Phương pháp giải các bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ chương trình hóa học trung học phổ thông Nguyễn Thị Bích Phương Trường Đại học Giáo dục Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luậ
Trang 1Phương pháp giải các bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ chương trình hóa học
trung học phổ thông
Nguyễn Thị Bích Phương
Trường Đại học Giáo dục Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận & Phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS Vũ Ngọc Ban
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Nghiên cứu cách giải các bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ trong
sách giáo khoa, sách tham khảo và các tài liệu ôn luyện khác Nghiên cứu thực tiễn của việc giải các bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ của học sinh trung học phổ thông (THPT) hiện nay Trình bày phương pháp chung giải các bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ Tiến hành điều tra thực trạng học tập phần hoá học hữu cơ nói chung và việc giải quyết các bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ nói riêng
của học sinh ở trường THPT trong thực nghiệm sư phạm
Keywords: Phương pháp giảng dạy; Môn hóa học; Trung học phổ thông; Phương
pháp giải bài toán; Hợp chất hữu cơ
Content
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Bài toán hoá học có một vị trí rất quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập môn hoá học Đó vừa là mục tiêu, vừa là nội dung, vừa là phương pháp giảng dạy hữu hiệu … Nó cung cấp cho học sinh không những kiến thức, niềm say mê môn học mà còn giúp cho học sinh phát triển trí tuệ một cách sáng tạo
Bài toán hoá học minh hoạ và làm chính xác kiến thức đã học; là con đường nối liền giữa kiến thức thực tế và lý thuyết; là phương tiện để củng cố, đào sâu, ôn luyện, kiểm tra, đánh giá việc nắm bắt kiến thức giúp cho học sinh năng động, sáng tạo trong học tập, phát huy khả năng suy luận tích cực của học sinh
Trong hoá học hữu cơ, bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ là bài toán chủ đạo, xuyên suốt chương trình Hiện nay, có nhiều sách tham khảo về lý thuyết và bài tập dành cho học sinh phổ thông và luyện thi đại học, cao đẳng … các tác giả đã đưa ra nhiều phương
Trang 2pháp giải như dựa vào thành phần phần trăm các nguyên tố, tính trực tiếp từ khối lượng sản phẩm đốt cháy, phương pháp xác định tỉ lệ nguyên tố, tính khối lượng mol trung bình, xác định công thức dựa vào phản ứng đặc trưng … làm cho học sinh cảm thấy lúng túng, khó tiếp thu và sử dụng trước một số lượng bài toán hoá học lớn, với nhiều thể loại khác nhau mà thời gian học tập của học sinh lại không nhiều
Gần đây trong cuốn sách “Phương pháp chung giải các bài toán hoá học trung học phổ thông” tác giả đã tổng kết và đưa ra phương pháp chung giải các bài toán hoá học Đó là phương pháp dựa vào quan hệ giữa số mol các chất phản ứng và dựa vào các công thức biểu thị quan hệ giữa số mol chất với các đại lượng thường gặp như khối lượng, thể tích, nồng độ
… của chất Quan hệ giữa số mol của các chất phản ứng dễ dàng thiết lập khi đã viết được phương trình hoá học, còn số công thức cần thiết phải nhớ khi giải các bài toán hoá học không nhiều (khoảng 4-5 công thức chính) do đó việc giải bài toán hoá học theo phương pháp trên là
đơn giản và dễ dàng đối với học sinh Vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài “ Phương pháp giải các bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ chương trình hoá học trung học phổ thông ”, với mục đích áp dụng phương pháp giải bài toán hoá học nêu trên vào việc giải các
bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ
2 Mục đích nghiên cứu
Đưa ra cho học sinh một phương pháp chung, đơn giản và thuận tiện để giải các bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ trong chương trình hoá học THPT
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cách giải các bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ trong sách giáo khoa, sách tham khảo và các tài liệu ôn luyện khác
- Nghiên cứu thực tiễn của việc giải các bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ của học sinh THPT hiện nay
- Đưa ra phương pháp chung giải các bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ
- Tiến hành điều tra thực trạng học tập phần hoá học hữu cơ nói chung và việc giải quyết các bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ nói riêng của học sinh ở trường THPT
trong đợt thực tập sư phạm
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Chương trình hoá học THPT
- Đối tượng nghiên cứu: Các bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ trong chương trình hoá học THPT
5 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Các bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ thuộc chương
Trang 3- Phạm vi về đối tượng: Học sinh lớp 11 - ban nâng cao của hai trường: trường THPT
Chuyên Hùng Vương, trường THPT Công Nghiệp Việt Trì
- Phạm vi về thời gian:
+ Thời gian tiến hành nghiên cứu bắt đầu từ tháng 1/2011
+ Thời gian thực nghiệm sư phạm từ tháng 01 /2011 đến tháng 12 /2011
6 Giả thuyết khoa học
Việc sử dụng phương pháp giải các bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ giúp học sinh có được phương pháp tư duy giải toán hoá học thống nhất, dễ hiểu và dễ vận dụng, giúp các em giải toán hoá học được tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn hoá học ở trường phổ thông
7 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
* Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
* Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp thống kê toán học
8 Đóng góp của đề tài
- Về mặt lí luận: Đưa ra phương pháp chung để giải các bài toán hóa học ở trường
THPT
- Về mặt thực tiễn: Xây dựng được một hệ thống bài tập xác định công thức hợp chất
hữu cơ làm tư liệu cho giáo viên, học sinh có thể tham khảo, sử dụng trong quá trình dạy và học hóa học ở trường THPT
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần phụ lục, và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của phương pháp giải các bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ
Chương 2: Phương pháp giải các bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ điển hình Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI
TOÁN XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC HỢP CHẤT HỮU CƠ 1.1 Bài tập hóa học và bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ
1.1.1 Tầm quan trọng của bài tập hoá học
Bài tập hoá học giúp học sinh hiểu được một cách chính xác các khái niệm hoá học, nắm được bản chất của từng khái niệm đã học
Trang 4 Tạo cơ hội cho học sinh có điều kiện để rèn luyện, củng cố và khắc sâu các kiến thức hoá học cơ bản, hiểu được mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức cơ bản
Bài tập hoá học cũng góp phần hình thành được những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết ở học sinh, giúp họ sử dụng ngôn ngữ hoá học đúng, chuẩn xác
Bài tập hoá học còn giúp học sinh năng động, sáng tạo trong học tập, phát huy khả năng suy luận tích cực của học sinh và hình thành phương pháp tự học hợp lí
Bài tập hoá học cũng là phương tiện kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh một cách chính xác
Bài tập hoá học giúp giáo dục đạo đức cho học sinh như rèn luyện tính kiên nhẫn, tác phong cách làm việc khoa học, giáo dục lòng yêu thích bộ môn hoá học
1.1.2 Xu hướng phát triển bài tập hoá học trong giai đoạn hiện nay
Xu hướng phát triển của bài tập hoá học hiện nay hướng đến rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, phát triển khả năng tư duy hoá học cho học sinh ở các mặt: lí thuyết, thực hành và ứng dụng Những bài tập có tính chất học thuộc trong các câu hỏi lí thuyết sẽ giảm dần mà được thay bằng các câu hỏi đòi hỏi sự tư duy, tìm tòi, sáng tạo
1.1.3 Tình hình chung của việc giải bài toán hoá học hiện nay
Hiện nay bên cạnh sách giáo khoa còn có khá nhiều các sách tham khảo về lí thuyết và bài tập hoá học dành cho học sinh THPT Các tài liệu này góp phần làm phong phú, đa dạng thêm nhiều kiến thức lí thuyết cũng như các thể loại bài tập và các phương pháp giải bài tập khác nhau cho học sinh
Tuy nhiên việc đưa ra quá nhiều câu hỏi lí thuyết và bài tập, đưa ra nhiều cách cách phân loại và phương pháp giải bài toán Hoá làm cho học sinh hết sức lúng túng Với bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ nói riêng, các em còn phải lựa chọn công thức hợp chất hữu cơ như thế nào là đúng và hợp lí để viết các phương trình phản ứng, phải chọn cách giải các phương trình thiết lập được như thế nào là thích hợp với các bài toán hữu cơ có số phương trình lập được ít hơn ẩn số …
1.2 Phương pháp chung giải các bài toán hóa học
1.2.1 Những công thức cần thiết giải quyết bài toán hoá học
Muốn chuyển đổi các đại lượng như nồng độ, thể tích, khối lượng của chất ra số mol chất ta sử dụng 4 công thức chính:
n M
2 V0 = n.22,4
0
22, 4
V
n
Trang 53
( )
ct
C
V l
4
.
% ct .100% ct .100%
C
dd
n
Chú ý: Trong công thức 4 đơn vị của thể tích là ml, khối lượng riêng là g/ml
Áp dụng các công thức trên với một hỗn hợp chất Giả sử hỗn hợp gồm 2 chất khối lượng là m1, m2 có khối lượng mol là M1, M2 và số mol là n1, n2 ta có
hh
hh
hh hh
hh
M
1.2.2 Quan hệ số mol các chất trên phương trình hóa học
Ví dụ 1
Xét phản ứng: aA + bB → cC + dD
Ta có: nA n nC nD
a bB c d
→ nA a n
b
B = a nC a nD
c d ; nB = b nA b nC b nD
a c d ; v.v…
Nghĩa là, với phản ứng:
Ta có: hoặc
Ví dụ 2
Xét dãy biến hoá sau:
2A + 5B → C + 3D (1)
3C + E → 2G + 4H (2)
2H + 3I → 5K + 3M (3)
Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn Hãy thiết lập quan hệ giữa số mol của các chất bất kì đã tham gia phản ứng thí dụ giữa nK và nA, giữa nB và nM?
xX + … = yY + …
nX =
y
x
x y
.nX
Trang 6Lời giải
Theo các phản ứng (3), (2), (1) ta có:
nK
2
5
nH ; nH
3
4
nC ; nC
2
1
nA
Suy ra: nK
2
1 3
4 2
5
nA
3
5
nA
Tương tự, để thiết lập quan hệ giữa nB và nM ta xuất phát từ chất B và cũng xét quan
hệ giữa B và M bắc cầu qua các chất trung gian C và H ta có:
nB 5.nC ; nC
4
3
nH ; nH
3
2
nM Suy ra: nB 5
3
2 4
3
nM
2
5
nM
1.2.3 Phương pháp chung giải các bài toán hoá học
Theo trên, các bài toán hoá học có thể chia làm hai loại:
Các bài toán liên quan đến phản ứng của một chất qua một giai đoạn hay một dãy biến hoá
Các bài toán liên quan đến phản ứng của một hỗn hợp chất Các bài toán này được gọi
là các bài toán “hỗn hợp”, còn các bài toán liên quan đến phản ứng của một chất được gọi là các bài toán “không hỗn hợp”
1.2.3.1 Đối với loại bài toán “ không hỗn hợp”
Phương pháp giải các bài toán loại này là lập biểu thức tính đại lượng mà bài toán đòi hỏi rồi dựa vào quan hệ giữa số mol của “chất cần tính toán” và số mol của “chất có số liệu cho trước” và dựa vào các công thức để giải
1.2.3.2 Đối với loại bài toán “hỗn hợp”
Phương pháp giải là đặt ẩn số, lập phương trình và giải phương trình để suy ra các đòi hỏi của bài toán
Ẩn số thường đặt là số mol của các chất trong hỗn hợp
Các phương trình được thiết lập bằng cách biểu thị mối quan hệ giữa các số liệu cho trong bài (sau khi đã đổi ra số mol, nếu có thể được) với các ẩn số
Giải các phương trình sẽ xác định được các ẩn số, rồi dựa vào đó suy ra các đòi hỏi khác nhau của bài toán
Chúng ta nhận thấy cách giải các bài toán „không hỗn hợp” và các bài toán “hỗn hợp” tuy có những điểm khác nhau, nhưng chúng đều thống nhất ở chỗ là đều dựa vào quan hệ giữa
số mol của các chất phản ứng và các công thức biểu thị quan hệ giữa số mol chất với khối
Trang 7lượng, thể tích, nồng độ của chất Đó chính là nội dung của phương pháp chung giải các bài
toán hoá học
* * * *
* *
Hiện nay hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan ngày càng phổ biến Đặc điểm
của loại hình kiểm tra này là số lượng câu hỏi nhiều chính vì thế thời gian làm bài rất ngắn
Với một số bài tập ta có thể áp dụng những cách giải nhanh để giải Riêng với hóa hữu cơ có
hai cách giải được sử dụng nhiều nhất đó là định luật bảo toàn khối lượng và định luật bảo
toàn nguyên tố
1.3 Áp dụng phương pháp chung giải các bài toán hóa học để giải bài toán xác định
công thức hợp chất hữu cơ
1.3.1 Phương pháp chung giải bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ
Các bài toán Hoá học, trong đó có bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ đều
được giải theo phương pháp chung nêu ở trên Cụ thể, để xác định công thức của các chất hữu
cơ chỉ cần đặt số mol của các chất đó là a, b, c … và thiết lập quan hệ giữa các số liệu cho
trong bài (sau khi đã đổi ra số mol chất, nếu có thể được) với a, b, c … rồi giải các phương
trình sẽ suy ra được công thức của các hợp chất hữu cơ Trong trường hợp các chất hữu cơ là
chất khí thì có thể thay a, b, c … bằng V1, V2, V3 … và cũng giải bài toán như nêu trên
1.3.2 Các chú ý khi giải bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ
1.3.2.1 Vấn đề lựa chọn công thức tổng quát của chất hữu cơ
Đối với bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ thì việc lựa chọn đúng và hợp lí
công thức tổng quát của chất hữu cơ để viết các phương trình phản ứng là vô cùng quan trọng
Thí dụ, công thức tổng quát của một rượu mạch hở có thể viết là R(OH)m, CxHy(OH)m,
CnH2n+2-2k-m(OH)m (với k là số liên kết П trong mạch C) Cả 3 cách viết trên đều đúng, nhưng
chọn cách viết nào là hợp lí điều đó còn tuỳ thuộc vào đề bài và các phản ứng cần phải viết
trong bài là những loại phản ứng nào
Trong trường hợp đã biết rõ rượu cần xác định công thức là no (k = 0), là đơn chức
(m = 1), là no, đơn chức (k = 0, m = 1) … thì nên chọn công thức CnH2n+2-2k-m(OH)m với các
giá trị k, m tương ứng để viết các phản ứng Còn trong trường hợp chưa rõ rượu thuộc lọai gì
thì công thức trên chỉ được chọn khi cần viết phản ứng cộng của rượu chưa no với H2, Br2…
Để viết phản ứng thế của rượu với kim loại kiềm hoặc viết phản ứng este hoá thì chọn công
thức R(OH)m, còn để viết phản ứng cháy thì chọn công thức CxHy(OH)m hoặc gọn hơn chỉ cần
dùng công thức CxHyOz
Trang 8Đối với hidrocacbon hoặc các dẫn xuất hidrocacbon khác như anđehit, axit cacboxylic, este … thì cách chọn công thức tổng quát hợp lí để viết các phản ứng cũng tương tự Riêng đối với este, công thức tổng quát của este được tạo thành bởi một axit đa chức R(COOH)n và một rượu đa chức R‟(OH)m là Rm(COO)n.mR‟n Công thức này rất phức tạp vì vậy để viết phản ứng của este bất kì ta thường tách thành một số trường hợp riêng, như trường hợp este của axit đơn chức với rượu đa chức (RCOO)mR‟, este của axit đa chức với rượu đơn chức R(COOR‟)n … để xét trường hợp nào dẫn đến kết quả hợp lí là đúng Thông thường với các bài toán xác định công thức của este ở dạng phức tạp như trên người ta đi xét công thức của axit và của rượu trước từ đó xác định được công thức của este …
1.3.2.2 Giải bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ khi số phương trình lập được ít hơn
số ẩn số và bài toán hỗn hợp chất hữu cơ cùng loại
Nhiều bài toán hỗn hợp, đặc biệt là các bài toán hỗn hợp các chất hữu cơ, thường có số phương trình lập được ít hơn số ẩn số Trong trường hợp này để giải hệ các phương trình vô định có 2 phương pháp chính, đó là:
Giải kết hợp với biện luận, dựa vào điều kiện của các ẩn số:
Ví dụ, nếu ẩn số là số mol của các chất thì chúng phải luôn luôn dương, ẩn số là số nguyên tử cacbon (n) trong các chất hữu cơ thì n phải nguyên, dương Với hidrocacbon là chất khí thì n ≤ 4, với rượu chưa no thì n ≥ 3 … Dựa vào các điều kiện như vậy có thể giải được hệ phương trình vô định và giải được bài toán
Giải dựa vào việc tính khối lượng mol trung bình của hỗn hợp:
Ví dụ, với hỗn hợp gồm hai chất 1 và 2:
M hh =
hh
hh
n
m
=
2 1
2 2 1 1
n n
M n M n
Tính Mhh và giải bất đẳng thức M1 < M hh < M2 sẽ giải được hệ phương trình vô định Phương pháp này thường được áp dụng với các bài toán mà khối lượng hỗn hợp đã biết và số mol hỗn hợp đã biết hoặc có thể tính toán, đặc biệt là với các bài toán hỗn hợp các chất liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng
Với bài toán hỗn hợp của các chất cùng loại, có các phản ứng xảy ra tương tự nhau,
hiệu suất của phản ứng như nhau … thì có thể thay thế hỗn hợp đó bằng một chất có công thức phân tử trung bình để giải
Thí dụ, hỗn hợp gồm 2 chất cùng loại Cx1Hy1Oz1, số mol là b và Cx2Hy2Oz2 số mol là c có thể
thay bằng một chất có công thức phân tử trung bình là: C x H y O z, với số mol là a
Ở đây: a = b + c
Trang 9x (số nguyên tử C trung bình) =
c b
c x b x
2
1
y (số nguyên tử H trung bình) =
c b
c y b y
2
1 …
Khi đó số ẩn số của bài toán giảm xuống và việc giải bài toán sẽ trở nên thuận lợi và nhanh gọn hơn Đây cũng là một phương pháp hiệu quả để giải các bài toán hỗn hợp (các chất cùng loại) khi số phương trình lập được ít hơn số ẩn số
Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC HỢP
CHẤT HỮU CƠ ĐIỂN HÌNH 2.1 Các bài toán xác định công thức hiđrocacbon
2.1.1 Các bài toán liên quan đến phản ứng cháy của hiđrocacbon ]
2.1.2 Các bài toán liên quan đến phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon
2.1.2.1 Phản ứng thế
2.1.2.2 Phản ứng cộng
2.1.2.3 Phản ứng nhiệt phân, phản ứng crackinh
2.2 Các bài toán xác định công thức dẫn xuất của hiđrocacbon
2.2.1 Dẫn xuất chứa oxi
2.2.1.1 Các bài toán liên quan đến phản ứng cháy của dẫn xuất chứa oxi
2.2.1.2 Các bài toán liên quan đến phản ứng đặc trưng của dẫn xuất chứa oxi
2.2.2 Dẫn xuất chứa nitơ
2.2.2.1 Các bài toán liên quan đến phản ứng cháy của dẫn xuất chứa nitơ
2.2.2.2 Các bài toán liên quan đến phản ứng đặc trưng của dẫn xuất chứa nitơ
2.3 Lựa chọn và sử dụng bài toán hóa học trong dạy học hóa học
2.3.1 Sử dụng bài toán hóa học trong việc hình thành kiến thức mới
Ví dụ Khi dạy bài Amino Axit để hình thành kiến thức mới về tính chất hóa học của
amino axit dựa trên những kiến thức cũ đã học về axit cacboxylic và amin, giáo viên có thể sử dụng bài toán sau trước khi bắt đầu bài giảng
Cho 0,02 mol hợp chất hữu cơ X có CTTQ là R(NH 2 ) x (COOH) y tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4% Công thức của X là
A (H 2 N) 2 C 3 H 5 COOH B H 2 NC 2 H 3 (COOH) 2
C H 2 NC 3 H 6 COOH D H 2 NC 3 H 5 (COOH) 2
HS vận dụng tính chất của nhóm chức – COOH tác dụng với NaOH, tính chất của nhóm chức - NH2 tác dụng với dung dịch HCl để giải toán dựa theo phương pháp chung giải
Trang 10bài toán hóa học đã hướng dẫn Sau khi giải xong bài toán này HS sẽ kết luận được tính chất hóa học của các Amino Axit đó là tính lưỡng tính, đó là kiến thức mới về hợp chất sắp nghiên cứu
2.3.2 Sử dụng bài toán hóa học để vận dụng, củng cố kiến thức kĩ năng
Ví dụ: Luyện tập về tính chất của Ankan và xicloankan
Để giúp học sinh hiểu và nắm vững các kiến thức về cấu trúc, danh pháp và tính chất hóa học của hiđrocacbon no, giáo viên có thể sử dụng các bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ đã biên soạn ở dạng: phản ứng đốt cháy Ankan và xicloankan; phản ứng thế halogen vào hiđrocacbon no; phản ứng nhiệt phân, phản ứng crackinh ở các mức độ nhận thức khác nhau
2.3.3 Sử dụng bài toán hóa học nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ vận dụng kiến thức của học sinh
Chúng tôi xây dựng một số bài kiểm tra viết 15 phút và 1 tiết sử dụng các bài toán đã biên soạn ở trên Cụ thể như sau:
2 đề kiểm tra 15 phút và 1 đề kiểm tra 45 phút ở phụ lục 2
Các câu hỏi được xây dựng theo các mức độ: Mức độ biết; Mức độ hiểu; Mức độ vận dụng ; Mức độ vận dụng sáng tạo
GV có thể sử dụng các bài kiểm tra này để đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh Qua kết quả kiểm tra, GV chỉ ra cho học sinh các thiếu sót, lỗ hổng trong kiến thức đồng thời
có kế hoạch bổ sung trong quá trình dạy học
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
3.1.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm ( TNSP)
- Thực nghiệm sư phạm nhằm khẳng định mục đích nghiên cứu của đề tài là thiết thực, khả thi, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học của học sinh THPT
- Đối chiếu kết quả của lớp TN với kết quả của lớp ĐC để đánh giá khả năng áp dụng những phương pháp đã đề xuất vào quá trình dạy học hóa học
3.1.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
- Lựa chọn nội dung và địa bàn thực nghiệm sư phạm
- Soạn thảo các giáo án giờ dạy, các đề kiểm tra theo nội dung của đề tài
- Chấm điểm kiểm tra thu thập số liệu và phân tích kết quả của TNSP
- Đánh giá hiệu quả của đề tài qua việc sử dụng hệ thống các bài tập và phương pháp giải ở Chương 8: Dẫn xuất halogen – ancol – phenol (SGK Hóa học nâng cao lớp 11)