Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá chất lượng, tính hiệu quả Thực tiễn dạy học hóa học ở trường phổ thông, bài toán hóa học giữ vai trò rất quan trọng vừa là nội dung vừa là phương pháp d
Trang 1Phương pháp giải các bài toán hóa học vô cơ
lớp 12 trung học phổ thông Methods to solve inorganic chemical problem in grade 12 high school
Lương Thị Bình
Trường Đại học Giáo dục Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận & Phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS Vũ Ngọc Ban
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Khái quát tình hình giải toán hóa học của học sinh phổ thông; Hứng thú của
học sinh khi học phương pháp giải các bài toán hóa học vô cơ lớp 12 Xây dựng phương pháp chung giải toán hóa học vô cơ Xây dựng hệ thống các bài toán hóa học
vô cơ lớp 12 Điều tra: Phát phiếu điều tra về hứng thú của học sinh với phương pháp giải toán hóa vô cơ Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá chất lượng, tính hiệu quả
Thực tiễn dạy học hóa học ở trường phổ thông, bài toán hóa học giữ vai trò rất quan trọng vừa
là nội dung vừa là phương pháp dạy học hiệu quả, nó không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức mà còn mang lại niềm vui trong quá trình giải các bài toán hóa
Hiện nay hình thức kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan đang được triển khai thực hiện thì số sách viết về giải toán hóa học được tăng lên đáng kể Các sách đều có một kết cấu giống nhau là chia thành nhiều cách giải đó là các cách áp dụng các định luật trong hóa học như định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích, định luật bảo toàn nguyên tố, định luật bảo toàn electron , phương pháp tăng giảm khối lượng, phương pháp trung bình, phương pháp đường chéo, phương pháp qui đổi Nhiều phương pháp được đưa ra gây khó khăn cho người đọc nhất là các em học sinh
Trang 2Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng việc giải bài toán có thể thực hiện theo một phương pháp chung là dựa vào quan hệ số mol của các chất phản ứng và dựa vào các công thức chuyển đổi giữa các đại lượng như thể tích, khối lượng, nồng độ, số mol Quan hệ giữa số mol các chất phản ứng có thể dễ dàng được thiết lập khi đã viết được phương trình phản ứng, hoặc sơ đồ chuyển hóa
Hóa học phổ thông bao gồm hai loại chính đó là hóa học vô cơ và hóa học hữu cơ Trong đó, mỗi loại có dạng bài tập khác nhau Về cá nhân tôi, tôi nhận thấy các bài toán hóa
vô cơ rất phong phú và thú vị Đặc biệt là phần hóa vô cơ lớp 12, một mảng kiến thức rất quan trọng đối với các em học sinh trong các kì thi tuyển sinh
Vì những lí do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Phương pháp giải các bài
toán hóa học vô cơ lớp 12 trung học phổ thông „
2 Lịch sử nghiên cứu
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất phương pháp chung giải các bài toán hóa học, giúp học sinh thống nhất một cách giải áp dụng cho hầu hết các bài toán hóa vô cơ
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đề ra như sau:
- Nghiên cứu, tổng hợp tài liệu: Đọc , tìm hiểu, phân tích, tổng hợp
- Quan sát :
+ Tình hình giải toán hóa học của học sinh phổ thông
+ Hứng thú của học sinh khi học phương pháp giải các bài toán hóa học vô cơ lớp 12
- Xây dựng phương pháp chung giải toán hóa học vô cơ
- Xây dựng hệ thống các bài toán hóa học vô cơ lớp 12
- Điều tra: Phát phiếu điều tra về hứng thú của học sinh với phương pháp giải toán hóa
Trang 3Lựa chọn và sử dụng phương pháp chung giải bài tập hóa học THPT như thế nào để học sinh có thể áp dụng giải được dễ dàng hầu hết các bài toán hóa vô cơ ?
7 Giả thuyết nghiên cứu
Khả năng ứng dụng phương pháp chung giải các bài toán hóa học vô cơ ở trường THPT là rất khả quan Với phương pháp này học sinh có áp dụng để giải được dễ dàng hầu hết các bài toán hóa vô cơ Mặt khác khi học sinh và giáo viên thống nhất phương pháp giải thì công việc giảng dạy sẽ thuận lợi hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học phổ thông
8 Phương pháp chứng minh luận điểm
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
- Phương pháp thu thập và xây dựng các nguồn tài liệu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết các nguồn tài liệu thu được
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Quan sát, điều tra thực trạng việc giải bài tập hóa học nói chung và hóa học vô cơ nói riêng
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm và phương pháp thống kê toán học
trong khoa học giáo dục để đánh giá chất lượng, tính khả thi của đề tài
9 Đóng góp mới của đề tài
Đưa ra một phương pháp chung giải bài toán hóa học đơn giản, dễ sử dụng đối với học sinh THPT
Chương 1: BÀI TẬP HÓA HỌC VÀ BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ
1.1.Bài tập hóa học
1.1.1.Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học
Bài tập hóa học có những ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ trí dục, đức dục và giáo dục kỹ thuật tổng hợp Sử dụng bài tập để luyện tập là một biện pháp hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học
a.Tác dụng trí dục
b.Tác dụng đức dục
c Tác dụng giáo dục kỹ thuật tổng hợp
1.1.2.Phân loại Bài tập hóa học
Hiện nay ở phổ thông bài tập hóa học phân ra các dạng như: tự luận, trắc nghiệm và thực nghiệm
Trang 4Tùy theo tính chất của các dạng bài tập mà người ta còn chia thành bài tập định tính (không có tính chất tính toán), bài tập định lượng (có tính toán) và bài tập hỗn hợp (có sự kết hợp giữa định tính và định lượng)
Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến các bài tập tính toán định lượng hay các bài toán hóa học
1.1.3 Xu hướng phát triển của bài tập hóa học trong giai đoạn hiện nay
Như vậy xu hướng phát triển của bài tập hóa học hiện nay hướng đến rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, phát triển khả năng tư duy hóa học cho học sinh ở các mặt: lí thuyết, thực hành và ứng dụng Những bài tập có tính chất học thuộc trong các câu hỏi lí thuyết sẽ giảm dần mà được thay bằng các câu hỏi đòi hỏi sự tư duy, tìm tòi, sáng tạo
1.1.4 Bài toán hóa học và phương pháp giải bài toán hóa học của học sinh THPT hiện nay
Bài toán hóa học ( BTHH ) là dạng bài tập rất phổ biến và quan trọng trong quá trình
dạy cũng như học hóa học Việc giải các BTHH làm cho học sinh nắm vững không chỉ mặt định tính mà cả mặt định lượng của bài tập hóa học
Phương pháp giải toán hóa học của học sinh THPT hiện nay
Với bài toán hóa học vô cơ học sinh còn gặp một khó khăn lớn là nhiều trường hợp
- Không viết được phương trình phản ứng
- Không tìm được phương pháp giải phù hợp
- Không biết cách trình bày hợp lí và logic việc giải các bài tập.v.v
Trong đó lúng túng nhất là không tìm được phương pháp giải bài tập
Như vậy nghiên cứu đưa ra một phương pháp chung giải BTHH đơn giản và dễ sử dụng đối với học sinh THPT là một nhiệm vụ rất cần thiết Mục đích của luận văn này là nhằm đóng góp một phần vào giải quyết nhiệm vụ nêu trên
1.2 Bài toán hóa học vô cơ
Để giải các BTHH, trước hết cần phân tích nội dung của bài toán và biểu thị nội dung
đó bằng các phương trình hóa học Khi đã viết và cân bằng được các phương trình hóa học, dễ dàng thiết lập được quan hệ giữa số mol của các chất tham gia hay hình thành sau phản ứng, nhờ đó tính được số mol của “các chất cần tính toán” khi biết số mol của “ các chất đã cho trước số liệu” Tuy nhiên, trong BTHH các số liệu cho trước cũng như các đại lượng cần tính toán thường không phải là số mol mà là các đại lượng khác như khối lượng, thể tích, nồng độ… của chất và mục đích của bài toán hóa học cũng không phải là xác định số mol của “các chất cần tính toán” mà là xác định khối lượng, thể tích, nồng độ, …của các chất đó.Như vậy
để giải các bài toán hóa học, ngoài quan hệ giữa số mol của các chất phản ứng, còn cần phải
Trang 5dựa vào một số công thức chuyển đổi khối lượng, thể tích, nồng độ, v.v… của chất ra số mol chất và ngược lại
1 2.1 Những công thức cần thiết khi giải toán hóa học
Bốn công thức trên chỉ áp dụng để tính được các đại lượng của 1 chất Với hỗn hợp các công thức hoàn toàn tương tự Giả sử hỗn hợp gồm 2 chất có khối lượng là m1, m2 có khối lượng mol là M1, M2 và số mol là n1, n2 thì ta có:
Trang 6Như vậy ta nhận thấy các BTHH hầu hết có thể giải được theo một phương pháp
chung đó là dựa vào mối quan hệ về số mol các chất phản ứng và một số công thức biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng: khối lượng, thể tích, nồng độ với số mol chất Điều này sẽ
được thể hiện rõ ràng hơn ở phần tiếp theo
1.2.3 Phương pháp chung giải toán hóa học
Dựa vào số lượng các chất tham gia vào bài toán ta chia BTHH thành 2 loại là bài toán
“hỗn hợp” và “không hỗn hợp”
- Bài toán “không hỗn hợp” là loại bài toán liên quan đến phản ứng của 1 chất qua một giai đoạn hay 1 dãy biến hóa
- Bài toán “hỗn hợp” là loại bài toán liên quan đến phản ứng của hỗn hợp chất
1.2.3.1 Loại bài toán “không” hỗn hợp
Phương pháp chung là: Lập biểu thức tính đại lượng mà bài toán yêu cầu rồi dựa
vào quan hệ số mol của “chất cần tính toán” với số mol của “chất có số liệu cho trước” trong PTHH và dựa vào các công thức để giải
1.2.3.2 Loại bài toán hỗn hợp
Phưong pháp giải loại bài toán này là: Đặt ẩn số, lập hệ phương trình và giải hệ
phương trình để tìm ra các yêu cầu bài toán
1 Nhiều bài toán hỗn hợp có số phương trình lập được ít hơn số ẩn Trong trường
hợp này để giải hệ các phương trình vô định có 2 phương pháp chính, đó là:
a Giải hệ kết hợp biện luận dựa vào các điều kiện của ẩn số
b Giải hệ dựa vào việc tính khối lượng mol trung bình của hỗn hợp
2 Với các bài toán hỗn hợp của các chất cùng loại có các phản ứng xảy ra tương tự nhau, hiệu suất như nhau… thì có thể thay thể hỗn hợp bằng một chất có công thức chung
gọi là công thức phân tử trung bình để giải
Như vậy bài toán hỗn hợp hay không hỗn hợp tuy cách giải có những điểm khác nhau
nhưng chúng đều thống nhất ở chỗ là đều dựa vào mối quan hệ về số mol các chất phản
ứng và dựa vào công thức biểu thị quan hệ giữa số mol chất với khối lượng, thể tích, nồng độ, … của chất để giải Đó chính là nội dung của phương pháp chung giải BTHH
Trang 7Ngoài việc áp dụng phương pháp chung giải các BTHH THPT, học sinh cần kết hợp,
vận dụng hợp lí các định luật sẵn có trong hóa học như : định luật bảo toàn khối lượng, định
luật bảo toàn electron, định luật bảo toàn nguyên tố, định luật bảo toàn điện tích, phương trình ion thu gọn để giải nhanh các BTHH
1.3 Áp dụng các định luật bảo toàn trong hóa học để giải nhanh các bài toán hóa học
1.3.1 Định luật bảo toàn khối lượng
Nội dung định luật “Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất tạo thành sau phản ứng”
1.3.2 Định luật bảo toàn nguyên tố
Nội dung định luật “Trong các phản ứng hóa học, các nguyên tố luôn được bảo toàn nghĩa là tổng số mol nguyên tử của một nguyên tố bất kì trước và sau phản ứng luôn bằng nhau”
Phương pháp này thường áp dụng cho các bài toán xảy ra nhiều phản ứng và để giải nhanh ta chỉ cần thiết lập sơ đồ mối quan hệ giữa các chất
1.3.3 Định luật bảo toàn điện tích
Nội dung định luật: Trong dung dịch luôn trung hòa về điện nghĩa là “ Tổng số mol điện
tích dương của các cation luôn bằng tổng số mol điện tích âm của các anion”
Phương pháp này thường áp dụng cho các bài toán về chất điện li Dựa vào mối quan
hệ giữa các ion trong dung dịch ta xác định được các đại lượng theo yêu cầu của bài
1.3.4 Định luật bảo toàn số mol electron
Nội dung định luật: Trong quá trình phản ứng, có nhiều chất ôxi hóa và chất khử thì “
tổng số mol electron mà chất khử nhường bằng tổng số mol electron mà chất ôxi hóa nhận”
Khi áp dụng phương pháp này cần phải nhận định đúng trạng thái đầu và cuối của các chất ôxi hóa và chất khử, nhiều khi không cần quan tâm đến cân bằng ptpư
1.3.5 Áp dụng phương trình ion thu gọn
Trong bài toán có nhiều phản ứng xảy ra cùng bản chất như phản ứng trung hòa, phản ứng trao đổi… ta nên dùng phương trình ion thu gọn để mô tả bản chất phản ứng đồng thời giúp giải toán gọn và nhanh hơn
Trang 83- Kết hợp phương pháp chung với các định luật bảo toàn trong hóa học để giải nhanh các bài toán hóa học
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Các chú ý khi giải bài toán hóa học vô cơ
Phương pháp chung giải bài toán hóa học, THPT trình bày ở trên áp dụng chung cho các bài toán hóa học vô cơ cũng như hữu cơ Tuy nhiên với các bài toán hóa học vô cơ học sinh thường gặp khó khăn và cần chú ý hơn những vấn đề sau:
1 Phải viết đúng các chương trình phản ứng xảy ra
3 Đối với một số bài toán có các phản ứng xảy ra phức tạp hoặc theo nhiều khả năng khác nhau ( thí dụ bài toán cho hỗn hợp các kim loại tác dụng với một dung dịch muối, chưa biết nồng độ v.v ) hoặc các bài toán mà số dữ kiện cho trước tương đối ít thì phải giải kết hợp biện luận hoặc chú ý vận dụng thêm các định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn số mol electron Với bài toán hỗn hợp kim loại tác dụng với H 2 SO 4 đặc hoặc với HNO 3 tạo ra nhiều sản phẩm khí thì việc viết và cân bằng các phản ứng mất khá nhiều thời gian Trường hợp này nên sử dụng định luật bảo toàn số mol electron để
giải
Phân loại và phương pháp giải các bài toán hóa học vô cơ lớp 12 trung học phổ thông
Giới thiệu chương trình hóa học vô cơ lớp 12 ( chương trình nâng cao)
2.1.Phân loại các bài toán hóa học vô cơ lớp 12
Các cơ sở phân loại bài tập hóa học
Tính chất hóa học của kim loại
Trang 9Các kim loại ( Na, Ca, Al, Fe ) đều có tính khử nghĩa là đều nhường electron trong quá trình phản ứng để thành các ion dương Tính khử đó thể hiện ở các phản ứng của kim loại với phi kim, với axit, với nước, với dung dịch muối hoặc oxit của kim loại yếu hơn vơi mức
độ giảm dần từ Na Ca Al Fe
Kim loại tác dụng với phi kim ( Cl 2 , O 2 , S, )
Phi kim tác dụng với Na, Ca dễ dàng; tác dụng với Al ở dạng bột, to; tác dụng với Fe ở dạng bột, to
cao
Kim loại tác dụng với axit
+ Kim loại tác dụng H2SO4 loãng Muối + H2
+ Kim loại tác dụng với H2SO4 đặc, HNO3 ( loãng, đặc). Muối(số oxi hóa cao nhất của kim loại) + sản phẩm của N hoặc S + H2O
Kim loại tác dụng với nước
Các kim loại kiềm, kiềm thổ phản ứng mạnh với nước
2Na + 2H2O 2NaOH + H2
Ca + 2H2O Ca(OH)2 + H2
Kim loại tác dụng với dung dịch muối hoặc oxit của kim loại yếu hơn
Ví dụ : Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
2Al + Fe2O3
o
t
Al2O3 + 2Fe
Chú y : Na, Ca và các kim loại phản ứng mạnh với nước, khi phản ứng với dung dịch muối
của kim loại yếu hơn sẽ phản ứng trước với nước
Riêng Al ( và một số kim loại như Zn, Cr, ) còn phản ứng với dung dịch kiềm
2 Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + H2
( Zn + 2NaOH + H2O Na2ZnO2 + H2 )
Tính chất hóa học của các hợp chất kim loại
Hợp chất của kim loại bao gồm các oxit, các bazơ và các muối của kim loại Trong chương trình hóa vô cơ lớp 12, một số phản ứng quan trọng của các hợp chất kim loại được đề cập nhiều trong sách giáo khoa cũng như trong sách tham khảo đó là:
Các phản ứng của hiđroxit kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ với CO 2 , SO 2
Phản ứng của muối cacbonat ( CO 3 2- , HCO 3 - ) với dung dịch axit và của HCO 3 - với dung dịch kiềm
Phản ứng thể hiện lưỡng tính của Al 2 O 3 , Al( OH) 3 , Zn(OH) 2
Phản ứng của oxit kim loại với các chất khử như Al, CO, H 2 ( phản ứng nhiệt luyện.)
Trang 10 Phản ứng điện phân, nhiệt phân muối kim loại
2.2 Bài toán về phản ứng của kim loại
2.2.1 Bài toán về kim loại tác dụng với phi kim
1 Kim loại trừ ( Au, Pt ) tác dụng với oxi tạo oxit
a, Một số oxit thể hiện tính khử khi gặp chất oxi hóa mạnh như HNO3, H2SO4 đặc ( FeO, Fe3O4 )
b, Các oxit tác dụng với axit thông thường như HCl, H2SO4 loãng:
2 Kim loại trừ ( Au, Pt ) tác dụng với halogen tạo muối halogenua
- Với các kim loại đa hóa trị như Fe, Cr, Cu thì halogen X2 sẽ oxi hóa lên số oxi hóa cao nhất ( Fe Fe3+; Cr Cr3+; CuCu2+ )
3 Kim loại trừ ( Au, Pt ) tác dụng với lưu huỳnh tạo muối sunfua
Các phương pháp thường dùng để giải nhanh các bài toán loại này là phương pháp bảo toàn số mol e, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng v.v
2.2.2 Bài toán về kim loại tác dụng với axit
1 Kim loại + HCl , H 2 SO 4 loãng
(Những axit oxi hoá do cation H+)
Hoặc: mmuối = mKl + mgốc axit
c, Nếu bài toán cho một hỗn hợp kim loại tác dụng với một axit thì kim loại nào có tính khử mạnh hơn sẽ ưu tiên phản ứng trước Nếu bài toán cho một kim loại tác dụng với hỗn
Trang 11hợp axit(HCl,H2SO4 loãng) thì tính:
2 4
2
HCl H SO H
n n n rồi viết phương trình phản ứng dưới dạng ion để giải
2 Kim loại + HNO 3 , H 2 SO 4 đặc
(axit oxi hoá do anion gốc axit)
Kim loại + HNO5 3
muối + các hợpchất của N + H2O (
(đặc) muối + các hợp chất của S + H2O (
c, Nếu kim loại tan trong nước (kim loại kiềm, Ba, Ca ) thì cần lưu ý đến trường hợp nếu axit thiếu thì ngoài phản ứng giữa kim loại và axit(xảy ra trước) còn có phản ứng của kim loại dư với nước trong dung dịch
d, Nếu bài toán cho kim loại Fe tác dụng với HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nóng mà axit thiếu thì ngoài phản ứng Fe tác dụng với axit còn phản ứng giữa Fe với muối sắt (II) tạo ra muối sắt (III)
d, Nếu bài toán đòi hỏi xác định khối lượng muối tạo thành thì sử dụng hệ thức (1) hoặc (2)
3 Kim loại + HNO 3 hoặc muối nitrat(NO3)trong môi trường axit mạnh
Dạng bài thường gặp là cho kim loại(ví dụ Cu, Fe ) tác dụng với dung dịch hỗn hợp như HNO3 + H2SO4 loãng: HNO3 + HCl; KNO3 + H2SO4 loãng; KNO3 +HCl v.v
Khi đó cần viết phương trình phản ứng dạng ion rút gọn để giải:
Trang 12Ví dụ: 3Cu + 8H+
+ NO3- 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
Fe + 4H+ + NO3- Fe3+ + NO + 2H2O
2.2.3 Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối
Kim loại hoạt động (A) có thể khử được ion kim loại kém hoạt động hơn(Bn+
) trong dung dịch muối thành kim loại tự do(B)
- Nếu mA(tan) < mB(bám) có: mtăng = mdung dịch giảm = mB(bám)- mA(tan)
- Nếu mA(tan) > mB(bám) có: mgiảm = mdung dịch tăng = mB(tan)- mA(bám)
b, Khi cho các kim loại mạnh(Na, K, Ca )vào dung dịch muối, thì trước hết kim loại
đó sẽ phản ứng với H2O tạo H2 và kiềm, sau đó có thể xảy ra phản ứng trao đổi giữa kiềm và muối(nếu tạo được kết tủa, hoặc khí , hoặc chất điện li yếu)
c, Trường hợp nhiều kim loại tác dụng với dung dịch muối thì phản ứng xảy ra theo thứ tự ưu tiên: kim loại có tính khử mạnh nhất ưu tiên phản ứng với muối của kim loại có tính ôxi hoá mạnh nhất (theo dãy điện hoá)
2.2.4 Bài toán kim loại tác dụng với nước và dung dịch kiềm
a, Chỉ có kim loại kiềm, kiềm thổ : Ca, Ba, Sr tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
Tổng quát: 2M + 2nHOH 2Mn+ + 2nOH- + nH2
b, Chỉ có Be, Zn, Pb, Al, Cr mới tan trong dung dịch kiềm
Tổng quát: 2M + 2nHOH 2Mn+ + 2nOH- + nH2
c, Khi bài toán cho hỗn hợp kim loại kiềm M (kim loại kiềm hoặc thổ: Ca, Ba ) và Al(hoặc Zn ) vào nước thì:
- Trước hết: 2M + 2nH2O 2M(OH)n Khi đó Al(hoặc Zn ) có thể tan hết hay tan một phần (tuỳ theo nOH nAl hoặc nOH nAl ) Nếu chưa biết nOH vànAl thì phải xét 2 trường hợp
+ Trường hợp OH dư Al tan hết
+ Trường hợp OHthiếu Al chỉ tan một phần
d, Khi cho M(kim loại kiềm hoặc kiềm thổ: Ca, Ba ) vào dung dịch axit(HCl,H2SO4
loãng) thì do H ax HH
2O nên đầu tiên chúng phản ứng với axit.Nếu axit hết mà M
còn dư thì chúng tiếp tục phản ứng với H2O tạo kiềm