Giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế Vũ Thị Minh Huyền Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60 Người hướng dẫn: PGS.TS.
Trang 1Giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng
chứng từ trong thanh toán quốc tế
Vũ Thị Minh Huyền
Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Bá Diến
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán quốc tế và giải quyết
tranh chấp trong giao dịch tín dụng chứng từ Phân tích pháp luật về giải quyết tranh chấp giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế Thực tiễn giải quyết tranh chấp tranh chấp giao dịch tín dụng chứng từ ở một số nước và Việt Nam Đưa ra giải pháp về pháp luật giải quyết tranh chấp giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán
quốc tế
Keywords: Luật Quốc tế; Tranh chấp; Thanh toán quốc tế; Tín dụng chứng từ
Content
1.Tính cấp thiết của đề tài:
* Về mặt lý luận:
Phương thức tín dụng chứng từ ngày càng được sử dụng rộng rãi trong hoạt động thanh toán quốc tế Một trong những công cụ hữu hiệu thúc đẩy và đảm bảo cho hoạt động thanh toán quốc tế được an toàn, thông suốt đó là việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ Nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam trên cơ sở phân tích pháp luật quốc tế có ý nghĩa về mặt lý luận rất quan trọng bởi nó cung cấp cơ sở khoa học cho việc tìm hiểu pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia, sự đan xen tương tác của hai hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế này
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Trong hoạt động TTQT , phương thức tín dụng chứng từ được các chủ thể sử dụng nhiều nhất bởi nó đảm bảo an toàn, hài hòa và đáp ứng được lợi ích của các bên tham gia tuy nhiên một khi an toàn không được đảm bảo, lợi ích không được đáp ứng do nhiều nguyên nhân sẽ xảy ra tranh chấp Nghiên cứu các phương thức giải quyết tranh chấp là rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay khi mà số vụ tranh chấp giữa doanh nghiệp Việt nam với đối tác nước ngoài ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất phức tạp
Trang 2- Thực tiễn công tác tại NHNo&PTNT Việt nam – trực tiếp tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, việc nghiên cứu các phương thức GQTC sẽ rất hữu ích cho công việc của em
2 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn phương thức giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế đó là nghiên cứu pháp luật quốc tế, hệ thống pháp luật Việt Nam về phương thức tín dụng chứng từ Bên cạnh đó, Luận văn cũng nghiên cứu cơ chế, phương thức giải quyết tranh chấp trên cơ sở phân tích pháp luật một số nước trên thế giới và Việt Nam Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của tập quán quốc tế, thông lệ quốc tế, pháp luật quốc gia về thanh toán quốc tế ( phương thức tín dụng chứng từ) Những vụ kiện thực tế về phương thức tín dụng chứng từ diễn ra trên thế giới và của các doanh nghiệp Việt Nam khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế
Nội dung cơ bản của Luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp trong giao dịch tín dụng chứng từ
Trong chương 1, tác giả nghiên cứu một cách tổng quan về giao dịch tín dụng chứng từ: từ khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại, quy trình nghiệp vụ, các nguyên tắc, các quan hệ pháp
lý của giao dịch tín dụng chứng từ
Từ những đặc điểm và các quan hệ phát sinh trong phương thức giao dịch tín dụng chứng từ, chương 1 tiếp tục nghiên cứu cụ thể những tranh chấp phát sinh: đó là định nghĩa tranh chấp, nội dung, yêu cầu, các nguyên tắc giải quyết, phương thức giải quyết tranh chấp: thương lượng, hòa giải , trọng tài thương mại, tòa án Các phương thức giải quyết tranh chấp và nguồn luật điều chính giải quyết tranh chấp cũng được đề cập đến bao gồm: điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, pháp luật quốc gia
Những vấn đề mang tính lý luận trên là tiền đề cho việc nghiên cứu của chương thứ 2 với tiêu đề: “Pháp luật về GQTC giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế” Trong chương
2 luận văn tập trung nghiên cứu các tập quán quốc tế, điều ước quốc tế, khảo cứu pháp luật một số nước có hoạt động thương mại quốc tế phát triển trên thế giới, đó là: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản Qua đó khái quát cơ bản pháp luật Việt Nam về vấn đề GQTC trong Giao dịch tín dụng chứng từ
Trang 3Đối với nguồn luật là các Điều ước quốc tế, nói đến hoạt động thanh toán quốc tế phải kể đến; Công ước Genevo 1930 “Luật thống nhất về Hối phiếu” quy định một cách chặt chẽ và đầy đủ từ ký hậu, truy đòi, bảo lãnh, thời hạn thanh toán, thanh toán, sửa đổi
- Tiếp đến là Luật về Kỳ phiếu và Hối phiếu quốc tế quy định phạm vi áp dụng, chuyển nhượng, quyền và trách nhiệm, miễn nhiệm, xuất trình, từ chối, không chấp nhận hoặc không thanh toán, truy đòi
- Quy tắc tố tụng trọng tài của UNCITRAL 1967 như là mô hình mẫu cho quy tắc tố tụng trọng tài của các trung tâm trọng tài
- Về luật mẫu trọng tài của UNCITRAL: là sự hài hòa giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế về lĩnh vực trọng tài thương mại quốc tế, pháp luật quốc gia thường có những quy định đồng hóa tố tụng trọng tài với tố tụng tòa án cũng như những quy định rải rác không điều chỉnh việc xử lý các tình huống cụ thể một cách thích hợp
Tiếp theo các Điều ước quốc tế, Luận văn nghiên cứu các tập quán thương mại quốc tế: cụ thể
là UCP( ở các quốc gia chưa có luật riêng biệt về thanh toán quốc tế đều thống nhất sử dụng UCP (hiện tại là UCP 600) như một văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ);
- ISBP681: văn bản này phản ánh tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng, thể hiện
sự nhất quán với UCP cũng như các quan điểm và các quyết định của UB ngân hàng của UCP
- eUCP: bản phụ trương UCP600 về việc xuất trình chứng từ điện tử
- URR 525 1995ICC ( quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo thư tín dụng.)
Sau khi nghiên cứu các tập quán quốc tế, luận văn đi vào khảo cứu pháp luật một số nước, cụ thể”
- Pháp luật Trung Quốc: Tòa án nhân dân Tối cao TQ đã ban hành quy định hướng dẫn cách thức xét xử các vụ kiện tụng, tranh chấp về tín dụng chứng từ theo một chuẩn mực, quy định này có tính chất hướng dẫn nghiệp vụ L/C áp dụng tại TQ Nhật Bản không có Luật riêng biệt về xét xử tranh chấp giao dịch tín dụng chứng từ Tuy nhiên pháp luật Nhật Bản có quy định rõ ràng về thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án và ngoài Tòa án, đặc biệt Hiệp hội trọng tài thương mại Nhật Bản đã ban hành quy tắc hòa giải thương mại quốc tế Pháp luật Mỹ đã dành riêng quy định cho giao dịch tín dụng tại Luật thương mại thống nhất( UCC)
Sau khi nghiên cứu pháp luật một số nước, Luận văn có sự đối chiếu sang pháp luật Việt Nam
về giải quyết tranh chấp trong giao dịch L/C
Trang 4Việt nam là quốc gia chưa có Luật riêng biệt về thanh toán quốc tế mà những quy định điều chỉnh hoạt động TTQT nằm rải rác ở các văn bản như:
- Bộ luật Dân sự năm 2005
- Luật Thương mại năm 2005
- Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005
- Luật các tổ chức tín dụng số năm 2010
- Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010
- Pháp lệnh ngoại hối của Ủy ban Thường vụ số 28/2005/PLUBTVQH11 ngày 13/12/2005 quy định về các hoạt động ngoại hối tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Luật Trọng tài thương mại năm 2010
- Nghị định số 160/2006/ND-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối
Và các Quyết định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn nghiệp vụ
Pháp luật Việt Nam đều có quy định chung là: trong giao dịch L/C ưu tiên áp dụng tập quán quốc tế nếu có sự thỏa thuận của các bên và việc áp dụng tập quán quốc tế không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN văn bản của Ngân hàng nhà nước VN đã thừa nhận và áp dụng hoàn toàn UCP trong TTQT
Tại chương 3, thứ nhất, luận văn đi vào phân tích các tình huống, các vụ việc tranh chấp xảy
ra thực tế trên thế giới và Việt Nam
- Thứ hai, luận văn nghiên cứu vấn đề luật hóa các quy định của tập quán quốc tế,
điều ước quốc tế tại Việt nam:
Có thể nói xu hướng luật hóa thông lệ và tập quán quốc tế là xu hướng mang tính khách quan UCP tuy chưa phải là luật quốc tế tuy nhiên có thể coi là một văn bản có tính chất pháp lý đầy đủ nhất, cao nhất, được hầu hết các quốc gia chấp nhận áp dụng tại nước mình Tuy nhiên để hiểu một cách đầy đủ, trọn vẹn nội dung của UCP cũng như áp dụng quy định của UCP vào hoạt động thanh toán quốc tế là một khoảng cách cần phải nghiên
cứu rất nhiều
* Vấn đề thực thi pháp luật về thanh toán quốc tế tại Việt Nam
Về vấn đề này, luận văn trình bày 2 ý: thứ nhất là sự thống nhất giữa pháp luật VN với luật pháp quốc tế; thứ hai là sự khác nhau giữa pháp luật VN với luật pháp quốc tế
Sau khi nghiên cứu luật quốc tế, pháp luật Việt Nam, em xin mạnh dạn có một số kiến nghị đề xuất, cụ thể như sau:
Trang 5 Về hệ thống pháp luật Việt nam:
- Tại Việt Nam các văn bản quy phạm pháp luật đều hướng dẫn chung chung đó là áp
dụng tập quán thanh toán quốc tế hoặc điều ước quốc tế nếu không trái với pháp luật Việt Nam nhưng chưa quy định một cách cụ thể, chưa chuyển hóa quy định của UCP vào nội
dung của các văn bản pháp luật Việt nam thành Nghị định hay Thông tư
- Pháp luật trong nước quy định về tố tụng trọng tài chưa linh hoạt, đầy đủ mà thực tiễn thường áp dụng Luật tố tụng Dân sự, nên chăng trong sửa đổi sắp tới của Luật Tố tụng Dân sự nên dành một chương riêng quy định về vấn đề tố tụng Trọng tài
- Luật các công cụ chuyển nhượng Việt nam nên dự liệu cho phép bổ sung thêm các công cụ chuyển nhượng khác tùy theo sự phát triển của thị trường
- Khoản 2 điều 48 Luật Trọng tài thương mại quy định rõ 6 biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Hội đồng trọng tài được áp dụng để đảm bảo phán quyết được thi hành nhưng lại không quy định cơ chế thực thi các biện pháp khẩn cấp đó:
+ Luật Trọng tài thương mại 2010 không có sự phân biệt giữa trọng tài trong nước và trọng tài quốc tế Như vậy dẫn đến ý hiểu rằng luật này quy định cả hai hình thức trọng tài trong nước và trọng tài quốc tế
Đối với ngành Tòa án: cần thiết hay không trong việc thành lập một Tòa án
chuyên trách thương mại trong cơ cấu tổ chức hiện nay của ngành Tòa án - ở đó tập hợp đội ngũ thẩm phán được đào tạo chuyên sâu về thương mại quốc tế, trình
độ ngoại ngữ hoặc có thể thành lập tổ Thương mại nằm trong Tòa kinh tế tại các Tòa án
Về phía NHNN:
Ngân hàng Nhà nước cần ban hành thêm một số văn bản pháp lý hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng UCP trong toàn hệ thống ngân hàng Các Ngân hàng thương mại trực tiếp thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế rất cần một đội ngũ cán bộ thanh toán viên giỏi ngoại ngữ, tinh thông nghiệp vụ, am hiểu pháp luật
Việc mở rộng khách hàng có quan hệ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng là một chiến
lược kinh doanh lớn, thông qua hoạt động thanh toán quốc tế sẽ giúp các Ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của mình, tăng thu dịch vụ nhưng bên cạnh đó các Ngân hàng nên lựa
chọn các đối tác đáng tin cậy, có quan hệ uy tín để hạn chế rủi ro một cách tối đa
Cuối cùng, đề xuất về phía doanh nghiệp:
Trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp rất cần thiết phải bổ sung kiến thức pháp luật quốc tế và luật quốc gia; nên sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của
Trang 6ngân hàng lớn trong nước- những ngân hàng có uy tín và hệ thống đại lý tại các nước trên thế giới; trong quá trình đàm phán, doanh nghiệp và đối tác phải thỏa thuận trong hợp đồng chọn phương thức giải quyết tranh chấp và luật áp dụng
References
1 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ(1997), Khái quát về Luật Thương mại Hoa Kỳ,
http://www.vietnam.usembassy.gov
2 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam( 2006), Nghị định số 108/2006/ND-CP ngày
20/9/2006 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư, Hà Nội
3 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2006), Nghị định số 12/2006/NĐ-CP
ngày 23/1/2006 về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài quy định danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại và Bộ quản lý chuyên ngành, Hà Nội
4 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2006), Nghị định số 160/2006/NĐ-CP
ngày 28 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối, Hà Nội
5 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2010), Dự thảo Nghị định quy định chi
tiết và thi hành Luật Trọng tài Thương mại, http://www.moj.gov.vn
6 Công ước Genevo 1930 “Luật thống nhất về Hối phiếu”( Uniform Law for Bill of Exchange –
ULB)
7 Công ước(1958) về công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài
8 Công ước Rome(1980) về luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng
9 Công ước Vienna(1980) về mua bán hàng hóa quốc tế( CISG- United nations Convention on
Contracts for the International Sales of Goods)
10 Công ước Lahaye(2005) về thỏa thuận lựa chọn tòa án
11 Công ước(1958) về công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài
12 Th.S.Nguyễn Huyền Cường(2008), Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
những khó khăn vướng mắc và kiến nghị, http://www.luatviet.org.vn
Trang 713 PGS.TS Nguyễn Bá Diến(2005), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Khoa Luật Đại học
quốc gia Hà Nội
14 T.S Nguyễn Bá Diến(2001), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
15 Đảng Cộng sản Việt Nam(2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt
Nam khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
16 TS Đỗ Văn Đại; TS Trần Hoàng Hải(2010), Tuyển tập các bản án, quyết định của Tòa án
Việt Nam về Trọng tài thương mại, Nxb Lao Động, Hà Nội
17 T.S Đỗ Văn Đại, PGS.TS Mai Hồng Quỳ(2010), Tư pháp quốc tế Việt Nam, Quan hệ dân sự,
lao động, thương mại có yếu tố nước ngoài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
18 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2000
19 Nguyễn Vũ Hoàng (2003), Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con đường Tòa
án, Nxb Thanh niên, Hà Nội
20 Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao (2005), Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17 tháng
9 năm 2005, Hà Nội
21 ICC (1995), Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ số 500 ngày 1/1/1995
(UCP 500)
22 ICC (2006), Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP600)
23 ICC ( 2000), Incoterm 2000 quy tắc của ICC về các điều kiện thương mại quốc tế
24 ICC (2007),Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ ISBP 681
25 Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế( 21/ 6/1985)
26 Luật về Kỳ phiếu và Hối phiếu quốc tế(1982)
27 Tưởng Duy Lượng(2009), Pháp luật Tố tụng Dân sự Việt Nam và thực tiễn xét xử, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội
28 Nguyễn Thị Mơ, Hoàng Ngọc Thiết(1997), Giáo trình pháp luật trong hoạt động kinh tế đối
ngoại, Nxb Giáo dục, Hà nội
Trang 829 Đoàn Năng(2001), Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội
30 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam(2008), Quy trình nghiệp vụ thanh
toán quốc tế tại NHNo& PTNT Việt nam
31 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam(2010), Tổng kết đánh giá hoạt
động sản phẩm dịch vụ và kinh doanh ngoại hối năm 2009, kế hoạch phát triển năm 2010
32 Th.S Trần Huỳnh Thanh Nghị(2009), Luật Kinh tế, Nxb Lao động- xã hội, Hà Nội
33 Nguyễn Văn Năm(2007), Giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài bằng Tòa án
Việt Nam thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật – Đại học quốc gia
Hà Nội
34 Đặng Hoàng Oanh – Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư Pháp(2009), Giải quyết tranh chấp thương
mại tại Nhật Bản: nét đặc thù của pháp lý nhân loại học Á Đông,
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/01
35 Đặng Hoàng Oanh- Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư Pháp(2009), Trọng tài- Phương thức giải
quyết tranh chấp ngoài Tòa án của Tây Ban Nha, http://www.viac.org.vn
36 Phòng Thương mại quốc tế( 2001), Bộ tập quán quốc tế về L/C, Nxb Đại học Kinh tế quốc
dân, Hà Nội
37 Phòng Thương mại quốc tế(2006), Tập quán thanh toán thương mại quốc tế, Quyển I, Nxb
Lao động – Xã hội, Hà Nội
38 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2002), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
số 33/2002/QH10 ngày 2/4/2002, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
39 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam( 2005), Luật Đầu tư số 59/2005/QH11
ngày 29/11/2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
40 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2005), Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày
14 tháng 6 năm 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
41 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2005), Bộ luật Tố tụng Dân sự số
24/2004/QH10 ngày 15 tháng 6 năm 2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
Trang 942 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2005), Luật các công cụ chuyển nhượng
số 49/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
43 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2005), Luật Ký kết, gia nhập và thực
hiện Điều ước quốc tế số 41/2005/QH11 ngày 14/6/2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
44 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam(2005), Luật Thương mại số 36/2005/QH11
ngày 14 tháng 6 năm 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
45 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2005), Luật Thương mại số
36/2005/QH11 ngày 14/6/2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
46 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2010), Luật các tổ chức tín dụng năm
2010 số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
47 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt
nam số 46/2010/QH12 ngày 29 tháng 6 năm 2010, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
48 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2010), Luật Trọng tài thương mại số
54/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
49 Quy tắc tố tụng trọng tài của UNCITRAL(1967)
50 PGS.TS Nguyễn Thị Quy(2006), Cẩm nang giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế
bằng L/C(Theo UCP-500,1993; ISBP645 và e.UCP1.0), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội
51 PGS.TS Nguyễn Thị Quy(2003), Thanh toán quốc tế bằng L/C các tranh chấp thường phát
sinh và cách giải quyết, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
52 Phạm Xuân Quỳnh - Đại học Luật TPHCM(2007), Tín dụng chứng từ: nghiên cứu so sánh
pháp luật Việt Nam và Pháp, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2007/12
53 PGS.TS Bùi Tất Thắng(2006), WTO thường thức, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội
54 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2001), Quyết định số 1233/2001/QĐ-NHNN sửa
đổi Điều 15 Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm
55 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2001), Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN về quy
chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm
Trang 1056 GS.TS Võ Thanh Thu(2008), Hỏi- đáp về Thanh toán xuất – nhập khẩu qua phương thức tín
dụng chứng từ, Nxb Lao động – Xã hội
57 ThS Nguyễn Trọng Thùy(2009), Toàn tập UCP 600- phân tích và bình luận toàn diện tình
huống tín dụng chứng từ, Nxb Thống kê, Hà Nội
58 PGS.TS Nguyễn Văn Tiến(2007), Cẩm nang Thanh toán quốc tế bằng L/C, Nxb Thống kê,
Hà Nội
59 Nguyễn Trung Tín(2004), Thẩm quyền Tòa án Việt nam giải quyết các vụ việc có yếu tố nước
ngoài, Luật học, Đặc san góp ý Dự thảo Bộ luật Tố tụng Dân sự
60 Tòa án nhân dân Tối cao( 2003), Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một
số quyết định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003, http://www.toaan.gov.vn
61 Tòa án nhân dân Tối cao(2009), Sổ tay Thẩm phán, http://www.toaan.gov.vn
62 Đỗ Minh Tuấn(2009), Các phương thức thanh toán quốc tế nhìn dưới góc độ lợi ích và rủi ro
đối với nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu,
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/12
63 Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam( 2002), 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
64 Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam(2009), Bình luận Pháp lệnh Trọng tài- Bàn về chế định
Thỏa thuận trọng tài, http://www.viac.org.vn
65 Trường Đại học Luật Hà Nội( 2009), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội
66 Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam(2005), Pháp lệnh ngoại hối 28/2005/PL-UBTVQH11
ngày 13 tháng 12 năm 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
67 Viện Kiểm sát nhân dân tối cao(2002), Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa Pháp, (Tài
liêu dịch tham khảo), Hà Nội
68 Vụ Hợp tác kinh tế đa phương, Bộ Ngoại giao Việt Nam(2009), Tổng quan về tranh chấp
thương mại quốc tế và một số tranh chấp liên quan đến Việt Nam,
http://www.mofahcm.gov.vn