0
Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Nhược điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY PHÁT HÀNH BÁO CHÍ TRUNG ƯƠNG (Trang 54 -56 )

II. Thực trạng cơ cấu tổ chức của Công ty Phát hành báo chí Trung

2. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình tổ chức, nguyên nhân

2.2. Nhược điểm và nguyên nhân

2.2.1. Hiệu quả của việc chuyên môn hoá chưa cao do mặt bằng trình độ trong từng bộ phận chưa đồng đều, chẳng hạn, tại phòng TC- NS – HC số lượng nhân viên có trình độ chưa cao chiếm 47.37%. Ở bộ phận sản xuất lượng công nhân chưa qua đào tạo chiếm 12.56%. Điều này làm giảm tính đồng bộ trong các khâu sản xuất.

2.2.2. Sự phối hợp ở một số đơn vị trong Công ty, giữa các bộ phận trong cùng một đơn vị chưa thật nhịp nhàng, đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý, điều hành và sản xuất – kinh doanh do Công ty thiếu các công cụ phi chính thức.

2.2.3. Do mô hình tổ chức của Công ty là chức năng kết hợp với địa dư nên bộ máy của Công ty cồng kềnh, việc quản lý nhân sự gặp nhiều khó khăn.

Công ty có các chi nhánh (chi nhánh 2 tại TP HCM và chi nhánh 3 tại Đà Nẵng) và các điểm khai thác báo chí trải dài từ Bắc vào Nam (Điện Biên, Nghệ An, Bình Định, Đắc Lắc, Cần Thơ) với một số lượng lao động lớn. Mỗi chi nhánh đều có các bộ phận chức năng như một công ty thu nhỏ nên bộ máy khá cồng kềnh.

Mặt khác, các chi nhánh và các điểm khai thác này lại phụ thuộc vào công ty, hoạt động theo kế hoạch của công ty và sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Việc sắp xếp nhân sự, tiền lương ...đều được thực hiện từ các

phòng chức năng của công ty nên việc quản lý nhân sự gặp nhiều khó khăn.

2.2.4. Do thực hiện chuyên môn hóa ở nhiều khâu, nhiều công đoạn nên mỗi công đoạn sẽ khó nắm bắt được hoạt động của các công đoạn khác dẫn đến việc lập kế hoạch thiếu tính thực tế và mất đi tính sâu sát ở từng bộ phận. Quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn.

2.2.5. Sự phân quyền và ủy quyền của Giám đốc cho các bộ phận còn hạn chế gây nên tính thiếu chủ động của các phòng, các trung tâm. Ví dụ, phòng kinh doanh có chức năng như một trung tâm nhưng hiện tại phòng vẫn chưa có quyền tự chủ và chỉ như là một phòng sản xuất của công ty.

2.2.6. Tầm quản lý của Giám đốc là tương đối rộng mà sự uỷ quyền lại không lớn sẽ làm giảm chất lượng của các quyết định mang tính chiến lược, chủ yếu đi vào các kế hoạch tác nghiệp.

2.2.7. Các điểm khai thác của Công ty ở các điểm in phân bổ rộng mà công ty lại chưa trực tiếp quản lý (vẫn ký hợp đồng ủy thác với các bưu điện trực thuộc các tỉnh trên) nên việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, thời gian để thực hiện các quyết định bị chậm trễ. Công ty cần hợp nhóm lại một số bộ phận.

Khi công ty trở thành một bộ phận của tập đoàn Bưu chính – Viễn thông thì các nhược điểm trên sẽ bộc lộ càng rõ hơn. Là một thành viên của Tập đoàn, đòi hỏi công ty phải có một cơ cấu gọn nhẹ và linh hoạt, điều mà hiện tại công ty chưa đáp ứng được

CHƯƠNG III: NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN

THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY PHÁT HÀNH

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY PHÁT HÀNH BÁO CHÍ TRUNG ƯƠNG (Trang 54 -56 )

×