Năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X, năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006-2010; là năm Hiệp định Thương mại Việt Mỹ sẽ đi vào thực hiện và Vi
Trang 12 Các thuộc tính cơ bản của cơ cấu tổ chức……….5
2.1 Chuyên môn hoá công việc……… 5
2.2 Các phương thức hình thành bộ phận ………… ……… 6
2.2.1 Mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng………… 6
2.2.2 Mô hình tổ chức bộ phận theo sản phẩm……… 8
2.2.3 Mô hình tổ chức bộ phận theo địa dư………9
2.2.4 Mô hình tổ chức bộ phận theo đối tượng khách hàng 10
2.2.5 Mô hình tổ chức bộ phận theo đơn vị chiến lược…….11
2.2.6 Mô hình tổ chức ma trận ……… …… 20
2.2.7 Mô hình tổ chức bộ phận theo các dịch vụ hỗ trợ……22
2.2.8 Mô hình tổ chức bộ phận theo quá trình ………….…23
2.3 Mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức……… 24
Trang 2Chương II: Thực trạng cơ cấu tổ chức tại Công ty Phát hành
báo chí Trung ương……… 30
I Giới thiệu tổng quan về Công ty……… 30
1 Tên Công ty………30
2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh……… 30
3 Tiềm năng về vốn, lao động……… 31
1 Đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức của Công ty………45
2 Ưu điểm và nhược điểm của mô hình tổ chức, nguyên nhân… 55
2.1 Ưu điểm……… ………55
2.2 Nhược điểm và nguyên nhân……… ……… 58
Chương III: Những kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chứctại Công ty Phát hành Báo chí trung ương……… 61
1 Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện mô hình cơ cấu tổ chức củaCông ty trong thời gian tới…… ……… 61
2 Kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức của Công ty Phát hànhBáo chí Trung ương……….….62
3 Một số điều kiện cần thiết đảm bảo sự thành công trong việc hoànthiện cơ cấu tổ chức của công ty PHBCTW 69
Kết luận……….….……72
Tài liệu tham khảo……….……… ……….….….73
Trang 3
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X,năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006-2010; là năm Hiệp địnhThương mại Việt Mỹ sẽ đi vào thực hiện và Việt Nam phấn đấu ra nhập Tổchức Thương mại thế giới WTO Năm 2006 cũng là năm Tổng Công tyBưu chính-Viễn thông Việt Nam chuyển sang hoạt động theo mô hình Tậpđoàn Bưu chính-Viễn thông Việt Nam Như vậy, môi trường kinh doanh,môi trường pháp lý sẽ có nhiều nhân tố mới: sức ép giảm giá quốc tế, xuhướng giảm cước các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông Việc mở rộng thịtrường và thu hút khách hàng của các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thôngsẽ diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn trong sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt, tácđộng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của Tổng Công ty Bưu chính-Viễnthông nói chung cũng như của Công ty Phát hành báo chí Trung ương nóiriêng.
Là một đơn vị trung tâm đầu mối của ngành Bưu chính trong công tácphát hành báo chí, Công ty Phát hành báo chí Trung ương luôn nhận thứcrõ vai trò và trách nhiệm to lớn của mình Do đó, những người làm côngtác phát hành báo chí luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm và không ngừngtrau dồi kiến thức để đáp ứng những yêu cầu trong tình hình mới.
Trong bối cảnh Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông Việt Nam đi vào hoạtđộng, Công ty Phát hành Báo chí Trung ương sẽ có vai trò là chủ dịch vụphát hành báo chí Với nhiều cơ hội và thách thức trong quá trình pháttriển, Công ty Phát hành báo chí Trung ương cần kiện toàn lại cơ cấu bộmáy tổ chức Muốn phát triển ngày càng lớn mạnh, Công ty phải có bộmáy tổ chức có trình độ, cơ cấu gọn nhẹ, mềm dẻo, linh hoạt để phù hợpvới điều kiện hội nhập.
Trang 4Sau một thời gian thực tập tại Công ty Phát hành Báo chí Trung ương,qua nghiên cứu thực tế hoạt động sản xuất và bộ máy tổ chức của Công ty,em xin mạnh dạn chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của mình là “Một số kiếnnghị nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức tại Công ty Phát hành Báo chí Trungương”
Bố cục bài viết gồm 3 phần, mỗi phần là một chương và được trình bàynhư sau:
Chương I: Lý luận chung về cơ cấu tổ chức.
Chương II: Thực trạng cơ cấu tổ chức tại Công ty Phát hành Báo chí
Trung ương.
Chương III: Những kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức tại Công
ty Phát hành Báo chí Trung ương.
Trong thời gian thực tập tại Công ty, em đã nhận được sự giúp đỡ củacô giáo Th.S Nguyễn Thị Lệ Thuý, Ban Giám Đốc Công ty, phòng Tổchức-Nhân sự-Hành chính và các cô chú, anh chị trong Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC.I Cơ cấu tổ chức.
1 Khái niệm.
Cơ cấu tổ chức chính thức là tổng hợp các bộ phận ( đơn vị và cánhân) có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, cónhững nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theonhững cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt động của tổchức và tiến tới các mục tiêu đã xác định.1
Cơ cấu tổ chức thể hiện cách thức phân công hoạt động của tổ chứcgiữa các phân hệ, bộ phận và cá nhân Cơ cấu tổ chức còn thể hiện mốitương quan giữa các hoạt động cụ thể; những nhiệm vụ, quyền hạn và tráchnhiệm gắn liền với các cá nhân, bộ phận, phân hệ của tổ chức và tươngquan giữa các mối quan hệ quyền lực bên trong tổ chức.
2 Các thuộc tính cơ bản của cơ cấu tổ chức.
Theo tác giả Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2002), khixem xét một tổ chức thì các yếu tố cơ bản thường được quan tâm và đề cấpđến bao gồm: (1) chuyên môn hoá công việc, (2) phân chia tổ chức theophương thức hình thành các bộ phận, (3) thuộc tính về mối quan hệ quyềnhạn, (4) thuộc tính về cấp quản lý và tầm quản lý, (5) tập trung và phânquyền trong quản lý, và (6) sự phối hợp giữa các bộ phận, phân hệ của cơcấu.
Sau đây chúng ta sẽ đi vào xem xét cụ thể từng yếu tố thuộc tính cơ bảncủa tổ chức.
2.1 Chuyên môn hoá công việc.
Chuyên môn hoá sẽ phân chia công việc ra thành nhiều việc nhỏ, đơngiản, độc lập, nhờ vậy mà mỗi người sẽ dễ dàng chọn cho mình một công
học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002 – Trang 7.
Trang 6việc phù hợp để thực hiện và nhờ đó năng suất lao động được tăng lên rõrệt.
Bên cạnh đó, chuyên môn hoá cũng có những nhược điểm, đó là sựnhàm chán của người lao động đối với những công việc nhỏ lẻ, tách rờinhau, sự đối địch giữa người lao động.
2.2 Các phương thức hình thành bộ phận.
Các bộ phận trong tổ chức thường mang tính độc lập tương đối, mỗi bộphận thực hiện những hoạt động nhất định Cơ cấu của tổ chức thể hiệncách thức hợp nhóm tạo nên các bộ phận, phản ánh quá trình chuyên mônhoá và quản lý tổ chức theo chiều ngang Việc hợp nhóm các hoạt động tạođiều kiện cho việc mở rộng số thuộc cấp có thể quản lý và mở rộng hoạtđộng tổ chức
Trên thực tế, các bộ phận trong tổ chức được hình thành dựa trên nhữngtiêu chí khác nhau, tạo ra các mô hình tổ chức bộ phận khác nhau, cụ thểlà: (1) mô hình tổ chức theo chức năng, (2) mô hình tổ chức theo sảnphẩm, (3) mô hình tổ chức theo khách hàng, (4) mô hình tổ chức theo địadư, (5) mô hình tổ chức theo đơn vị chiến lược, (6) mô hình tổ chức matrận, (7) mô hình tổ chức theo các dịch vụ hỗ trợ, và (8) mô hình tổ chứctheo quá trình.
2.2.1 Mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng.
Cơ sở của mô hình là các hoạt động trong cùng một lĩnh vực chức năng(như marketing, R&D, sản xuất, tài chính, quản lý nguồn nhân lực…) đượchợp nhóm trong cùng một đơn vị cơ cấu Mô hình tổ chức bộ phận theochức năng được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi trong một giai đoạn pháttriển nào đó, khi tổ chức có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động trong một lĩnhvực, đơn sản phẩm, đơn thị trường.
Trang 7Trưởng phòng kế toán
Hình 1: Mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng
Ưu điểm của mô hình này là: (1) Đối với các công việc có tính lặp đilặp lại hàng ngày thì mô hình này có hiệu quả rất cao, (2) đơn giản hoáviệc đào tạo, (3) việc kiểm tra của cấp cao rất thuận lợi.
Nhược điểm của mô hình là: (1) thiếu sự phối hợp hành động giữa cácphòng ban chức năng, (2) đổ trách nhiệm về vấn đề thực hiện mục tiêuchung của tổ chức cho cấp lãnh đạo cao nhất, (3) chuyên môn hoá quá mứcvà tạo ra cách nhìn quá hạn hẹp ở các cán bộ quản lý.2
2.2.2 Mô hình tổ chức bộ phận theo sản phẩm.
học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002 – Trang 11.
Giám đốc
Trưởng phòngMarketing
Trưởng phòngkỹ thuật
Trưởng phòngsản xuấtNghiên cứu
thị trườngLập kế hoạch
MarQuảng cáo
Quản lý bánhàng
LKH sản xuất Dụng cụPhân xưởng 1Phân xưởng 2
Trang 8Giám đốc
Phó GĐ Mar Phó GĐ nhân sự Phó GĐ sản xuấtPhó GĐ Tài chính
Trưởng phòng phụ trách Mỹ phẩmTrưởng phòng phụ trách dược phẩmTrưởng phòng phụ trách hoá chấtCơ sở của mô hình là các hoạt động gắn liền với một nhóm sản phẩm và
tuyến sản phẩm thì được hợp nhóm vào một bộ phận để thực hiện Mô hìnhtổ chức loại này có vai trò quan trọng và ngày càng gia tăng trong các tổchức quy mô lớn với nhiều dây chuyền công nghệ.
Hình 2: Mô hình hợp nhóm bộ phận theo sản phẩm ở một Cty hoá mỹphẩm
Ưu điểm của mô hình này là: (1) lợi ích của khách hàng được chú ýnhiều hơn, (2) các phòng ban có sự phối hợp tốt hơn để đạt được mục tiêuchung, (3) các cán bộ quản lý có điều kiện phát triển.
Nhược điểm của mô hình này là: (1) yêu cầu về chất lượng cán bộ quảnlý chung tăng lên, (2) dễ dẫn đến sự tranh giành nguồn lực giữa các tuyến,(3) việc kiểm tra của cán bộ cấp trên gặp nhiều khó khăn.3
2.2.3 Mô hình tổ chức bộ phận theo địa dư.
Cơ sở của mô hình tổ chức bộ phận theo địa dư là việc hành thành bộphận dựa vào lãnh thổ, các hoạt động trong một khu vực hay địa dư nhấtđịnh được hợp nhóm và giao cho một người quản lý, phương thức này khá
học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002 – Trang 12.
Trang 9Tổng Giám đốc
Giám đốc khu vực châu ÁGiám đốc khu vực Châu ÂuGiám đốc khu vực Châu Mỹ
phổ biến ở các tổ chức hoạt động trên phạm vi địa lý rộng.
Hình 3: Mô hình tổ chức bộ phận theo địa dư.
Ưu điểm của mô hình tổ chức bộ phận theo địa dư là: (1) hướng hoạtđộng vào các thị trường cụ thể, (2) chú ý các vấn đề địa phương, (3) tậndụng được các nguồn lực của địa phương.4
Nhược điểm của mô hình là: (1) các hoạt động giống nhau trên diệnrộng khó được duy trì, (2) đòi hỏi phải có nhiều cán bộ quản lý, (3) công
học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002 – Trang 14.
Trang 10Tổng Giám đốc
Phụ trách khu vực quần áo trẻ em Phụ trách khu vực quần áo xuất khẩu.việc dễ bị trùng lắp, (4) việc ra quyết định trên diện rộng và kiểm tra khó
thực hiện.5
2.2.4 Mô hình tổ chức bộ phận theo đối tượng khách hàng.
Cơ sở của mô hình tổ chức bộ phận theo đối tượng khách hàng dựa vàonhững nhu cầu mang đặc trưng riêng của khách hàng đối với các sản phẩmvà dịch vụ.
Hình 4: Mô hình tổ chức bộ phận theo khách hàng ở một Cty thương
học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002 – Trang 14.
học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002 – Trang 15.
Trang 112.2.5 Mô hình tổ chức bộ phận theo đơn vị chiến lược.
Cơ sở của mô hình tổ chức bộ phận theo đơn vị chiến lược là tạo nêncác đơn vị chiến lược mang tính độc lập cao, có thể tự tiến hành các hoạtđộng thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm của mình Mô hình nàyđược hình thành khi mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức đã trở nênquá phức tạp, ngăn cản sự phối hợp.
Hình 5: Mô hình tổ chức bộ phận theo đơn vị chiến lược ở một trường
Về thực chất, mô hình tổ chức bộ phận theo đơn vị chiến lược làbiến thể của các mô hình tổ chức bộ phận theo sản phẩm, địa dư hoặckhách hàng Các đơn vị chiến lược là những phân hệ độc lập, đảm nhậnmột hay một số ngành nghề hoạt động khác nhau Mô hình tổ chức bộ phậntheo đơn vị chiến lược có một đặc trưng cơ bản để phân biệt đơn vị chiến
học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002 – Trang 15.
Trang 12lược với các tổ chức độc lập, đó là người lãnh đạo đơn vị chiến lược phảibáo cáo với cấp lãnh đạo cao nhất của tổ chức.
Ưu điểm của mô hình là: (1) đánh giá được vị trí của tổ chức trên thịtrường, nhận định đối thủ cạnh tranh và diễn biến của môi trường, (2) kiểmsoát trên cơ sở chung thống nhất hoạt động của các trung tâm chiến lược,(3) có những đơn vị đủ độc lập với mục tiêu rõ ràng, cho phép tăng cườngphối hợp bằng phương thức giảm thiểu nhu cầu phối hợp.8
Nhược điểm của mô hình là: (1) dễ xảy ra tình trạng lợi ích của đơn vịchiến lược lấn át lợi ích của toàn tổ chức, (2) cơ cấu dễ phình to nên chiphí tăng, (3) dễ bị phân tán các chuyên gia trong các đơn vị chiến lược, (4)công tác kiểm soát gặp nhiều khó khăn.9
* Cơ cấu tập đoàn là một dạng của mô hình tổ chức theo đơn vịchiến lược.
a) Khái niệm và đặc điểm của tập đoàn kinh tế.
- Khái niệm10:
Là một hình thức tổ chức tiên tiến, đại diện cho trình độ phát triển caocủa lực lượng sản xuất Tập đoàn kinh tế đã trở thành hình thức phổ biến,chi phối trực tiếp và mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế ở nhiều quốc giatrong giai đoạn hiện nay Mặc dù vậy nhưng cho đến nay vẫn chưa có mộtđịnh nghĩa thống nhất về tập đoàn kinh tế Nguyên nhân cơ bản là do có sựkhác nhau về phương thức hình thành, nguyên tắc tổ chức, hoạt động vàđịa vị pháp lý của tập đoàn Có tập đoàn được hình thành trên cơ sở nhưmột hình thức tổ chức kinh tế lỏng lẻo, ở đó các công ty thành viên ký kếtcác thoả thuận liên kết kinh tế với nhau để lập lên một tổ chức trong đó có
học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002 – Trang 16.
học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002 – Trang 17.
Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam Trang 284.
Trang 13một Công ty mẹ đóng vai trò chi phối chiến lược chung của tập đoàn,nhưng các công ty thành viên vẫn giữ nguyên tính độc lập kinh doanh củamình Có những tập đoàn kinh doanh được thành lập trên cơ sở sáp nhậphoặc thôn tính theo kiểu cá lớn nuốt cá bé hình thành một tổ chức thốngnhất, hoạt động theo nguyên tắc “cứng” như một pháp nhân kinh tế Cũngcó những tập đoàn hình thành trên cơ sở các công ty thành viên thoả thuậnthành lập một công ty tài chính riêng và công ty này đóng vai trò như mộtcông ty mẹ (Holding Company) chỉ đạo và chi phối hoạt động của cáccông ty thành viên… Ngoài ra, chúng còn có sự khác nhau trong tư cáchpháp nhân của mỗi tập đoàn Mặc dù có sự khác biệt trong quá trình hìnhthành, nhưng về cơ bản khi nói tới tập đoàn kinh tế thì phải khẳng địnhrằng nó là một loại hình tổ chức kinh tế, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và gồmnhiều doanh nghiệp khác nhau, hoạt động trong một hoặc nhiều ngànhkhác nhau vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, có thể trên một hoặc nhiềunước tuỳ thuộc vào quy mô của tập đoàn Theo một số nhà nghiên cứu thì:“Tập đoàn kinh tế (Group of Company) là một tổ hợp các công ty độc lậpvề mặt pháp lý nhưng tạo thành một tập đoàn gồm một Công ty mẹ(Holding Company) và một hay nhiều công ty hoặc chi nhánh góp vốn cổphần, chịu sự kiểm soát của Công ty mẹ”.11
Mặc dù còn nhiều ý kiến chưa thống nhất nhưng có thể đưa ra một kháiniệm chung về tập đoàn kinh tế như sau: “ Tập đoàn kinh tế là một tổ hợpcác Công ty hoạt động trong một ngành hay những ngành khác nhau, trongphạm vi một nước hay nhiều nước Trong đó có một Công ty mẹ nắmquyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các công ty con về mặt tài chính vàchiến lược phát triển Tập đoàn kinh tế là một cơ cấu tổ chức vừa có chức
Trang 14năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tíchtụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận” 12
Nghiên cứu một số tập đoàn kinh tế trên thế giới ta thấy chúng có cácđặc điểm chung cơ bản như sau:13
- Về quy mô: Tập đoàn kinh tế có quy mô rất lớn về vốn, lao động,
doanh thu và thị trường Nhiều tập đoàn kinh tế có phạm vi hoạt động, cócác chi nhánh không chỉ nằm trên phạm vi lãnh thổ rộng lớn của một quốcgia mà còn ở nhiều quốc gia hoặc trên phạm vi toàn cầu.
- Về cấu trúc và tổ chức: Tập đoàn là một tổ hợp các công ty bao gồm
Công ty mẹ và các công ty con, cháu (phần lớn mang họ của Công ty mẹ).Công ty mẹ sở hữu phần lớn số lượng vốn cổ phần trong các công ty con,cháu và chi phối chúng về mặt tài chính, chiến lược phát triển; tạo thànhmột khối cấu trúc như các vệ tinh xoay quanh hạt nhân Đồng thời do trìnhđộ phát triển cao của thị trường tài chính, các công ty con cũng nắm giữ cổphiếu của nhau và chi phối nhau tạo nên sự phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau.
Như vậy, sở hữu vốn của tập đoàn kinh tế là sở hữu hỗn hợp nhưng sẽcó một chủ là Công ty mẹ đóng vai trò khống chế, chi phối về tài chính củatập đoàn Dạng phổ biến của tập đoàn kinh tế là công ty cổ phần, công tytrách nhiệm hữu hạn và nhìn chung các công ty con, cháu vẫn có tư cáchpháp nhân.
- Tập đoàn kinh tế chuyên ngành hoặc đa ngành, đa lĩnh vực: Mỗi tập
đoàn kinh doanh đều có định hướng ngành chủ đạo, lĩnh vực kinh doanhđặc trưng mũi nhọn Bên cạnh các đơn vị sản xuất thường có các tổ chứctài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, dịch vụ, nghiên cứu khoa học
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, trang 8.
Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam, trang 286.
Trang 15và đào tạo… Ngày càng được chú trọng đầu tư và coi là đòn bẩy cho sựphát triển của toàn tập đoàn.
b) Tính tất yếu của việc thành lập tập đoàn kinh tế và vai trò của tậpđoàn kinh tế.
* Tính tất yếu khách quan:
Sở dĩ tập đoàn kinh tế ra đời và phát triển không ngừng vì nó phù hợpvới các quy luật khách quan và những xu thế phát triển của thời đại:
Thứ nhất, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất.
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộkhoa học kỹ thuật và liên kết kinh tế quốc tế đã dẫn đến sự phát triển sâurộng của phân công lao động xã hội, đến quy mô sản xuất và tiêu thụ Sảnxuất kinh doanh không còn mang tính chất manh mún, rời rạc nữa mà quymô sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đã trở nên rất lớn Sở hữu trong doanhnghiệp không chỉ là sở hữu cá thể nữa mà đã trở thành sở hữu hỗn hợp.Tập đoàn kinh tế với tư cách là một loại hình tổ chức kinh tế đáp ứng đượccác yêu cầu về sản xuất lớn, đa ngành nghề, đa quan hệ sở hữu, kinh doanhđa lãnh thổ… Nó là hình thức biểu hiện của một quan hệ sản xuất cần phảiđược tạo ra cho phù hợp với lực lượng sản xuất đã phát triển
Thứ hai, quy luật tích tụ và tập trung vốn, sản phẩm.
Trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp phải tồn tại, phát triển trongcạnh tranh, do đó phải tái sản xuất mở rộng không ngừng Quá trình đócũng là quá trình tích tụ, tập trung vốn vào sản xuất Trong quá trình nàyhoặc doanh nghiệp tích luỹ vốn từ lợi nhuận, đi vay, liên doanh liên kết,kinh doanh cổ phần hoặc doanh nghiệp mạnh, lớn thôn tính, sáp nhập cácdoanh nghiệp nhỏ Trong quá trình vận động khách quan đó, tập đoàn kinhtế được ra đời và phát triển.
Trang 16Ba là, quy luật cạnh tranh, liên kết và tối đa hoá lợi nhuận.
Cạnh tranh là một quy luật cơ bản của kinh tế thị trường Trong quátrình vận động các doanh nghiệp luôn luôn cạnh tranh với nhau, dẫn đếnhai xu hướng chính: Các doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh sẽthôn tính luôn các doanh nghiệp thất bại, dẫn đến việc tập trung hoá sảnxuất và vốn lại càng cao hơn Nếu cạnh tranh quá lâu mà không thắng nổinhau thì các doanh nghiệp thường tìm cách liên kết với nhau để tăng khảnăng cạnh tranh hơn nữa Tất cả những cách trên đều dẫn đến thành lập tậpđoàn kinh tế.
Bốn là, tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Muốn cạnh tranh thắng lợi cần phải có sức mạnh về khoa học kỹ thuậtvà công nghệ Những doanh nghiệp nhỏ lẻ, manh mún thường không đủkhả năng về con người để nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và cũngkhông đủ khả năng về vốn để mua công nghệ, áp dụng vào sản xuất Vậychỉ có con đường duy nhất là phải thành lập tập đoàn kinh tế đủ nhân lực,vật lực để có thể nắm được khoa học công nghệ và ứng dụng nó vào sảnxuất, đảm bảo sự thành công cho doanh nghiệp trong thương trường
* Vai trò và ý nghĩa của tập đoàn kinh tế: 14
Sự hình thành và phát triển của các tập đoàn kinh tế có ý nghĩa lớntrong lịch sử phát triển kinh tế của nhân loại Nó không những đánh dấubước phát triển mới của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong thờiđại ngày nay, mà còn là động lực tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năngcạnh tranh của tập đoàn cũng như các công ty thành viên một khi đã thamgia vào tổ hợp kinh tế này Bên cạnh đó, tập đoàn còn cho phép các nhàkinh doanh huy động được mọi nguồn lực vật chất vào chu trình sản xuấtđể tối đa hoá lợi nhuận, hạn chế tối đa sự cạnh tranh giữa các công ty thành
Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam Trang 290.
Trang 17viên với nhau; đồng thời ngăn cản được sự thâm nhập của các tập đoànkinh tế lớn khác Ở các nước đang phát triển tập đoàn kinh tế được coi làgiải pháp chiến lược nhằm bảo vệ sản xuất trong nước và mở rộng thịtrường ra thế giới; khắc phục tình trạng thiếu vốn hay đầu tư không tậptrung, kém hiệu quả bởi vốn thường bị phân tán mỏng trong các công tynhỏ Bên cạnh đó việc thành lập tập đoàn sẽ là giải pháp hữu hiệu, tích cựctrong việc đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai, ứng dụng những tiến bộ khoahọc kỹ thuật trong quá trình sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả nguồnnhân lực và thực hiện chuyển giao công nghệ một cách nhanh chóng, tránhsự trùng lặp trong những công ty thành viên.
Như vậy, sự phối hợp thống nhất giữa các công ty thành viên trong mộtchiến lược chung thông qua sự điều khiển thống nhất của một trung tâm sẽlà bước đột phá lớn để thực hiện mục tiêu chung của tập đoàn là điều hoàntoàn phù hợp với xu thế phát triển tất yếu hiện nay.
c) Các loại hình tập đoàn kinh tế15.
* Theo trình độ liên kết và hình thức thể hiện
Một là Cartel Đây là loại hình tập đoàn kinh tế giữa các công ty trong
cùng một ngành hoặc một lĩnh vực kinh doanh Các công ty này đã từngcạnh tranh với nhau trong một thời gian đủ dài những tất cả đều khôngthắng nổi nhau nên chúng đã tìm cách liên kết với nhau nhằm mục đíchhạn chế sự cạnh tranh khốc liệt Trong Cartel các thành viên vẫn giữ độclập về pháp lý nhưng về kinh tế thì chúng được điều tiết bởi một hợp đồngràng buộc giữa các thành viên, chẳng hạn như: Ràng buộc nhau về thốngnhất giá cả, về phân chia thị trường, tiêu thụ sản phẩm, chuyên môn hoásản phẩm, về thống nhất các tiêu chuẩn kỹ thuật và kích cỡ…
Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam Trang 287.
Trang 18Hai là Syndicate Thực chất đây là một dạng đặc biệt của Cartel Điểm
khác biệt căn bản so với Cartel là trong Syndicate có một văn phòngthương mại chung do một ban quản trị điều hành và tất cả các công ty phảitiêu thụ hàng hoá của họ thông qua kênh của văn phòng này Như vậy cácdoanh nghiệp thành viên vẫn giữ độc lập về sản xuất nhưng hoàn toàn mấttính độc lập về thương mại Tính liên kết của dạng tập đoàn này chỉ đượcthực hiện ở khâu tiêu thụ sản phẩm.
Ba là Trust Đây là một hình thức tập đoàn kinh tế không chỉ liên kết ở
khâu tiêu thụ như Syndicate, mà còn liên kết cả ở khâu sản xuất Trust baogồm nhiều doanh nghiệp công nghiệp do một ban quản trị thống nhất điềukhiển Các doanh nghiệp thành viên khi gia nhập Trust đều bị mất quyềnđộc lập cả về sản xuất và thương mại Họ trở thành cổ đông của tập đoàn
Bốn là Consortium Đây là hình thức tổ chức thành tập đoàn độc quyền
của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, nhằm mụcđích chia nhau trái khoán trong và ngoài nước hoặc tiến hành công việcmua bán nào đó Consortium thường do một ngân hàng lớn đứng đầu điềuhành toàn bộ hoạt động của tổ chức này Đây là hình thức liên kết khởi đầucủa các tổ chức ngân hàng, tài chính với các doanh nghiệp sản xuất, dịchvụ gắn bó chặt chẽ với Concern.
Năm là Concern Đây là một tổ chức tập đoàn kinh tế được áp dụng phổ
biến hiện nay ở nhiều nước dưới hình thức Công ty mẹ đầu tư vào các côngty khác thành các công ty con Công ty mẹ điều hành hoạt động củaConcern Mục tiêu thành lập Concern là tạo thế lực tài chính mạnh để pháttriển kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro, đồng thời hỗ trợ mạnh mẽ trongnghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới, phương pháp quản lý hiệnđại.
Trang 19Sáu là Conglomerate Là một tập đoàn đa ngành đa lĩnh vực Các công
ty thành viên ít có mối quan hệ hoặc không có mối quan hệ về công nghệsản xuất nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt tài chính Đây làmột tập đoàn hoạt động tài chính thông qua mua bán chứng khoán trên thịtrường để đầu tư, thu hút những công ty có lợi nhuận cao nhất và cácngành có hiệu quả cao.
* Theo nguyên tắc tổ chức và phương thức hình thành
+ Loại thứ nhất: Bao gồm những tập đoàn kinh tế được thành lập trên
nguyên tắc kết hợp chặt chẽ trong một tổ chức kinh tế “liên kết cứng”; cáccông ty thành viên kết hợp trong một tổ chức thống nhất và mất đi tính độclập tài chính, sản xuất và thương mại Những tập đoàn kinh tế này đượccấu tạo dưới dạng đa sở hữu theo kiểu công ty cổ phần với sự góp vốn củanhiều chủ sở hữu khác nhau Các công ty thành viên hoạt động trong cùngmột ngành hoặc có liên quan với nhau về chu kỳ sản xuất, công nghệ; bổsung cho nhau trong các quá trình gia công chế biến sản phẩm mang tínhliên tục và thống nhất của toàn tập đoàn.
+ Loại thứ hai: Hình thành theo nguyên tắc liên kết kinh tế thông qua
những hiệp ước hoặc hợp đồng kinh tế “liên kết mềm” Các công ty thànhviên ký kết hợp đồng thoả thuận với nhau về những nguyên tắc chungtrong hoạt động sản xuất kinh doanh như: xác định quy mô sản xuất, hợptác nghiên cứu và trao đổi bằng phát minh sáng chế kỹ thuật; quy định giácả và thị trường tiêu thụ.
+ Loại thứ ba: Hình thành trên cơ sở xác lập sự thống nhất về tài chính
và sự kiểm soát tài chính Các công ty thành viên ký kết các hiệp định vềtài chính để hình thành một công ty gọi là Holding Company Công ty nàytrở thành Công ty mẹ của tập đoàn và được coi là hình thức phát triển caocủa tập đoàn kinh tế Trong tập đoàn, các công ty không chỉ thống nhất các
Trang 20hoạt động, các lĩnh vực mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác từ tàichính tới các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ khác nhau.
d) Nguyên tắc hoạt động của tập đoàn kinh tế16.
Tối đa hóa lợi nhuận luôn là nguyên tắc cơ bản được khẳng định Vìvậy trong một tập đoàn kinh tế, để hạn chế cạnh tranh giữa các đơn vịthành viên thường thì phải có sự thoả thuận về phân chia thị trường vàphân công phát triển chuyên môn hoá cao.
Trong một tập đoàn các thành viên được chủ động hoàn toàn sử dụng sốvốn tự có của mình trong sản xuất kinh doanh Tập đoàn không có quyềncan thiệp vào lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đó Nguồn vốn vay từ tậpđoàn phải thông qua tập đoàn về mục tiêu vay vốn, phương án đầu tư vàphải trả lãi suất theo quy định của tập đoàn Những dự án đầu tư cóphương án phát triển phù hợp với phương hướng phát triển của tập đoàn thìsẽ được ưu tiên hàng đầu Quan hệ tài chính giữa Công ty mẹ và các côngty thành viên chủ yếu dựa trên quan hệ sở hữu và hỗ trợ tạo điều kiệnthuận lợi cho các công ty thành viên vay vốn từ nguồn cổ phần chung củatập đoàn Các thành viên được hưởng ưu đãi từ việc vay vốn này theo tỷ lệcổ phần đóng góp, thông qua công ty tài chính.
Trong nhiều trường hợp ngoài vốn cổ phần đóng góp, các công ty tàichính còn có thể vay từ các công ty thành viên theo lãi suất thoả thuậnhoặc nhờ vào uy tín của tập đoàn để có thể vay vốn từ các ngân hàng hayphát hành tín phiếu, trái phiếu để đầu tư vào các lĩnh vực hứa hẹn có hiệuquả kinh tế cao, đồng thời thực hiện đầu tư ra nước ngoài để tăng thêm thếlực và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của tập đoàn.
2.2.6 Mô hình tổ chức ma trận.
Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam Trang 291.
Trang 21Giám đốc
MarPhó GĐ tài chính
Trưởng phòng tạo mẫu
Trưởng phòng chế bảnTrưởng phòng inTrưởng phòng gia công
Chủ nhiệm dự án
Chương trình mục tiêu
Cơ sở của mô hình tổ chức ma trận là sự kết hợp của hai hay nhiều mô
hình tổ chức bộ phận khác nhau Đặc trưng của mô hình là được thành lập
để thực hiện mục tiêu nhất định, sau khi thực hiên xong các mục tiêu cụthể thì các dự án sẽ tự giải thể Các nhân viên trong chương trình: một mặthọ chịu sự chỉ đạo của thủ trưởng chức năng, mặt khác họ chịu sự chỉ đạocủa Giám đốc dự án.
Hình 6: Mô hình tổ chức theo ma trận trong một Công ty in.
Ưu điểm của mô hình là: (1) cơ cấu này tỏ ra năng động, linh hoạt, hiệuquả, đặc biệt trong lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao, (2) không phải tăng thêmbiên chế, sau khi thực hiện xong dự án thì mọi người có thể trở về vị trí cũ,
Trang 22(3) phản ứng nhanh với những thay đổi của môi trường, (4) sử dụng đượccác chuyên gia giỏi ở các lĩnh vực hoạt động trong các dự án cụ thể. 17
Nhược điểm của mô hình: (1) cơ cấu rất phức tạp, không bền vững, (2)vi phạm chế độ một thủ trưởng, không thống nhất mệnh lệnh, trùng lặp đôikhi mâu thuẫn nhau, (3) có mâu thuẫn, xung đột giữa dự án, chương trìnhvới các bộ phận, đơn vị trong cơ cấu, (4) các mối quan hệ phức tạp.18
Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng mô hình này cũng có không ít nhượcđiểm, để phát huy được hiệu quả của mô hình và tránh nhược điểm thì khithực hiện nên chú ý:
- không nên có quá nhiều mục tiêu ưu tiên trong một thời điểm
- không nên thực hiện mục tiêu dài hạn mà chỉ là ngắn hạn hoặc trunghạn vì tính kỷ luật của tổ chức bị phá vỡ.
- phải có những quy định trong điều lệ, thủ tục, quy tắc và quy chế mộtcách rõ ràng, chặt chẽ.
2.2.7 Mô hình tổ chức bộ phận theo các dịch vụ hỗ trợ.
Các dịch vụ hỗ trợ có thể bao gồm dịch vụ thông tin, pháp luật, quan hệgiao dịch, hỗ trợ sản xuất …nhằm thực hiện các hoạt động cơ bản của tổchức như marketing, nghiên cứu và phát triển (R&D), tài chính, sản xuất.Các dịch vụ hậu cần này có thể được thực hiện một cách phi tập trung tạicác bộ phận chính, nhưng cũng có thể được tập hợp lại trong một bộ phậnchuyên môn hoá nhằm mục đích tận dụng lợi thế quy mô hay nâng cao khảnăng kiểm soát
học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002 – Trang 20.
học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002 – Trang 20.
Trang 23Giám đốc
PGĐ Kỹ thuật
2.2.8 Mô hình tổ chức bộ phận theo quá trình.
Cơ sở của mô hình tổ chức theo quá trình là các hoạt động được hợpnhóm trên cơ sở các giai đoạn của dây chuyền công nghệ, phù hợp với cáctổ chức có dây chuyền hoạt động chặt chẽ, có thể phân chia thành nhữngcung đoạn mang tính độc lập tương đối
học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002 – Trang 19.
học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002 – Trang 19.
Trang 24Tổng Giám đốc
Giám đốc kinh doanh Giám đốc sản xuất Giám đốc tài chính
Phân xưởng chế bản Phân xưởng in Phân xưởng hoàn chỉnh sản phẩm
Hình 8: Mô hình tổ chức bộ phận theo quá trình.
2.3 Mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức.
a) Quyền hạn trực tuyến.
Quyền hạn trực tuyến là quyền hạn cho phép người quản lý ra quyếtđịnh và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới 21 Đó là mối quan hệ quyềnhạn giữa cấp trên và các cấp dưới trải dài từ cấp cao nhất xuống cấp thấpnhất trong tổ chức, tương ứng với dây chuyền chỉ huy theo nguyên lý thứbậc Mỗi nhà quản lý là một mắt xích trong dây chuyền chỉ huy, với quyềnhạn trực tuyến, họ có quyền ra quyết định cho cấp dưới trực tiếp và nhậnsự báo cáo từ họ
học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002 – Trang 23.
Trang 25Lãnh đạo chung
Lãnh đạotuyến 1
Lãnh đạotuyến 2
Tham mưu
Hình 9: Mô hình mối quan hệ quyền hạn trực tuyến và tham mưu.
b) Quyền hạn tham mưu.
Quyền hạn tham mưu là quyền tham gia góp ý kiến tư vấn, hỗ trợ màkhông ra quyết định Sản phẩm của bộ phận này là những lời khuyên, tưvấn, phản biện, kiến nghị Họ phải điều tra, nghiên cứu, khảo sát, phân tíchđể đưa ra các ý kiến tư vấn cho các nhà quản lý trực tuyến.22
Yêu cầu đối với việc sử dụng tham mưu có hiệu quả:
- Cần nhận thức đúng mối quan hệ giữa trực tuyến và tham mưu.- Làm cho trực tuyến lắng nghe tham mưu.
- Đảm bảo đủ thông tin cho tham mưu.- Cần có tham mưu toàn diện.
c) Quyền hạn chức năng.
học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002 – Trang 25.
Trang 26Quyền hạn chức năng là quyền trao cho một cá nhân hay một bộ phậnđược ra quyết định và kiểm soát những hoạt động nhất định của các bộphận khác Về nguyên tắc: quyền ra quyết định và kiểm soát hoạt động củacấp dưới chỉ thuộc về những người phụ trách trực tuyến còn tham mưu chỉtham gia góp ý kiến tư vấn, nhưng khi người quản lý tổ chức giao cho mộtbộ phận hay người cán bộ tham mưu quyền ra quyết định đối với bộ phậnkhác thì đó gọi là quyền hạn chức năng.23
Tuỳ thuộc vào trình độ của mỗi nhà quản lý mà số cấp quản lý có thểkhác nhau trong từng tổ chức Số cấp quản lý còn phụ thuộc vào các biếnsố và ảnh hưởng của chúng đến thời gian cần thiết cho việc quản lý hiệuquả như trình độ cán bộ quản lý và tính phức tạp trong cơ cấu của tổ chức.
Có ba mô hình cơ cấu tổ chức căn cứ vào số cấp bậc quản lý Đó là cơcấu nằm ngang, cơ cấu hình tháp nhọn và cơ cấu mạng lưới.
a) Cơ cấu tổ chức nằm ngang:
Đặc điểm: chỉ có một vài cấp quản lý, linh hoạt, tăng khả năng phối hợpvà hướng tới một nền quản lý phi tập trung, mọi người được khuyến khíchtham gia vào quá trình quyết định
- Cơ cấu nằm ngang hoạt động có hiệu quả trong môi trường thay đổinhanh chóng
học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002 – Trang 29.
Trang 27c) Cơ cấu tổ chức mạng lưới.
Đặc điểm: mối quan hệ giữa các thành viên được thực hiện trên cơ sởbình đẳng, xoá bỏ ranh giới giữa những con người, bộ phận trong tổ chứcvà ranh giới giữa tổ chức với những nhà cung cấp, khách hàng hay đối thủcạnh tranh
2.5 Phân bổ quyền hạn giữa các cấp quản lý.
Tập trung là phương thức tổ chức trong đó mọi quyền ra quyết địnhđược tập trung vào cấp quản lý cao nhất của tổ chức.
Phân quyền là xu hướng phân tán quyền ra quyết định cho những cấpquản lý thấp hơn trong hệ thống thứ bậc24.
Khi tổ chức đạt đến quy mô và trình độ phát triển cao thì một ngườikhông thể đảm đương được mọi công việc quản lý, dẫn đến hiện tượngphân quyền
Uỷ quyền trong quản lý tổ chức là hành vi của cấp trên trao cho cấpdưới một số quyền hạn để họ nhân danh mình thực hiện những công việcnhất định
học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002 – Trang 40.
Trang 28* Các công cụ phối hợp bao gồm:
- Chiến lược, chính sách, chương trình, dự án, ngân sách…- Hệ thống tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật.
- Các công cụ cơ cấu.- Giám sát trực tiếp.
- Các công cụ của hệ thống thông tin, truyền thông.- Văn hoá tổ chức.
II Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức.
1 Chiến lược.
Chiến lược và cơ cấu tổ chức là hai mặt không thể tách rời trong việcthực hiện các mục tiêu chiến lược của tổ chức Cơ cấu tổ chức là công cụđể thực hiện các mục tiêu chiến lược, khi chiến lược có sự thay đổi thì cơcấu tổ chức sẽ có sự thay đổi cho phù hợp với chiến lược mới.25
2 Quy mô của tổ chức và mức độ phức tạp trong hoạt động.
Quy mô của tổ chức và mức độ phức tạp trong hoạt động của tổ chức cóảnh hưởng rất lớn tới cơ cấu của một tổ chức Các tổ chức có quy mô lớnvà thực hiện những hoạt động phức tạp thường có mức độ chuyên mônhoá, hình thức hoá, tiêu chuẩn hoá cao hơn nhưng lại ít tập trung hơn cáctổ chức nhỏ và thực hiện những hoạt động không quá phức tạp.26
3 Công nghệ.
Công nghệ được hiểu là hạ tầng máy móc và khoa học kỹ thuật mà tổchức sử dụng tính chất và mức dộ phức tạp của công nghệ mà tổ chức sửdụng có ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức Các tổ chức chú trọng đến côngnghệ cao thường có tầm quản lý thấp Trong thời đại công nghệ luôn có sự
học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002 – Trang 54.
học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002 – Trang 57.
Trang 29thay đổi một cách nhanh chóng thì cơ cấu cần phải được bố trí sao cho tăngcường được khả năng thích nghi của tổ chức trước sự thay đổi đó.27
4 Thái độ của người lãnh đạo và năng lực của đội ngũ nhân lực.
Thái độ của người lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu tổ chức.Những nhà lãnh đạo theo phương thức truyền thống thích sử dụng nhữngmô hình tổ chức điển hình, tổ chức theo chức năng với hệ thống thứ bậc, ítkhi vận dụng các hình thức theo ma trận hay mạng lưới.
Đội ngũ nhân lực là một nhân tố quan trọng khi chọn mô hình tổ chức.Nhân lực có trình độ, kỹ năng cao thường hướng tới các mô hình quản lýmở Các nhân viên cấp thấp và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao thườngthích mô hình tổ chức có nhiều tổ đội.28
5 Môi trường.
Cơ cấu tổ chức bị ảnh hưởng lớn bởi các tính chất của môi trường nhưtính tích cực, tính phức tạp và mức độ thay đổi của môi trường Tổ chứcthường có cơ cấu cơ học trong điều kiện môi trường phong phú về nguồnlực, đồng nhất, tập trung và ổn định Những tổ chức có nguồn lực khanhiếm, đa dạng, phân tán và thay đổi nhanh chóng thường xây dựng cơ cấutổ chức với các mối liên hệ hữu cơ, việc ra quyết định mang tính chất phitập trung, các bộ phận liên kết chặt chẽ với nhau.29
học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002 – Trang 57.
học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002 – Trang 58.
học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002 – Trang 58.
Trang 30CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠICÔNG TY PHÁT HÀNH BÁO CHÍ TRUNG ƯƠNG.I Giới thiệu tổng quan về Công ty.
1 Tên Công ty
Công ty Phát hành Báo chí Trung ương có tên giao dịch quốc tế làNATIONAL NEWSPAPERS DISTRIBUTION COMPANY ( viết tắt làNNDC).
Công ty phát hành Báo chí Trung ương có trụ sở chính đặt tại số 17 phốĐinh Lễ quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Công ty Phát hành báo chí Trung ương là tổ chức kinh tế - đơn vị thànhviên, hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Bưu chính – Viễn thông Việt namtheo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Bưu chính - Viễnthông Việt nam được phê chuẩn tại nghị định 51/CP ngày 01/08/1995 củaChính phủ, là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức và hoạt độngcủa Tổng công ty, hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích trong lĩnhvực phát hành báo chí cùng các đơn vị thành viên khác trong một dâychuyền công nghệ bưu chính – viễn thông liên hoàn, thống nhất cả nước,có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tàichính, phát triển dịch vụ bưu chính – viễn thông để thực hiện những mụctiêu, kế hoạch Nhà nước do Tổng công ty giao; Được thành lập theo Quyếtđịnh số 218/ QĐ-TCCB ngày 23/8/1996 của Tổng cục trưởng Tổng cụcBưu điện.
Trang 31Công ty có quan hệ với các toà soạn báo trong nước, các bưu điện tỉnh,các tổ chức Đảng, chính quyền ở địa phương, các toà soạn địa phương đểthúc đẩy công tác phát hành báo chí.
Công ty quản lý 8 điểm in trong cả nước ( chủ yếu là báo nhân dân ) tạiHà Nội, Đà nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh ( công ty đang trực tiếp khaithác), Nghệ An, Bình Định, Cần Thơ, Đắc Lắc, Điện Biên Trong đó có HàNội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh do công ty trực tiếp quản lý.Thành phố Hồ Chí Minh có chi nhánh 2, Đà nẵng có chi nhánh 3.
* Các điểm in báo còn lại trên cả nước: (tại Nghệ An, Bình Định, ĐắcLắc, Cần Thơ, Điện Biên) có nhiệm vụ khai thác các loại báo chí Trungương được in tại địa phương và phục vụ nhu cầu báo chí của khách hàngtrong nội tỉnh và các tỉnh thành khác trong khu vực.Các điểm in này côngty ký hợp đồng uỷ thác với Bưu điện tỉnh để khai thác giúp, các chi phí đếudo công ty trả cho Bưu điện tỉnh.
* Một điểm in của công ty ở Khánh Hoà mới được hình thành nhưngcông ty chưa ký hợp đồng phát hành.
3 Tiềm năng về vốn, lao động.
* Về vốn:
Công ty phát hành Báo chí Trung ương là đơn vị kinh doanh hạch toánphụ thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông, với chức năng phục vụnhân dân là chính, mục đích kinh doanh không phải là mục tiêu hàng đầucủa Công ty.
Mặc dù vậy, Công ty kinh doanh vẫn hiệu quả và lợi nhuận từ việc kinhdoanh của Công ty ngày càng tăng lên.
Trang 32Bảng1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty PHBCTW(giai đoạn 2001-2005)
Năm2005
Tổng sản lượng(triệu tờ/cuốn)
2
Doanh thu(tỷ đồng)
3
Số loại báo chíPH
4
Số bưu cục đóngthẳng
- Về kết cấu lao động:
+ Lao động quản lý: 57 người (chiếm 12.75%).
Bảng 2: Cơ cấu lao động quản lý của Công ty PHBCTW.
Tên đơn vị
Số lao động(Người)
Trình độĐH,C
Trang 33+ Lao động trực tiếp sản xuất: 390 người ( chiếm 87.25%).
Bảng 3: Cơ cấu lao động trực tiếp sản xuất của Công ty PHBCTW
Tên đơn vị
Số lao động(Người)
Trình độĐH,C
Trang 34 Chưa qua đào tạo: 54 người 12.08%+ Tuổi đời bình quân: 37.5 tuổi.+ Tuổi nghề bình quân chung: 15 năm.+ Thâm niên công tác bình quân : 10 năm
4 Quá trình hình thành và phát triển.
Từ tháng 10 năm 1955 khi Đảng và Nhà nước giao toàn bộ nhiệm vụPHBC từ Nhà in Quốc gia sang ngành Bưu điện, các bộ phận, đơn vị tiềnthân của Công ty PHBCTW được mang nhiều tên gọi khác nhau, trựcthuộc nhiều cấp quản lý khác nhau (lúc thì thuộc Tổng cục Bưu điện, lúcthuộc Sở Bưu điện Hà Nội, lúc thuộc Cục Bưu chính) Để đáp ứng với sựphát triển và yêu cầu thực tế, năm 1977 các bộ phận thuộc Cục Bưu chínhđã được tách ra với các nhiệm vụ, chức năng riêng về khai thác báo chí,vận chuyển Bưu chính và báo chí, sản xuất-kinh doanh Tem Bưuchính Từ đó hình thành lên các đơn vị hoạt động độc lập trực thuộc Tổngcục Bưu điện đó là Trung tâm vận chuyển, Công ty Tem và Trung tâmPHBCTW.
Công ty chính thức được thành lập năm 1977 theo quyết định thành lậpsố 1799/ QĐ/ TCBĐ ngày 22/8/1977, dưới tên gọi là Trung tâm Phát hànhBáo chí Trung ương, đến ngày 16/1/1989 được đổi tên thành Công ty Pháthành Báo chí trung ương theo Quyết định 64/QĐ/ TCBĐ.
Năm 1996, sau khi Tổng Công ty Bưu chính-Viễn thông Việt namquyết định thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước, Công ty PHBCTW đượcthành lập lại, Công ty được ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động theoQuyết định số 218/QĐ-TCCB-HĐQT ngày 23/8/1996 của Hội đồng quảntrị Tổng công ty Bưu chính – Viễn thông Việt nam, ban hành chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty.
Từ đó đến nay Công ty hoạt động theo Quyết định số 218.
Trang 355 Chức năng nhiệm vụ của công ty.
Công ty Phát hành Báo chí Trung ương là trung tâm đầu mối chính khaithác về phát hành Báo chí trong nước ( quốc văn) và báo chí nước ngoàinhập khẩu, phát hành trong phạm vi cả nước
Công ty có mối quan hệ trực tiếp với gần 400 nhà in-xuất bản, các toàsoạn báo, tạp chí, với 64 Bưu điện tỉnh thành, các cơ quan đoàn thể, cácđơn vị trong và ngoài Ngành từ cấp Trung ương đến cấp địa phương.
Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động được Tổng công ty Bưu chính-Viễnthông Việt Nam phê chuẩn tại Quyết định 218/TCCB-LĐ ngày 23/8/1996,Công ty PHBCTW có chức năng và nhiệm vụ sau:
- Tổ chức, xây dựng, quản lý mạng lưới phát hành báo chí đểkinh doanh và phục vụ theo quy hoạch, kế hoạch và phương hướng pháttriển do Tổng công ty giao.
- Khai thác các nguồn báo chí trong nước và ngoài nước, cungcấp cho các Bưu điện tỉnh, thành phố để phát hành tới người đọc, đảm bảophục vụ sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và Chính quyền các cấp, đáp ứngnhu cầu về báo chí trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của các ngànhvà nhân dân.
- Xuất khẩu, nhập khẩu báo chí theo quy định của pháp luật.- Kinh doanh vật tư thiết bị chuyên ngành Bưu chính-Viễnthông và các ngành nghề khác trong phạm vi pháp luật cho phép.
Trong Qui định nghiệp vụ PHBC được ban hành theo Quyết định số202/QĐ-BC ngày 30/1/2004 của Tổng Giám đốc Tổng công ty Bưu chính-Viễn thông Việt Nam cũng đề cập rất cụ thể về chức năng, nhiệm vụ củaCông ty PHBCTW trong dịch vụ PHBC với các nội dung sau:
- Tổ chức quản lý, điều hành và phát triển mạng lưới PHBC theo quiđịnh của VNPT.
Trang 36- Được Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam uỷ quyền làđầu mối quan hệ ký hợp đồng với cơ quan báo chí Trung ương, cơ quanđược phép xuất nhập khẩu báo chí và báo địa phương phát hành trên cảnước hoặc trong khu vực.
- Biên soạn và xuất bản Mục lục báo chí trong nước do VNPT pháthành, bổ xung khi có thay đổi thể thức xuất bản Mục lục báo chí phải cóđủ tên, mã số, thời hạn xuất bản, giá bán lẻ, giá bán dài hạn.
- Thông báo thời gian đặt nhu cầu và thời gian điều chỉnh số lượngsau khi đã đặt nhu cầu của các loại báo chí trong nước và báo chí nướcngoài nhập khẩu.
- Đặt nhu cầu báo chí, điều chỉnh số lượng sau khi đã đặt nhu cầu vớicơ quan báo chí, cơ quan được phép xuất nhập khẩu báo chí.
- Tổ chức khai thác, phân phối, đóng túi gói cho các Bưu cục theo quiđịnh và thanh toán tiền báo chí.
- Căn cứ khung giá, cước phí phát hành các loại báo chí lưu ký, khungcước những trang báo tăng thêm của VNPT để qui định cước chuyển trảbáo lưu ký, cước những trang báo tăng thêm so với qui định trong giấyphép xuất bản.
- Qui định giá bán lẻ đối với các loại báo chí không phát hành quaVNPT và báo chí nhập khẩu không có tỷ lệ cước phát hành hoặc tỷ lệ quáthấp.
- Qui định mức chi hoa hồng, chi khuyến mại cho đại lý, phát hànhviên và khách hàng theo qui định của VNPT.
- Tổ chức đại lý bán lẻ báo chí sau khi thoả thuận với Bưu điện địaphương.
- Được mở cửa hàng giao dịch bán lẻ báo chí tại các địa phương cóđiểm in báo.
Trang 37- Được quyền thanh lý báo chí không tiêu thụ hết.
Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Công ty PHBCTW hiện đang trựctiếp quản lý và tổ chức hoạt động tại các trung tâm khai thác báo chí đầumối Cụ thể:
* Tại Hà nội
Là thủ đô của cả nước nên hầu hết các loại báo, tạp chí Trung ươngđều được in và phát hành tại Thành phố Hà Nội Để thu gom các loại báochí từ hệ thống gồm hàng chục nhà in, nhà xuất bản nằm rải rác trong toànthành phố, Công ty PHBCTW đã tổ chức 4 điểm khai thác báo chí tậptrung tại Hà Nội, bao gồm:
- Tại Trụ sở Công ty: Tập trung khai thác các loại báo, tạp chí, một sốloại báo địa phương, các tờ tin nhanh từ các Toà soạn, nhà in chuyển đến.Đây là nơi tập trung túi gói báo chí chuyển đi các Bưu điện tỉnh thànhMiền Trung và Miền Nam bằng phương tiện tàu hoả (tầu thống nhất BắcNam).
- Tại Nhà in Nhân Dân 1: Tập trung khai thác báo Nhân Dân và cácloại báo ngày, báo tuần được in tại chỗ và tại các nhà in lân cận Đây là nơikhai thác nhiều nhất về số lượng, số loại báo chí và đồng thời cũng là nơikhởi hành xuất phát của các tuyến đường thư cấp 1 đi các tỉnh phía Bắc.
- Tại Nhà in báo Quân Đội 1: Tập trung khai thác báo Quân Đội vàmột số loại báo ngày, báo tuần được in tại chỗ và tại các điểm in lân cận.
- Tại nhà in báo Lao Động: Tập trung khai thác báo lao động và mộtsố loại báo tuần, tạp chí được in tại chỗ.
Có thể nói Hà Nội là nơi tập trung xuất bản, phát hành nhiều loại báo,tạp chí Trung ương nhất, hằng năm tại đây sản lượng báo chí phát hànhchiếm gần 80% tổng sản lượng báo chí phát hành qua Công ty PHBCTW.
* Tại Thành phố Hồ Chí Minh- nơi Công ty có trụ sở Chi nhánh 2
Trang 38Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế phát triển nhanh vàmạnh nhất cả nước, thị trường PHBC ở đây luôn sôi động, đa dạng và phứctạp Nhiều tờ báo, tạp chí Trung ương đã đặt văn phòng đại diện để tổ chứchoạt động và in ấn phát hành Bên cạnh đó, hệ thống các loại báo chí địaphương rất phong phú, phát triển mạnh với số lượng mỗi kỳ xuất bản rấtlớn và địa bàn phát hành rộng khắp cả nước.
Cũng như ở Thành phố Hà Nội, tại Chi nhánh PHBCTW 2 hiện có 3địa điểm tổ chức khai thác và đóng chuyển báo chí được in từ Thành phốHồ Chí Minh đến các Bưu điện tỉnh thành theo tuyến đường thư cấp 1.Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung xuất bản, phát hànhnhiều loại báo chí địa phương nhất Bên cạnh hàng chục tờ báo của Thànhphố Hồ Chí Minh còn có rất nhiều các tờ báo của tỉnh thành lân cận đượcin và phát hành từ Thành phố Hồ Chí Minh như một số tờ báo của tỉnhBình Dương, Long An, Đồng Nai, Cà Mau Hàng năm, tại đây sản lượngbáo chí phát hành chiếm trên 10% tổng sản lượng báo chí phát hành quaCông ty.
* Tại Thành phố Đà Nẵng- Nơi Công ty có trụ sở Chi nhánh 3
Là thành phố cấp 1 trực thuộc Trung ương, những năm gần đây, ĐàNẵng đang trên đà phát triển mạnh về đầu tư kinh tế và cơ sở hạ tầng, trởthành thủ phủ của Miền Trung Đà Nẵng đang thu hút các nhà đầu tư trongnước và ngoài nước tìm đến Cùng với nhiều cơ quan Trung ương, doanhnghiệp nhà nước, các toà soạn báo Trung ương ngày càng thành lập nhiềuvăn phòng đại diện tại Đà Nẵng, thị trường phát hành báo chí ngày mộtphát triển tăng nhanh, đáp ứng nhu của độc giả Hiện nay đã có trên 20 loạibáo chí Trung ương được in và phát hành tại TP Đà Nẵng, trong đó có rấtnhiều loại báo có số lượng lớn phát hành như Nhân Dân, Quân Đội, TiềnPhong, Lao Động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ Tại trụ sở Chi nhánh 3 và tại