1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÁC ĐỘNG CỦA GIA NHẬP WTO VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

43 351 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 354 KB

Nội dung

TÁC ĐỘNG CỦA GIA NHẬP WTO VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

Hoàng Thị Tỵ - K43 F1 – ĐH Thương Mại TÓM LƯỢC Nghiên cứu về xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ là vấn không mới, song đề tài ”Tác động của gia nhập WTO đối với thương mại mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ” với tiếp cận của học phần kinh tế thương mại cũng đã đạt được những thành công bước đầu. Tác giả đã khái quát được một số lý luận cơ bản về thương mại hàng thủy sản xuất khẩu: khái niệm mặt hàng thủy sản; quan niệm về thương mại hàng thủy sản và các yếu tố khách quan và chủ quan tác động tới thương mại hàng thủy sản; vai trò của thương mại hàng thủy sản đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các quốc gia trên thế giới đặc biệt là sang thị trường Mỹ từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, đề tài tập trung vào đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của gia nhập WTO đối với thương mại hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Qua đó đề xuất ra những phương hướng và giải pháp cho ngành thủy sản, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng như cho chính phủ nhằm phát triển thương mại mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới. 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng & Biểu Trang Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 2000-2006 16 Bảng 2. Doanh thu xuất khẩu thủy sản sang Mỹ 2001 - 2006 16 Bảng 3. Mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang Mỹ 2000 - 2004 17 Bảng 4. Danh sách các công ty có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Mỹ 23 Biểu 1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 7/2009 so với cùng kỳ năm 2008 20 Biểu 2. Xuất khẩu thủy sản vào Mỹ 7 tháng năm 2009 theo mặt hàng 22 3 MỤC LỤC TÓM LƯỢC DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 1 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài .1 1.2. Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu .2 1.3. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 1.5. Kết cấu đề tài 3 CHƯƠNG II:TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỂ TÁC ĐỘNG CỦA GIA NHẬP WTO VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ .4 2.1.Một số lý luận cơ bản về thương mại hàng thủy sản 4 2.1.1. Mặt hàng thủy sản 4 2.1.2. Đặc điểm thương mại hàng thủy sản 5 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng thủy sản .5 2.1.4. Vai trò của thương mại hàng thủy sản với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam .7 2.2. Thị trường nhập khẩu thủy sản Mỹ .10 2.2.1. Đặc điểm nhu cầu thủy sản của thị trường Mỹ 10 2.2.2. Các thể chế của Mỹ đối với thuỷ sản nhập khẩu 11 2.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam .13 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA GIA NHẬP WTO VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 15 3.1. Phương pháp nghiên cứu .15 3.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu .15 3.1.2.Phương pháp phân tích dữ liệu 15 3.2. Đánh giá khái quát thực trạng thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ .15 3.2.1.Thực trạng thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ trước khi gia nhập WTO (2000 – 2006 ) .15 4 3.2.2. Đánh giá tác động của gia nhập WTO với thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ 19 CHƯƠNG IV:CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ THỜI GIAN TỚI 26 4.1. Các kết luận và phát hiện qua đánh giá tác động của việc gia nhập WTO với thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ .26 4.2. Các dự báo triển vọng thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ thời gian tới 27 4.2.1. Những dự báo . 27 4.2.2. Định hướng phát triển thương mại hàng thủy sản giai đoạn 2010 – 2012 28 4.2.3. Định hướng phát triển thương mại hàng thủy sản đến năm 2020 29 4.2.4.Nhiệm vụ để thúc đẩy phát triển thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới 31 4.3. Một số giải pháp phát triển thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ 32 4.3.1. Giải pháp về phía chính phủ .32 4.3.2. Giải pháp đối với ngành thủy sản . 33 4.3.3. Giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản 35 5 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài. Trong đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà chúng ta không thể không nhắc đến những thành tựu to lớn của ngành thủy sản cũng như thương mại ngành thủy sản. Ngành thủy sản có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó giúp cho nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng thủy sản của người dân trong nước cũng như quốc tế ngày càng gia tăng, gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong khi đó việc đánh bắt các sản phẩm tự nhiên ngày càng giảm đi do sự cạn kiệt tài nguyên. Để đáp ứng kịp nhu cầu của con người thì ngành nuôi trồng thủy sản đang ngày càng được chú trọng hơn; từ đó kéo theo sự phát triển không ngừng của thương mại hàng thủy sản, giúp cho ngành thủy sản mở rộng thị trường, đem lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản… Trên thực tế, lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các quốc qia như Mỹ, Nhật Bản, EU … là rất lớn (năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3,75 tỷ USD đưa nước ta nằm trong tốp mười nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Mỹthị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, và theo thống kê thì hiện tại 70% thủy sản tiêu thụ ở Mỹ là từ nguồn nhập khẩu, trong đó có đến 40% là sản phẩm nuôi trồng và có xu hướng gia tăng mạnh trong tương lai. Việc gia nhập WTO của Việt Nam đã có nhiều tác động đến thương mại nói chung, thương mại ngành thủy sản nói riêng, những tác động tích cực có thể kể đến như: thương mại hàng thủy sản có sự gia tăng về quy mô, sản lượng; chất lượng thủy sản xuất sang các thị trường, trong đó có thị trường Mỹ ngày được cải thiện; số lượng đối tác ngày càng nhiều, đem lại cho Việt Nam nhiều sự lựa chọn; lợi nhuận thu được từ thương mại hàng thủy sản của các doanh nghiệp tăng lên rõ rệt . Bên cạnh những thắng lợi thu được thì quá trình gia nhập WTO cũng đem lại cho thương mại hàng thủy sản Việt Nam nhiều khó khăn như: có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, có nhiều quy định hơn 6 về chất lượng mặt hàng,… đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cũng như ngành thủy sản, chính phủ phải nỗ lực nhiều hơn trong quá trình khẳng định chỗ đứng và phát triển thương mại ngành thủy sản trên thị trường thế giới. Xuất phát từ những lý do trên, tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu về thương mại hàng thủy sản có ý nghĩa thiết thực và rất quan trọng cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Từ đó tôi đã chọn đề tài: “Tác động của việc gia nhập WTO đối với thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ ” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu có những câu hỏi đặt ra như sau: - Thực trạng của việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ những năm gần đây như thế nào? - Việc gia nhập WTO đã làm cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ có biến đổi như thế nào? - Đâu là những tác động tiêu cực và những tồn tại? - Cần có những giải pháp, phương hướng gì để giúp ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ được tốt hơn, tận dụng tốt hơn cơ hội khi tham gia vào WTO? … 1.3. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Để trả lời cho những câu hỏi đã đặt ra trong quá trình nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Về lý thuyết: Làm rõ các vấn đề lý luận về hàng thủy sản, thương mại hàng thủy sản, vai trò thương mại hàng thủy sản đối với nền kinh tế Việt Nam; thị trường nhập khẩu thủy sản Mỹ và những quy định với hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ. - Về thực tiễn: Làm rõ các nội dung sau: - Thực trạng xuất khẩu thủy sản sang Mỹ của Việt Nam trước khi Việt Nam gia nhập WTO. - Gia nhập WTO đã tác động như thế nào đến thương mại hàng thủy sản sang thị trường Mỹ. 7 - Các giải pháp cho Chính phủ, ngành và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nhằm phát triển thương mại hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đề tài đi vào nghiên cứu những tác động tích cực và tác động tiêu cực đối với thương mại hàng thủy sản sang Mỹ khi Việt Nam gia nhập WTO. Hướng xem xét của đề tài là từ cơ sở thực trạng phát triển thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giúp thương mại hàng thủy sản sang Mỹ phát triển hơn. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại hàng thủy sản sang thị trường Mỹ trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006 và đưa ra các giải pháp vi mô, vĩ mô cho phát triển thương mại hàng thủy sản sang Mỹ giai đoạn 2010 đến 2015. 1.5. Kết cấu đề tài Ngoài những nội dung: tính cấp thiết của đề tài, xác lập và tuyên bố vấn đề, mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài thì đề tài được chia làm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tác động cuả gia nhập WTO đối với thương mại hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận về tác động của gia nhập WTO với thương mại hang thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng tác động gia nhập WTO với thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ. Chương 4: Các kết luận và giải pháp phát triển thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ thời gian tới. 8 CHƯƠNG II. TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỂ TÁC ĐỘNG CỦA GIA NHẬP WTO VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 2.1. Một số lý luận cơ bản về thương mại hàng thủy sản 2.1.1. Mặt hàng thủy sản: Mặt hàng thủy sản bao gồm các loại như: cá, tôm, cua, mực, sò huyết… chúng sống ở ao, hồ, biển, …và được dùng như một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Mặt hàng thủy sản có những đặc điểm chung sau đây: - Rất đa dạng về chủng loại: tôm, cá, mực…và có thể chế biến được nhiều loại thực phẩm có giá trị. - Có giá trị kinh tế cao - Có giá trị dinh dưỡng cao - Sinh trưởng và phát triển phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. - Là mặt hàng khó bảo quản tươi sống, mau hỏng. - … Ở mỗi nước, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn lợi thủy sản và những điều kiện cho phát triển sản xuất, chế biến, xuất khẩu hàng thủy sản có những điểm riêng biệt. Ở Việt Nam, những lợi thế này có thể kể đến như: - Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi: diện tích biển, ao, hồ… lớn nên về chủng loại thì mặt hàng thủy sảnViệt Nam rất đa dạng và phong phú. - Biển Việt Nam có khả năng tái tạo sinh học cao của vùng sinh thái nhiệt đới và môi trường biển còn tương đối sạch do đó thủy sản được đánh giá là an toàn cho sức khỏe. - Thuỷ sản Việt Nam có nhiều lại có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, sò huyết, cá ngừ… - Tuy nhiên cũng có một số loài mang tính chất ven biển chiếm 65 %, sống rải rác, phân tán và có đặc điểm chung là kích cỡ nhỏ, cá tạp nhiều, và biến động theo mùa vụ. - Chu kỳ sinh sống của các loài cá biển Việt Nam tương đối ngắn, từ 3 đến 4 năm và có tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh. Chính vì vậy mà chiều 9 dài các loài cá kinh tế ở biển nước ta hầu hết chỉ dài khoảng 15 đến 20 cm, cỡ lớn nhất đạt 75 đến 80 cm. 2.1.2. Đặc điểm thương mại hàng thủy sản Với những đặc thù về hàng thủy sản, thương mại hàng thủy sản những đặc trưng sau: - Số lượng hàng cho xuất khẩu thủy sản sang các quốc gia không phải tùy thuộc vào ý muốn của con người mà phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên (nguồn lợi tự nhiên, điều kiện thời tiết, khí hậu…). Điều kiện tự nhiên thuận lợi thì sản lượng thủy sản nuôi trồng, đánh bắt có thể gia tăng, từ đó tạo tiền đề gia tăng sản lượng thủy sản dành cho xuất khẩu. - Việc nuôi trồng và chế biến thủy sản có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, đến những khía cạnh kinh tế, xã hội… do đó chính phủ các nuớc thương có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại hàng thủy sản. - Thương mại ngành thủy sản không chỉ phải tuân thủ những quy định trong nước mà còn phải tuân thủ các quy định khác nhau từ các quốc gia khác nhau. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay, để gia tăng quy mô, kim ngạch xuất khẩu thì từ việc sản xuất đến chế biến thủy sản phải đảm bảo chất lượng. - Xuất khẩu thủy sản không chỉ phụ thuộc vào các sản phẩm có trong nước, những lợi thế về điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu về thủy sản của nước ngoài. - Thương mại hàng thủy sản thế giới thời gian qua có tốc độ tăng trưởng cao do nhu cầu và đòi hỏi ngày càng lớn từ các nước phát triển như EU, Mỹ, Nhật. - Ngoài rào cản về thuế quan thì thương mại hàng thủy sản còn chịu ảnh hưởng nhiều của các biện pháp phi thuế quan, các biện pháp liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng thủy sản. a. Các nhân tố bên trong: Thương mại hàng thủy sản chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố sau: - Thời tiết: vì thủy sản là mặt hàng có đặc điểm là khó bảo quản sau khi đánh bắt. Do đó, thời tiết xấu dẫn đến thời gian tươi sống của các mặt hàng giảm đi nhanh chóng làm cho việc xuất khẩu các sản phẩm tươi gặp nhiều khó khăn. - Điều kiện tự nhiên, đặc biệt là diện tích sông hồ, ao, đầm phá…, biển 10 [...]... xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ qua các năm, trước và sau khi VIệt Nam gia nhập WTO; đánh giá được chất lượng phát triển xuất khẩu của ngành thủy sản - Cụ thể là phần 3.2 và 4.1 của đề tài 3.2 Đánh giá khái quát thực trạng thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ 3.2.1 Thực trạng thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ trước khi gia nhập WTO (2000 – 2006 ) 20 Giai đoạn... thảo b Tác động tiêu cực: Gia nhập WTO đã đem lại cho ngành thủy sản Việt Nam nhiều sự thay đổi rõ rệt Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó, bên cạnh những tác động 28 tích cực thì gia nhập WTO cũng có không ít những ảnh hưởng tiêu cực đến ngành thủy sản thương mại hàng thủy sản của Việt Nam - Tác động tích cực của gia nhập WTO là giúp cho quy mô, sản lượng nhập khẩu thủy sản của Việt Nam ngày... học 2002 của Mỹ 3.2.2 Đánh giá tác động của gia nhập WTO với thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ a Tác động tích cực: Thủy sản là một trong những ngành kinh tế đem lại kim ngạch xuất khẩu cao cho Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng bình quân 18%/năm Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hàng thủy sản đã có mặt ở khoảng 160 thị trường trên thế giới Sau khi Việt Nam là... kết luận và phát hiện qua đánh giá tác động của việc gia nhập WTO với thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ Qua việc tìm hiểu, đánh giá hoạt động của ngành thủy sản Việt Nam từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO chúng ta đã có thể thấy rõ được những thành công và tồn tại và cũng qua đó chúng ta có thể khái quát lại như sau: - Nhu cầu về thủy sản của người dân Mỹ là rất lớn, đa dạng về chủng... khẩu hàng thủy sản của ngành thủy sản Việt Nam sang Mỹ Đề tài này đi sâu vào việc tìm ra các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn mà ngành thủy sản của Việt Nam đang gặp phải và vạch ra những phương hướng mà nhập khẩu thủy sản của Việt 18 Nam sang thị trường Mỹ sẽ đi theo trong tương lai nhằm phát triển ngành thủy sản nước nhà nói riêng và phát triển nền kinh tế của Việt Nam nói chung - “Xuất khẩu thủy. .. sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ trong những năm qua” (TS.Trần Văn Nam – Đại học KTQD) Đề tài này tập trung phân tích và nêu rõ thực trạng về sản xuất nuôi trồng và đánh bắt thủy sản của Việt Nam, tình hình xuất khẩu chung của thủy sản Việt Nam và xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong những năm vừa qua Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ - Hàng rào thương mại. .. chất lượng Do đó Mỹ được coi là điểm sáng trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, là thị trường tiềm năng của Việt Nam Việt Nam muốn xuất khẩu thủy sản vào Mỹ đạt kết quả cao phải nỗ lực hết mình từ khâu nuôi trồng, chế biến, bảo quản, lưu thông…nhằm nâng cao chất lượng thủy sản nhập khẩu - Thủy sản Việt Nam ngày càng được Mỹ đánh giá cao hơn do đó: số lượng thủy sản Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam tăng lên đáng... Trong một sân chơi bình đẳng, thủy sản nước ngoài cũng sẽ ồ ạt đầu tư vào Việt Nam, do đó chúng ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh để không chỉ vào được thị trường Mỹ, mà còn phải cạnh tranh với họ ngay tại thị trường Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường thủy sản cao cấp CHƯƠNG IV CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ THỜI GIAN TỚI 30 4.1 Các kết luận... ngành thủy sản cũng như các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có cơ hội để phát triển mặt hàng thủy sản của nước mình và tạo điều kiện cho thương mại hàng thủy sản sang Mỹ ngày càng phát triển hơn - Về cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu: Số lượng mặt hàng xuất khẩu thủy sản vào Mỹ ngày càng tăng về số lượng và đa dạng hơn về chủng loại Nhưng trong đó, tôm vẫn là sản phẩm xuất khẩu lớn của Việt Nam vào Mỹ. .. cơ cấu thị trường nhập khẩu Hoa Kỳ có sự điều chỉnh mạnh và Việt Nam đã nắm cơ hội chen chân vào thị trường rộng lớn này Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ tăng đột ngột lên 2,14 lần so với năm 1999 và là mức tăng nhanah nhất trong số các quốc gia xuất khẩu thủy sản vào Mỹ trong các mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất sang Mỹ, tôm chiếm tỷ trọng chính là 74 % tổng giá trị hàng xuất khẩu Việt Nam vươn . giá tác động của việc gia nhập WTO với thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ .........26 4.2. Các dự báo triển vọng thương mại hàng thủy sản. luận về hàng thủy sản, thương mại hàng thủy sản, vai trò thương mại hàng thủy sản đối với nền kinh tế Việt Nam; thị trường nhập khẩu thủy sản Mỹ và những

Ngày đăng: 29/03/2013, 13:37

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w