Trong thời gian qua các KCN trên địa bàn tỉnh đã trở thành điểm đến của các nhà đầu tư, góp phần quan trọng vào việc phân công lại lao động xã hội phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quố
Trang 11
Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc The development of industrial parks in Vinh Phuc province NXB H : TTĐTBDGV, 2012 Số trang 117 tr +
Abstract: Phân tích những cơ sở lý luận về phát triển khu công nghiệp, đồng thời tham
khảo kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển khu công nghiệp (KCN) Đánh giá thực trạng phát triển các KCN hiện nay tại tỉnh Vĩnh Phúc Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Keywords: Kinh tế chính trị; Khu công nghiệp; Vĩnh Phúc; Tăn trưởng kinh tế
Content
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội và cũng là cửa ngõ nối các tỉnh khu vực Tây Bắc với thủ đô Hà Nội Là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý, thuận lợi cho việc hình thành, phát triển các khu công nghiệp (KCN) nói riêng và phát triển công nghiệp nói chung Xây dựng và phát triển các KCN là một trong những quyết sách trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Vĩnh Phúc
Trong thời gian qua các KCN trên địa bàn tỉnh đã trở thành điểm đến của các nhà đầu tư, góp phần quan trọng vào việc phân công lại lao động xã hội phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Việc phát triển các KCN cũng là điều kiện cho việc hình thành các khu đô thị mới và khu du lịch, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật cho tỉnh nhà Với phương châm “Tất cả các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc đều là công dân Vĩnh Phúc - Thành công của doanh nghiệp chính là thành công và niềm tự hào của tỉnh”, Vĩnh Phúc đã có nhiều cố gắng trong thu hút đầu tư, nhờ đó mà tỉnh đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước, là điểm đến tin cậy và hấp dẫn của các nhà đầu tư, thúc đẩy công nghiệp Vĩnh Phúc phát triển mạnh, nằm trong tốp đứng đầu cả nước về phát triển công nghiệp nói chung và phát triển các KCN nói riêng
Trang 22
Năm 2011, Vĩnh Phúc thu hút được 70 dự án mới, gồm 59 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.230 tỷ đồng và 11 dự án FDI mới với tổng vốn đầu tư gần 108 triệu USD Lũy kế đến hết tháng 7 năm 2012, trên địa bàn tỉnh có 630 dự án, trong đó 119 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký là 2.412,85 triệu USD; vốn thực hiện ước đạt 45 % tổng vốn đăng ký và 511 dự án DDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 25.231,54 tỷ đồng; vốn thực hiện ước đạt 47,36 % tổng vốn đăng ký Trong đó, các
dự án, đặc biệt là các dự án FDI tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp của tỉnh [9]
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp to lớn đó, việc phát triển các khu công nghiệp cũng bộc
lộ nhiều hạn chế, yếu kém: tỷ trọng đóng góp của KCN vào phát triển kinh tế xã hội còn khiêm tốn; chất lượng quy hoạch và quản lý triển khai xây dựng theo quy hoạch chưa cao; việc triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ và còn chậm; sức thu hút của các dự án vào KCN còn hạn chế, chưa có nhiều dự án công nghệ cao; còn nhiều bất cập trong giải quyết các vấn đề bức xúc của KCN: việc làm và thu nhập cho người dân mất đất do phát triển KCN, vấn đề đời sống của công nhân KCN
và nhân dân xung quanh KCN, đặc biệt là vấn đề môi trường sinh thái Những khó khăn, bất cập đó
đã và đang là những lực cản làm cho các KCN chưa phát huy tốt vai trò khu kinh tế động lực đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh
Trước những vấn đề đó, cần phải có những nghiên cứu lý luận và đánh giá thực tiễn về sự phát triển KCN Đưa ra các giải pháp phát triển các KCN một cách cân bằng và hợp lý, không chỉ phát triển về số lượng mà cả về chất lượng của các KCN; phát huy mặt tích cực và khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN
Xuất phát từ những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài: “Phát triển các khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Phát triển các KCN luôn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở các địa phương và trong cả nước Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận án, luận văn và các bài viết trên các tạp chí về vấn đề này
“Nghiên cứu mô hình quản lý nhà nước về KCN, KCX ở Việt Nam” (2002) - Đề tài nghiên
cứu cấp Bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của các KCN, KCX của nước ngoài, đánh giá những mặt tốt và những hạn chế của mô hình hiện đại đang áp dụng vào Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số mô hình quản lý mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các KCN, KCX ở Việt Nam
“Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường ở các KCN, KCX” (2004), của tiến sỹ Trương Thị Minh Sâm đánh giá khá chi tiết và toàn diện tình
trạng ô nhiễm môi trường ở các KCN, KCX vùng kinh tế trọng điểm phía nam, những thách thức đặt
ra và đề ra một hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với các KCN, KCX
Năm 2004, cả nước đã có 6 hội thảo về phát triển KCN, KCX; trong đó có hội thảo với chủ đề
“Phát triển các KCN, KCX ở các tỉnh phía Bắc - những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Bộ Kế hoạch
và Đầu tư phối hợp với Tạp chí cộng sản và UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức, các bài viết đã đề cập
Trang 33
đến các vấn đề như vị trí, vai trò của các KCN, KCX; quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển các KCN, KCX; một số vấn đề lý luận về KCN, KCX; công tác quy hoạch phát triển KCN, KCX; những nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển của các KCN phía Bắc so với phía Nam
Tháng 7/2006, nhân kỷ niệm 15 năm xây dựng các KCN, KCX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã
tổ chức “Hội nghị - hội thảo quốc gia 15 năm xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam”
tại Long An nhằm nhìn nhận lại những thành tựu đạt được, những hạn chế và kinh nghiệm xây dựng và phát triển KCN, kiến nghị phương hướng và giải pháp phát triển KCN, KCX ở Việt Nam
“Một số vấn đề kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới” (2004) của GS, TS Nguyễn Văn
Thường, tác giả đã có cái nhìn tổng quát về vấn đề phát triển nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, trong đó có những phân tích sâu sắc về vấn đề phát triển các KCN, KCX, khu kinh tế với vai trò đầu tàu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
Nhiều luận án, luận văn cũng đã đề cập đến vấn đề phát triển KCN:
Luận án tiến sỹ “Hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý nhà nước đối với các KCN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: qua thực tiễn các KCN phía Bắc” (1996) của tác giả Lê Hồng
Yến, Trường Đại học Thương mại Tác giả đã đi vào phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với cá KCN Việt Nam thông qua thực tiễn nghiên cứu, khảo sát các KCN phía Bắc, đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý nhà nước đối với các KCN ở Việt Nam
Luận văn thạc sỹ kinh tế “Hiệu quả kinh tế xã hội của các KCN thành phố Hà Nội” (2006)
của tác giả Nguyễn Duy Cường, Học viện CTQGHCM Tác giả đi sâu phân tích chủ yếu những đóng góp tích cực của các KCN thành phố Hà Nội vào sự phát triển kinh tế xã hội, đề ra những giải pháp để thúc đẩy sự phát triển các KCN, tăng khả năng đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội cho Hà Nội
Ngoài ra, còn có nhiều bài viết của các tác giả trên các tạp chí chuyên ngành cũng đề cập
đến vấn đề này: Ngô Thế Bắc (2001) “KCN, KCX ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Phát triển kinh
tế, số 3; Phan Tiến Ngọc (2006) “Vai trò của KCN, KCX với phát triển kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 341; Đinh Hữu Quý (2006) “Mô hình khu kinh tế đặc biệt trong điều kiện hội nhập”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 403; Phương Ngọc Thạch (2006) “Các chính sách tác động không thuận lợi đến phát triển các KCN”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 188; Đặng Văn Thắng (2006) “Nâng cao chất lượng quy hoạch KCN – Bài học thực tiễn và những quan điểm định hướng”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 397
Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển KCN trên bình diện của cả nước hoặc các địa phương khác, đi sâu vào một vấn đề cụ thể để đánh giá Chưa có những phân tích, đánh giá toàn diện về phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 4
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Phân tích những cơ sở lý luận về phát triển khu công nghiệp, đồng thời tham khảo kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển KCN
- Đánh giá thực trạng phát triển các KCN hiện nay tại tỉnh Vĩnh Phúc
- Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: nghiên cứu các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Về thời gian nghiên cứu: từ khi xây dựng và phát triển các KCN của tỉnh Vĩnh Phúc (từ
1998 đến nay)
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Luận văn kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các tác giả, đồng thời quán triệt các
quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam trong các Văn kiện Đại hội; các quan điểm, chủ trương, chính sách của tỉnh Vĩnh Phúc trong phát triển các KCN
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế, trong đó chú trọng đến các phương pháp: Phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp lôgic - lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh
6 DỰ KIẾN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn luận giải một cách có hệ thống thực trạng phát triển các KCN của tỉnh Vĩnh Phúc
- Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Luận văn được bảo vệ thành công có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan hoạch định chính sách của tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh
7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển khu công nghiệp
- Chương 2: Thực trạng phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 55
- Chương 3: Giải pháp phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
1.1.1 Khu công nghiệp và vai trò của khu công nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm về khu công nghiệp
Ở Việt Nam, KCN đầu tiên được thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh (KCX Tân Thuận), cùng với quá trình 20 năm hình thành và phát triển cũng đã xuất hiện nhiều khái niệm khác nhau
về KCN
- Theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định:
KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này
Từ các khái niệm trên và thực tế quá trình phát triển KCN ở Việt Nam, có thể hiểu một
cách tổng quát về KCN như sau: "KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có danh giới địa lý xác định, có kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội đồng bộ, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người lao động, được thành lập theo quy định của chính phủ Trong KCN có thể có DN chế xuất và DN công nghệ cao."
1.1.1.2 Phân loại các KCN
Tuỳ theo góc độ tiếp cận khác nhau, có thể phân loại KCN như sau:
- Theo tính chất ngành nghề:
- Theo quy mô diện tích:
- Theo các điều kiện hình thành:
- Theo đặc điểm và cấp quản lý:
1.1.1.3 Đặc điểm của khu công nghiệp
- KCN là một tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp, luôn gắn liền phát triển công nghiệp với xây dựng cơ sở hạ tầng và hình thành mạng lưới đô thị, phân bố dân cư hợp lý
- KCN có chính sách kinh tế đặc thù và ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư thuận lợi và hấp dẫn
- Về tính chất hoạt động: KCN là nơi tập trung và thu hút các DN sản xuất công nghiệp và các DN cung cấp các dịch vụ gắn liền với hoạt động sản xuất công nghiệp gọi chung là DN Khu công nghiệp
Trang 66
- Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: các KCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng với những điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: hệ thống đường xá, điện, nước, thông tin liên lạc, xử lý rác thải
- Về tổ chức quản lý: trên thực tế thì các KCN đều thành lập hệ thống Ban quản lý KCN cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN
- Sản phẩm của các doanh nghiệp KCN chủ yếu dành cho thị trường thế giới và phục vụ xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ Tuy nhiên, cũng có rất nhiều doanh nghiệp KCN sản xuất kinh doanh nhằm phục vụ thị trường nội địa
- Mọi hoạt động trong KCN trực tiếp chịu sự chi phối của cơ chế thị trường và diễn biến của thị trường quốc tế Bởi vậy, cơ chế quản lý kinh tế trong KCN đều lấy điều tiết của thị trường làm chính
- KCN có vị trí địa lý xác định nhưng không hoàn toàn tách biệt như KCX
- KCN là mô hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành phần và nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại song song
1.1.1.4 Vai trò của khu công nghiệp
Thứ nhất, KCN tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư
Thứ hai, KCN góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động
theo hướng CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ ba, KCN tạo điều kiện cho việc tiếp nhận, chuyển giao và áp dụng có hiệu quả những
thành tựu khoa học công nghệ tiến tiến, hiện đại hoá cách thức quản lý
Thứ tư, KCN góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động
Thứ năm, KCN góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp Thứ sáu, Phát triển KCN còn là giải pháp hữu hiệu để hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng
Ngoài những vai trò cơ bản trên, KCN còn góp phần to lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần tạo ra cơ chế quản lý và mô hình quản lý mới, tạo tiền đề trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của nền kinh
tế và ổn định thị trường ngoại hối KCN không chỉ trực tiếp thúc đẩy công nghiệp của địa phương
và của vùng có KCN phát triển mạnh mẽ, mà còn có tác dụng lan toả rộng rãi tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế của địa phương và của cả nước, thực hiện tốt vai trò của khu kinh tế động lực
Trang 77
1.1.2.1 Nhóm các nhân tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước
- Công tác quy hoạch KCN:
- Các chính sách phát triển KCN:
- Công tác quản lý nhà nước đối với việc triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; triển khai thực hiện dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh của các DN trong KCN:
1.1.2.2 Nhóm các nhân tố thuộc về các doanh nghiệp KCN
- Công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của DN đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và triển khai dự án của các DN đầu tư vào KCN:
- Nhân tố trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp KCN:
1.1.3 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của KCN
1.1.3.1 Tiêu chí đánh giá phát triển nội tại KCN
- Vị trí địa lý của khu công nghiệp:
- Chất lượng quy hoạch khu công nghiệp:
- Tỷ lệ lấp đầy KCN:
- Tổng số vốn đăng ký và vốn đầu tư thực hiện:
- Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN:
- Trình độ công nghệ của các DN trong KCN:
- Hệ số chuyên môn hoá và liên kết kinh tế:
- Mức độ thoả mãn nhu cầu cho các nhà đầu tư:
1.1.3.2 Tiêu chí đánh giá tác động lan toả của KCN
- Tiêu chí về kinh tế - kỹ thuật:
- Tiêu chí về mặt xã hội:
- Tiêu chí phản ánh về môi trường:
1.2 Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển KCN
1.2.1 Kinh nghiệm của một số địa phương
1.2.1.1 Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương
Bài học kinh nghiệm từ Hải Dương:
Từ kết quả nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong phát triển các KCN Hải Dương như sau:
- Tỉnh luôn chú trọng rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các KCN; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển CN của tỉnh đến năm 2020
- Phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đồng bộ với quy hoạch xây dựng KCN, khu
đô thị
- Có nhiều giải pháp cụ thể, tạo ra sự thông thoáng thật sự và đồng bộ trong cải cách hành
chính một cửa liên thông, xóa bỏ tình trạng "một cửa nhưng nhiều khóa", tạo ra môi trường minh bạch để nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư và phát triển
Trang 81.2.1.2 Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh
Bài học kinh nghiệm từ Bắc Ninh:
Từ sự phát triển nhanh chóng của các KCN Bắc Ninh có thể rút ra một số kinh nghiệm cụ thể sau:
- Tỉnh luôn coi trọng công tác quy hoạch KCN song song với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư
- Đổi mới công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, tập trung vào các thị trường lớn, tiềm năng như châu Âu, Mỹ, Nhật,…
- Tiến hành công tác bồi thường GPMB nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư
- Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, nhất là quản lý môi trường đối với các KCN
Hỗ trợ và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tạo sự tin tưởng của nhà đầu tư, doanh nghiệp Tăng cường công tác quản lý nhà nước sau đầu tư
- Thúc đẩy việc phát triển các KCN chuyên ngành, tạo lập ngành công nghiệp mũi nhọn (điện tử, viễn thông) và công nghiệp hỗ trợ
- Nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp KCN, khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp
- Đôn đốc các chủ đầu tư hạ tầng và các doanh nghiệp thứ cấp thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường
1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho Vĩnh Phúc
Từ thực tế và kinh nghiệm phát triển KCN của các địa phương, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích nhằm phát triển các KCN của Vĩnh Phúc:
Thứ nhất, quy hoạch KCN phải được hết sức quan tâm, phải thường xuyên rà soát, điều
chỉnh cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế; đồng thời công tác triển khai thực hiện quy hoạch phải linh hoạt, thông thoáng Quy hoạch phải mang tính toàn diện và hợp lý giữa quy hoạch trong và ngoài hàng rào KCN Đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các KCN trong khu vực
Thứ hai, cơ sở hạ tầng KCN phải đi trước một bước
Phát triển KCN cũng có nghĩa là phát huy vai trò hạt nhân của nó đối với sự hình thành những đô thị hiện đại, muốn vậy phải chú ý đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước, gắn việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN với cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN một cách đồng bộ, hiện đại
Thứ ba, phát triển KCN cần có sự lựa chọn kỹ lưỡng, tránh phát triển ồ ạt, xé rào
Thứ tư, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
Trang 99
Thứ năm, cần kết hợp giữa khâu cấp phép và khâu thanh tra, giám sát hoạt động của KCN;
đặc biệt là việc kiểm tra sau cấp phép
Thứ sáu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất
cho nhà đầu tư và DN
Thứ bảy, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ
tay nghề cũng như kỷ luật lao động, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các DN
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
Thu ngân sách liên tục tăng, đặc biệt là trong 3 năm trở lại đây; đạt 3.182,9 tỷ đồng vào năm 2005 và 14.505 tỷ đồng vào năm 2010, năm 2011 tổng thu ngân sách đạt 16.484 tỷ đồng
- Về vị trí địa lý:
Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội
Tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan
đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế
Địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất thuận lợi cho việc xây dựng các công trình công nghiệp và KCN
Trang 1010
Lân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và xuất khẩu hàng hoá
- Về văn hoá - xã hội:
Cộng đồng dân cư tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều giá trị văn hóa ưu việt Có thể nói, cùng với cả nước, lịch sử phát triển của tỉnh là lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước
Các giá trị văn hóa truyền thống lưu lại thông qua các di tích lịch sử văn hoá đa dạng, góp vai trò quan trọng vào việc thu hút khách du lịch
Người dân Vĩnh Phúc hiếu học, cầu thị… có ý thức tìm tòi, đổi mới và sáng tạo Truyền thống đó, trong nhiều năm qua đã là động lực cơ bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng trên địa bàn tỉnh
2.1.2 Những khó khăn
- Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp:
Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập vào ngày 01/01/1997, khi mới tái lập nền kinh tế của tỉnh rất thấp kém, chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp Thu ngân sách năm 1997 mới đạt 114 tỷ đồng,
cơ cấu kinh tế năm 1997: nông nghiệp: 48,27 %; công nghiệp-xây dựng: 13,98%; dịch vụ: 37,75% Kết cấu hạ tầng yếu kém, chưa đồng bộ.[60]
- Vĩnh Phúc đất chật, người đông:
Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, hiện nay toàn tỉnh có tổng diện tích đất tự nhiên 123.176,43 ha, dân số là 1.008,3 nghìn người, mật độ dân số rất cao (820 người/km2)
Tính đến hết năm 2010 có 120.263,82ha, chiếm 97,6% diện tích đất tự nhiên Như vậy, diện tích đất chưa sử dụng còn lại rất nhỏ, chỉ chiếm 2,4% diện tích đất tự nhiên, nhưng lại phân
bố rất manh mún, rải rác và chủ yếu là các bãi cát vên sông nên khả năng khai thác sử dụng cho
Trang 1111
sản xuất nông nghiệp hầu như không còn
- Vĩnh Phúc nghèo về tài nguyên khoáng sản:
- Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp còn nhiều hạn chế:
Tuy số người trong độ tuổi lao động cao nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, rất thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho những ngành công nghệ cao Thái độ lao động, tính tổ chức và tính kỷ luật lao động vẫn là những hạn chế phổ biến mà các doanh nghiệp gặp phải
- Thị trường tiêu thụ và sức mua còn kém:
Sản phẩm của các doanh nghiệp FDI chiếm thị trường lớn nhưng lại ít phục vụ cho thị trường nội địa, tại chỗ Điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến dung lượng thị trường và sức mua Thị trường nội tỉnh có quy mô nhỏ so với yêu cầu phát triển công nghiệp, do đó hướng ra thị trường bên ngoài là một tất yếu khách quan nhưng đang bị tác động lớn bởi suy thoái kinh tế toàn cầu
2.2 Thực trạng phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.1 Quá trình xây dựng và phát triển các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Ngày 01/8/1998, KCN Kim Hoa - KCN đầu tiên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập Phát huy triệt để lợi thế của tỉnh, đồng thời với việc chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu
tư xây dựng hạ tầng KCN Kim Hoa, tỉnh tiếp tục chỉ đạo Ban quản lý các KCN phối hợp với các ngành chức năng tổ chức lập quy hoạch các KCN khác trên địa bàn Đến nay, trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc đã có 20 KCN được phê duyệt với tổng diện tích là 6,038 ha
Trong đó có 04 KCN đã đi vào hoạt động: KCN Kim Hoa, KCN Bình Xuyên, KCN Khai Quang, KCN Bá Thiện Các KCN Bình Xuyên II, KCN Bá Thiện II, KCN Phúc Yên đang triển khai xây dựng
2.2.2 Thực trạng phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.2.1 Thực trạng quy hoạch và phát triển KCN
Chỉ trong vòng 5 năm (2005-2010) tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư là 17 KCN với diện tích là (5.455 ha) với tổng số vốn đã đầu tư vào hạ tầng các KCN khoảng 877 tỷ đồng và 13,5 triệu USD
Nhìn lại hơn 10 năm phát triển, có thể nhận thấy quy hoạch phát triển KCN của tỉnh khá hợp lý, cho phép khai thác được các tiềm năng, lợi thế của tỉnh Cụ thể:
- Các KCN đều được quy hoạch ở vị trí thuận lợi về giao thông
- Quy hoạch KCN được gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương
- Quy hoạch KCN đã gắn với quy hoạch các khu đô thị, dịch vụ đảm bảo cung cấp nhà ở cho công nhân, chuyên gia làm việc trong KCN; cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, vui chơi giải trí cho người lao động
2.2.2.2 Tình hình và kết quả hoạt động của các KCN
Các KCN phát triển khá thành công, thể hiện ở một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
Trang 1212
- Tỷ lệ lấp đầy KCN
Tính đến hết năm 2011, tỷ lệ lấp đầy theo diện tích đất đã thu hồi, xây dựng hạ tầng: 78,1% [7]
KCN Kim Hoa - giai đoạn I, có diện tích tự nhiên 50 ha, (lấp đầy 100%) để thực hiện dự
án sản xuất ô tô, xe máy
KCN Khai Quang, tỷ lệ lấp đầy đạt 91,32%
KCN Bình xuyên, tỷ lệ lấp đầy KCN: 54,52 %; nếu tính trên diện tích đất công nghiệp đã thu hồi và giao đất là 139 ha thì tỷ lệ lấp đầy đạt 72,9%
KCN Bá Thiện, diện tích đất tự nhiên 327 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 60,6%
- Vốn đầu tư thu hút và vốn đầu tư thực hiện
Trong năm 2011, Ban quản lý các KCN đã làm thủ tục cấp và trình UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 46 dự án, gồm 40 dự án DDI đầu tư mới với số vốn đầu tư đăng ký là 1.702,73 tỷ đồng (trong đó có 1.581,4 tỷ đồng vốn đầu tư cấp mới và 121,33 tỷ đồng của 7 dự án điều chỉnh, tăng vốn), bằng 25,8% về số dự án, 23,63% về vốn đầu tư so với cùng kỳ, đạt 48,65%
kế hoạch năm và 6 dự án FDI mới với tổng vốn đầu tư 62,46 triệu USD (trong đó có 21,28 triệu USD vốn đầu tư cấp mới và 41,18 triệu USD của 11 dự án điều chỉnh tăng vốn), bằng 60% về số
dự án và 24,637% về vốn đầu tư so với cùng kỳ, đạt 31,23% kế hoạch năm
Riêng trong năm 2011, giá trị thực hiện đầu tư xây dựng xây dựng hạ tầng kỹ thuật các KCN của các dự án kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1,4
triệu USD và các dự án có vốn đầu tư trực tiếp trong nước đạt 67 tỷ đồng [7]
Chỉ tính riêng vốn FDI, ngay cả những KCN đã thành lập từ lâu thì vốn thực hiện vẫn thấp: KCN Kim Hoa đạt cao nhất 80,69 %, KCN Khai Quang đạt 70,43 %, KCN Bình Xuyên đạt 51,99 % Điều này đặt ra cho các nhà quản lý cần tăng cường kiểm tra, giám sát để nâng cao tỷ lệ vốn thực hiện [7]
- Về số dự án đầu tư và tổng vốn đầu tư
Các KCN Vĩnh Phúc có số dự án đầu tư tương đối lớn, trong đó năm 2006 thu hút được 35 dự
án đầu tư, tiếp đến là năm 2008 với 25 dự án đầu tư, năm 2007 với 18 dự án đầu tư Tuy nhiên số vốn trên một dự án còn thấp và không đồng đều giữa các năm Năm 2006 có 35 dự án đầu tư nhưng số vốn trên một dự án chỉ đạt 2,78 triệu USD phản ánh tính manh mún và dàn trải của các dự án đầu tư, trong
khi đó năm 2009 chỉ có 4 dự án đầu tư nhưng số vốn trên một dự án đạt 19,33 triệu USD
- Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN
+ Giá trị sản xuất công nghiệp:
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng cao do thu hút được nhiều dự án từ khu vực FDI
và DDI, các doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất, sản lượng các sản phẩm chủ yếu đều tăng cao, năm 2010 sản lượng một số sản phẩm chính đạt được: ô tô 34.426 chiếc, tăng 21,7%/năm; xe máy các loại 1,9 triệu chiếc, tăng 25%/năm; gạch ốp lát 39 triệu m2, tăng bình quân 51,1%/năm, quần
áo các loại 45,4 triệu chiếc, tăng bình quân 47,3%/năm, gạch xây dựng 700 triệu viên, tăng bình