1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý sinh viên ở viện đại học mở hà nội

23 721 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 447,21 KB

Nội dung

Qua đó đề xuất một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý sinh viên tại Viện Đại học Mỏ Hà Nội: tăng cường quản lý hoạt động học và tự học của sinh viên; tăng cường giáo dục chính trị,

Trang 1

Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý sinh viên

ở Viện Đại học Mở Hà Nội

Lương Tuấn Long

Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

Năm bảo vệ: 2008

Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận về những vấn đề quản lý nhà trường và công tác

quản lý sinh viên Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý sinh viên tại Viện Đại học Mở Hà Nội như quản lý học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên hệ chính quy; công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên; các chế độ chính sách; quản

lý sinh viên ngoại trú; công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật Qua đó đề xuất một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý sinh viên tại Viện Đại học Mỏ Hà Nội: tăng cường quản lý hoạt động học và tự học của sinh viên; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên; tổ chức tốt công tác quản lý sinh viên ngoại trú; ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý sinh viên; tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng cho sinh viên và các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác quản lý sinh viên

Keywords: Quản lý giáo dục; Viện Đại học Mở Hà Nội; Sinh viên

Content

1 Lí do chọn đề tài

Bác Hồ đã từng nói: “Thanh niên là chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” Trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước cũng như trên các mặt trận chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, thanh niên đóng một vai trò cực kỳ quan trọng mà trong đó lực lượng sinh viên được coi là đội ngũ tri thức trẻ, được trang bị những kỹ năng, kiến thức cơ bản, là nguồn nhân lực bổ xung cho tầng lớp trí thức tương lai để phát triển đất nước

Sinh viên là lớp thanh niên đang ở tuổi trưởng thành, đang hoàn thiện về nhân cách, có nhu cầu khẳng định mạnh mẽ về cá tính, thích hoạt động tập thể, thích khám phá khi có cơ hội các em có thể tụ tập để cùng thoả mãn các nhu cầu và hứng thú riêng Do chưa quen với môi trường sinh hoạt, học tập mới, do ý thức tự giác chưa tốt, đồng thời với điều kiện xã hội phức tạp, do sự buông lỏng quản lý ở phía những người có trách nhiệm (nhà trường và địa phương),

Trang 2

một bộ phận sinh viên không làm chủ được bản thân, rất dễ bị nảy sinh tiêu cực, biến thành tội phạm, phần tử xấu

Năm học 2006 – 2007, Viện Đại học Mở Hà Nội có 8042 sinh viên hệ chính quy đang theo học tại 7 Khoa, trong đó chỉ có khoảng 15% có gia đình trú tại Hà Nội, còn lại là các em thuộc các tỉnh khác phải ngoại trú tại nhà dân xung quanh địa bàn gần địa điểm học tập

Hiện nay, tại Viện Đại học Mở Hà Nội công tác quản lý, giáo dục sinh viên còn nhiều vấn đề cần quan tâm, khắc phục đó là: sự bất cập, không đồng bộ và hiệu quả quản lý sinh viên chưa đạt với yêu cầu của nhà trường và của toàn xã hội; nhiều biện pháp quản lý giáo dục sinh viên còn mang tính chất tình thế và tạm thời, và cũng chưa xây dựng được Quy chế riêng về công tác học sinh – sinh viên của Viện Đại học Mở Hà Nội

Qua thời gian học tập tại Khoa Sư Phạm - Đại học quốc gia Hà Nội, được trang bị những kiến thức cơ bản về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu quản lý giáo dục, tôi thực hiện đề tài: “Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý sinh viên ở Viện Đại học Mở Hà Nội” mong muốn góp sức mình trong việc nâng cao chất lượng quản lý sinh viên, thực hiện các mục tiêu đào tạo của nhà trường

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực tiễn của công tác quản lý sinh viên ở Viện Đại học Mở Hà Nội, đề xuất những biện pháp hoàn thiện công tác quản lý sinh viên ở Viện Đại học Mở Hà Nội để đáp ứng những nhu cầu trong giai đoạn phát triển hiện nay

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận về những vấn đề quản lý nhà trường và công tác quản lý sinh viên

Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý sinh viên ở Viện Đại học Mở Hà Nội

Đề xuất những biện pháp hoàn thiện công tác quản lý sinh viên ở Viện Đại học Mở Hà Nội

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên ở Viện Đại học Mở Hà Nội

4.2 Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý sinh viên ở Viện Đại học Mở Hà Nội trong giai

đoạn mới

5 Giả thuyết khoa học

Trong hoàn cảnh thực tế hiện nay của Viện Đại học Mở Hà Nội, việc quản lý sinh viên còn nhiều hạn chế và bất cập Nếu tìm ra những biện pháp hợp lý nhằm tăng cường công tác quản lý sinh viên sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với sinh viên trong nhà trường

Trang 3

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các nhóm phương pháp sau:

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Bao gồm việc phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các văn kiện, văn bản và tài liệu có liên quan đến các vấn đề quản lý, công tác quản lý sinh viên

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm

6.2.2 Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn

6.2.3 Phương pháp điều tra, khảo sát xã hội học bằng phiếu trưng cầu ý kiến

6.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục và quản lý giáo dục

6.2.5 Phương pháp thống kê toán học

7 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy ở Viện Đại học Mở Hà Nội (từ năm 2002 đến 2007)

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày theo 3 chương

Chương 1: Cơ sỏ lý luận của đề tài

Chương 2: Thực trạng biện pháp quản lý sinh viên ở Viện Đại học Mở Hà Nội

Chương 3: Đề xuất biện pháp quản lý sinh viên ở Viện Đại học Mở Hà Nội

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Khái niệm công cụ của đề tài

1.1.1 Cơ sở khoa học quản lý

1.1.1.1 Một số quan điểm về quản lý

Khi nghiên cứu về quản lý có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau, các tác giả trong và ngoài

nước đã đưa ra các định nghĩa về quản lý, nhưng bản chất chung Quản lý là sự tác động có ý thức của

chủ thể quản lý để chỉ huy điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan

1.1.1.2 Cơ sở tâm lý học quản lý

Bản thân mỗi một con người đều là một cá thể tâm lý nhất định Do vậy trước mỗi một tình huống, một vấn đề thì mỗi người thường có những thái độ, phản ứng và đưa ra những nhận

Trang 4

xét, quyết định hành động theo những cách khác nhau Lúc này, vai trò của người quản lý là phải làm sao tạo được sự đồng thuận cao nhất, lôi cuốn được mọi thành viên cùng quyết tâm thực hiện

để đạt được mục tiêu cho ý tưởng mới Theo tài liệu bài giảng cao học chuyên đề Tâm lý học quản lý của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì có tám chiến thuật gây ảnh hưởng trong tổ chức để

đưa thành viên của tổ chức vào công việc Đó là : Tư vấn, Thuyết phục, lôi kéo duy lý, Kêu gọi

(khơi gợi) khéo léo, Chiến thuật khôn khéo, Chiến thuật tạo đồng minh, Chiến thuật gây áp lực, Chiến thuật tạo sức ép từ bên trên, Chiến thuật trao đổi, thương thảo Các chiến thuật tâm lý nêu

trên sẽ đạt được kết quả tốt đẹp nếu người quản lý hình thành liên minh chiến lược trên cơ sở: Tạo nên sự tôn trọng lẫn nhau; Tạo được niềm tin, uy tín; Tạo điều kiện cùng có lợi; Hợp tác trên tinh thần cởi mở, chân thành Tuy nhiên, kết quả đạt được ngoài sự cam kết, phục tùng, ủng

hộ đôi khi người quản lý còn gặp phải những phản kháng hoặc chống đối mà không lường trước được sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý

1.1.1.3 Chức năng quản lý

Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì : Đó là tác động có định hướng, có

chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức

Hoạt động quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra Người quản lý (Manager) là nhân vật có trách nhiệm phân bố nhân lực và các nguồn lực khác, chỉ dẫn sự vận hành của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức để tổ chức hoạt động có hiệu quả và đạt đến mục đích

Quản lý có bốn chức năng chủ yếu, cơ bản: Kế hoạch hóa (Planning), tổ chức (Organizing), chỉ đạo - lãnh đạo (Leading) và kiểm tra (Controlling)

1.1.1.4 Các nguyên tắc quản lý

Ở nước ta, trong việc quản lý các tổ chức (kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…) mà yếu

tố chủ yếu là con người, các nhà lãnh đạo quản lý thường vận dụng những nguyên tắc sau: Nguyên tắc đảm bảo tính Đảng; Nguyên tắc tập trung dân chủ; Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học tự nhiên

1.1.2 Quản lý giáo dục

1.1.2.1 Định nghĩa về quản lý giáo dục

Các nhà lý luận Xô Viết về quản lý giáo dục cho rằng: “Quản lý giáo dục là tập hợp các biện pháp tổ chức cán bộ, giáo dục, kế hoạch hóa, tài chính… nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của

cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng” [29, Tr 22]

Trang 5

Quản lý chính là sự tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau [10, Tr 13]

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu

xã hội” [5, Tr 31]

Khái quát lại, nội hàm của khái niệm quản lý giáo dục chứa đựng những nhân tố đặc trưng bản chất sau: Phải có chủ thể quản lý giáo dục, ở tầm vĩ mô là quản lý của nhà nước mà cơ quan trực tiếp quản lý là Bộ, Sở, Phòng Giáo dục, ở tầm vi mô là quản lý của hiệu trưởng nhà trường

1.1.2.2 Mục tiêu của quản lý giáo dục

Thông qua định nghĩa về quản lý giáo dục ta có thể thấy mục tiêu của quản lý giáo dục

Đó chính là trạng thái mong muốn trong tương lai đối với hệ thống giáo dục, đối với trường học hoặc đối với những thông số chủ yếu của hệ thống giáo dục trong mỗi nhà trường Những thông

số này được xác định trên cơ sở đáp ứng những mục tiêu tổng thể của sự phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước

1.1.2.3 Đối tượng của quản lý giáo dục

Đối tượng của quản lý quá trình giáo dục đào tạo là sự hoạt động của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên và tổ chức sư phạm của nhà trường trong việc thực hiện các kế hoạch và chương trình giáo dục đào tạo nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đào tạo đã quy định với chất lượng cao

Công tác quản lý quá trình giáo dục đào tạo có nhiệm vụ quản lý sự hoạt động của cán

bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong việc thực hiện kế hoạch và nội dung chương trình giáo dục đào tạo của nhà trường

1.1.2.4 Phương pháp quản lý giáo dục

Cũng như bất cứ một hệ thống quản lý nào khác, quản lý giáo dục phải sử dụng các phương pháp quản lý chung Tuy nhiên, các phương pháp quản lý khác phải là đa năng, hoàn toàn đúng với mọi trường hợp, vấn đề là người sử dụng, vận dụng nó một cách linh hoạt sẽ cho kết quả cao hơn

Có nhiều phương pháp quản lý được áp dụng trong quản lý quá trình Giáo dục-Đào tạo: Phương pháp thuyết phục, Phương pháp tổ chức hành chính, Phương pháp tâm lý, Phương pháp kinh tế

1.1.2.5 Đặc điểm của quản lý giáo dục

Trang 6

Muốn quản lý quá trình giáo dục đào tạo đạt được kết quả như mong muốn, người quản

lý cần phải đáp ứng một số yêu cầu sau: Phải nắm vững bản chất, chức năng, nhiệm vụ, nội dung

và các yếu tố của quá trình

1.1.3 Quản lý nhà trường (trong bối cảnh hiện nay)

Nhà trường là một tổ chức chuyên biệt trong xã hội thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển của xã hội bằng các con đường giáo dục cơ bản

Bản chất của hoạt động quản lý trong nhà trường là quản lý hoạt động dạy học, tức là làm sao đưa hoạt động đó dần tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo

Quản lý nhà trường thực chất là tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo nguyên lý giáo dục và tiến tới mục tiêu giáo dục

1.1.4 Sinh viên, một số đặc trưng tâm lý – xã hội của sinh viên hiện nay

1.1.4.1 Khái niệm sinh viên

- Sinh viên: là danh từ được gọi chung cho người học ở bậc cao đẳng, đại học

Sinh viên có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Là những người đã tốt nghiệp tú tài… đã qua kỳ thi tuyển sinh đại học cấp quốc gia mới được trúng tuyển chính thức vào học các trường đại học, cao đẳng Họ là thanh niên ưu tú, có học lực từ khá đến xuất sắc ở trường trung học phổ thông, các loại (trường chuyên hoặc bình thường), thông minh, tiếp thu nhanh, có động cơ, ý thức học tập, ham học hỏi…

- Về cơ cấu tâm lý – xã hội có đặc điểm riêng là: có độ tuổi từ 17,18-24,26, chưa có nghề nghiệp, còn lệ thuộc gia đình, việc làm không ổn định, có tri thức, được đào tạo chuyên môn, tâm

lý dễ thay đổi, chưa định hình rõ rệt về nhân cách Nhận thức cũng chưa đầy đủ, dễ bị kích động

và lôi kéo khi những gì vượt qua phạm vi của khái niệm khoa học hạn hẹp đã học Đây là một trong những nhược điểm mà nhà trường, các nhà giáo dục cần lưu ý để khắc phục và hướng các

em đi đúng mục tiêu đào tạo

1.1.4.3 Nhiệm vụ của sinh viên

1.1.4.4 Quyền của sinh viên

1.1.4.5 Các hành vi sinh viên không được làm

1.1.5 Biện pháp quản lý sinh viên

Trang 7

Biện pháp quản lý sinh viên là nội dung, cách thức, cách giải quyết vấn đề sinh viên của nhà trường cùng những lực lượng ngoài nhà trường có liên quan đến sinh viên nhằm hình thành nhân cách của sinh viên theo yêu cầu, mục tiêu đào tạo, tiến dần tới mục đích đào tạo

1.2 Nội dung công tác quản lý sinh viên

1.2.1 Hoạt động quản lý sinh viên

1.2.1.1 Hoạt động quản lý sinh viên là gì?

Hoạt động quản lý sinh viên là công tác quản lý của các nhà quản lý giáo dục, các lực lượng giáo dục và các tổ chức sư phạm trong trường học tham gia, lập và thực hiện kế hoạch, tổ chức lãnh đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch giáo dục - đào tạo sinh viên của nhà trường nhằm đạt được mục tiêu giáo dục - đào tạo đã quy định với chất lượng đào tạo

1.2.1.2 Mục đích quản lí sinh viên ở Viện Đại học Mở Hà Nội

Quản lý sinh viên nhằm góp phần hình thành và phát triển ở sinh viên nhân cách người lao động có chất lượng và trình độ cao, có lý tưởng cách mạng, đạo đức trong sáng, nhận thức chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có hiểu biết kiến thức khoa học – kỹ thuật công nghệ rộng và chuyên sâu, có tay nghề cao cả về lý thuyết lẫn thực hành đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và xã hội Có ý thức kỷ luật, trung thực, say mê nghiên cứu khoa học và

có khát vọng vươn lên trong học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức khoa học, trung thành với Đảng, cách mạng, tận tuỵ suốt đời cống hiến sức trẻ, trí tuệ cho nhân dân và cho Tổ Quốc Việt Nam XHCN

1.2.1.3 Nhiệm vụ quản lí sinh viên

Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh bổ xung về công tác sinh viên

1.2.1.4 Nguyên tắc quản lí sinh viên

Nội dung phương pháp và việc tổ chức quản lý sinh viên phải đảm bảo nguyên lý giáo dục và đường lối chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước

+ Nguyên tắc tập trung dân chủ

+ Nguyên tắc kết hợp Nhà nước xã hội

+ Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính kế hoạch

+ Nguyên tắc về tính cụ thể, cá thể, thiết thực và hiệu quả

+ Nguyên tắc trách nhiệm, tự chủ và phân công trách nhiệm

1.2.2 Nội dung công tác quản lý sinh viên

Công tác quản lý sinh viên là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của sinh viên theo đúng chương trình, kế hoạch đã định và thực hiện đúng các quy chế, quy định hiện hành Tổ chức

Trang 8

giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên Tổ chức, quản lý đời sống vật chất và tinh thần của sinh viên

1.2.2.1 Nội dung công tác quản lý sinh viên (Công tác học sinh-sinh viên)

1.2.2.2 Hệ thống tổ chức làm công tác quản lý sinh viên

1.2.3 Vai trò, vị trí của công tác sinh viên ở trường đại học

Công tác quản lý sinh viên là một bộ phận trọng tâm, chủ yếu hình thành nhân cách cho sinh viên trong toàn bộ quá trình tổ chức đào tạo ở các trường đại học [2, Tr 3]

1.2.4 Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội sinh viên trong công tác quản lý sinh viên

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN Ở VIỆN ĐẠI HỌC MỞ

HÀ NỘI

2.1 Giới thiệu chung về Viện Đại học Mở Hà Nội

“Viện Đại học Mở Hà Nội là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu với các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng tiềm lực cán bộ khoa học, kỹ thuật cho đất nước”

“Viện Đại học Mở Hà Nội là tổ chức hoạt động trong hệ thống các trường đại học Quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý và được hưởng mọi quy chế của một trường đại học công lập” [32, Tr 4]

2.2 Thực trạng sinh viên hệ chính quy tại Viện Đại học Mở Hà Nội

Số sinh viên đang học tại Viện hiện nay: 46.542 sinh viên

- Hệ chính quy : 8042 sinh viên

- Hệ tại chức : 5.500 sinh viên

- Hệ từ xa : 32.000 sinh viên

- Các hệ khác : 1.000 sinh viên

Trang 9

Đặc điểm của sinh viên hệ chính quy ở Viện Đại học Mở Hà Nội: Sinh viên học hệ chính quy của VĐHMHN là công dân Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương; Đạt yêu cầu trong kỳ thi tuyển sinh Đại học chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; Không trong thời gian bị thi hành án và bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Có đủ sức khoẻ để học tập và lao động theo quy định Sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội là học sinh đã tốt nghiệp phổ thông ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước có tuổi đời từ 18 đến 24 tuổi và có lực học phổ biến ở mức trung bình khá

Vì điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, không có ký túc xá nên 100% sinh viên của nhà trường đều ở ngoại trú rải rác trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội

* Những mặt tích cực của sinh viên

* Những mặt hạn chế của sinh viên

2.3 Thực trạng biện pháp quản lý sinh viên ở Viện Đại học Mở Hà Nội

2.3.1 Các văn bản pháp quy về quản lý sinh viên hệ chính quy ở Viện Đại học Mở Hà Nội

2.3.1.1 Các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác quản lý sinh viên hệ chính quy được thực hiện ở Viện Đại học Mở Hà Nội

2.3.1.2 Quy định của Viện Đại học Mở Hà Nội về công tác quản lý sinh viên

Viện Trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội quy định chức năng của các đơn vị trong Viện về công tác quản lý sinh viên như sau:

- Phòng Quản lý Đào tạo: Có chức năng quản lý đào tạo sinh viên từ khâu tuyển sinh, quá

trình học tập đến việc tổ chức cho sinh viên thi tốt nghiệp

- Phòng Công tác chính trị và sinh viên: Phòng mới được thành lập từ ngày 29 tháng 4

năm 2005, Phòng có nhiệm vụ: Là đầu mối trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, xây dựng môi trường học đường trong sạch, lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của sinh viên

- Phòng Tổ chức - Hành chính: Cấp giấy chứng nhận cho sinh viên giải quyết các vấn

đề hành chính, dân sự

- Thư viện

- Văn phòng Đoàn TNCS HCM

- Các khoa chuyên môn: quản lý trực tiếp sinh viên, phối hợp với các phòng, ban và các

tổ chức có liên quan trong việc quản lý sinh viên

2.3.2 Thực trạng việc quản lý học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên hệ chính quy

Việc quản lý học tập của sinh viên của Viện thực hiện theo đúng quy chế của BGD&ĐT song chất lượng đào tạo chưa cao, số sinh viên tốt nghiệp đạt loại khá, giỏi còn rất ít, đa số sinh viên tốt nghiệp chỉ đạt ở mức trung bình khá Công tác quản lý học tập của sinh viên chưa được quan tâm

Trang 10

đúng mức, năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên còn rất hạn chế Chưa ứng dụng được công

nghệ tin học vào công tác quản lý đào tạo

2.3.3 Thực trạng Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên đã được quan tâm với nhiều hình thức đa dạng Viện đã tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động khác của sinh viên Những hạn chế trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên: Công tác giáo dục chưa được thường xuyên, việc tổ chức cho sinh viên nghe báo cáo thời sự còn ít; chưa tổ chức được các diễn đàn cho sinh viên được gặp Ban giám hiệu nhà trường bày tỏ tâm tư nguyện vọng nên chưa thực sự nắm bắt được diễn biến tư tưởng của sinh viên; Quy định về đánh giá phân loại đạo đức cho sinh viên chưa được triển khai, nên chưa thúc đẩy được việc tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên

2.3.4 Thực trạng việc thực hiện các chế độ chính sách đối với sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội

Viện đã thực hiện đầy đủ các chế độ miễn giảm học phí dành cho sinh viên thuộc các đối tượng gia đình chính sách, chế độ bảo hiểm cho sinh viên, xác nhận vay tín dụng đào tạo… theo đúng quy định, tuy nhiên là một trường đại học công lập nhưng lại hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tài chính nên việc cấp học bổng cho sinh viên còn hạn chế

2.3.5 Thực trạng công tác quản lý sinh viên ngoại trú

Hịên nay Viện không có ký túc xá cho sinh viên do đó 100% sinh viên ở ngoại trú, trong

đó một số ở với gia đình, số còn lại phải thuê nhà ở chiếm khoảng 70% Hiện nay Viện vẫn chưa quản lý được sinh viên ngoại trú Một số khoa mới chỉ dừng ở việc cho sinh viên kê khai địa chỉ chỗ ở và điện thoại để tiện liên lạc khi cần thiết

2.3.6 Quản lý sinh viên thông qua công tác Đoàn, Hội và các phong trào trong nhà trường

Thông qua tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên VĐHMHN đã phát động các phong trào học tập, nghiên cứu khoa học, tình nguyện chung sức cùng cộng đồng, văn thể…các phong trào đã thu hút được đông đảo sinh viên tích cực hưởng ứng tham gia Tuy nhiên sự phối hợp hoạt động của Đoàn, Hội còn chưa cao Đoàn còn nặng về tính hình thức, hoạt động bề nổi, chưa đi sâu vào công tác giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện cho sinh viên

2.3.7 Thực trạng công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật

Viện Đại học Mở Hà Nội thực hiện chế độ khen thưởng cho những sinh viên có thành tích trong học tập, rèn luyện, công tác phong trào, nghiên cứu khoa học… và kỷ luật đối với những sinh viên mắc khuyết điểm, vi phạm quy chế, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật

Trang 11

2.3.8 Kết luận về thực trạng công tác quản lý sinh viên hệ chính quy ở Viện Đại học Mở Hà Nội

(1) Mặt mạnh của công tác quản lý sinh viên

Công tác quản lý sinh viên được thực hiện theo đúng quy chế Đội ngũ cán bộ quản lý của VĐHMHN có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề Đảng uỷ, Ban giám hiệu Viện rất quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, quan tâm đến việc đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý

- Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên đã được quan tâm, Viện đã tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động khác của sinh viên Viện đã thực hiện nghiêm túc quy chế của Bộ GD&ĐT về việc giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Sự phối hợp giữa các bộ phận làm công tác chính trị, tư tưởng ngày càng nhịp nhàng và có hiệu quả (như phối hợp giữa phòng Đào tạo và phòng Công tác Chính trị và sinh viên trong việc tổ chức học chính trị đầu khoá cho sinh viên, trong việc phát động các phong trào học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên; phối hợp giữa đoàn Thanh niên, hội Sinh viên, với phòng Công tác chính trị và sinh viên trong việc phòng chống các tệ nạn và xây dựng các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao…)

- Công tác quản lý việc học tập của sinh viên được thực hiện theo đúng chương trình, kế hoạch đã định và các quy chế, quy định hiện hành, việc xét lên lớp cho sinh viên hàng năm được thực hiện nghiêm túc Đối với những sinh viên yếu Viện đã có thông báo kịp thời về gia đình để cùng gia đình động viên các em cố gắng học tập, rèn luyện

- Viện đã thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đối với sinh viên về miễn giảm học phí, bảo hiểm, vay vốn…

- Biểu dương được những sinh viên đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện nghiên cứu khoa học và xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm pháp luật và nội quy, quy chế

(2) Mặt yếu của công tác quản lý sinh viên

Phòng Công tác Chính trị và sinh viên mới được thành lập còn thiếu về nhân lực, công tác quản lý sinh viên còn chưa thực sự động viên được tinh thần học tập, rèn luyện của sinh viên Chất lượng đào tạo của Viện chưa cao, đa số sinh viên tốt nghiệp chỉ đạt loại trung bình khá, số sinh viên tốt nghiệp đạt loại khá, giỏi và loại xuất sắc còn rất ít

- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên vẫn còn những hạn chế như: Việc học tập giảng dạy các môn khoa học Mác- Lênin còn chưa thực sự hiệu quả, đa số sinh viên học các môn này còn chưa hào hứng Việc học chính trị đầu khoá chỉ được thực hiện cho sinh viên khoá mới, đa số các khoa chưa có tuần sinh hoạt chính trị cho sinh viên vào đầu năm học Việc tổ chức nói chuyện thời sự, sinh hoạt tư tưởng cho sinh viên còn rất ít

Ngày đăng: 08/02/2014, 12:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), Tài liệu Hội nghị Công tác học sinh sinh viên giai đoạn 2002-2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Hội nghị Công tác học sinh sinh viên giai đoạn 2002-2005
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Năm: 2005
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (1993), Quy chế Công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo, NXB giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế Công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 1993
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu tham khảo (Dùng cho lớp tập huấn Công tác HSSV đầu năm học 2007 – 2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tham khảo
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2007
4. Đặng Quốc Bảo - Nguyên Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp
Tác giả: Đặng Quốc Bảo - Nguyên Đắc Hưng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
5. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo TW1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
6. Đặng Quốc Bảo (1997), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo TW1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
7. Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1999), Khoa học tổ chức và quản lý – vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tổ chức và quản lý – vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1999
8. Chính phủ (2005), Nghị quyết đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2005
9. Nguyễn Quốc Chí. Giáo trình cao học Cơ sở khoa học quản lý. Đại học quốc gia Hà Nội 10. Nguyễn Bá Dương (Chủ biên) – Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo, NXB Chính trị Quốc gia, HN, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cao học Cơ sở khoa học quản lý. "Đại học quốc gia Hà Nội 10. Nguyễn Bá Dương (Chủ biên) – "Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IIIX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ăn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IIIX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001),Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ăn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002),Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu ban chấp hành Trung ương khoá IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ăn kiện Hội nghị lần thứ sáu ban chấp hành Trung ương khoá IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
14. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2005
15. Lê Văn Giang (2001), Những vấn đề cơ bản của Khoa học giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của Khoa học giáo dục
Tác giả: Lê Văn Giang
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
16. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1999
17. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển con người trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ề phát triển con người trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
18. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và QLGD, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giáo dục và QLGD
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1986
19. Mai Hữu Khuê (1993), Tâm lý trong quản lý nhà nước, Học viện Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý trong quản lý nhà nước
Tác giả: Mai Hữu Khuê
Năm: 1993
20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Nguyễn Quốc Chí (1996), Lý luận đại cương về quản lý, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận đại cương về quản lý
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Nguyễn Quốc Chí
Năm: 1996
21. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1998), Những vấn đề quản lý nhà nước và quản lý giáo dục, Giáo trình Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề quản lý nhà nước và quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 1998

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w