Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
412,33 KB
Nội dung
CơsởkhoahọcpháttriểnTrungtâmGiáo
dục thườngxuyênởcáctỉnhĐồngbằng
Sông CửuLong
Lê Minh Thiên
Trường Đại họcGiáodục
Luận án Tiến sĩ ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 62 14 05 01
Người hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Ngọc Hải; TS. Nguyễn Quốc Chí
Năm bảo vệ: 2011
Abtract: Nghiên cứucơsở lý luận về pháttriểnTrungtâmgiáodụcthường
xuyên (GDTX). Khảo sát, đánh giá thực trạng pháttriểnTrungtâm GDTX ở
đồng bằngsôngCửuLong (ĐBSCL): bộ máy quản lý điều hành; quản lý
người học; quản lý chương trình giáodụcthường xuyên; quản lý các phương
thức học; Đề xuất các giải pháp pháttriểnTrungtâm GDTX ở ĐBSCL:
quy hoạch mạng lưới pháttriểnTrungtâmgiáodụcthường xuyên; hoàn
thiện các chính sách và văn bản pháp lý địa phương nhằm pháttriểncác
Trung tâmgiáodụcthường xuyên; đào tạo, bồi dưỡng pháttriển đội ngũ
giáo viên cơ hữu và cán bộ quản lý Trungtâmgiáodụcthường xuyên; đầu
tư đồng bộ cơsở vật chất và hiện đại hóa phương tiện dạy học; đẩy mạnh xã
hội hóa giáodục trong pháttriểnTrungtâmgiáodụcthường xuyên; Gắn
phát triểnTrungtâmgiáodụcthườngxuyên với nhu cầu người học và thị
trường lao độngởđồngbằngsôngCửu Long. Tiến hành thử nghiệm nhằm
minh chứng cho tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp.
Keywords: Giáodụcthường xuyên; Quản lý giáo dục; ĐồngbằngsôngCửu
Long
Content
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về mặt lý luận
Giáo dụcthườngxuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt
đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên
môn nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và
thích nghi với đời sống xã hội.
Giáo dụcthườngxuyêncó vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu thay đổi công nghệ trong sản xuất và đời sống. Sự
thay đổi này đòi hỏi người lao động luôn phải học tập, không ngừng nâng cao trình độ
tay nghề, cập nhật kiến thức và thay đổi nghề nghiệp theo yêu cầu xã hội.
1.2. Về mặt thực tiễn
Đồng bằngSôngCửuLong với dân số trên 17 triệu người. Sau hơn 30 năm đất
nước được giải phóng, ngành giáodục và đào tạo của vùng đã đạt những thành tựu
quan trọng. Quy mô giáodục được mở rộng, các hình thức giáodục được đa dạng
hóa, chất lượng giáodụccó những chuyển biến tích cực, trình độ dân trí được nâng
cao… Tuy nhiên còn rất nhiều nhu cầu học tập của người dân nhất là thanh thiếu niên
không có điều kiện học tập trong các trường lớp chính quy, tập trungởcác vùng nông
thôn làm ảnh hưởng không ít đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Rõ ràng chỉ riêng hệ thống giáodục nhà trường
chính quy thì không đủ giải quyết vấn đề này.
Trong bối cảnh mới, khi các trường BTVH đơn chức năng không còn đáp ứng
được sự pháttriển của đất nước. Ngày nay để giải quyết nhu cầu của cuộc sống người
dân ở vùng sông nước ĐBSCL về nhu cầu học tập thường xuyên, nhu cầu nâng cao kỹ
năng sống, nhu cầu học tập suốt đời… Để đáp ứng được nhu cầu trên chỉ có con
đường phù hợp nhất là việc pháttriểncácTrungtâm GDTX ởcác tỉnh, huyện của
vùng ĐBSCL để đáp ứng nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế - xã hội, tạo điều kiện
thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời, hướng tới một XHHT là tất yếu
khách quan. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Cơ sởkhoahọcpháttriển
Trung tâm GDTX ởcáctỉnhđồngbằngSôngCửu Long”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp pháttriểnTrungtâm GDTX ở ĐBSCL.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Sự pháttriển GDTX và Trungtâm GDTX.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng và pháttriểnTrungtâm GDTX ở ĐBSCL.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoahọc
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
1. Dựa vào cơsở lý luận nào để pháttriểnTrungtâm GDTX.
2. Những thách thức và cơ hội để pháttriểnTrungtâm GDTX trong bối cảnh
hiện nay.
3. Những hạn chế và bất cập trong thực tiễn hoạt động của TTGDTX ở ĐBSCL.
4. Giải pháp nào để có thể pháttriển TTGDTX ở ĐBSCL.
4.2. Giả thuyết khoahọc
Trung tâm GDTX là một thiết chế giáodục đặc thù cótầm quan trọng trong đào
tạo nhân lực phục vụ pháttriển kinh tế - xã hội và trong tiến trình xây dựng XHHT ở
địa phương. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của cácTrungtâm GDTX và nhất là
khắc phục những bất cập hiện nay của cácTrungtâm này về mạng lưới phát triển, về
quản lý chất lượng đào tạo… Vì vậy đề tài trên cơsở nghiên cứu lý luận, phân tích
thực trạng định hướng phát triển… Để đề xuất các giải pháp xây dựng, pháttriển
Trung tâm GDTX ở ĐBSCL sao cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu họcthường
xuyên, học liên tục và học suốt đời của mọi người dân nhằm tạo điều kiện cho mọi
người lao độngcó kiến thức để có thu nhập cao hơn và có cuộc sống ngày một hạnh
phúc hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứucơsở lý luận về pháttriểnTrungtâm GDTX.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng pháttriểnTrungtâm GDTX ở ĐBSCL.
5.3. Đề xuất các giải pháp pháttriểnTrungtâm GDTX ở ĐBSCL.
Tiến hành thử nghiệm nhằm minh chứng cho tính khả thi và hiệu quả của các
giải pháp.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài được giới hạn ở việc nghiên cứucơsởkhoahọcpháttriểncácTrungtâm
GDTX ởcáctỉnh ĐBSCL.
Việc khảo sát đánh giá thực trạng pháttriểnTrungtâm GDTX được tiến hành ở
Thành phố Cần Thơ và cáctỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng,
Tiền Giang.
Tổ chức thử nghiệm các giải pháp quy hoạch mạng lưới pháttriểnTrungtâm
GDTX tại Long An.
Các số liệu được thu thập xử lý và sử dụng từ năm 2005 đến năm 2008.
7. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp nghiên
cứu thực tiễn, tổng hợp phân tích tài liệu, tổng kết kinh nghiệm. Phương pháp thử nghiệm
giáo dục và phương pháp chuyên gia. Thống kê và xử lý kết quả nghiên cứu.
8. Luận điểm bảo vệ
- Xây dựng pháttriểnTrungtâm GDTX là cách làm chủ động, sáng tạo phù
hợp với bối cảnh hiện nay ở nước ta trong đổi mới giáodục góp phần thực hiện sự
nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Hệ thống Trungtâm GDTX tuy mới hình thành ở ĐBSCL trong những năm đổi
mới, song nó đã tự khẳng định được vị trí quan trọng trong hoạt độnggiáodục và
đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời, xây
dựng XHHT.
- Tạo điều kiện cho mọi người dân được học tập thuận lợi nhằm nâng cao trình
độ học vấn, nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầu người học là hướng phát
triển đúng đắn, bền vững và có hiệu quả của các TTGDTX.
- Xây dựng TTGDTX ở ĐBSCL cùng với quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đa
dạng hóa ngành, nghề đào tạo gắn với pháttriển KT-XH là xu thế pháttriển tất yếu
của hệ thống TTGDTX ở ĐBSCL.
9. Những đóng góp mới của luận án
9.1. Góp phần pháttriển những vấn đề lý luận về xây dựng pháttriển TTGDTX
trong xây dựng XHHT. Pháttriển quan điểm xây dựng TTGDTX gắn với nhu cầu của
người dân và yêu cầu xã hội.
9.2. Khảo sát, tổng hợp, phân tích và đánh giá được thực tiễn pháttriển
TTGDTX ở ĐBSCL. Xác định được những điểm mạnh, những bất cập, những cơ hội
và thách thức về hoạt động và pháttriển TTGDTX. Đồng thời xác định được những
nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến sự pháttriển TTGDTX ở ĐBSCL.
9.3. Đề xuất được các giải pháp pháttriển và quản lý TTGDTX ở ĐBSCL theo
hướng đáp ứng nhu cầu của cộng đồng dân cư địa phương, của người học và phù hợp
với sự pháttriển KT-XH trong tiến trình CNH, HĐH đất nước.
10. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị; danh mục tài liệu tham khảo;
phụ lục; các công trình đã công bố của tác giả, luận án có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơsở lý luận về pháttriển TTGDTX.
Chương 2: Thực tiễn pháttriển TTGDTX ở ĐBSCL.
Chương 3: Các giải pháp pháttriển TTGDTX ởcáctỉnh ĐBSCL.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁTTRIỂNTRUNGTÂM GDTX
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Ở nước ngoài
Năm 1990 UNESCO tổ chức Hội nghị giáodục toàn thế giới lần 1 ra tuyên bố
Jomtien về “Giáo dục cho mọi người”. Năm 1997 UNESCO tổ chức Hội nghị quốc tế
về giáodục người lớn tại Thành phố Hamburg. Hội nghị xác định giáodục người lớn
phải trở thành không những là quyền lợi học tập của mọi người mà còn là chìa khóa
mở cửa vào thế kỷ XXI. Năm 2000, các quốc gia trên thế giới cam kết thực hiện
“Khung hành động Dakar về giáodục cho mọi người”. Với những mô hình xây dựng
XHHT ở phương đông, chúng ta có thể tiếp cận kinh nghiệm ởcác nước Nhật Bản,
Thái Lan, Hàn Quốc.
1.1.2. Ở trong nước
Năm 1905 với chủ trương Duy tân của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh với
sáng kiến mở trường và các nhà nho yêu nước đã quyết định mở trường Đông Kinh
Nghĩa Thục. Trường đề cao “Thực học, thực nghiệp”, mục đích học tập là “Học để
làm người dân”.
Tiếp theo Đảng cộng sản Việt Nam và người sáng lập là Nguyễn Ái Quốc - Hồ
Chí Minh đã chủ trương xây dựng các phong trào học tập cho quần chúng lao động.
Từ các lớp học công nông Xô Viết Nghệ Tĩnh đến các lớp BTVH, cáckhóa bồi dưỡng
nghiệp vụ, các tổ chức GDKCQ và nay gọi là GDTX.
Liên tục trong những năm 1980 – 1990 GDTX pháttriển qua các loại hình Trường
BTVH đơn chức năng, Trường BTVH đa chức năng và đến năm 1993 Bộ GD- ĐT đã yêu
cầu các địa phương đẩy mạnh việc xây dựng cácTrungtâm GDTX.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Pháttriển
Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Vận dụng khái niệm nêu trên, pháttriển TTGDTX được sử dụng trong luận án
là một khái niệm tổng hợp gồm ba phương diện cơ bản: Tăng về quy mô số lượng, cải
thiện về cơ cấu và nâng cao chất lượng.
1.2.2. Giáodụcthườngxuyên
Giáo dụcthườngxuyên là loại hình giáodục giúp cho mọi người vừa làm, vừa
học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách mở rộng hiểu biết, nâng
cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm
việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với xã hội.
1.2.3. Trungtâm GDTX
Trung tâm GDTX là một thiết chế giáodục đặc thù chỉ cóở Việt Nam, là Trung
tâm đa chức năng, có những đặc điểm riêng về mục tiêu, đối tượng, hình thức học,
cách tổ chức điều hành… Cơ cấu Trungtâm GDTX bao gồm: Trungtâm GDTX
quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Trungtâm GDTX tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
1.2.4. Trungtâmhọc tập cộng đồng
Trung tâm HTCĐ là trungtâmhọc tập tự chủ của cộng đồng cấp phường, xã. Có sự
quản lý, hỗ trợ của Nhà nước, đóng góp của nhân dân trong cộng đồng để xây dựng và phát
triển các TTHTCĐ theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm.
1.2.5. Các thuộc tínhcơ bản Trungtâm GDTX
- Pháttriển TTGDTX
Nhà nước có chính sách pháttriển GDTX, thực hiện GDCMN, xây dựng XHHT.
- Quản lý TTGDTX.
Để pháttriển TTGDTX trong bối cảnh mới, để đáp ứng nhu cầu học tập
thường xuyên, học tập suốt đời ngày càng tăng, ngày càng đa dạng của mọi người
dân, việc quản lý TTGDTX cần phải đảm bảo 9 điều kiện quản lý.
1.3. Nội dung pháttriển TTGDTX
1.3.1. Đặc điểm TTGDTX
1.3.1.1. Triết lý GDTX
Triết lý GDTX là học tập suốt đời.
1.3.1.2. Sứ mệnh TTGDTX
Tiếp tục hoàn thiện và pháttriển quy hoạch mạng lưới TTGDTX để đáp ứng
nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời cho tất cả những ai chưa vào hoặc đã rời giáo
dục nhà trường được tiếp tục học tập, được đào tạo lại, được bồi dưỡng ngắn hạn,
định kỳ và thường xuyên, theo các chương trình giáo dục, các chương trình kỹ năng
nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập hoặc
chuyển đổi nghề nghiệp.
1.3.1.3. Chức năng TTGDTX
Trung tâm GDTX thực hiện bốn chức năng: Thay thế, tiếp nối, bổ sung và hoàn
thiện. Trong đó, chức năng bổ sung, hoàn thiện sẽ là chủ yếu.
1.3.1.4. Nhiệm vụ TTGDTX
Tổ chức thực hiện các chương trình GD tương đương với chương trình GDCQ
cùng cấp. Trungtâm GDTX có nhiệm vụ tiếp nối, thay thế hoặc bổ sung và hoàn thiện
cho GDCQ. Đa dạng hóa các mô hình đào tạo, chương trình đào tạo. Nhằm đào tạo,
bồi dưỡng nguồn nhân lực cho địa phương mang lại hiệu quả ngay đổi với người học
và pháttriển KT – XH.
1.3.2. Vị thế TTGDTX
1.3.2.1. Trungtâm GDTX trong hệ thống giáodục quốc dân
Luật Giáodục năm 2005 khẳng định GDTX là bộ phận của cơ cấu hệ thống
giáo dục quốc dân, Trungtâm GDTX giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục,
học suốt đời.
1.3.2.2. Trungtâm GDTX trong xây dựng XHHT
Với mục tiêu giáodục cho mọi người, Trungtâm GDTX đáp ứng nhu cầu học
tập của mọi người dân ngày càng tăng. Đây chính là thách thức và cơ hội để pháttriển
Trung tâm GDTX góp phần tiến hành xây dựng một nền giáodục của dân, do dân và
vì dân trong một XHHT mà mọi người được học suốt đời.
1.3.3. Những yêu cầu cơ bản đối với pháttriểnTrungtâm GDTX
Các chương trình và các hình thức thực hiện giáodục được đa dạng hóa, phong
phú, thuận tiện về địa điểm, linh hoạt về thời gian, dễ dàng trong thủ tục.
Trong bối cảnh mới, Trungtâm GDTX hoạt động theo cơ chế mới không khép
kín để thu hút và cung ứng mọi cơ hội học tập cho mọi người, mọi nhu cầu với mọi
điều kiện khác nhau.
1.4. Những yếu tố tác động đến pháttriểnTrungtâm GDTX
1.4.1. Các yếu tố bên ngoài tác động đến pháttriểnTrungtâm GDTX bao
gồm: Thể chế chính trị; Trình độ pháttriển kinh tế; Sự tiến bộ của khoahọc công
nghệ; Hợp tác giao lưu quốc tế và toàn cầu hóa; Truyền thống văn hóa – giáodục
cộng đồng địa phương.
Sơ đồ 1.1. Các yếu tố bên ngoài tác động đến pháttriểnTrungtâm GDTX
1.4.2. Các yếu tố bên trong tác động đến pháttriểnTrungtâm GDTX bao
gồm: Cơsở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị của Trungtâm GDTX trong những
năm đầu thế kỷ XXI; Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; Quyền tự chủ tài chính
1.5. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về pháttriển GDTX
1.5.1. Chủ trương của Đảng về pháttriểnTrungtâm GDTX
Chủ trương pháttriển GDTX đã được thể hiện trong nhiều văn bản quan trọng
của Đảng từ năm 2000 đến nay. Các Nghị quyết của Đảng ởcác kỳ Đại hội, các kết
Phát triểnTrungtâm GDTX
Trình độ pháttriển kinh tế
Nhu cầu pháttriển nhân lực
Tiến bộ khoahọc và công
nghệ trong sản xuất - dịch vụ
Hợp tác giao lưu
quốc tế và toàn cầu hóa
Truyền thống văn hóa
giáo dục cộng đồng địa phương
luận của các Hội nghị Trung ương và hiện nay là Nghị quyết của Đại hội X của Đảng
chủ trương “Chuyển dần mô hình giáodục hiện nay sang mô hình giáodục mở, mô
hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời…”. Như vậy, giáodục Việt Nam
năm 2020 sẽ là mô hình giáodục mở, mở cho tất cả mọi người, mở trong suốt cuộc
đời.
1.5.2. Các chính sách của Nhà nước về pháttriển TTGDTX
Luật Giáodục 2005 được khẳng định GDTX là một trong hai bộ phận cấu thành
của hệ thống giáodục quốc dân. Đây là cơsở pháp lý có ý nghĩa quan trọng đối với
phát triểnTrungtâm GDTX trong những năm đầu thế kỷ XXI với tư cách là bộ phận
của hệ thống GDTX.
1.6. UNESCO với pháttriểngiáodụcthườngxuyên
Một trong những phát ngôn đầu tiên về quan điểm của UNESCO đối với
GDCMN xuất hiện trong báo cáo của Ủy ban Quốc tế về pháttriểngiáo dục.
Hơn hai thập kỷ sau lại xuất hiện “Học tập: Một kho báu tiềm ẩn”, báo cáo trình
UNESCO của Ủy ban Quốc tế về giáodục cho thế kỷ XXI. Ủy ban này xem vấn đề
giáo dục suốt đời như là việc học tập dựa trên bốn trụ cột: “Học để biết, học để làm,
học để cùng chung sống, học để tồn tại”.
Với cách tiếp cận giáodục này, UNESCO nhấn mạnh vai trò ngày càng quan
trọng của giáodục không chính quy với tư cách là một bộ phận của hệ thống giáodục
các nước.
Tiểu kết chương 1
Chương 2
THỰC TIỄN PHÁTTRIỂNTRUNGTÂM GDTX Ở ĐBSCL
2.1. Thực trạng pháttriểnTrungtâm GDTX ởcáctỉnh ĐBSCL
2.1.1. Đặc điểm KT – XH của vùng ĐBSCL
Thành tựu về KT – XH của ĐBSCL đạt được sau hơn 20 năm đổi mới, đặc
biệt trong giai đoạn 2000 – 2008 là to lớn và rất quan trọng. Kết quả đó không chỉ
khẳng định tính thực tiễn, khoa học, sáng tạo của chủ trương, đường lối chính sách
đổi mới của Đảng, Nhà nước và sức mạnh nội lực của con người ĐBSCL, tạo động
lực thúc đẩy sự pháttriển tiếp theo của toàn vùng trong những thập niên tới. Song,
nếu xem xét một cách khoahọc và toàn diện, chúng ta hoàn toàn cócơsở để nói
rằng, những pháttriển trên chưa mang tính bền vững, chưa tương xứng với tiềm
năng, thế lực và nguồn lực vốn có của vùng, cũng như mỗi địa phương. Bởi lẽ,
chính trong quá trình pháttriển đó, thực tiễn đã bộc lộ những yếu kém, bất cập về
trình độ của nguồn nhân lực cũng như công tác GD-ĐT nguồn nhân lực. Do vậy,
việc phân tích đặc điểm KT – XH của toàn vùng mà chúng tôi đã tiến hành sẽ là cơ
sở quan trọng giúp đề tài luận án định hướng giải pháp quy hoạch mạng lưới phát
triển Trungtâm GDTX nhằm đáp ứng việc đào tạo nguồn nhân lực, và giúp cho
mọi người vừa làm, vừa học, học liên tục, học suốt đời.
2.1.2. Đặc điểm và thực trạng pháttriểnTrungtâm GDTX ởcáctỉnh ĐBSCL
2.1.2.1. Mạng lưới và quy mô pháttriển TTGDTX
Tính đến tháng 12-2007 ĐBSCL có 9/13 Trungtâm GDTX tỉnhso với đơn vị
hành chính trong vùng đạt tỷ lệ 69,2%, 83/121 Trungtâm GDTX huyện (trong đó có
nhiều trường BTVH, Trường THPT có dạy BTVH và Trường BTVH Pali dành cho
dân tộc Khmer) so với đơn vị hành chính huyện đạt tỷ lệ 68,5%.
Nếu so sánh đơn vị hành chính, việc pháttriểnTrungtâm GDTX còn nhiều bất
cập, chưa đáp ứng yêu cầu của vùng và các địa phương.
2.1.2.2. Mục tiêu, nội dung, chương trình và hình thức họcởcác TTGDTX
GDTX không chỉ là một trong bốn thành phần chủ yếu của kế hoạch hành động
quốc gia GDCMN mà còn là bộ phận của HTGDQD và đã được khẳng định trong
Luật Giáodục 2005. Vì vậy, mục tiêu của TTGDTX đáp ứng nhu cầu sự pháttriển
nguồn nhân lực của địa phương và là động lực chủ yếu nhằm thực hiện GDCMN, tiến
tới xây dựng một XHHT.
Chương trình, nội dung và hình thức họcởcác TTGDTX phải đa dạng, phong
phú, linh hoạt và mềm dẻo. Linh hoạt về không gian và thời gian. Địa điểm họccó thể
ngoài TTGDTX, hay ởcáccơsởgiáodục khác, hoặc ởcáccơsở của cáccơ quan ban
ngành, các nông trường, xí nghiệp, ởcác thực địa (ruộng, ngoài đồng…)
2.1.2.3. Liên kết đào tạo
Đối với các chương trình nâng cao, nhằm đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho
địa phương, cung cấp các tri thức mới để bổ sung, cập nhật cho những người đã và
đang trực tiếp lao động kỹ thuật. Trungtâm GDTX liên kết, hợp tác với các Trường
Trung cấp, Cao đẳng, Đại học và với các lực lượng, các tổ chức quần chúng trong xã
hội cùng tham gia. Vai trò Trungtâm GDTX ở đây vừa là trụ cột, vừa là đầu mối tất
cả các liên kết.
2.2. Thực trạng quản lý TTGDTX ở ĐBSCL
2.2.1. Bộ máy quản lý
Theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGD-ĐT của Bộ GD-ĐT ban hành quy chế tổ
chức và hoạt động của Trungtâm GDTX. Nhưng trong thực tế, một trong những yếu
kém nhất hiện nay của TTGDTX ởcác cấp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa
được phân công, phân cấp triệt để. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chưa được tăng
cường. Ủy ban nhân dân các cấp, Sở GD-ĐT chưa chủ động và chưa có kế hoạch cao
trong việc đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô mạng lưới pháttriển TTGDTX tại địa
phương.
2.2.2. Quản lý người học GDTX
Quản lý đối tượng của GDTX là đa dạng thể hiện qua các mặt: Số lượng, đối
tượng, độ tuổi, trình độ. Hiện nay và trong thời gian tới đối tượng của GDTX đa dạng
hơn, sẽ có xu hướng tăng và nhóm người có nhu cầu cập nhật kiến thức không cần
bằng cấp chiếm số lượng cao.
2.2.3. Quản lý chương trình GDTX
Hiện nay TTGDTX cócác loại chương trình khác nhau. Đó là chương trình
GDTX để lấy văn bằng, chứng chỉ của HTGDQD, chương trình theo cấp lớp, loại
chương trình thứ hai là chương trình GDTX đáp ứng nhu cầu học tập cho mọi người,
không dẫn tới văn bằng, chứng chỉ, không theo cấp lớp. Loại chương trình thứ ba là
chương trình liên kết với các trường TCCN, CĐ, ĐH để đào tạo nguồn nhân lực ởcác
địa phương.
2.2.4. Quản lý các phương thức học GDTX
Để đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người, trong những năm gần đây các
TTGDTX có những hình thức pháttriển đáng kể về phương thức và phương tiện học
GDTX, hình thức học tập trung, bán tập trung, vừa làm vừa học, phương thức học từ
xa, E-learning, tự họccó hướng dẫn đang pháttriển mạnh mẽ.
2.2.5. Quản lý cácTrungtâmgiáodụcthườngxuyên
Việc phân cấp quản lý TTGDTX của từng địa phương có khác nhau. Việc phân
cấp quản lý để tăng quyền tự chủ cho các TTGDTX.
2.2.6. Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng TTGDTX
Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng TTGDTX bao gồm: Số lượng và cơ
cấu đội ngũ giáo viên; Chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo; Cơsở vật chất kỹ
thuật; tỷ lệ đầu tư cho các TTGDTX hiện nay chưa tương xứng với nhiệm vụ giáodục
và đào tạo.
2.2.7. Công tác kiểm tra, đánh giá và quản lý cấp phát văn bằng, chứng
chỉ
Trong thời gian qua việc kiểm tra, đánh giá và quản lý cấp phát văn bằng còn
nhiều sai sót. Các TTGDTX liên kết đào tạo, công tác quản lý không tuân theo đúng
các quy trình đào tạo liên kết. Dẫn đến người học được cấp văn bằng không đúng
trình độ tương ứng, chất lượng thấp nhưng không thể xử lý.
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Những yếu kém và nguyên nhân
Những yếu kém
Từ kết quả phân tích thực trạng pháttriển TTGDTX ở ĐBSCL có thể rút ra
những yếu kém sau: Việc quy hoạch mạng lưới pháttriển TTGDTX chưa đạt yêu cầu
về số lượng và chất lượng; Đội ngũ giáo viên còn quá mỏng; Cơ cấu và quản lý
TTGDTX về hệ thống văn bản pháp lý chưa đồng bộ; Chất lượng GD-ĐT còn thấp;
Cơ sở vật chất lạc hậu.
Nguyên nhân
Cơ sở pháp lý để pháttriển TTGDTX chưa đồng bộ; Cáctỉnh ĐBSCL chậm xây
dựng đề án quy họach mạng lưới pháttriển TTGDTX, đặc biệt là cấp huyện; Tiến độ
tổ chức thực hiện Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg của Chính phủ chậm so với yêu
cầu; Trình độ cán bộ quản lý và trình độ nghiệp vụ giáo viên còn thấp; Chất lượng và
hiệu quả GD-ĐT của TTGDTX còn thấp.
2.3.2. Cơ hội và thách thức
Cơ hội
Nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân ngày càng tăng.
Việc học một lần, học trong nhà trường, kể cả học đại học, sau đại học chỉ phù hợp
với xã hội ít thay đổi. Họcthường xuyên, học suốt đời là nhu cầu cấp thiết đối với mọi
người nếu muốn tồn tại và làm việc trong xã hội luôn thay đổi và thay đổi nhanh
chóng như ngày nay.
Thách thức
Việt Nam trong bối cảnh mới từ nay đến năm 2020 cũng đặt ra không ít thách
thức đối với pháttriểngiáodục nói chung và GDTX nói riêng. Muốn pháttriển
GDTX con đường phù hợp nhất là pháttriểnTrungtâm GDTX cả về quy mô, mạng
lưới và chất lượng GD-ĐT trong điều kiện còn nhiều khó khăn về nhận thức của xã
hội, của các cấp lãnh đạo về cơ chế pháp lý, chính sách, và nguồn lực (kinh phí,
chương trình, cơsở vật chất kỹ thuật, đội ngũ giáo viên…).
Tiểu kết chương 2
Chương 3
GIẢI PHÁP PHÁTTRIỂNTRUNGTÂM GDTX ỞCÁCTỈNH ĐBSCL
3.1. Định hướng pháttriểnTrungtâm GDTX ở ĐBSCL
3.1.1. Định hướng pháttriển KT – XH ở ĐBSCL
Hướng pháttriển bền vững của ĐBSCL là hiện đại hóa nông nghiệp – công
nghiệp sinh học là mũi nhọn. Để định hướng pháttriển kinh tế và yêu cầu của sự
nghiệp CNH, HĐH ở ĐBSCL phải giải quyết nhiều vấn đề nhưng trước hết cần phải
tập trung đầu tư pháttriểngiáodục để đào tạo nguồn nhân lực từng địa phương. Để
thực hiện việc đào tạo nguồn nhân lực này ở ĐBSCL không có con đường nào khác là
xây dựng và pháttriển GDTX, trong việc pháttriểncáccơsở GDTX thì việc phát
triển các TTGDTX là cấp thiết nhất trong giai đoạn hiện nay ở ĐBSCL.
3.1.2. Định hướng pháttriển TTGDTX ở ĐBSCL
Phát triển TTGDTX về bản chất là chiến lược pháttriểnTrungtâm GDTX để
đáp ứng triết lý HTSĐ, các địa phương vùng ĐBSCL cần có đề án, dự án quy hoạch
mạng lưới và pháttriển TTGDTX.
3.2. Những nguyên tắc đề xuất giải pháp
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tínhđồng bộ
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3.3. Các giải pháp quy họach mạng lưới pháttriển TTGDTX
Việc quy họach mạng lưới pháttriển TTGDTX bao gồm các khâu: Lập đề án,
dự án, kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra.
3.3.1. Giải pháp 1: Quy hoạch mạng lưới pháttriển TTGDTX
Mục tiêu giải pháp
Quy họach mạng lưới pháttriển TTGDTX là xây dựng chiến lược pháttriển
TTGDTX nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng kinh tế
phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Pháttriển TTGDTX vừa là nhiệm vụ cấp
bách, vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, góp phần quyết định sự thành công của việc
xây dựng XHHT.
Nội dung giải pháp
Quy hoạch mạng lưới pháttriển TTGDTX phải đảm bảo các nội dung sau: Phù
hợp với sự pháttriển KT-XH của vùng, miền, tỉnh; Ở những địa bàn tập trungcác
cụm, tuyến dân cư để có kế họach đầu tư pháttriển ổn định, lâu dài; khu công nghiệp;
Đảm bảo cơsở vật chất kỹ thuật hướng tới việc TTGDTX có dạy nghề đa ngành với
diện tích quy chuẩn 10-20 m
2
/1 học viên.
Lộ trình thực hiện giải pháp
Lộ trình quy hoạch mạng lưới TTGDTX đến năm 2010: Tất cả các tỉnh, huyện
có Trungtâm GDTX; Phấn đấu 90% số xã, phường, thị trấn cóTrungtâm HTCĐ. Và
đến năm 2020, 100% số xã, phường, thị trấn có TTHTCĐ. Ưu tiên bố trí ngân sách
Nhà nước, bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương đầu tư pháttriển
TTGDTX.
Các điều kiện bảo đảm việc quy hoạch mạng lưới pháttriển TTGDTX
Lập đề án; Lập dự án; Tài chính; Đội ngũ GV và CBQLGD.
Khi các TTGDTX vận hành ổn định có thể sát nhập Trungtâm KTTHHN thành
lập Trungtâm GDTX-KTTHHN để thực hiện đồng thời 3 chức năng giáodụcthường
xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề, và cácTrungtâm HTCĐ ở xã phường là vệ tinh
của Trungtâm này.
3.3.2. Giải pháp 2: Hoàn thiện các chính sách và các văn bản pháp lý địa
phương để pháttriển TTGDTX.
Mục tiêu giải pháp
Luật Giáodục 2005 tại mục 5, điều 44 quy định “Nhà nước có chính sách phát
triển GDTX, thực hiện GDCMN, xây dựng XHHT”. Vì vậy, Nhà nước sớm ban hành
khung pháp lý, tạo lập cơsở cho việc pháttriểncáccơsở GDTX. Mặc dù đã có
những văn bản pháp lý đặt nền móng cho sự pháttriển TTGDTX, songcó thể nói rằng
hệ thống các văn bản đó chưa đồng bộ và chưa hoàn chỉnh.
Nội dung giải pháp
Đối với ĐBSCL, theo sự phân chia địa giới hành chính, mỗi tỉnh tùy theo điều
kiện cụ thể có những chính sách pháttriển GDTX phù hợp. Trên cơsở đó, mục tiêu
các chính sách và các văn bản pháp lý địa phương để pháttriển TTGDTX nhằm đẩy
mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT, tạo điều kiện thuận lợi
cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập theo phương châm: Họcthường xuyên,
học liên tục, học suốt đời.
Lộ trình thực hiện giải pháp
Lộ trình thực hiện các chính sách GDTX trong thời gian tới được tiến hành bởi
các giải pháp sau: Rà soát lại các chính sách và hệ thống văn bản pháp luật hiện hành
về GDTX; Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản qui phạm pháp luật
về GDTX; Xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia hoặc đề án pháttriển GDTX
năm 2010 – 2020; Kế hoạch 5 năm, 10 năm pháttriển GDTX của từng địa phương.
Điều kiện đảm bảo cho giải pháp thực hiện
Điều kiện đảm bảo cho chính sách GDTX được thực hiện bao gồm các bước
sau:
- Thu thập dữ liệu, xử lý phân loại, hệ thống hóa các tài liệu, văn bản có liên
quan.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá chính sách.
- Khảo sát, phỏng vấn, điều tra tình hình thực hiện chính sách.
- Kết quả và hiệu quả thực hiện chính sách (định tính, định lượng).
- Các đề xuất và kiến nghị.
3.3.3. Giải pháp 3: Đào tạo, bồi dưỡng pháttriển đội ngũ giáo viên cơ hữu và
cán bộ quản lý TTGDTX ởcáctỉnh ĐBSCL
Mục tiêu giải pháp
Trên cơsởkhoahọc về việc quy hoạch mạng lưới pháttriển TTGDTX ởcác
tỉnh ĐBSCL, các địa phương cần xây dựng quy hoạch tổng thể đề án pháttriển đội
ngũ giáo viên cơ hữu trong TTGDTX và CBQLGD trên cả ba khâu: Đào tạo bồi
dưỡng, sử dụng đãi ngộ, đánh giá và giải pháp xử lý, tạo động lực đủ mạnh để phục
vụ nhu cầu học tập của người dân.
Nội dung giải pháp
Đào tạo, bồi dưỡng pháttriển đội ngũ giáo viên cơ hữu của TTGDTX và
CBQLGD. Đổi mới công tác đào tạo ởcác trường sư phạm, triển khai thực hiện
chương trình quốc gia về giáo viên, đổi mới chương trình bồi dưỡng thường xuyên.
Mở rộng đào tạo liên thông, đào tạo theo địa chỉ, mở cáckhoa dự bị đại học tăng chỉ
tiêu dự bị và cử tuyển cho học sinh dân tộc vào các Trường CĐ, ĐH để đào tạo GV-
GDTX tại chỗ.
Lộ trình thực hiện giải pháp
Để đáp ứng nguồn lực GV tại chỗ, Bộ GD-ĐT cần đầu tư pháttriểngiáo dục,
đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL, thể hiện bằngcác đề án, dự án, thành lập mới,
nâng cấp, mở rộng các Trường Đại học, Cao đẳng vùng ĐBSCL.
Điều kiện đảm bảo cho giải pháp thực hiện
Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ GV-GDTX và CBQLGD
bao gồm các điều kiện sau:
- Thực hiện các dự án đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các Trường TC, CĐ,
ĐH của vùng ĐBSCL.
- Dự án đào tạo và bồi dưỡng chuẩn hóa GV-GDTX và CBQLGD tại chỗ.
- Dự án đào tạo cán bộ QLGD tại cáccơsở nước ngoài bằng ngân sách Nhà
nước cho vùng ĐBSCL từ nguồn kinh phí đề án 322.
- Đề án tăng cường năng lực quản lý và nâng cao thể chế trong lĩnh vực GDTX
ở ĐBSCL.
- Hoàn thiện một số chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng và đãi ngộ, bảo
đảm cơ chế thực hiện các chính sách đó phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý Nhà
nước về GDTX.
[...]... trong pháttriển KT-XH và đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnhLong An Đối tượng thử nghiệm Căn cứ kế hoạch quy hoạch mạng lưới pháttriểnTrungtâm GDTX, SởGiáodục và Đào tạo Long An báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnhLong An và lập đề án xây dựng TTGDTX tỉnhLong An nhằm thực hiện chính sách pháttriển GDTX trên địa bàn tỉnhLong An Nội dung quy hoạch và xây dựng TTGDTX tỉnhLong An - Phối hợp với Hội đồng. .. biến và triển khai kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm đẩy mạnh việc quy hoạch mạng lưới pháttriển TTGDTX ởcáctỉnh vùng ĐBSCL (2) Mười ba tỉnh ĐBSCL cần quan tâm tăng tỷ trọng đầu tư cơsở vật chất kỹ thuật đồng bộ với việc pháttriểnsố lượng TTGDTX (3) Các Sở, ngành và cáctỉnh cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng pháttriển đội ngũ giáo viên và CBQLGD theo giải pháp mà đề tài đã đề xuất (4) Các địa... thống giáodục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Giáo dục, Hà Nội 49 Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2007), Giáodục Việt Nam đổi mới và pháttriển hiện đại hóa, NXB Giáo dục, Hà Nội 50 Vũ Ngọc Hải (2004), Xã hội hóa giáodục – đào tạo, Tạp chí pháttriểngiáo dục, 1 (61)-2004 51 Vũ Ngọc Hải (2007), Dịch vụ giáodục đại họcxuyên biên giới và những tác động đến giáodục đại học Việt... nhiệm vụ năm học 2007 – 2008, SởGiáodục Đào tạo Trà Vinh 92 Sở GD&ĐT Vĩnh Long (2007), Báo cáo Tổng kết năm học 2005 – 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2006 – 2007; Báo cáo Tổng kết năm học 2006 – 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2007 – 2008, Sở GD&ĐT Vĩnh Long 93 Sở GD&ĐT Kiên Giang (2006), Báo cáo thống kê về trường, lớp, học sinh, giáo viên và ngân sách đầu tư cho giáodục vùng đồng bào... (2000), Giáo dụcthườngxuyên - Thực trạng và định hướng pháttriểnở Việt Nam, NXB ĐHQG, Hà Nội 2000 102 Trần Ngọc Vượng (2006), Kiến tạo một xã hội học tập ở Việt Nam – Những hạn chế từ lịch sử, nguồn http://www.chungta.com 103 Viện Nghiên cứupháttriểngiáodục (2002), Chiến lược pháttriểngiáodục trong thế kỷ 21 – kinh nghiệm các quốc gia, kỷ yếu Hội thảo quốc gia, Hà Nội 104 Vụ Giáo DụcThường Xuyên. .. Nhà nước tăng nguồn đầu tư cơsở vật chất theo hướng chuẩn, hiện đại Các phòng học, nhà xưởng thực hành đạt tiêu chuẩn, các thiết bị phải phù hợp với ngành nghề của vùng, các phương tiện dạy học hiện đại Lộ trình thực hiện giải pháp Quy hoạch mạng lưới pháttriển TTGDTX và tăng cường đầu tư đồng bộ cơsở vật chất trang thiết bị, năm 2010 và đến năm 2020 khi cáccơsở GDTX pháttriển rộng khắp, TTGDTX... hoạch pháttriển GDTX trong khuôn khổ kế hoạch hành động quốc gia giáodục cho mọi người 105 Vụ Giáo dụcThườngXuyên (2005), Báo cáo Tổng kết công tác GDTX năm học 2005 – 2006 và Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2006 – 2007, Tài liệu, Hà Nội 106 Vụ Giáo DụcThườngXuyên (2007), Định hướng chiến lược pháttriển GDTX và xây dựng TTHTCĐ 107 Vụ Giáo dụcthườngxuyên (2007), Đoàn kiểm tra công nhận tỉnh. .. các tỉnh, thành phố Cùng với kết quả thu được từ thử nghiệm ở nội dung quy hoạch mạng lưới pháttriển TTGDTX tỉnhLong An và đào tạo, bồi dưỡng pháttriển đội ngũ giáo viên và CBQLGD của TTGDTX tỉnh, đã cho thấy các giải pháp đề xuất cótính hiệu quả, tính cấp thiết trong thực tiễn và tính khả thi trong thực hiện 1.5 Các giải pháp được đề xuất trong luận án có đủ cơsở để triển khai đại trà ởcác tỉnh. .. mạng lưới pháttriển TTGDTX, và đầu tư đồng bộ cơsở vật chất kỹ thuật, hiện đại hóa phương tiện dạy học Mục đích quy hoạch mạng lưới pháttriển TTGDTX Quy hoạch mạng lưới pháttriển TTGDTX là tạo cơ hội học tập thứ hai” cho mọi người được học liên tục, họcthườngxuyên và HSĐ, xây dựng XHHT Nhằm đáp ứng việc nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh để phát huy sức mạnh của tỉnh, tạo bước... chưa được pháttriển rộng khắp, đặc biệt là việc quy hoạch mạng lưới pháttriển TTGDTX còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân Cơsở vật chất kỹ thuật lạc hậu, xuống cấp nghiêm trọng Lực lượng giáo viên cơ hữu còn quá mỏng và việc đầu tư của Nhà nước chưa tương xứng với quy mô pháttriển (3) Cơ hội: Trước sự pháttriển như vũ bão của khoahọc kỹ thuật . Cơ sở khoa học phát triển Trung tâm Giáo
dục thường xuyên ở các tỉnh Đồng bằng
Sông Cửu Long
Lê Minh Thiên
Trường Đại học Giáo dục
Luận. phương tiện dạy học; đẩy mạnh xã
hội hóa giáo dục trong phát triển Trung tâm giáo dục thường xuyên; Gắn
phát triển Trung tâm giáo dục thường xuyên với nhu