Nghiên cứu về xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ là vấn không mới, song đề tài ”Tác động của gia nhập WTO đối với thương mại mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ
Trang 1Hoàng Thị Tỵ - K43 F1 – ĐH Thương MạiTÓM LƯỢC
Nghiên cứu về xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹlà vấn không mới, song đề tài ”Tác động của gia nhập WTO đối với thươngmại mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ” với tiếp cận của họcphần kinh tế thương mại cũng đã đạt được những thành công bước đầu Tácgiả đã khái quát được một số lý luận cơ bản về thương mại hàng thủy sản xuấtkhẩu: khái niệm mặt hàng thủy sản; quan niệm về thương mại hàng thủy sảnvà các yếu tố khách quan và chủ quan tác động tới thương mại hàng thủy sản;vai trò của thương mại hàng thủy sản đối với sự phát triển của nền kinh tếquốc dân Trên cơ sở thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang cácquốc gia trên thế giới đặc biệt là sang thị trường Mỹ từ khi Việt Nam gia nhậptổ chức kinh tế thế giới WTO, đề tài tập trung vào đánh giá những tác độngtích cực và tiêu cực của gia nhập WTO đối với thương mại hàng thủy sản củaViệt Nam sang thị trường Mỹ Qua đó đề xuất ra những phương hướng và giảipháp cho ngành thủy sản, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng như chochính phủ nhằm phát triển thương mại mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thịtrường Mỹ trong thời gian tới.
Trang 2DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 2000-2006 16Bảng 2 Doanh thu xuất khẩu thủy sản sang Mỹ 2001 - 2006 16Bảng 3 Mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang Mỹ 2000 - 2004 17Bảng 4 Danh sách các công ty có kim ngạch xuất khẩu thủy sản
Trang 3CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 1
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1
1.2 Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu 2
1.3 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
1.5 Kết cấu đề tài 3
CHƯƠNG II:TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỂ TÁC ĐỘNG CỦA GIA NHẬP WTO VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 4
2.1.Một số lý luận cơ bản về thương mại hàng thủy sản 4
2.1.1 Mặt hàng thủy sản 4
2.1.2 Đặc điểm thương mại hàng thủy sản 5
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng thủy sản 5
2.1.4 Vai trò của thương mại hàng thủy sản với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam 7
2.2 Thị trường nhập khẩu thủy sản Mỹ 10
2.2.1 Đặc điểm nhu cầu thủy sản của thị trường Mỹ 10
2.2.2 Các thể chế của Mỹ đối với thuỷ sản nhập khẩu 11
2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam 13
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA GIA NHẬP WTO VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 15
3.1 Phương pháp nghiên cứu 15
3.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu 15
3.1.2.Phương pháp phân tích dữ liệu 15
3.2 Đánh giá khái quát thực trạng thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ 15
3.2.1.Thực trạng thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ trước khi gia nhập WTO (2000 – 2006 ) 15
Trang 43.2.2 Đánh giá tác động của gia nhập WTO với thương mại hàng thủy
sản Việt Nam sang thị trường Mỹ 19
CHƯƠNG IV:CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ THỜI GIAN TỚI 26
4.1 Các kết luận và phát hiện qua đánh giá tác động của việc gia nhập WTO với thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ 26
4.2 Các dự báo triển vọng thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ thời gian tới 27
4.2.1 Những dự báo 27
4.2.2 Định hướng phát triển thương mại hàng thủy sản giai đoạn 2010 – 2012 28
4.2.3 Định hướng phát triển thương mại hàng thủy sản đến năm 2020 29
4.2.4.Nhiệm vụ để thúc đẩy phát triển thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới 31
4.3 Một số giải pháp phát triển thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ 32
4.3.1 Giải pháp về phía chính phủ 32
4.3.2 Giải pháp đối với ngành thủy sản 33
4.3.3 Giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản 35
Trang 5CHƯƠNG I.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA GIA NHẬP WTOĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài.
Trong đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà chúng takhông thể không nhắc đến những thành tựu to lớn của ngành thủy sản cũngnhư thương mại ngành thủy sản Ngành thủy sản có vị trí, vai trò quan trọngtrong nền kinh tế quốc dân, nó giúp cho nền kinh tế nước ta ngày càng pháttriển sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới
Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng thủy sản của người dân trong nước cũngnhư quốc tế ngày càng gia tăng, gia tăng cả về số lượng và chất lượng Trongkhi đó việc đánh bắt các sản phẩm tự nhiên ngày càng giảm đi do sự cạn kiệttài nguyên Để đáp ứng kịp nhu cầu của con người thì ngành nuôi trồng thủysản đang ngày càng được chú trọng hơn; từ đó kéo theo sự phát triển khôngngừng của thương mại hàng thủy sản, giúp cho ngành thủy sản mở rộng thịtrường, đem lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản…
Trên thực tế, lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các quốc qianhư Mỹ, Nhật Bản, EU … là rất lớn (năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủysản Việt Nam đạt 3,75 tỷ USD đưa nước ta nằm trong tốp mười nước xuấtkhẩu thủy sản lớn nhất thế giới Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba củaViệt Nam, và theo thống kê thì hiện tại 70% thủy sản tiêu thụ ở Mỹ là từnguồn nhập khẩu, trong đó có đến 40% là sản phẩm nuôi trồng và có xuhướng gia tăng mạnh trong tương lai
Việc gia nhập WTO của Việt Nam đã có nhiều tác động đến thươngmại nói chung, thương mại ngành thủy sản nói riêng, những tác động tích cựccó thể kể đến như: thương mại hàng thủy sản có sự gia tăng về quy mô, sảnlượng; chất lượng thủy sản xuất sang các thị trường, trong đó có thị trườngMỹ ngày được cải thiện; số lượng đối tác ngày càng nhiều, đem lại cho ViệtNam nhiều sự lựa chọn; lợi nhuận thu được từ thương mại hàng thủy sản củacác doanh nghiệp tăng lên rõ rệt Bên cạnh những thắng lợi thu được thì quátrình gia nhập WTO cũng đem lại cho thương mại hàng thủy sản Việt Namnhiều khó khăn như: có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, có nhiều quy định hơn
Trang 6về chất lượng mặt hàng,… đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhưngành thủy sản, chính phủ phải nỗ lực nhiều hơn trong quá trình khẳng địnhchỗ đứng và phát triển thương mại ngành thủy sản trên thị trường thế giới.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu vềthương mại hàng thủy sản có ý nghĩa thiết thực và rất quan trọng cho sự pháttriển của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như cho sự phát triển của nền kinh
tế nước nhà Từ đó tôi đã chọn đề tài: “Tác động của việc gia nhập WTO
đối với thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ ” làm đề tài
nghiên cứu.
1.2 Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu có những câu hỏi đặt ra như sau:
- Thực trạng của việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trườngMỹ những năm gần đây như thế nào?
- Việc gia nhập WTO đã làm cho xuất khẩu thủy sản của Việt Namsang thị trường Mỹ có biến đổi như thế nào?
- Đâu là những tác động tiêu cực và những tồn tại?
- Cần có những giải pháp, phương hướng gì để giúp ngành thủy sảnViệt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ được tốt hơn, tận dụng tốt hơn cơ hộikhi tham gia vào WTO?
1.3 Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Để trả lời cho những câu hỏi đã đặt ra trong quá trình nghiên cứu, đề tàitập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Về lý thuyết:
Làm rõ các vấn đề lý luận về hàng thủy sản, thương mại hàng thủy sản,vai trò thương mại hàng thủy sản đối với nền kinh tế Việt Nam; thị trườngnhập khẩu thủy sản Mỹ và những quy định với hàng thủy sản nhập khẩu vàothị trường Mỹ.
- Về thực tiễn:
Làm rõ các nội dung sau:
- Thực trạng xuất khẩu thủy sản sang Mỹ của Việt Nam trước khi ViệtNam gia nhập WTO.
- Gia nhập WTO đã tác động như thế nào đến thương mại hàng thủysản sang thị trường Mỹ.
Trang 7- Các giải pháp cho Chính phủ, ngành và các doanh nghiệp xuất khẩuthủy sản nhằm phát triển thương mại hàng thủy sản của Việt Nam sang thịtrường Mỹ trong thời gian tới.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đề tài đi vào nghiên cứu những tác động tích cực và tác động tiêu cựcđối với thương mại hàng thủy sản sang Mỹ khi Việt Nam gia nhập WTO.Hướng xem xét của đề tài là từ cơ sở thực trạng phát triển thương mại hàngthủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ để từ đó đưa ra các giải pháp nhằmgiúp thương mại hàng thủy sản sang Mỹ phát triển hơn.
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại hàng thủysản sang thị trường Mỹ trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006 và đưa racác giải pháp vi mô, vĩ mô cho phát triển thương mại hàng thủy sản sang Mỹgiai đoạn 2010 đến 2015.
1.5 Kết cấu đề tài
Ngoài những nội dung: tính cấp thiết của đề tài, xác lập và tuyên bốvấn đề, mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài thì đề tài đượcchia làm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tác động cuả gia nhập WTO đốivới thương mại hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận về tác động của gia nhậpWTO với thương mại hang thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng tácđộng gia nhập WTO với thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trườngMỹ.
Chương 4: Các kết luận và giải pháp phát triển thương mại hàng thủysản Việt Nam sang thị trường Mỹ thời gian tới.
Trang 8CHƯƠNG II.
TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỂ TÁC ĐỘNG CỦA GIA NHẬP WTO VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
2.1 Một số lý luận cơ bản về thương mại hàng thủy sản2.1.1 Mặt hàng thủy sản:
Mặt hàng thủy sản bao gồm các loại như: cá, tôm, cua, mực, sò huyết…chúng sống ở ao, hồ, biển, …và được dùng như một loại thực phẩm giàu chấtdinh dưỡng Mặt hàng thủy sản có những đặc điểm chung sau đây:
- Rất đa dạng về chủng loại: tôm, cá, mực…và có thể chế biến đượcnhiều loại thực phẩm có giá trị.
- Có giá trị kinh tế cao- Có giá trị dinh dưỡng cao
- Sinh trưởng và phát triển phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.- Là mặt hàng khó bảo quản tươi sống, mau hỏng.
- …
Ở mỗi nước, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồnlợi thủy sản và những điều kiện cho phát triển sản xuất, chế biến, xuất khẩuhàng thủy sản có những điểm riêng biệt Ở Việt Nam, những lợi thế này cóthể kể đến như:
- Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi: diện tích biển, ao, hồ… lớnnên về chủng loại thì mặt hàng thủy sản ở Việt Nam rất đa dạng và phongphú.
- Biển Việt Nam có khả năng tái tạo sinh học cao của vùng sinh tháinhiệt đới và môi trường biển còn tương đối sạch do đó thủy sản được đánh giálà an toàn cho sức khỏe.
- Thuỷ sản Việt Nam có nhiều lại có giá trị kinh tế cao như tôm hùm,sò huyết, cá ngừ…
- Tuy nhiên cũng có một số loài mang tính chất ven biển chiếm 65 %,sống rải rác, phân tán và có đặc điểm chung là kích cỡ nhỏ, cá tạp nhiều, vàbiến động theo mùa vụ.
- Chu kỳ sinh sống của các loài cá biển Việt Nam tương đối ngắn, từ 3đến 4 năm và có tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh Chính vì vậy mà chiều
Trang 9dài các loài cá kinh tế ở biển nước ta hầu hết chỉ dài khoảng 15 đến 20 cm, cỡlớn nhất đạt 75 đến 80 cm.
2.1.2 Đặc điểm thương mại hàng thủy sản
Với những đặc thù về hàng thủy sản, thương mại hàng thủy sản cónhững đặc trưng sau:
- Số lượng hàng cho xuất khẩu thủy sản sang các quốc gia không phảitùy thuộc vào ý muốn của con người mà phụ thuộc nhiều vào điều kiện tựnhiên (nguồn lợi tự nhiên, điều kiện thời tiết, khí hậu…) Điều kiện tự nhiênthuận lợi thì sản lượng thủy sản nuôi trồng, đánh bắt có thể gia tăng, từ đó tạotiền đề gia tăng sản lượng thủy sản dành cho xuất khẩu.
- Việc nuôi trồng và chế biến thủy sản có ảnh hưởng trực tiếp đến đờisống của người dân, đến những khía cạnh kinh tế, xã hội… do đó chính phủcác nuớc thương có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triểnthương mại hàng thủy sản.
- Thương mại ngành thủy sản không chỉ phải tuân thủ những quy địnhtrong nước mà còn phải tuân thủ các quy định khác nhau từ các quốc gia khácnhau Vì vậy, trong điều kiện hiện nay, để gia tăng quy mô, kim ngạch xuấtkhẩu thì từ việc sản xuất đến chế biến thủy sản phải đảm bảo chất lượng.
- Xuất khẩu thủy sản không chỉ phụ thuộc vào các sản phẩm có trongnước, những lợi thế về điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc nhiều vào nhucầu về thủy sản của nước ngoài.
- Thương mại hàng thủy sản thế giới thời gian qua có tốc độ tăngtrưởng cao do nhu cầu và đòi hỏi ngày càng lớn từ các nước phát triển nhưEU, Mỹ, Nhật.
- Ngoài rào cản về thuế quan thì thương mại hàng thủy sản còn chịuảnh hưởng nhiều của các biện pháp phi thuế quan, các biện pháp liên quanđến vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng thủy sản.a Các nhân tố bên trong:
Thương mại hàng thủy sản chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố sau:- Thời tiết: vì thủy sản là mặt hàng có đặc điểm là khó bảo quản sau khiđánh bắt Do đó, thời tiết xấu dẫn đến thời gian tươi sống của các mặt hànggiảm đi nhanh chóng làm cho việc xuất khẩu các sản phẩm tươi gặp nhiều khókhăn.
- Điều kiện tự nhiên, đặc biệt là diện tích sông hồ, ao, đầm phá…, biển
Trang 10- Các quy định về nuôi trồng và đánh bắt và chế biến thủy sản như cácquy định về vệ sinh an toàn vệ sinh…
- Khoa học công nghệ kỹ thuật trong nước được đưa vào hoạt động,ứng dụng đem lại hiệu quả cao trong công tác nuôi trồng và chế biến thủy sảntừ đó giúp cho chất lượng và số lượng thủy sản tăng, giúp cho thương mạihàng thủy sản có nhiều thuận lợi hơn.
- Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải: điều kiện hạ tầng giao thông vận tảicó ảnh hưởng lớn đến thương mại hàng thủy sản Giao thông thuận tiện sẽgiúp cho thương mại hàng thủy sản diễn ra nhanh chóng hơn, và chớp đượcnhiều thời cơ hơn.
- Ý thức của mỗi người dân trong việc bảo vệ môi trường tốt giúp chocác cơ sở nuôi trồng thủy sản không bị ô nhiễm, từ đó nâng cao chất lượngthủy sản từ đó nâng cao khả năng xuất khẩu thủy sản sang các nước khác.
- Khả năng khai thác và tiếp cận thị trường nước ngoài của các doanhnghiệp trong nước: các doanh nghiệp tiếp cận được với các thị trường kháctrên thế giới từ đó sẽ tạo được nhiều đầu mối làm ăn, có nhiều sự lựa chọnhơn trong xuất khẩu thủy sản.
b Các nhân tố bên ngoài:
Thương mại hàng thủy sản bên cạnh việc chịu những ảnh hưởng từ cácnhân tố bên trong, nó còn chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoàinhư:
- Các chính sách của chính phủ đối với ngành thủy sản và xuất khẩuthủy sản như những ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước về nguồn vốn, về công nghệvà về các chính sách, quy định…
- Chính sách hỗ trợ, viện trợ từ nước ngoài: các chương trình hỗ trợvốn, công nghệ cho ngành thủy sản từ các quốc gia, tổ chức khác trên thếgiới Ví dụ như tại cuộc hội thảo giới thiệu quy trình an toàn thực phẩm cácnước trong khu vực do Công ty IBM tổ chức chiều 13-5 tại TPHCM, IBMcho biết sẽ cùng với Tập đoàn FXA (Thái Lan) hợp tác với một số côngty Việt Nam để cung cấp một hệ thống trong đó sử dụng công nghệ nhận dạngbằng sóng vô tuyến (RFID) nhằm theo dõi hoạt động xuất khẩu thủy hảisản…
- Thị trường nhập khẩu: các loại mặt hàng thủy sản nào được ưachuộng nhiều? quốc gia nào ưa chuộng loại mặt hàng nào?
Trang 11- Các quy định về nhập khẩu thủy sản của từng quốc gia, của từng vùngtrong quốc gia đó: các quy định này là khác nhau và các doanh nghiệp ViệtNam muốn xuất khẩu được vào các quốc gia đó thì phải đảm bảo được cácquy định của các quốc gia đó.
- Tình hình kinh tế chính trị trong nước của các nước: nền kinh tế gặpkhủng hoảng, lạm phát hay là đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh, khủngbố… thì xuất khẩu thủy sản cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
- Quan hệ kinh tế - chính trị giữa Việt Nam với các quốc gia khác trênthế giới: nếu quan hệ chính trị giữa các nước tốt thì hoạt động xuất khẩu nóichung và xuất khâut thủy sản nói riêng sẽ được diễn ra thuận lợi hơn.
2.1.4 Vai trò của thương mại hàng thủy sản với sự phát triển kinhtế xã hội Việt Nam
Phát triển thương mại ngành thủy sản không chỉ đem lại nguồn lợinhuận lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, cho ngành thủy sản mànó còn có đóng góp rất lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam
- Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân ViệtNam
50% sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và 40%sản lượng đánh bắt ở vùng biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ được dùng làmthực phẩm cho nhu cầu của người dân Việt Nam Nuôi trồng thuỷ sản pháttriển rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa, góp phần chuyển đổi cơ cấuthực phẩm trong bữa ăn của người dân Việt Nam, cung cấp nguồn dinh dưỡngdồi dào Từ các vùng đồng bằng đến trung du miền núi, tất cả các ao hồ nhỏđều được sử dụng triệt để cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản Trong thờigian tới, các mặt hàng thủy sản sẽ ngày càng có vị trí cao trong tiêu thụ thựcphẩm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.
- Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm
Ngành thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thựcphẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp Ở tầm vĩ mô, dưới giác độngành kinh tế quốc dân, ngành thuỷ sản đã góp phần đảm bảo an ninh lươngthực thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamincho thức ăn Có thể nói ngành thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việccung cấp thực phẩm cho người dân, không những thế nó còn là một ngànhkinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ởnhững vùng nông thôn và vùng ven biển Những năm gần đây, đặc biệt từ
Trang 12năm 2001 đến năm 2004, công tác khuyến ngư đã tập trung vào hoạt độngtrình diễn các mô hình khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, hướng dẫn ngườinghèo làm ăn Hiện tại, mô hình kinh tế hộ gia đình được đánh giá là đã giảiquyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân ven biển Bên cạnh đó, mô hìnhkinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần giải quyết việc làm chonhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh Nam Bộ vàTrung Bộ Nghề khai thác thuỷ sản ở sông Cửu Long được duy trì đã tạo côngăn việc làm cho 48.000 lao động ở 249 xã ven sông.
- Xoá đói giảm nghèo
Ngành thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằngviệc phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa,không những cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm màcòn góp phần xoá đói giảm nghèo Tại các vùng duyên hải, từ năm 2000, nuôithuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sangquảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã ápdụng mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp Các vùngnuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã hìnhthành, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rấtnhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản Hoạt độngnuôi trồng thuỷ sản ở các mặt nước lớn như nuôi cá hồ chứa cũng đã pháttriển, hoạt động này luôn được gắn kết với các chương trình phát triển trungdu miền núi, các chính sách xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa.
- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn
Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển một cách toàn diện một nềnkinh tế biển Nếu như trước đây việc lấn ra biển, ngăn chặn những ảnh hưởngcủa biển để mở rộng đất đai canh tác là định hướng cho một nền kinh tế nôngnghiệp lúa nước thì hiện nay việc tiến ra biển, kéo biển lại gần sẽ là địnhhướng khôn ngoan cho một nền kinh tế công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Trong những thập kỉ qua, nhiều công trình hồ thuỷ điện đã được xâydựng, khiến nước mặn ngoài biển thâm nhập sâu vào vùng cửa sông, venbiển Đối với nền canh tác nông nghiệp lúa nước thì nước mặn là một thảmhoạ, nhưng với nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ thì nước mặn đượcnhận thức là một tiềm năng mới, vì hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể chohiệu quả canh tác gấp hàng chục lần hoạt động canh tác lúa nước Một phầnlớn diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi
Trang 13trồng thuỷ sản Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá thuỷ sản trên thịtrường thế giới những năm gần đây tăng đột biến, trong khi giá các loại nôngsản xuất khẩu khác của Việt Nam lại bị giảm sút dẫn đến nhu cầu chuyển đổicơ cấu diện tích giữa nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp càng trở nên cấpbách
- Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai
Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nôngthôn Việt Nam Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụngđất đai và lao động Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớnlà nuôi quảng canh Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nông dân tận dụngcác mặt nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với các hệ thốngnuôi bán thâm canh và thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất caonhư mè, trắm, các loại cá chép, trôi Ấn Độ và các loài cá rô phi đơn tính.
- Đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùngsâu, vùng xa, nhất là ở vùng biển và hải đảo
Ngành thuỷ sản luôn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủquyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hảiđảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.Năm 1997, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 393/TTg phêduyệt Chương trình cho vay vốn tín dụng đầu tư đóng tàu khai thác hải sản xabờ Thực hiện quyết định này, từ năm 1997 đến năm 1999, Tổng cục Đầu tưvà Phát triển đã cho vay 867.871 triệu đồng, tương đương với 802 con tàu.Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 64/2000/QĐ-TTg về việcsửa đổi quy chế quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhànước cho các dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt tàu dịch vụ và đánh bắthải sản xa bờ, tổng số vốn đã duyệt cho vay từ năm 2000 đến năm 2005 là182.372 triệu đồng để đóng mới 166 con tàu Việc gia tăng số lượng tàu lớnđánh bắt xa bờ không chỉ nhằm khai thác các tiềm năng mới, cung cấpnguyên liệu cho chế biến mà còn góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng trêncác vùng biển của nước ta Tính đến nay, rất nhiều cảng cá quan trọng đãđược xây dựng theo chương trình Biển đông hải đảo, cụ thể là: Cô Tô (QuảngNinh), Bạch Long Vĩ và Cát Bà (Hải Phòng), Hòn Mê (Thanh Hoá), Cồn Cỏ(Quảng Trị), Lí Sơn (Quảng Nam), Phú Quí (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Hòn Khoai (Cà Mau), Nam Du, Thổ Chu và Phú Quốc (KiênGiang) Hệ thống cảng cá tuyến đảo này sẽ được hoàn thiện đồng bộ để phục
Trang 14vụ sản xuất nghề cá và góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển của tổquốc.
2.2 Thị trường nhập khẩu thủy sản Mỹ
2.2.1 Đặc điểm nhu cầu thủy sản của thị trường Mỹ
Thị trường Mỹ luôn là môt thị trường hấp dẫn không chỉ đối với cácnước châu Á (trong đó có Việt Nam) mà còn là mục tiêu của nhiều nước trongcác châu lục khác.Trong số các thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của ViệtNam thì Mỹ là thị trường khá rộng lớn và giàu tiềm năng, chỉ đứng sau NhậtBản Nước Mỹ với 280 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người vào loại caonhất thế giới, đời sống vật chất của người dân Mỹ ở mức rất cao nên nhu cầuvề các loại thực phẩm là rất lớn cả về số lượng và chất lượng, trong đó đặcbiệt là nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản Sức mua của người dân Mỹ lớn, giá cảổn định, mặt hàng chất lượng càng cao, càng đắt giá thì lại càng dễ tiêu thụ
+ Về nhu cầu thủy sản: Khi đời sống lên cao thì nhu cầu về thủy sản
của người dân Mỹ cũng tăng lên Hàng năm, số lượng thủy sản mà ngườidân Mỹ tiêu thụ là rất lớn và rất nhiều chủng loại khác nhau Tuy ngành thủysản trong nước của Mỹ vẫn phát triển rất mạnh mẽ nhưng vẫn chưa đủ đểđáp ứng được nhu cầu của người dân trong nước, do đó hàng năm Mỹ phảinhập khẩu thủy sản từ các quốc gia khác với số lượng lớn để thỏa mãn nhucầu tiêu dùng trong nước Nghiên cứu sức mua hàng năm được tiến hành với1.170 người tiêu dùng ở Mỹ cho thấy, 28% người tiêu dùng thường xuyênmua thủy sản và 52% người tiêu dùng thỉnh thoảng mua thủy sản để cảithiện thói quen ăn uống của mình Ngoài ra, ở độ tuổi khác nhau, người tiêudùng cũng có cái nhìn khác nhau về lợi ích của thủy sản 40% người tiêudùng ở độ tuổi 65 và trên 65 thích ăn thủy sản, trong khi đó chỉ có 16%người tiêu dùng ở độ tuổi 18 đến 24 thích ăn thủy sản.
+ Yêu cầu về chủng loại thủy sản: Nhu cầu thủy sản của người dân Mỹ
là rất lớn, và họ đòi hỏi sự đa dạng của các chủng loại thủy sản, một số loạithủy sản điển hình được người dân Mỹ ưa chuộng và tiêu dùng nhiều nhất làtôm, cá phile, cá ngừ, cá basa, cá bơn lưỡi ngựa…trong đó tôm vẫn được tiêudùng nhiều nhất.
+ Yêu cầu về chất lượng thủy sản: Thị trường Mỹ cũng là một thị
trường khá khắt khe và khó tính trong nhập khẩu thủy sản Một sản phẩmthuỷ sản phải đạt tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng, độ an toàn thực phẩm vàhàm lượng chất dinh dưỡng thì mới có đủ khả năng xuất hiện và cạnh tranh
Trang 15trên thị trường Mỹ Nếu không có đủ tất cả các yêu cầu về chất lượng, chủngloại thì sản phẩm đó sẽ bị các sản phẩm của các hãng khác cạnh tranh loại bỏ,hoặc bị chính người tiêu dùng Mỹ tẩy chay, khả năng tồn tại và phát triển củasản phẩm đó là rất khó khăn Đó là về phía những người tiêu dùng còn vềphía Chính phủ Mỹ cũng có rất nhiều những qui định đặt ra cho các sản phẩmthuỷ sản nhập khẩu Khi đưa sản phẩm thuỷ sản vào thị trường Mỹ, chúng taphải quan tâm và hiểu được hệ thống pháp luật của Mỹ Hệ thống luật của Mỹkhá phức tạp, chặt chẽ và mới lạ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu ViệtNam Vì vậy nếu không nghiên cứu tìm hiểu rõ thì các doanh nghiệp sẽ phảigánh chịu những thua thiệt nặng nề trong kinh doanh Có thể đơn cử một số
luật: i) Luật chống độc quyền đưa ra các chế tài hình sự khá nặng đối với
những hành vi độc quyền hoặc cạch tranh không lành mạnh trong kinh doanh,cụ thể là phạt tiền đến 1 triệu USD đối với các công ty,100.000 USD hoặc tù
3 năm đối với cá nhân; ii) Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm, theo đó
người tiêu dùng bị thiệt hại có thể kiện nhà sản xuất về mức bồi thường thiệt
hại quy định gấp nhiều lần thiệt hại thực tế; iii) Luật liên bang và các tiểu
bang của Mỹ được áp dụng cùng một lúc trong lĩnh vực thuế kinh doanh đòi
hỏi ngoài việc nắm vững luật của tiểu bang mà các doanh nghiệp có quan hệkinh doanh còn phải nắm vững luật của Liên bang nữa Vì vậy có thể nói chưacó sự phù hợp cao giữa việc xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam với yêu cầunhập khẩu của thị trường Mỹ.
2.2.2 Các thể chế của Mỹ đối với thuỷ sản nhập khẩu
- Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ (FDA) là một cơ quan của
Bộ Y tế (DHHS) và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (PHS) Tất cả các thựcphẩm phải được sản xuất phù hợp với các tiêu chuẩn của Cơ quan thực phẩmvà dược phẩm Hoa kỳ FDA chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm (trừ thịt,thịt gia cầm, trứng sấy khô và đông lạnh, các loại đồ uống có cồn, thuốc lá,mỹ phẩm, dược phẩm, các chế phẩm sinh học, các dụng cụ y tế và các sảnphẩm X-quang) FDA có nhiệm vụ đảm bảo rằng các thực phẩm nhập vào Mỹphải là các sản phẩm an toàn, sạch, không độc hại, đúng nhãn mác với đầy đủcác thông tin về sản phẩm FDA đã triển khai một số chương trình an toànthực phẩm Năm 1994, FDA đề xuất các quy định về Hệ thống điểm kiểmsoát tới hạn và phân tích mối nguy (HACCP) ngành cá ở Mỹ và từ khi có đạoluật về thị trường nông nghiệp năm 1946, NMFS cung cấp dịch vụ giám địnhchuyên ngành tự nguyện Chương trình giám định sản phẩm thuỷ sản của
Trang 16NMFS cung cấp một loạt các dịch vụ giám định chuyên ngành nhằm đảm bảosự tuân thủ các quy định áp dụng đối với thực phẩm Hơn nữa, cơ quan nàycòn cung cấp các dịch vụ chứng thực, phân loại và đánh giá chất lượng sảnphẩm.
Ngoài ra còn có các quy định khác liên quan đến hàng thuỷ sản nhậpkhẩu:
- Luật thực phẩm: Các thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ không chỉ là đối
tượng chịu thuế nhập khẩu mà còn phảI đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượngvà phẩm cấp để đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn.
- Đạo luật chống khủng bố sinh học năm 2002 (BTA) Việc ban hành
đạo luật này tạo điều kiện cho FDA phản ứng nhanh chóng trước các nguy cơkhủng bố và ra các báo hiệu khẩn cấp liên quan đến việc cung cấp thực phẩm.Đạo luật này quy định rằng FDA và Hải quan cửa khẩu (CBP) có thể cấmnhập các thực phẩm nhập khẩu không đăng ký theo quy định và các sản phẩmkhông có đủ những thông tin cần thiết FDA và CBP đã ban hành hướng dẫnthực hiện trong đó giải thích các cơ quan chức năng làm thế nào để thực thicác quy định này Theo bản hướng dẫn, trong tám tháng đầu thực hiện, các cơquan chức năng tập trung vào việc đào tạo hướng dẫn cho các bên có liênquan thay vì từ chối tiếp nhận các lô hàng không đạt yêu cầu Đạo luật bắt đầucó hiệu lực từ 12/8/2004 và được áp dụng rộng rãi
- Luật về nhãn hiệu hàng hóa ở Mỹ tồn tại nhiều quy định do các cơ
quan chức năng khác nhau ban hành nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ sở hữuvề nhãn hiệu, tên thương mại, tác quyền và sáng chế Đạo luật về Nhãn hiệunăm 1946 cấm nhập khẩu những sản phẩm làm nhái theo những thương hiệuđã được đăng ký tại Hoa kỳ, hoặc gây tương tự đến mức gây nhầm lẫn Đạoluật Thuế quan năm 1930 cho phép các cơ quan hảI quan Mỹ cấm nhập cácsản phẩm từ nước ngoàI mang nhãn hiệu đã đựơc các tổ chức, công dân Mỹđăng ký tại Hoa kỳ Các quy định của Mỹ cũng cho phép các chủ sở hữunhững đối tượng như nhãn hiệu hàng hóa và tác giả nộp đơn xin bảo hộ tại cơquan có thẩm quyền và nộp phí đăng ký theo quy định.
- Hệ thống đăng ký quốc gia Hoa kỳ Có hai đạo luật quy định về chức
năng cơ bản của hệ thống đăng ký quốc gia và phạm vi ban hành các quyphạm pháp luật liên quan là Đạo luật về đăng ký toàn liên bang và Đạo luật vềcác thủ tục hành chính Đạo luật về về các thủ tục hành chính ban hành năm1934 thiết lập một hệ thống đồng bộ các quy định cho các cơ quan quản lý
Trang 17hành chính, còn Đạo luật đăng ký toàn liên bang ban hành năm 1946 đã bổsung những yêu cầu quan trọng áp dụng cho Hệ thống đăng ký liên bang.
- Các yêu cầu về dán nhãn hàng hóa Về nguyên tắc, tất cả các sản
phẩm phải được kiểm tra và dán nhãn đáp ứng các quy định và điều luậttương thích Theo Đạo luật về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm toàn liênbang (FD&C Act), mỗi nhãn hiệu thực phẩm phải chứa đựng các thông tin cụthể, dễ nhận biết mà các khách hàng bình thường cũng có thể đọc và hiểu theonhững điều kiện thông thường khi mua và sử dụng Tất cả các thực phẩm phảicó nhãn hiệu bằng tiếng Anh, chứa đựng các thông tin về thành phần, dinhdưỡng, cách sử dụng, giá trị chuẩn khi sử dụng hàng ngày, nước xuất xứ, tênvà địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu v.v… bằng tiếng Anh.
- Các quy định về phụ gia thực phẩm Các phụ gia thực phẩm phải
được kiểm duyệt trước khi đưa ra thị trường Trước khi chào bán một loạithực phẩm hoặc phụ gia tạo màu vào thị trường Mỹ, nhà sản xuất phải nộpđơn yêu cầu lên FDA để được phê duyệt Một đơn xin phê duyệt về thựcphẩm hoặc phụ gia tạo màu phải có các bằng chứng thuyết phục rằng chất phụgia đó thực sự có tác dụng như dự kiến FDA sau đó dựa trên cơ sở tiến bộkhoa học hiện có sẽ quyết định chuẩn thuận nếu chất phụ gia đó an toàn theocác điều kiện sử dụng đã được đề xuất.
2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam.
- Cục Hải quan Mỹ là một cơ quan trực thuộc Bộ tài chính Mỹ chịu
trách nhiệm đánh giá và thu thuế nhập khẩu, kiểm soát hàng hoá, con ngườivà các đối tượng nhập vào hoặc xuất ra khỏi nước Mỹ.
- Cơ quan thuỷ, hải sản quốc gia Mỹ (NMFS) trực thuộc Vụ Hải dương quốc
gia, Bộ Thương mại Mỹ Các sản phẩm hải sản nhập khẩu phải đáp ứng cácyêu cầu của cơ quan này và của cả Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Mỹ.NMFS quản lý
Vấn đề xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ là mộtvấn đề không mới bởi từ trước đến nay đã có nhiều tác giả đã nghiên cứu vềvấn đề này, đơn cử một số công trình đã nghiên cứu sau:
- “Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản của
ngành thủy sản Việt Nam sang Mỹ” Đề tài này đi sâu vào việc tìm ra các giải
pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn mà ngành thủy sản của Việt Nam đanggặp phải và vạch ra những phương hướng mà nhập khẩu thủy sản của Việt
Trang 18Nam sang thị trường Mỹ sẽ đi theo trong tương lai nhằm phát triển ngànhthủy sản nước nhà nói riêng và phát triển nền kinh tế của Việt Nam nói chung.
- “Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ trong nhữngnăm qua” (TS.Trần Văn Nam – Đại học KTQD) Đề tài này tập trung phân
tích và nêu rõ thực trạng về sản xuất nuôi trồng và đánh bắt thủy sản của ViệtNam, tình hình xuất khẩu chung của thủy sản Việt Nam và xuất khẩu vào thịtrường Mỹ trong những năm vừa qua Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúcđẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ.
- “Hàng rào thương mại Mỹ đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam”.
Đề tài này đi nghiên cứu về các thể chế, các quy định của thế giới cũng nhưcủa nước Mỹ về các mặt hàng nhập khẩu nói chung và về mặt hàng thủy sảntừ Việt Nam nói riêng Từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với việc xuất khẩuthủy sản của Việt Nam sang Mỹ.
- “ Những khuyến nghị và phương hướng xuất khẩu thủy sản thời giantới và các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản” Đề tài này đưa ra
các phương hướng xuất khẩu thủy sản trong những năm tới của Việt Namnhằm thúc đẩy ngành thủy sản trong nước phát triển.
Tuy nhiên nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ nghiên cứu xem xét tácđộng của việc gia nhập WTO đối với thương mại hàng thủy sản sang thịtrường Mỹ thì chưa có tác giả nào nghiên cứu.
Trang 193.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Thu thập qua những đánh giá của các chuyên gia
Từ những đánh giá của các chuyên gia chúng ta có thể thấy được phầnnào tình hình hiện tại: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ đang diễnra như thế nào? Đã đạt được những thành tựu gì? Gặp phải khó khăn gì? Vàdự báo trong tương lai xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ có những cơ hội vàthách thức nào? …
- Phương pháp thu thập dữ liệu qua các nguồn thứ cấp
Thông tin được thu thập qua các tài liệu, sổ sách hoặc thông qua cácphương tiện thông tin đại chúng như ti vi, báo, đài, internet… để làm rõ hơnthực trạng xuất khẩu hàng thủy sản và những tác động tích cực và tiêu cựccủa việc gia nhập WTO với thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thịtrường Mỹ.
3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu.
Phương pháp này được tác giả sử dụng trong mục nghiên cứu thựctrạng, để so sánh: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong các năm, kimngạch xuất khẩu thủy sản với tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước, thựctrạng xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trước khi gia nhập WTO và sau khi gianhập WTO… Từ đó ta thấy được sự thay đổi về quy mô, tốc độ tăng trưởngxuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ qua các năm, trước và sau khi VIệtNam gia nhập WTO; đánh giá được chất lượng phát triển xuất khẩu củangành thủy sản… - Cụ thể là phần 3.2 và 4.1 của đề tài.
3.2 Đánh giá khái quát thực trạng thương mại hàng thủy sản Việt Namsang thị trường Mỹ
3.2.1 Thực trạng thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trườngMỹ trước khi gia nhập WTO (2000 – 2006 )
Trang 20Giai đoạn từ năm 2000 – 2006 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của ViệtNam sang thị trường Mỹ không ngừng tăng lên qua các năm.
+ Về quy mô:
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ thời gian từ năm 2001 - 2006đã đạt được những thành tích rất ấn tượng và được xác định là một thế mạnhcủa Việt Nam trên con đường hội nhập đầy đủ và sâu rộng vào nền kinh tếkhu vực và thế giới.
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ 2000-2006
Theo thống kê của bộ thủy sản doanh thu xuất khẩu thủy sản Việt Namsang Mỹ trong giai đoạn này:
Bảng 2: Doanh thu xuất khẩu thủy sản sang Mỹ 2001-2006