Giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Một phần của tài liệu Tác động của gia nhập WTO đối với thương mại mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ (Trang 39 - 41)

- Các doanh nghiệp cần nhanh chóng trưởng thành, mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh, đầu tư nhiều cho nghiên cứu khoa học, kỹ thuật để tạo ra sản phẩm tốt hơn, giá thành rẻ hơn.

- Doanh nghiệp phải vươn ra xây dựng mạng lưới đại lý phân phối tại Mỹ, thay vì thụ động ngồi trong nước tìm nhà nhập khẩu qua mạng Internet. Để làm được điều này, công tác cán bộ và nhân sự sẽ là yếu tố rất quan trọng.

- Xây dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị và xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp

Để hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ đạt hiệu quả kinh tế cao thì mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hợp lý, trong đó có tiếp cận các phương thức kinh doanh mới, đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại thuỷ sản .

Vai trò của tiếp thị là hết sức quan trọng, nhất là đối với một thị trường rộng lớn, đa dạng và luật lệ làm ăn nghiêm ngặt như Mỹ. Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước ở tầm vĩ mô, các doanh nghiệp thuỷ sản cần làm tốt công tác tiếp thị ở tầm vi mô như lập bộ phận nghiên cứu thị trường, tiếp thị qua hội chợ, triển lãm, tiếp thị qua mạng internet, gửi thư giới thiệu những mặt hàng mới ... Đặc biệt, cần nắm vững luật pháp, hiểu biết về lực lượng kinh tế, chính trị tác động đến thị trường này. Mỗi doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn cần xây dựng bộ phận đại diện thương mại của mình ở thị trường Mỹ, tiếp cận các siêu thị và các hãng kinh doanh siêu thị để giới thiệu sản phẩm thuỷ sản Việt Nam. Từng bước xây dựng và củng cố thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Để giữ vững thị phần và vị trí trên thị trường Mỹ thì các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản cần phải quan tâm đến vấn đề chất lượng sản phẩm. Trên thị trường Mỹ, các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam rất mạnh. Do vậy, sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam muốn cạnh tranh được, ngoài việc giảm giá thành, công tác tiếp thị tốt ... thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm là hết sức cần thiết. Đây là yếu tố quan trọng có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh ngày càng khắt khe của thị trường Mỹ.

Tiếp đó, doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ dư lượng kháng sinh có trong sản phẩm thuỷ sản để tránh tình trạng hàng bị huỷ khi sang tới Mỹ.

- Đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu vào Mỹ

Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ của nước ta còn chưa đa dạng, chủ yếu mới qua sơ chế và giá trị gia tăng thấp. Do vậy, các doanh nghiệp bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu cần đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu theo hướng chế biến sâu và tăng tỷ trọng các mặt hàng thuỷ sản phi thực phẩm, phải tìm hiểu thị trường Mỹ để nắm bắt được nhu cầu từng loại sản phẩm, đồng thời cần hợp tác với các nhà đầu tư Mỹ và các nhà đầu tư nước ngoài khác để sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường Mỹ như thành công chúng ta đã làm được với các nhà đầu tư Nhật trong những năm qua.

- Xây dựng và phát triển thương hiệu.

Để có thể đứng vững và khẳng định mình trên thị trường Mỹ cũng như để người tiêu dùng Mỹ biết đến sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam thì mỗi doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản cần phải xây dựng cho mình một thương hiệu, việc xây dựng thương hiệu tốt và chất lượng ổn định sẽ cải thiện khả năng tiếp thị và tác dụng của quảng cáo, bán được giá ngày càng cao hơn, thí dụ: sau vụ tranh chấp thương mại giữa Việt Nam và Mỹ về thương hiệu cá tra và cá basa thì sản phẩm này đã được rất nhiều người tiêu dùng Mỹ biết đến và bán được nhiều hơn do chất lượng thơm ngon không thua cá do Mỹ nuôi mà giá cả rẻ hơn. Vậy, để phát huy sức mạnh của thương hiệu, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam cần phải có nhận thức đúng và đủ về thương hiệu, có chiến lược thương hiệu nằm trong chiến lược marketing tổng thể, cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển mạng lưới bán hàng.

- Sử dụng thương mại điện tử trong giao dịch, buôn bán và tiếp cận thị trường Mỹ.

Trong thời đại khoa học công nghệ thông tin phát triển mạnh như vũ bão thì việc ứng dụng thương mại điện tử trong giao dịch, buôn bán là hết sức cần thiết và tiện lợi, giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng.

- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản .

Mỗi doanh nghiệp cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu có đủ năng lực để nắm bắt một cách rõ ràng, chính xác và kịp thời nhu cầu thị trường quốc tế, thị trường Mỹ. Để có đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi thì trước tiên họ phải được đào tạo một cách có hệ thống, bộ máy điều hành và các nhân viên hỗ trợ phải nắm được các kiến thức cơ bản của kinh doanh thương mại quốc tế. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp cần phải có kế hoạch thường xuyên chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ chuyên viên đủ sức đối phó với các vụ kiện, sớm nắm bắt dược các thông tin để tư vấn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể điều chỉnh kịp thời trước những biến động của thị trường.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đề tài: “Những khuyến nghị về phương hướng xuất khẩu thủy sản trong thời gia tới và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản - do Ths. Nguyễn Thị Nhiễu thực hiện.”

2. Luận văn tốt nghiệp: “Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Mỹ - do Trịnh Ngọc Hà lớp K43F3 khoa Kinh tế, trường ĐH Thương Mại”. 3. Hội thảo tác động hội nhập đối với nền kinh tế sau hai năm gia nhập

WTO

4. Tác động một năm rưỡi sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

5. Đề tài: “Vấn đề xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Mỹ và giải pháp”.

6. Đề tài: ‘Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Mỹ trong thời gian qua” 7. Các trang Web:

- Trang Web của bộ công thương: www.moit.gov.vn - Trang Web của bộ thủy sản Hoa Kỳ

- Trang Web chongbanphagia.vn

- Trang Web bộ thủy sản Việt Nam: fistenet.gov.vn

Một phần của tài liệu Tác động của gia nhập WTO đối với thương mại mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w