác định giá trị của doanh nghiệp, tình hình và triển vọng hoạt động kinh doanh của các DN được cổ phần hóa và do đó, gây khó khăn cho việc cung cấp thông tin trung thực, tin cậy cho những người có nhu cầu đầu tư bằng cổ phiếu đối với những doanh nghiệp này.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w