Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam (Trang 27 - 28)

Có thể nói tiết kiệm, hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu của quản lý kinh tế, tài chính, bởi lẽ đơn giản như sau:

Nguồn lực thì luôn có giới hạn nhưng nhu cầu thì không có mức giới hạn nào. Do vậy, trong quá trình phân bổ và sử dụng các nguồn lực khan hiếm đó chúng ta luôn phải tính toán sao cho với chi phí ít nhất nhưng vẫn đạt dược hiệu quả cao nhất.

Mặt khác, do đặc thù hoạt động Ngân Sách Nhà Nước diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp. Nhu cầu chi Ngân Sách Nhà Nước luôn gia tăng với tốc độ nhanh trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn, nên càng phải tôn trọng nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong quản lý chi Ngân Sách Nhà Nước.

Nguyên tắc này chỉ có thể được tôn trọng khi quá trình chi Ngân Sách Nhà Nước làm tốt và đồng bộ những nội dung sau:

+ Phải xây dựng dược các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối tượng hay tính chất công việc, đồng thời lại phải có tính chất thực tiễn cao. Chỉ có như vậy các định mức, tiêu chuẩn chi của Ngân Sách Nhà Nước mới trở thành căn cứ pháp lý xác đáng phục vụ cho quá trình quản lý chi.

+ Phải thiết lập các hình thức cấp phát đa dạng và lựa chọn các hình thức cấp phát áp dụng cho mỗi loại đơn vị một cách phù hợp hoặc phù hợp với yêu cầu quản lý của từng nhóm mục chi.

+ Biết lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các loại hoạt động hoặc các nhóm mục chi sao cho với tổng số chi có hạn nhưng khối lượng công việc vẫn hoàn thành và đạt chất lượng cao. Để đạt được điều này, đòi hỏi phải có các phương án phân phối và sử dụng kinh phí khác nhau. Trên cơ sở đó mà lựa chọn phương án tối ưu nhất cho cả quá trình lập dự toán, phân bổ và quá trình sử dụng kinh phí.

Có thể nói tiết kiệm, hiệu quả là hai mặt của nguyên tắc này, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy khi xem xét đến vấn đề tiết kiệm các khoản chi của Ngân Sách Nhà Nước phải đặt trong sự ràng buộc của tính hiệu quả và ngược lại.

Mặt khác khi đánh giá hiệu quả của chi ngân sách nhà nước phải có quan điểm toàn diện, phải xem xét mức độ ảnh hưởng của mối khoản chi thường xuyên với các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội khác và phải tính đến thời gian phát huy tác dụng của nó. Vì vậy khi nói đến hiệu quả của chi thường xuyên từ Ngân Sách Nhà Nước người ta hiểu đó là những lợi ích về kinh tế và xã hội mà toàn xá hội được thụ hưởng.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam (Trang 27 - 28)