1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông đại mỗ, từ liêm, hà nội

23 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 689,96 KB

Nội dung

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội." Quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông giữ một vị trí trung tâm chính vì thế, nhiệm vụ

Trang 1

1

Biện pháp quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội Management Solution for the teaching process in Dai Mo high school, Tu Liem, Hanoi

NXB H : ĐHGD, 2012 Số trang 109 tr +

Nguyễn Vũ Thành

Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05 Người hướng dẫn: PGS TS Trần Khánh Đức

Keywords: Quá trình dạy học; Quản lý giáo dục; Giáo dục trung học

Content

1 Lý do chọn đề tài

Quản lý giáo dục là khâu then chốt đảm bảo sự thắng lợi của mọi hoạt động giáo dục Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chỉ rõ "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí là khâu then chốt Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội."

Quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông giữ một vị trí trung tâm chính vì thế, nhiệm vụ trọng tâm của trường phổ thông là phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lí quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp yêu cầu ngày càng cao của xã hội

Trên thực tế việc quản lí quá trình dạy học của trường trung học phổ thông Đại Mỗ - huyện

Từ Liêm - thành phố Hà Nội trong những năm gần đây đã có những bước chuyển biến đáng kể song hiệu quả chưa cao, dẫn tới tồn tại nhiều hạn chế, bất cập nhất định trong công tác quản lí quá trình dạy học và qua đó ảnh hưởng đến chất lượng dạy học Mặt khác cho đến nay cũng chưa có công trình luận văn nào nghiên cứu về vấn đề trên ở trường THPT Đại Mỗ Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài:

“Biện pháp quản lí quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông Đại Mỗ - huyện Từ Liêm - thành phố Hà Nội”

Trang 2

2

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu luận cứ khoa học và đề xuất các biện pháp quản lí quá trình dạy học nhằm nâng

cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông Đại Mỗ - huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội

3 Đối tượng nghiên cứu và khách thể được nghiên cứu

3.1 Đối tượng được nghiên cứu

Các biện pháp quản lí quá trình dạy học tại trường trung học phổ thông Đại Mỗ - huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội

3.2 Khách thể được nghiên cứu

Công tác quản lí dạy học ở trường trung học phổ thông Đại Mỗ - huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Địa bàn trường trung học phổ thông Đại Mỗ - huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội

- Quản lí quá trình dạy học học của nhà trường

5 Giả thuyết khoa học

Hiện nay trường trung học phổ thông Đại Mỗ - huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội tuy có nhiều chuyển biến về mọi mặt song công tác quản lí còn nhiều bất cập Nếu đề xuất được các biện pháp quản

lí quá trình dạy học phù hợp với thực tiễn thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lí và chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông Đại Mỗ - huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận về quản lí dạy học ở trường trung học phổ thông

- Tìm hiểu thực trạng quản lí quá trình dạy học của trường trung học phổ thông Đại Mỗ - huyện Từ Liêm – thành phố Nội

- Đề xuất biện pháp quản lí quá trình dạy học của trường trung học phổ thông Đại Mỗ - huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội

7 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp điều tra, khảo sát

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung

chính của luận văn được trình bày trong 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lí quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông

Chương 2: Thực trạng quản lí quá trình dạy học tại trường trung học phổ thông Đại Mỗ Chương 3: Biện pháp quản lí quá trình dạy học ở trường trung học phổ

thông Đại Mỗ trong giai đoạn hiện nay

Trang 3

3

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm quản lí

Khi bàn đến khái niệm quản lí có nhiều cách tiếp cận khác nhau: Sau đây là một số quan điểm

Theo GS TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: “Quản lí là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”

Theo PGS TS Trần Khánh Đức thì: “ Quản lí là một hoạt động có chủ đích, có định hướng được tiến hành bởi một chủ thể quản lí nhằm tác động lên khách thể quản lí để thực hiện các mục tiêu xác định của công tác quản lí”

Tóm lại, quản lí là một quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lí đến đối

tượng quản lí để đạt được mục tiêu của tổ chức đã đề ra

Hình 1.1 Sơ đồ chức năng quản lý

1.1.2 Khái niệm quản lí giáo dục

Theo văn kiện hội nghị lần thứ II ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX viết

“Quản lí giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí tới khách thể quản lí nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất”

1.1.3 Quản lí nhà trường

Theo Phạm Minh Hạc “Quản lí nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục - đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”

Trang 4

4

người học tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện

những nhiệm vụ dạy học

1.1.5 Quản lí quá trình dạy học

QL QTDH tức là quản lí quá trình thực hiện các nhiệm vụ, nội dung dạy học thông qua các hoạt động dạy-học của thầy và trò trong môi trường và với các điều kiện bảo đảm nhất định Sự vận động và tác động qua lại của các thành tố của QTDH (mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ

chức, đánh giá, hoạt động dạy-học của thầy và trò ) là đối tượng của quản lý quá trình dạy học

1.2 Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.2.1 Vị trí và nhiệm vụ của trường trung học phổ thông Việt Nam

Trường THPT là cơ sở giáo dục nối tiếp cấp trung học cơ sở thuộc bậc trung học của hệ thống giáo dục quốc dân Vì vậy giáo dục THPT có nhiệm vụ: “Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục của trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học

chuyên nghiệp, trung học nghề hoặc đi vào cuộc sống” [29, tr.38]

1.2.2 Mục tiêu giáo dục của trường trung học phổ thông Việt Nam

Điều 27 Luật giáo dục có nêu: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố

và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.”

1.2.3 Yêu cầu về nội dung và phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông

Điều 28 luật giáo dục nêu rõ

Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học

Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến

tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh

1.3 Các nội dung chủ yếu trong quản lí quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông

Quản lí quá trình dạy học là quản lí một quá trình sư phạm đặc thù Quản lí QTDH là phải

tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau đây:

1.3.1 Xác định mục tiêu và lập kế hoạch dạy học

Mục tiêu dạy học là dự kiến về kết quả đạt được của quá trình dạy học

Xây dựng kế hoạch dạy học chính là việc thiết kế kế hoạch dạy học

Trang 5

5

1.3.2 Quản lí thực hiện chương trình, nội dung dạy học

Khi quản lí giáo viên thực hiện chương trình dạy học phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau đây:

- Đảm bảo đúng nội dung kiến thức qui định của chương trình từng môn học

- Coi trọng tất cả các môn học, bảo đảm phân phối chương trình…

1.3.3 Quản lí đội ngũ giáo viên và hoạt động dạy học của giáo viên

Dạy học trên lớp thực sự là một quá trình Nhìn một cách biện chứng, quá trình này, một mặt, xét dưới dạng tĩnh, được tạo nên bởi các thành tố cấu trúc như mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học…và bao trùm là yếu tố tổ chức quản lí chất lượng cả quá trình… các thành tố đó kết hợp chặt chẽ và quan hệ hữu cơ với nhau, thẩm thấu nhau trong mọi hoạt động của người dạy và người học; mặt khác, nhìn theo chiều vận động tuyến tính, quá trình đó được phân giải thành các khâu, các”công đoạn” theo thời gian như soạn bài - lên lớp - chấm bài, đánh giá kết quả học tập của học sinh - rút kinh nghiệm, cải tiến phương pháp dạy học…

1.3.4 Quản lí học sinh và hoạt động học tập của học sinh

Quản lí hoạt động học của học sinh là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường được thể hiện qua một số công việc sau đây :

+Tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy học tập của học sinh;

+Phát động phong trào thi đua học tập;

+Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm;

+Hiệu trưởng chỉ đạo công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để quản lí hoạt động học của học sinh;

+Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác;

+Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh

1.3.5 Quản lí cơ sở vật chất và các nguồn lực phục vụ dạy học

Tổ chức công tác QL cơ sở vật chất và thiết bị cần chú ý các vấn đề sau:

- Có cán bộ chuyên trách về QL trang thiết bị- phương tiện dạy học

- Có đủ hồ sơ và sổ sách QL

- Thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm kê định kỳ và đột xuất

- Hàng năm có kế hoạch xây dựng, cải tạo, sửa chữa, mua sắm Việc tăng cường, mua sắm trang thiết bị dạy học phải đi đôi với việc tăng cường tổ chức khai thác, sử dụng các phương tiện phục vụ giảng dạy

1.3.6 Quản lí chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học

Quản lí việc đổi mới PPDH đòi hỏi người HT phải:

- Nắm bắt và phổ biến kịp thời đến GV những thông tư, chỉ thị của các cấp quản lí nhà nước

về việc đổi mới PPDH

- Tổ chức những chuyên đề đổi mới PPDH

Trang 6

6

- Coi việc đổi mới PPDH như là một trong những tiêu chí đánh giá tiết dạy

- Đổi mới các phương tiện, thiết bị, kĩ thụât hỗ trợ dạy học

- Quản lí việc sinh hoạt tổ, nhóm và thực hiện các qui chế chuyên môn của GV

1.3.7 Xây dựng môi trường giáo dục

Một môi trường sư phạm lành mạnh.sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quản lí quá trình dạy học của nhà trường

1.3.8 Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả dạy học

Việc kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh, là việc làm hết sức cần thiết của hiệu trưởng nhằm tác động trực tiếp đến giáo viên từ đó rút ra được những vấn đề cần phải điều chỉnh, uốn nắn và bổ sung, giúp cho người quản lí chỉ đạo hoạt động này một cách đầy đủ, chặt chẽ hơn

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐẠI MỖ 2.1 Khái quát về nhà trường

2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương

Huyện Từ Liêm được thành lập theo Quyết định số 78/QĐ-CP ngày 31/5/1961 của Chính phủ trên cơ sở Quận 5, Quận 6 và một số xã của huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng - tỉnh Hà Đông; Huyện được thành lập gồm 26 xã, có diện tích đất trên 114 km2, dân số 12 vạn người Sau nhiều lần chia tách lãnh thổ để lập nên các quận mới, hiện nay, Từ Liêm còn lại 15 xã và

1 thị trấn với diện tích đất tự nhiên 75,15 km2, dân số trên 550.000 người Là một huyện nằm ở phía Tây cửa ngõ thủ đô Hà Nội

Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô đến năm 2020, quá nửa huyện Từ Liêm nằm trong vành đai phát triển đô thị, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và chia cắt, các khu công nghiệp, khu đô thị mới từng bước hình thành Sự biến động này có những thuận lợi song cũng có những khó khăn hết sức phức tạp vì nó tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hoá, xã hội, giáo dục và tập quán của nhân dân

Trang 7

7

2.1.2 Khái quát vè tình hình phát triển giáo dục ở địa phương

Trong giáo dục, 5 năm qua, huyện đầu tư cho giáo dục công lập tới 300 tỷ đồng và đã có tới 30 trường học ở ba cấp THCS, Tiểu học và Mầm non của huyện đạt chuẩn quốc gia Cấp THPT toàn huyện có 5 trường THPT công lập trong đó có 01 trường THPT đạt chuẩn quốc gia ( THPT Xuân Đỉnh ) và rất nhiều trường THPT dân lập – bán công Song vấn đề giáo dục của Từ Liêm vẫn đang chịu sức ép quá tải ở các khu đô thị và những xã đô thị hóa nhanh Nhiều trường công lập cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu đến trường của trẻ vì quá đông Ngược lại, những trường dân lập tư thục trên địa bàn tuy cơ sở tốt nhưng chỉ đáp ứng được cho một bộ phận

gia đình có thu nhập cao mà không đáp ứng được mặt bằng chung của xã hội

2.1.3 Kết quá giáo dục của nhà trường trong 3 năm gần đây

Trường THPT Đại Mỗ , được thành lập ngày 22/ 07/ 2002 theo quyết định số 5073 của UBND thành phố Hà Nội Với khuôn viên rộng khoảng 15000m2 thuộc thôn An Thái – Xã Đại

Mỗ – Huyện Từ Liêm Từ ngày thành lập đến nay đã hơn 10 năm nhưng chất lượng đạo tạo của Nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế … chưa thu hút được nhiều học sinh ở địa phương vào học đặc biệt là những học sinh khá giỏi…

Bảng 2.1 Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục

(Nguồn: Trường THPT Đại Mỗ )

Còn về tình hình cán bộ, giáo viên của trường năm học 2011 – 2012

Trang 8

số Nữ

Tổng

số Nữ Tổng số CB, giáo viên, nhân viên 76 56 74 54 2 2

Số GV chia theo chuẩn đào tạo 63 50 61 48 2 2

Số giáo viên chia theo nhóm tuổi 63 50 61 48 2 2

Năm học 2011 – 2012 số GV đã đủ về số lượng Với 84,13% CBQL, GV trẻ, tuổi đời dưới

40, có nhiều mặt mạnh như năng động, nhiệt tình, sáng tạo, khả năng tiếp cận CNTT, học tập nâng cao trình độ, nhưng còn hạn chế về kinh nghiệm quản lý và giảng dạy

2.2 Thực trạng quản lí quá trình dạy học của nhà trường

Để khảo sát thực trạng thực hiện QTDH, thực trạng công tác QLQTDH tại trường THPT Đại Mỗ, tác giả sử dụng phiếu hỏi, khảo sát ý kiến của các đối tượng khác nhau như: CBQL và

GV Kết quả khảo sát đánh giá theo các mức độ và tính điểm;

Rất tốt: 4 điểm, Tốt: 3 điểm, bình thường: 2 điểm, chưa tốt: 1 điểm ( điểm trung bình là 2,5 ) Tính thứ bậc thực hiện theo hàm thống kê của bảng tính Exel:

Bảng 2.3 Khảo sát thực trạng QL QTDH tại trường THPT Đại Mỗ

tốt

Tốt Bình

thường

Chưa tốt

I Hoạt động lập kế hoạch của gv

1 Cụ thể hoá nhiệm vụ năm học và

nghị quyết hội đồng sư phạm 3 47 8 2 2,85 2

2 Xây dựng những quy định cụ thể về

Trang 9

9

3 Tổ chức kiểm tra dân chủ nhiệm vụ

xây dựng kế hoạch cá nhân 8 22 17 13 2,42 4

4 Sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch

II Thực hiện nội dung chương trình

1 Yêu cầu giáo viên nắm vững

chương trình và cụ thể hóa các qui

định thực hiện chương trình

2 Tổ chuyên môn kiểm tra kế hoạch

giảng dạy và thực hiện chương trình

của giáo viên

3 Đánh giá việc thực hiện tiến độ

giảng dạy qua sổ đầu bài 10 30 20 0 2,83 2

4 Giám sát thực hiện chương trình

môn học qua vở ghi của học sinh 0 10 40 10 2,0 5

5 Xử lý những sai phạm về thực hiện

III Hồ sơ chuyên môn của GV

1 Qui định nội dung, số lượng cụ thể

2 Kiểm tra đột xuất hồ sơ chuyên

3 Lập kế hoạch và chỉ đạo tổ chuyên

môn kiểm tra định kỳ hồ sơ chuyên

môn

4 Nhận xét, đánh giá yêu cầu điều

5 Sử dụng kết quả kiểm tra hồ sơ

chuyên môn để đánh giá giáo viên 6 24 30 0 2,6 3

IV Nền nếp của giáo viên

1 Theo dõi nghỉ, dạy thay, dạy bù 10 30 10 10 2,67 3

2 Đối chiếu phân phối chương trình

với sổ ghi đầu bài và sổ báo giảng 0 20 28 12 2,13 4

3 Qui định cụ thể về việc thực hiện

nền nếp, thường xuyên theo dõi nền 0 50 10 0 2,83 2

Trang 10

10

nếp lên lớp của giáo viên

4 Sử dụng kết quả thực hiện nền nếp

để đánh giá thi đua giáo viên 0 60 0 0 3 1

V Dự giờ và đánh giá giờ dạy của

giáo viên

1 Lập kế hoạch và chỉ đạo dự giờ 10 30 20 0 2,83 2

2 Qui định chế độ dự giờ đối với giáo

3 Dự giờ đột xuất các giáo viên 0 13 36 11 2,03 8

4 Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá

5 Thường xuyên tổ chức thao giảng

để dự giờ rút kinh nghiệm trong tổ 0 9 46 5 2,07 7

6 Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp

cơ sở hàng năm ở tất cả các môn 10 10 33 7 2,38 5

7 Dự giờ khi có đổi mới phương pháp 0 40 20 0 2,67 3

8 Tổ chức phân loại để bồi dưỡng,

VI Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập của học sinh

1 Chỉ đạo việc thực hiện qui chế kiểm

3 Chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra

định kỳ số con điểm theo qui định 47 13 0 0 3,78 3

4 Kiểm tra việc chấm, chữa và trả bài

5 Tổ chức thường xuyên cho giáo

viên và học sinh học qui chế kiểm

tra thi cử

6 Phân công giáo viên ra đề thi, coi

Trang 11

11

7 Tổ chức thi cử dân chủ, chính xác,

8 Phân tích và đánh giá kết quả học

VII Hoạt động học của học sinh

1 Giáo dục ý thức động cơ và thái độ

3 Phân công theo trình độ đào tạo và

Ngày đăng: 08/02/2014, 12:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ban Bí Thƣ Trung Ƣơng Đảng (2004), Chỉ thị 40-CT/TW, Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ Quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 40-CT/TW, Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ Quản lý giáo dục
Tác giả: Ban Bí Thƣ Trung Ƣơng Đảng
Năm: 2004
3. Đặng Quốc Bảo (1997), Khái niệm về Quản lí giáo dục và chức năng Quản lí giáo dục, Tạp chí Phát triển giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm về Quản lí giáo dục và chức năng Quản lí giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
4. Đặng Quốc Bảo và các tác giả khác (1999), Khoa học tổ chức và quản lí - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tổ chức và quản lí - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Đặng Quốc Bảo và các tác giả khác
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 1999
5. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hƣng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vần đề và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vần đề và giải pháp
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hƣng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
6. Đặng Quốc Bảo ( 2008), Quản lí nhà nước về giáo dục và một số vấn đề xã hội của phát triển giáo dục ( tổng hợp và biên soạn ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí nhà nước về giáo dục và một số vấn đề xã hội của phát triển giáo dục
7. Đặng Quốc Bảo (2011), Những ý tưởng về quản lí và sự vận dụng vào quản lí giáo dục – quản lí nhà trường, tài liệu giảng dạy lớp QLGD K10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những ý tưởng về quản lí và sự vận dụng vào quản lí giáo dục – quản lí nhà trường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2011
8. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thành Vinh ( 2011), Quản lí nhà trường. Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí nhà trường
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
9. Bộ giáo dục và đào tạo (2011), Điều lệ trường trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo thông tư số: 12/2011/TT-BGD ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Năm: 2011
10. Cẩm nang (2007), Nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên. NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên
Tác giả: Cẩm nang
Nhà XB: NXB Lý luận Chính trị
Năm: 2007
11. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Cơ sở khoa học quản lý, Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 2004
13. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc ( 2010). Đại cương khoa học quản lí . Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương khoa học quản lí
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
14. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009), Chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2020
Tác giả: Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 2009
15. Nguyễn Đức Chính (2011), Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học. Tài liệu giảng dạy lớp QLGD K10 ĐHGD – ĐHQG HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Năm: 2011
16. Vũ Cao Đàm (2011). Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học.Nxb Giáo Dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb Giáo Dục Việt Nam
Năm: 2011
18. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
19. Trần Khánh Đức ( 2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực thế kỷ XXI. Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực thế kỷ XXI
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
20. Trần Khánh Đức ( 2011), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
21. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1986
22. Phạm Minh Hạc (1998), Một số vấn đề giáo dục học và khoa học giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề giáo dục học và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Năm: 1998
1. Nguyễn Thị Ân (1997), Công tác thi đua và khen thưởng trong quá trình quản lý giáo dục, GD&ĐT 11/1997 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Sơ đồ chức năng quản lý - Biện pháp quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông đại mỗ, từ liêm, hà nội
Hình 1.1. Sơ đồ chức năng quản lý (Trang 3)
Hình 1.1. Sơ đồ chức năng quản lý - Biện pháp quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông đại mỗ, từ liêm, hà nội
Hình 1.1. Sơ đồ chức năng quản lý (Trang 3)
2.1.2. Khái quát vè tình hình phát triển giáo dục ở địa phương - Biện pháp quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông đại mỗ, từ liêm, hà nội
2.1.2. Khái quát vè tình hình phát triển giáo dục ở địa phương (Trang 7)
Bảng 2.1. Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục - Biện pháp quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông đại mỗ, từ liêm, hà nội
Bảng 2.1. Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục (Trang 7)
Bảng 2.2. Tình hình nhân sự của trƣờng năm học 2011 – 2012 - Biện pháp quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông đại mỗ, từ liêm, hà nội
Bảng 2.2. Tình hình nhân sự của trƣờng năm học 2011 – 2012 (Trang 8)
Bảng 2.2. Tình hình nhân sự của trường năm học 2011 – 2012 - Biện pháp quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông đại mỗ, từ liêm, hà nội
Bảng 2.2. Tình hình nhân sự của trường năm học 2011 – 2012 (Trang 8)
Bảng 2.3. Khảo sát thực trạng QL QTDH tại trường THPT Đại Mỗ - Biện pháp quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông đại mỗ, từ liêm, hà nội
Bảng 2.3. Khảo sát thực trạng QL QTDH tại trường THPT Đại Mỗ (Trang 8)
V Dự giờ và đánh giá giờ dạy của giáo viên  - Biện pháp quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông đại mỗ, từ liêm, hà nội
gi ờ và đánh giá giờ dạy của giáo viên (Trang 10)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w