c. Quy trình lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển Khoa học - Công nghệ.
Khoa học - Công nghệ.
Căn cứ tình hình thực hiện chi Ngân Sách của năm trước cộng với những phát sinh tăng và trừ những khoản phát sinh giảm.
Căn cứ vào chỉ thị của thủ tướng chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán Ngân Sách Nhà Nước năm sau, bộ tài chính ban hành thông tư hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán thu chi Ngân Sách Nhà Nước và thông báo sơ kiểm tra về dự toán Ngân Sách Nhà Nước cho bộ y tế, cơ quan trung ương và các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
Bộ Khoa học - Công nghệ căn cứ vào chỉ thị của thủ tướng chính phủ, thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán Ngân Sách Nhà Nước thuộc phạm vi quản lý và dự toán Ngân Sách ngành Khoa học - Công nghệ, thông báo số kiểm tra về dự toán Ngân Sách Nhà Nước cho các đơn vị trực thuộc.
Các bộ, ban ngành trung ương, địa phương căn cứ chỉ thị của thủ tướng chính phủ, thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán Ngân Sách của Bộ Tài Chính và hướng dẫn của bộ Khoa học - Công nghệ, căn cứ vào định hướng yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, căn cứ vào khả năng cân đối của các ngòon vốn thực hiện để lập dự toán của các nội dung nhiệm vụ cụ thể đơn vị mình thực hiện trong năm báo cáo lên Bộ khoa học và cơ quan cấp trên nếu không thuộc bộ khoa học công nghệ..
Bộ Khoa học - Công nghệ xem xét dự toán Ngân Sách của các đơn vị, tổ chức Khoa học- Công nghệ lập dự toán Ngân Sách của Bộ khoa học công nghệ cho lĩnh vực Khoa học - Công nghệ báo cáo gửi Bộ Tài Chính để tổng hợp, Bộ Tài Chính căn cứ vào dự toán thu chi Ngân Sách do các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Nhà Nước trung Ương
và các tỉnh lập dự toán chi theo ngành, lĩnh vực, chi chương trình quốc gia do các bộ, cơ quan quản lý chương trình quốc gia lập, nhu cầu trả nợ và khả năng vay để lập dự toán thu chi Ngân Sách Nhà Nước trình chính phủ để trình quốc hội phê duyệt.
Sau khi dự toán Ngân Sách Nhà Nước được Quốc Hội quyết định, Bộ Tài chính có nhiệm vụ giao dự toán thu, chi Ngân Sách cho các tỉnh, các bộ ban ngành ( thu Ngân Sách giao đến từng sắc thuế, chi Ngân Sách giao tổng chi và hướng dẫn một số khoản chi trọng điểm, nguyên tắc này thay đổi theo quy định của luật Ngân Sách Nhà Nước).
Đối với lĩnh vực Khoa học - Công nghệ, sau khi Bộ Tài Chính giao nhiệm vụ thu, chi Ngân Sách cho bộ KHCN. Bộ KHCN sẽ thông báo và tuyền chọn các dự án chương trình thực hiện trong năm và thực hiện tiến hành lựa chọn các chủ đề tài các chương trình mục tiêu theo qui định.
Trong quá trình lập dự toán Ngân Sách Nhà Nước cần phải tuân theo các yêu cầu sau:
Dự toán Ngân Sách của các đơn vị dự toán, các cấp chính quyền, Bộ, Ngành phải phản ánh đầy đủ các khoản chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Dự toán Ngân Sách của các đơn vị phải lập theo đúng biểu mẫu, đúng thời gian quy định và phải lập chi tiết theo mục lục Ngân Sách Nhà Nước ( hiện nay, ở nước ta vừa ban hành mục lục Ngân Sách Nhà Nước mới thay cho quyển mục lục Ngân Sách cũ đã được ban hành)
Dự toán thu chi Ngân Sách cấp Ngân Sách cấp nào lập do hội đồng nhân dân cấp đó duyệt ( phê chuẩn) song đảm bảo nguyên tắc phù hợp dự toán thu chi Ngân Sách cấp trên theo nguyên tắc thu Ngân Sách bằng và cao hơn dự toán Ngân Sách cấp trên giao, chi Ngân Sách phải có nguồn đảm bảo cân đối. Trường hợp dự toán thu, chi không đúng
1.3.3.2. Chấp hành chi Ngân Sách Nhà Nước cho Khoa học - Công nghệ.1.3.3.2. Chấp hành chi Ngân Sách Nhà Nước cho Khoa học - Công nghệ.
- Căn cứ vào dự toán Ngân Sách được giao, Bộ tiến hành thực hiện các bước thông báo, lập hội đồng và thẩm định các chương trình mục tiêu, các công trình chuyển giao theo dự toán thực hiện trong năm để lựa chọn các chủ nhiệm đề tài, các đơn vị thực hiện theo đúng qui định..
- Bộ khoa học công nghệ uỷ quyền duyệt dự toán chi của từng đơn vị sử dụng Ngân Sách và căn cứ vào khả năng Ngân Sách để bố trí mức chi cho các đơn vị sử dụng Ngân Sách hoặc bố trí mức chi cho cơ quan quản lý cấp trên phân phối của từng đơn vị sử dụng Ngân Sách, thông báo cho đơn vị sử dụng Ngân Sách và kho bạc Nhà Nước nơi giao dịch để thực hiện.
- Mức chi hàng quý được phân phối là hạn mức cao nhất mà đơn vị sử dụng Ngân Sách được chi trong quý. Căn cứ vào hạn mức chi được phân phối, thủ trưởng đơn vị sử dụng Ngân Sách ra lệnh chuẩn chi kèm theo hồ sơ thanh toán gửi Kho bạc Nhà Nước nơi giao dịch.
- Kho bạc Nhà Nước nơi giao dịch căn cứ vào thông báo hạn mức chi của bộ khoa học công nghệ phân phối cho đơn vị, kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ thanh toán, các điều kiện chi và lệnh chuẩn chi của thủ trưởng đơn vị sử dụng Ngân Sách, thực hiện việc cấp phát, thanh toán trực tiếp cho các đơn vị thụ hưởng Ngân Sách.
Trong quá trình chấp hành Ngân Sách cần chú ý một số điểm sau:
- Cơ quan tài chính các cấp tiến hành cấp phát kinh phí thao nguyên tắc cấp trực tiếp đến các đơn vị sử dụng Ngân Sách và thanh toán trực tiếp qua Kho bạc Nhà Nước cho người được hưởng.
- Mọi khoản chi Ngân Sách Nhà Nước được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định.
1.3.3.3. Quyết toán Chi Ngân Sách Nhà Nước.
Đây là khâu cuối cùng của quản lý Ngân Sách, phản ánh đầy đủ, chính xác các nguồn tài chính của đơn vị mình và tình hình sử dụng nguồn vốn đó. Báo cáo quyết toán là căn cứ để cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính kiểm tra việc lập dự toán và phân tích việc chấp hành Ngân Sách của đơn vị, Ngành. Từ đó tăng cường ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ tài chính và có biện pháp xử lý kịp thời giúp cơ quan chủ quản quyết toán Ngân Sách hàng năm kịp thời và chính xác.
Sau khi kết thúc năm Ngân Sách, các đơn vị thụ hưởng Ngân Sách có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán đồng gửi Bộ Khoa học, Công nghệ, Môi trường và Bộ Tài chính - Vật giá. Báo cáo phải tuân theo đúng kiểu mẫu báo cáo kế toán theo quy định của luật Ngân Sách Nhà Nước để làm cơ sở giúp cơ quan cấp trên kiểm tra quyết toán. Thời hạn báo cáo quyết toán không chậm quá 40 ngày đến 60 ngày sau khi kết thúc năm báo cáo. Thời hạn duyệt báo cáo không quá 30 ngày kể từ khi nhận được báo cáo quyết toán. cơ quan chủ quản phải tổ chức kiểm tra, xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán trực thuộc. Trong quá trình lập báo cáo quyết toán Ngân Sách Nhà Nước cần chú ý một số điểm sau:
- Số liệu trong báo cáo phải trung thực. Nội dung báo cáo quyết toán phải đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và phải báo cáo quyết toán chi tiết theo mục lục Ngân Sách Nhà Nước( cụ thể là theo: chương - loại - khoản - mục - tiểu mục - nhóm - tiểu nhóm).
- Báo cáo quyết toán Ngân Sách của đơn vị dự toán và của các cấp chính quyền không được quyết toán chi lớn hơn thu.
Tuy nhiên, trong quá trình quản lý chi Ngân Sách Nhà Nước cho Khoa học - Công nghệ cần chú ý rằng: trong Khoa học - Công nghệ có 1 tài khoản chi cho các
dụng tài khoản này chi theo lệnh chi tiền. Cuối năm, số dư của tài khoản này được chuyển sang năm sau.
1.3.3.4. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý chi Ngân Sách Nhà Nước cho đầuphát triển Khoa học- Công nghệ. phát triển Khoa học- Công nghệ.
Trong những năm gần đây, hoạt động Khoa học- Công nghệ có những chuyển biến tích cực, ngày càng đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của loài người - đặc biệt khi xu hướng thế giới phát triển kinh tế theo mô hình mới - mô hình kinh tế tri thức thì đây vừa là cơ hội và thách thức lớn với mỗi một quốc gia.
Nhận thức rõ vai trò của Khoa học - Công nghệ trong sự nghiệp phát triển kinh tế – Xã hội, Nghị quyết bộ chính trị “Về Khoa học Công nghệ trong sự nghiệp đổi mới”, 3- 1991 đã nhấn mạnh: “Khoa học công nghệ là một động lực mạnh mẽ của sự nghiệp đổi
mới, ổn định tình hình và phát triển Kinh tế - Xã hội theo định hướng XHCN ”. Điều này
một lần nữa được khẳng định trong luật Khoa học - Công nghệ : “Khoa học- Công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dưng và bảo vệ tổ quốc, là nền tảng và đông lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển nhanh và bền vững đất nước.”.
Trong điều kiện đổi mới hiện nay, nhà nước ta nói riêng và các nước trên thế giới nói chung đều khuyến khích huy động các nguồn tài chính khác nhau để đáp ứng cho yêu cầu của lĩnh vực này, tuy vậy nguồn vốn từ Ngân Sách Nhà Nước vẫn giữ vai trò và vị trí hết sức quan trọng. Điều đó, đòi hỏi chúng ta cần phải có các biện pháp tăng cường quản lý nguồn vốn Ngân Sách Nhà Nước và nâng cao hiệu quả chi cho đầu tư, phát triển Khoa học-Công nghệ để một mặt vừa sử dụng nguồn vốn Ngân Sách một cách hiệu quả, tiết kiệm, một mặt vừa gia tăng được nguồn vốn từ các nguồn tài chính khác.