Kinh nghiệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 38 - 40)

5. Bố cục luận văn

1.3.2 Kinh nghiệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc

Trung Quốc bắt đầu cải cách kinh tế từ cuối năm 1978, đặc biệt là luôn coi trọng cải cách các doanh nghiệp nhà nước – xem đây là khâu chủ yếu và then chốt nhất. Năm 1984 Trung Quốc chính thức chủ trương cho thí điểm CPH DNNN ở một số nơi như Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu.... Năm 1991, Trung Quốc mới chính thức triển khai CPH DNNN. Khi đó, cả nước có 3.200 DN cổ phần thí điểm. Năm 1993, 10.300 DN cổ phần đã phát hành cổ phiếu trị giá 400 tỷ nhân dân tệ. Năm 1994, 47% cổ phiếu được bán cho công nhân viên chức trong DN. Đến năm 1995, cả nước có trên 12.000 CTCP sở hữu hỗn hợp, trong đó Nhà nước sở hữu 40%, các pháp nhân 40%, cá nhân 20%.

Có được những thành công như trên không phải ngẫu nhiên mà các nhà cải cách Trung Quốc đề xuất chế độ cổ phần là hình thức thực hiện chủ yếu của chế độ công hữu mà trên cơ sở chú ý thử nghiệm chế độ cổ phần và có những tìm tòi lý luận về vấn đề này đáng để chúng ta tham khảo:

- Cần có quan niệm đúng về vai trò của CTCP và sự cần thiết phải CPH DNNN, trên cơ sở đó có sự nhất trí cao trong quan điểm và tổ chức thực hiện. Đây là vấn đề hết sức quan trọng khi tiến hành CPH DNNN, trên thực tế khi tiến hành cổ phần hóa Trung Quốc cũng đã vấp phải không ít phản ứng, nhiều quan điểm khác nhau thậm chí là trái ngược. Tuy nhiên Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khẳng định: chế độ cổ phần là một hình thức tổ chức vốn của xí nghiệp hiện đại, có lợi cho việc phân tách quyền sở hữu với quyền kinh

doanh, có lợi cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của xí nghiệp và tiền vốn. Không thể nói chung chung chế độ cổ phần là công hữu hay tư hữu, vấn đề quyết định là xem ai nắm được quyền khống chế cổ phiếu. Có thể thấy đây là tư tưởng hết sức tiến bộ trong bối cảnh chưa từng có trong lịch sử xây dựng CNXH. Trung Quốc đã có những bước đi thận trọng cả về thực tiễn và lý luận nhờ đó đã vận dụng được chế độ cổ phần hóa cải cách một cách tích cực và hiệu quả nền kinh tế.

- Coi trọng hình thức CTCP mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối: Trung Quốc cho rằng, CTCP do Nhà nước nắm cổ phần chi phối là hình thức hợp lý để chắp nối mối quan hệ giữa Chính phủ và doanh nghiệp, giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân. Đồng thời, đó cũng là hình thức tổ chức có thể đưa các DNNN tham gia cạnh tranh quốc tế có hiệu quả, là đội quân chủ lực của Nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia trên thị trường quốc tế. Trung Quốc áp dụng hình thức này trong các ngành kinh tế quan trọng, những DN lớn, trụ cột của một ngành.

- Thành lập các cơ quan quản lý, điều hành cổ phần hóa: cơ quan này thuộc Hội đồng Chính phủ, có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi và giám sát quá trình tiến hành CPH theo đúng quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhờ hoạt động tích cực của cơ quan này mà Trung Quốc đã tiến hành CPH một cách khá thuận lợi, không bị “trượt” ra khỏi các quan điểm, phương hướng đã được xác định.

Tóm lại, chương 1 của luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận cơ

bản liên quan đến tiến trình cổ phần hoá DNNN, đồng thời nêu ra một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn tiến trình cổ phần hoá ở nước ta sau 15 năm thực hiện cũng như tham khảo thêm một số kinh nghiệm cổ phần hoá ở nước Nga và Trung Quốc – là 2 nước tương đồng với Việt Nam về những mục tiêu phát triển lâu dài trong tương lai.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y TẠI BỘ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w