Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
416,71 KB
Nội dung
Nghiêncứu sự biếnđổimột số tínhchấtlý - hóa
nước suốiTânLongdướitácđộngcủanước
thải mỏthanKhánhHòa,tỉnhTháiNguyên
Dương Văn Hùng
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Minh
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Thu thập điều tra, tổng hợp đánh giá sơ bộ các hoạt động kinh tế xã hội
ở vùng nướcsuốiTân Long. Trình bày hiệnn trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội trong vùng cần nghiên cứu. Nghiêncứusự rửa trôi khoáng sét tại các bãi thải
mỏ. Đánh giá ảnh hưởng củamộtsố thành phần chấtthải đến chất lượng nước mặt
của suốiTân Long. Đề xuất mộtsố giải pháp nhằm giảm thiếu các ảnh hưởng của
hoạt động khai thác than tại mỏKhánhHòa đến chất lượng nướcsuốiTân Long.
Keywords: Khoa học môi trường; Thái Nguyên; Ô nhiễm nước
Content
Thái Nguyên là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú cả về chủng loại và
trữ lượng.
Được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, với 15 triệu tấn
than mỡ và khoảng 90 triệu tấnthan đá, phân bố ở các mỏ lớn thuộc các huyện trên địa
bàn tỉnh như mỏthanKhánhHòa,mỏthan Phấn Mễ, mỏthan Núi Hồng.
Nhưng bên cạnh nguồn lợi to lớn mà ngành công nghiệp than đem lại thì vấn đề môi
trường liên quan đến hoạt động khai thác than cũng rất đáng quan tâm.
Để xác định được những ảnh hưởng này, cần phải có những nghiêncứu cụ thể.
Được sựđồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, dướisự hướng dẫn trực tiếp của giảng
viên TS. Nguyễn Ngọc Minh, tôi tiến hành nghiêncứu đề tài: “Nghiên cứu sự biếnđổi
một số tínhchấtlý - hóanướcsuốiTânLongdướitácđộngcủanướcthảimỏthan
Khánh Hòa,tỉnhThái Nguyên” được đặt ra với những mục tiêu và nội dung nghiêncứu
cụ thể như sau:
Mục tiêu nghiêncứu
- Đánh giá những ảnh hưởng từ hoạt động khai thác than tại mỏthanKhánhHòa
các bãi thảimỏ đến chất lượng nướcsuốiTân Long.
- Đề xuất giải pháp giảm thiểu.
Nội dung nghiêncứu
- Thu thập điều tra, tổng hợp đánh giá sơ bộ các hoạt động kinh tế xã hội trong vùng
tiến hành nghiên cứu.
- Hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong vùng nghiên cứu.
- Nghiêncứusự rửa trôi khoáng sét tại các bãi thải mỏ.
- Đánh giá ảnh hưởng củamộtsố thành phần chấtthải đến chất lượng nước mặt của
suối Tân Long.
Phƣơng pháp nghiêncứu
- Thu thập điều tra, tổng hợp hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong
vùng nghiên cứu. .
- Xác định các tínhchấtlýhóa cơ bản củanướcsuốiTânLong
- Xác định thành phần và tínhchấtcủa trầm tích suốiTânLong
- Nghiêncứu thành phần sét và nguy cơ rửa trôi khoáng sét tại các bãi thải mỏ.
Chƣơng I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊNCỨU
1.1. Giới thiệu chung về khu vực nghiêncứu
1.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới hành chính
Mỏ thanKhánhHòa nằm trên địa bàn xã Phúc Hà thuộc thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Xã nằm ở phía Tây -Tây Bắc của khu vực trung tâm thành
phố.
1.1.2. Điều kiện khí tượng, thuỷ văn khu vực mỏthanKhánhHoà
a/ Điều kiện khí tượng:
Mỏ thanKhánhhoà nằm tại địa phận xã Phúc Hà - thành phố Thái Nguyên, do đó
có các đặc điểm khí hậu của khu vực thành phố TháiNguyên và mang những nét đặc
trưng khí hậu của vùng trung du miền núi Bắc bộ, được chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa
mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khố kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
b/ Điều kiện thuỷ văn:
- Nước mặt: trong khu vực mỏthan chủ yếu là hệ thống suối Sơn Cẩm, suốiKhánh
Hoà suối Huyền), suối Nam Tiền, đây là các phụ lưu chính đổ vào suốiTânLong rồi đổ
ra sông Cầu.
1.2. Hoạt động khai thác tại mỏthanKhánhHòa và những vấn đề về ô nhiễm
môi trƣờng
Do hiện nay hoạt động khai thác than với công suất lớn dẫn đến tình trạng các bãi
thải xung quanh mỏthan trở nên quá tải, đồng thời không được sự quản lýchặt chẽ mà
các bãi thảimỏ dần biến thành các núi thải với chiều cao đổ thải vượt qua mức cho phép
tới hàng vài chục mét có thể gây ra những sự cố sạt lở bãi thải mỏ. Tácđộngcủa bãi thải
đến môi trường xảy ra trên diện rộng và theo chiều sâu
1.2.1. Ảnh hƣởng của nƣớc thảimỏ đến môi trƣờng nƣớc ở các lƣu vực xung
quanh
Ảnh hưởng từ nướcthảimỏ đã làm cho chất lượng nước mặt tại các điểm sông,
suối, ao, hồ khu vực lân cận mỏthan bị suy giảm.
1.2.2. Nguy cơ tiềm ẩn tại các bãi đổ thải do đặc tính keo của sét trong thành
phần thải
Trên thế giới đã xảy ra rất nhiều tai biến sạt lợ tại các vùng xung yếu về nền địa
chất cũng như tại các bãi đổ thải mà nguyên nhân là do “hoạt động” của thành phần sét
trong đất. Khoáng sét có khả năng hút giữ nước, trương nở và “di động” trong môi trường
lỏng khi tồn tại ở trạng tháitán keo. Do vậy, việc xác định khả năng “di động” của
khoáng sét là hết sức cần thiết đối với việc quản lý và ngăn ngừa các thảm họa sạt lở tại
các bãi đổ thải.
Chƣơng II
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
2.1. Đối tƣợng nghiêncứu
Mẫu nước mặt và mẫu trầm tích được lấy dọc trên suốiTânLong đoạn trước và sau
khi chảy qua khu vực mỏthanKhánhHòa, nằm trên địa phận: xã Sơn Cẩm, huyện Phú
Lương, tỉnhThái Nguyên; xã Phúc Hà và phường Tân Long, thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên.
Mẫu đất được lấy tại khu vực bãi đất thảicủamỏthanKhanhHòa nằm trên địa bàn
xã Phúc Hà thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnhThái Nguyên.
2.2. Phƣơng pháp nghiêncứu
2.2.1.Phƣơng pháp nghiêncứuchất lƣợng nƣớc
Các chỉ tiêu hóalý cơ bản của mẫu nước được xác định theo các phương pháp phân
tích của Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
2.2.2. Phƣơng pháp nghiêncứu mẫu trầm tích và mẫu đất
- Tách cấp hạt sét (< 2 µm) được tách ra khỏi các cấp hạt có kích thước lớn hơn
trong mẫu đất, trầm tích để phục vụ cho các thí nghiệm tán keo.
- Xác định thành phần khoáng sét bằng nhiễu xạ tia X.
- Thí nghiệm tụ keo và tán keo của sét ở các điều kiện môi trường khác nhau.
Chƣơng III
KẾT QUẢ NGHIÊNCỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Mộtsốtínhchấtlý - hóacủa nƣớc thảimỏ
3.1.1. Độ đục
Kết quả phân tích chất lượng nướcthảimỏ các mùa của các năm cho thấy độ đục
của nướcthải luôn ở mức cao (từ 300 đến >600 NTU)
3.1.1.2. pH
Nghiên cứu khảo sát chất lượng nướcthảicủamỏthanKhánhHòa qua các năm
(2009, 2010 và 2011) cho thấy, giá trị pH có tính axit, luôn giữ ổn định giữa các năm và
có giao động nhẹ trong các mùa (pH= 4,8 - 6,5).
3.1.1. 3. Chất rắn lơ lửng
Kết quả nghiêncứunướcthảimỏ cho thấy hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) luôn
vượt tiêu chuẩn cho phép (QCVN 40:2011(B)/BTNMT) từ 3 đến 5,8 lần, và luôn thay
đổi theo mùa trong năm.
3.1.1.4. Tínhchấthóa học đặc trƣng củanuớcthải mỏ.
Kết quả khảo sát, phân tích chất lượng nướcthảicủamỏ tại điểm xả trước khi đổ vào suối
Tân Long từ năm 2009 đến năm 2011 phát hiện nồng độ sunphat khá cao và có dấu hiệu ngày
càng tăng.
3.2. Mộtsốtínhchấtlý - hóa nƣớc suốiTânLong dƣới tácđộngcủa nƣớc thải
mỏ thanKhánhHòa
Nhìn chung mộtsố vấn đề quan trọng đối với chất lượng nướcsuối hiện nay là sự ô
nhiễm: Độ đục, TSS, SO
4
2-
cao làm cho dòngsuối bị bồi lắng bùn sét rất nhiều, thu hẹp dòng
chảy và giảm dần đa dạng sinh học trên lưu vực.
3.2.1. Nhiệt độ
Nghiêncứubiên độ dao động nhiệt độ nước mặt củasuốiTânLong từ năm 2009
đến 2011 cho thấy nhiệt độ nước mặt bị ảnh hưởng không đáng kể từ chất lượng nước
thải mỏ do chênh lệch nhiệt độ giữa nướcthải và nướcsuối không đáng kể.
3.2.2. pH
Nghiên cứu cho thấy nướcthảimỏthan luôn có chỉ số pH mang tính axit yếu từ (5,2
- 6,8).
3.2.3. Độ đục
Nghiên cứu và lấy mẫu phân tích vào các mùa của năm 2009, 2010 và 2011 cho
thấy chất lượng nướcsuốiTânLong đoạn chảy qua khu vực mỏthan có dấu hiệu ngày
càng bị ô nhiễm, cụ thể độ đục củanướcsuối sau khi tiếp nhận nướcthảicủamỏ cao lên
rõ rệt, năm 2009 độ đục dao động từ (70,4 đến 458 NTU), năm 2010 độ đục dao động từ (
69 đến 502,9 NTU) và đến năm 2011 độ đục dao động (83 đến 573,7 NTU) .
3.2.4. Chất rắn lơ lửng
Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao hơn quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước phục
vụ tưới tiêu thủy lợi từ 1,05 đến 4,7 lần.
3.2.5. Chất hữu cơ ( BOD5 và COD)
Hàm lượng các chất hữu cơ củanướcsuốiTânLong luôn có xu thế tăng dần qua
các vị trí từ thượng lưu đến hạ lưu.
3.2.6. Các kim loại nặng trong nƣớc mặt suốiTânLong
Kim loại nặng trong nướcsuốiTânLong cho thấy kết quả đều thấp so với QCVN
08:2008/BTNMT(B1). Tuy nhiên hàm lượng kim loại nặng đang diễn biến theo chiều
hướng tăng dần theo thời gian và không gian.
3.2.7. Sunphat (SO
4
2-
)
Hàm lượng sunphat (SO
4
2-
) có trong nước mặt suốiTânLong tăng đột biến từ điểm
sau khi nhập lưu với nướcthảimỏ và tại các điểm cuối cùng củasuối trước khi nhập lưu
với Sông Cầu. Như vậy có thể thấy, nước mặt suốiTânLong đã bị ảnh hưởng rất rõ về
vấn để ô nhiễm sunphat.
3.3. Đặc điểm trầm tích suối và mối quan hệ đến độ đục nƣớc suối
3.3.1. Mộtsố đặc tínhcủa trầm tích suốiTânLong
- Hàm lượng cấp hạt sét trong trầm tích suối tương đối cao
- Thành phần khoáng sét trong mẫu trầm tích qua phân tích nhiễu xạ tia X cho thấy
thành phần khoáng sét trong 4 mẫu trầm tích suốiTânLong chủ yếu bao gồm: Kaonilit,
illit, vermiculti.
3.3.2. Ảnh hƣởng của các yếu tố pH, cation và anion lên đặc tính keo của
khoáng sét trong trầm tích suốiTânLong
3.3.2.1. Ảnh hƣởng của các cation
Các cation thể hiện rõ sự ảnh hưởng của chúng lên khả năng phân táncủa khoáng
sét thông qua kết quả độ truyền qua T%. Sau 2h quan sát với thí nghiệm trong ống
nghiệm, sự phân táncủa các hạt sét được duy trì ổn định.
Kết quả cho thấy sự có mặt của cation hóa trị càng cao thì ảnh hưởng đến khả năng
tụ keo của khoáng sét càng lớn.
Tương đồng với mẫu trầm tích số 1, các mẫu trầm tích số 2;3;4 cũng không nằm
ngoài quy luật.
3.3.2.2. Ảnh hƣởng của anion sunphat (SO
4
2-
) đến khả năng phân tán khoáng
sét trong mẫu trầm tích và độ đục của nƣớc suối.
Thí nghiệm cho thấy sự có mặt của anion sunphat ở các nồng độ khác nhau trong
dung dịch khoáng sét làm biếnđổimột lớp điện kép thông qua hai cơ chế: làm tăng điện
tích âm trên bề mặt hoặc cạnh tranh hấp phụ vào các vị trí mang điện tích dương trên “bề
mặt rìa”.
Kết quả nghiêncứu ảnh hưởng anion sunphat đến khả năng phân tán khoáng sét
trong trầm tích phù hợp với kết quả diễn biếnchất lượng nước thải, nước mặt củasuối
Tân Long.
3.3.2.3. Ảnh hƣởng của pH
Nghiên cứu này cũng góp phần chỉ ra mối liên hệ giữa phân tán khoáng sét
trong ống nghiệm và vấn đề ô nhiễm hàm lượng TSS, độ đục trong nướcsuốiTân
Long.
3.4. Đặc tính keo của thành phần sét trong các bãi thảimỏ và nguy cơ tiềm ẩn
đối với chất lƣợng nƣớc suốiTânLong
3.4.1. Thành phần cấp hạt sét trong mẫu đất thảimỏ
Hàm lượng cấp hạt > 2µm tương đối lớn (mẫu 1 là 85% và mẫu 2 là 91%), đất có
thành phần cơ giới nhẹ - cấu trúc đất rời rạc, nên khi có tácđộngcủadòngnước dễ xảy ra
hiện tượng sạt lở.
3.4.2. Thành phần khoáng sét trong đất nghiêncứu
Kết quả thu được qua phương pháp nhiễu xạ tia X khi phân tích thánh phần khoáng
sét của mẫu đất cho thấy, ở cả 2 mẫu đất nghiêncứu đều thu được kết quả tương tự nhau,
thành phần khoáng sét trong đất chủ yếu bao gồm: kaolinit, illit, vermiculit.
3.4.3. Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng lên đặc tính keo của khoáng sét
3.4.3.1. Ảnh hƣởng của pH
Nghiên cứu cho thấy, pH ảnh hưởng tới quá trình tụ keo của khoáng sét theo chiều
giảm dần, pH càng nhỏ thì sự tụ keo các hạt sét trong dung dịch càng tăng lên.
3.4.3.2. Ảnh hƣởng của các cation lên đặc tính keo của khoáng sét
Sự tụ keo, tán keo của khoáng sét trong dung dịch là khác nhau ở các nồng độ
cation khác nhau. Khi nồng độ cation tăng lên nhìn chung sẽ thúc đẩy sự tụ keo của
khoáng sét.
Mỗi loại cation ở nồng độ khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến đặc tính keo
của khoáng sét. Ở nồng độ cao, các cation có mặt trong dung dịch đã thúc đẩy sự tụ keo
của khoáng sét, ngược lại ở nồng độ thấp thì không được biểu hiện rõ.
Kết quả trên chứng minh độ truyền qua tỷ lệ thuận với tốc độ tụ keo của khoáng sét
và nồng độ cation. T% càng lớn thì sự tụ keo càng mạnh tương ứng với nồng độ cation
càng lớn. Như vậy, cation có hóa trị lớn hơn sẽ thúc đẩy sự tụ keo nhanh hơn.
3.4.3.3. Ảnh hƣởng của các anion đến sự tụ keo của khoáng sét
Kết quả nghiêncứu cho thấy sự khác biệt rất rõ mức độ ảnh hưởng của 2 anion Cl
-
và SO
4
2-
.
3.4.4. Tácđộngcủa keo sét đến lƣu vực suốiTânLong
Chất rắn lơ lửng và độ đục trong nướcsuối khu vực sau hợp lưu với dòngthải từ
các hoạt động khai thác mỏ có chứa một lượng đáng kể là sét lơ lửng. Khi có tácđộng
của mưa lũ, tháo khô mỏ và các yếu tố như pH, anion, cation sẽ làm cho khoáng sét tán
keo hoặc tụ keo và di chuyển linh hoạt hơn gây ô nhiễm nguồn nước. SuốiTânLong là
dòng chảy phần lớn phục vụ cho việc thoát nước và cung cấp cho các hoạt động tưới tiêu,
sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy có thể sẽ tácđộng bất lợi đến
hệ sinh thái, chẳng hạn: làm giảm tầm nhìn củađộng vật nước và do vậy cản trở sự bắt
mồi; chất rắn lắng đọng và che phủ lên trứng, nên cản trở sự nở trứng của các loài động
vật nước… Mặt khác TSS cao sẽ làm giảm thẩm mỹ nguồn nước, làm giảm chất lượng
nước cấp cho các mục đích khác nhau.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Nước thải, nước mặt luôn hiện diện thành phần chính là chất rắn lơ lửng cao,
anion sulfate rất nhiều và pH trung tính, độ đục cao.
- Các kim loại nặng hiện diện trong nước không đáng kể
- Yếu tố mùa ảnh hưởng rõ rệt đến chỉ số: Nhiệt độ, pH, độ đục và hàm lượng chất
rắn lơ lửng, sunphat và độ đục.
- Thành phần khoáng sét trong đất thảimỏ và trầm tích suốiTânLong gồm
vermiculite, kaolinit và illit. Những khoáng sét này thuộc nhóm không hoặc ít có khả
năng trương nở. Do đó, nguy cơ giữ nước, tăng tính chảy, dẻo, làm yếu cấu trúc là khá
hạn chế. Tuy nhiên, trong đất đá thải, nướcthải có lượng anion vô cơ cao, đặc biệt là
SO
4
2-
có thể làm tăng khả năng phân táncủa sét, đặc biệt là khoáng sét 1:1 mang điện tích
biến thiên (kaolinit). Ngoài ra, tácđộngcủadòng chảy thúc đẩy sự rửa trôi keo sét phân
tán và ảnh hưởng đến chất lượng nước các thủy vực xung quanh. Do đó, kỹ thuật xác
định đặc tính keo của khoáng sét là cơ sở cho việc đánh giá các ảnh hưởng của hoạt động
khai thác than đến vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt xung quanh, đồng thời bước đầu
lựa chọn các giải pháp nhằm phục hồi lại bãi đất thảimỏthan gây ô nhiễm môi trường
đất, đồng thời xử lý hiện tượng nguồn nước xung quanh bị vẩn đục
- Kết quả nghiêncứucủa đề tài cho thấy sự ô nhiễm nồng độ sulfate trong chấtthải
là nguyên nhân làm cho dòngsuối luôn luôn có màu đục và có hàm lượng chất rắn lơ
lửng cao.
2. Kiến nghị
- Kiểm soát chặt chẽ các nguồn nướcthảicủa mỏ, đặc biệt là ở cửathảinướcthải
sản xuất.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường củamỏthanKhánhHòa và củađội ngũ cán
bộ, công nhân viên của mỏ.
- Khu vực bãi thảimỏ có đặc điểm là dạng bãi thải cao, góc dốc sườn bãi thải lớn,
đất đá thải có cỡ hạt thay đổi từ dạng bụi, dăm sỏi đến các loại đá cục và đá tảng chưa thể
tiến hành trồng cây do vậy hàng năm rất nhiều lượng đất bị xói. Vì vậy, cần có những
nghiên cứu cụ thể về việc cải tạo phục hồi bãi thải mỏ. Nghiêncứu trồng các loại cây phù
hợp để đảm bảo độ che phủ, hạn chế sự mất đất do xói mòn, rửa trôi gây ô nhiễm nguồn
nước mặt.
References
TIẾNG VIỆT
[1]. Lê Thanh Bồn (2000); Giáo trình thổ nhưỡng học; Đại học nông nghiệp I – Hà Nội;
[2]. Báo cáo (2009) “Ô nhiễm nước và hậu quả của nó” Đại học nông lâm thành phố Hồ
Chí Minh;
[3]. Báo cáo đánh giá tácđộng môi trường dự án”Đầu tư khai thác hầm lò rìa moong lộ
thiên công ty TNHH một thành viên thanKhánhHòa – VVMI”năm 2009;
[4]. Báo cáo quan trắc giám sát môi trường định kỳ - Cty TNHH ThanKhanh Hòa; 2011;
[5]. Báo cáo tình hình sản xuất năm 2011 và kế hoạch năm 2012 – Cty TNHH Một thành
viên thanKhánhHòa – VVMI;
[6]. Phạm Duật (2010), Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác than tại Quảng
Ninh. www.vea.gov.vn/ /Bảovệmôi trường;
[7]. Hồ Sĩ Giao (1999); Thiết kế mỏ lộ thiên, Nhà xuất bản Giáo dục;
[8]. Trần Hải (2007), Hiện trạng môi trường và mộtsố giải pháp thực hiện chiến lược sản
xuất sạch hơn của ngành khai thác than Việt Nam (kỳ 1); Hội thảo doanh nghiệp
công nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển bền vững;
[9]. Trần Minh Hải; Giáo trình Hóa học nước.
tailieu.vn/tag/tailieu/hóa%20học%20nước.html;
[10]. Nguyễn Khiêm (2009), Khai thác khoáng sản và tácđộng đến môi trường
www.quangninh.gov.vn.
[11]. Hồng Liên (2001), Tình hình môi trường ngành than Việt Nam. Báo cáo Hội thảo
Môi trường Công nghiệp lần 2, 4/2001;
[12]. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Cẩm nang Công nghệ và thiết bị
mỏ, Quyển 2 - Khai thác mỏ hầm lò, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2008;
[13]. Đỗ Hữu Lực (2010), Ô nhiễm hậu khai thác than - Kỳ 2: Hủy hoại nước ngầm.
http://yentu.net/ytc/news.php?ni=59&s0=5&s1=13 ngày 5/8/2010.
[14]. Huỳnh Ngọc Phương Mai (2008); Giáo trình Hóa học môi trường;
[15]. Trần Miên – trưởng ban môi trường – Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam ” Cải
tạo, phục hồi môi trường bãi thảimỏthan trong điều kiện Việt Nam”(30.05.2012);
[16]. Nguyễn Ngọc Minh, Đào Châu Thu (2010), Khoáng Học Đất và Môi Trường
[17]. Nguyễn Võ Châu Ngân (2003); Giáo trình – tài nguyênnước lục địa; Đại học Cần
Thơ;
[18]. QCVN 40:2011/BTNMT được ban hành theo Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT
ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường – Việt
Nam; 2011;
[19]. QCVN 08:2008/BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam;
2008;
[20]. Quản lýsự thoát nước chứa axit và kim loại (2/2007) – Chính phủ Australian.
www.ret.gov.au/resources/Documents/LPSDP/LPSDP-AcidVietnamese.pdf;
[...]...[21] Yon Sik Shim (2008), Xử lýnướcthảimỏ và các trường hợp tham khảo , Tạp chí Khoa học – Công nghệ Mỏ, Số 6, trang 18, 2008; [22] Nguyễn Xuân Tặng (2010), Ô nhiễm và suy thoái nguồn nước do khai thác khoáng sản www.tmmt.gov.vn/ /print_it.aspx? Bộ TNMT ngày 5/8/2010; [23] Đào Châu Thu (2003); Khoáng sét và sự liên quan của chúng với một vài chỉ tiêu lýhóa học trong mộtsố loại đất Việt Nam; [24]... trường nước mặt, nước biển, nước ngầm, nước sinh hoạt tỉnh Quảng Ninh giai đoạn (2006 – 2010), 2010; [25] Thông tấn xã Việt Nam (2010), cơn đóithan đang lan rộng khắp thế giới http://www.tin247.com/con_doi _than_ dang_lan_rong_khap_the_gioi-60324.htm; [26] Nguyễn Ngọc vinh ; Khoa công nghệ hóa học, bộ môn hóa phân tích; trường ĐHCN TPHCM – Bài giảng phân tích môi trường [27] Trần Yêm, Trịnh Thị Thanh... [35] HB Dharmappa, K Wingrove, M Sivakumar, R Singh, K Wingrove, M Singh Sivakumar (2006), Coal in China and pollution Department of Civil, Mining and Environmental Engineering, University of Wollongong, Wollongong 2522, Australia [36] Hees P A W V., Vinogradoff S I., Edward A C., Godbold D L., Jones D L (2003), “Low molecular weight organic acid adsorption in forest soil: efects on soil solution concentrations . nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi
một số tính chất lý - hóa nước suối Tân Long dưới tác động của nước thải mỏ than
Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên . Nghiên cứu sự biến đổi một số tính chất lý - hóa
nước suối Tân Long dưới tác động của nước
thải mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên
Dương