Qua việc tìm hiểu, đánh giá hoạt động của ngành thủy sản Việt Nam từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO chúng ta đã có thể thấy rõ được những thành công và tồn tại và cũng qua đó chúng ta có thể khái quát lại như sau:
- Nhu cầu về thủy sản của người dân Mỹ là rất lớn, đa dạng về chủng loại tuy nhiên cũng đòi hỏi nhiều về chất lượng. Do đó Mỹ được coi là điểm sáng trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, là thị trường tiềm năng của Việt Nam. Việt Nam muốn xuất khẩu thủy sản vào Mỹ đạt kết quả cao phải nỗ lực hết mình từ khâu nuôi trồng, chế biến, bảo quản, lưu thông…nhằm nâng cao chất lượng thủy sản nhập khẩu.
- Thủy sản Việt Nam ngày càng được Mỹ đánh giá cao hơn do đó: số lượng thủy sản Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam tăng lên đáng kể, số lượng các doanh nghiệp được Mỹ chứng nhận đủ tiêu chuẩn cũng ngày càng nhiều…
- Về thủy sản, người dân Mỹ ưa chuộng những mặt hàng như: tôm đông lạnh, cá ngừ tươi, cá biển đông lạnh, cá basa phile, cua biển… mà những mặt hàng này Việt Nam có khả năng đáp ứng được. Do đó Việt Nam nên tập trung nâng cao chất lượng và số lượng những mặt hàng này để nhập khẩu vào Mỹ.
- Các quy định về nhập khẩu thủy sản của Mỹ rất khắt khe, gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn nhập khẩu thủy sản được vào thị trường Mỹ thì phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện mà Mỹ đã đặt ra.
- Tuy gia nhập WTO thì các doanh nghiệp Việt Nam ban đầu còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đây cũng chính là cơ hội giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhìn lại mình và tìm ra được những giải pháp giúp đứng vững hơn trên thị trường Mỹ cũng như thị trường thế giới.
` - Hiện nay, các vụ kiện từ Mỹ về bán phá giá như bán phá giá cá tra, cá basa… vẫn còn xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất chủ yếu với quy mô nhỏ, lẻ, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nên còn hiện tượng xuất khẩu hàng bẩn, hàng kém chất lượng với giá rẻ hơn mức giá chung.
- Các doanh nghiệp Việt Nam chịu áp lực từ các hành vi bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước nhập khẩu.
- Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản hiện nay đang thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất trong khi thuế nhập khẩu ở mức cao 10% - 20%, hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản chỉ hoạt động được khoảng 70% công suất do thiếu nguyên liệu chế biến.