NHẬN DIỆN các yếu tố THÀNH CÔNG của CÔNG TY cổ PHẦN sữa VIỆT NAM (vinamilk)

26 5.1K 33
NHẬN DIỆN các yếu tố THÀNH CÔNG của CÔNG TY cổ PHẦN sữa VIỆT NAM (vinamilk)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (Vinamilk) Giảng viên hướng dẫn : TS. PHẠM XUÂN LAN Học viên thực hiện : Nhóm 04 Lớp : Cao học QT Ngày 2 Tháng 3/2012 LỜI MỞ ĐẦU Vinamilk là thương hiệu hiện được xếp trong Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam. Hoạt động hơn 10 năm trong chế bao cấp, cũng như nhiều DN khác chỉ sản xuất theo kế hoạch, nhưng khi bước vào kinh tế thị trường, Vinamilk đã nhanh chóng nắm bắt hội, không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư sở hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm để chuẩn bị cho một hành trình mới. Công ty không ngừng mở rộng sản xuất, xây dựng thêm nhiều nhà máy trên khắp cả nước và đã trở thành DN hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm lĩnh phần lớn thị phần sữa tại Việt Nam, đạt doanh thu hơn 6.000 tỷ đồng/năm. Công ty hiện trên 200 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa như: sữa đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống, sữa đậu nành, kem, phô-mai, nước ép trái cây, bánh biscuits, nước tinh khiết Sản phẩm đều đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và chiếm tên 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Vinamilk là thương hiệu của người Việt Nam, được xây dựng bởi bàn tay và khối óc của người Việt Nam đủ sức để cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp trong cộng đồng WTO. Đề tài này sẽ giúp tìm hiểu, phân tích nhằm nhận diện những yếu tố làm nên thành công của Vinamilk. Danh sách nhóm 4 1. Nguyễn Ngọc Châu 2. Lê Thị Thùy Dung 3. Phạm Văn Đảm 4. Cao Xuân Đoàn 5. Đoàn Trường Giang 6. Nguyễn Trung Kiên 7. Phạm Thị Lan 8. Phan Thị Quỳnh Mai 9. Nguyễn Thị Hoàng Mai 10. Vũ Đình Ý Văn iii MỤC LỤC 1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 1 1.1.Lịch sử hình thành 1 1.2.Cơ cấu tổ chức 1 1.3.Ngành nghề kinh doanh 1 1.4.Sứ mạng, tầm nhìn 1 2.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA VINAMILK 2 2.1.Phân tích các yếu tố của môi trường tổng thể 2 2.1.1.Th ch – Chính tr (Political factors)ể ế ị 2 2.1.2.Kinh t (Economic factors)ế 2 2.1.3.V n hóa – xã h i (Social-cultural factors)ă ộ 3 2.1.4.Công ngh (Techogical factors)ệ 4 2.1.5.Môi tr ng (Environmental factors)ườ 4 2.1.6.Nhân kh u h c (Demographic factors)ẩ ọ 4 2.2.Phân tích môi trường ngành 5 2.2.1.Mô hình n m áp l c c nh tranhă ự ạ 5 a)Áp l c t khách hàngự ừ 5 b)Áp l c c a nhà cung c pự ủ ấ 6 c)Áp l c t s n ph m thay thự ừ ả ẩ ế 6 d)Áp l c t đ i th ti m nự ừ ố ủ ề ẩ 6 e)Áp l c c nh tranh n i b ngànhự ạ ộ ộ 6 2.2.2.M c đ c nh tranh v giá c , ch t l ng s n ph m và kênh phân ph i c a các doanh ứ ộ ạ ề ả ấ ượ ả ẩ ố ủ nghi p trong ngànhệ 7 a)Ch t l ng s n ph m và giá cấ ượ ả ẩ ả 7 b)Kênh phân ph iố 8 c)S đ nhóm chi n l ồ ế ượ 9 3.NHẬN DIỆN YẾU TỐ LÀM NÊN THÀNH CÔNG CỦA VINAMILK 10 3.1.Nhận dạng chiến lược Vinamilk 10 3.1.1.H i nh p d c và m r ng th tr ngộ ậ ọ ở ộ ị ườ 10 a)H i nh p d c v phía tr cộ ậ ọ ề ướ 10 b)H i nh p d c v phía sauộ ậ ọ ề 10 c)M r ng th tr ng (chi n l c kinh doanh qu c t )ở ộ ị ườ ế ượ ố ế 11 d)Chi n l c đa d ng hóa, m r ng ho t đ ng sang nh ng l nh v c kinh doanh m i, c tế ượ ạ ở ộ ạ ộ ữ ĩ ự ớ ắ gi m và thay đ iả ổ 11 3.2.Phân tích các nhân tố thành công của doanh nghiệp 12 3.2.1.Chu i giá tr c a công ty Vinamilkỗ ị ủ 12 3.2.2.Phân tích các y u t thành công đ c thùế ố ặ 13 a)Phân tích các y u t thành công đ c thùế ố ặ 13 b)Ph i th c th tr ngố ứ ị ườ 14 c)Ngu n l c th c hi n chi n l c c a Vinamilkồ ự ự ệ ế ượ ủ 17 KẾT LUẬN 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 iii 1 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 1.1. Lịch sử hình thành • Năm 1976: VNM được thành lập với tiền thân là Công ty sữa, café Miền Nam, với 2 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất và Nhà máy sữa Trường Thọ • Năm 1989: Nhà máy sữa bột Dielac đi vào hoạt động và cho ra lô sản phẩm đầu tiên • Năm 2003: VNM chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần sữa Việt NamNăm 2004: Mua thâu tóm Công ty cổ phần sữa Sài Gòn • Năm 2006: VNM chính thức giao dịch trên thị trường chứng khoán TP.HCM • Năm 2008: Khánh thành và đưa nhà máy sữa Tiên Sơn tại Hà Nội đi vào hoạt động 1.2. cấu tổ chức 1.3. Ngành nghề kinh doanh • Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa. • Kinh doanh thực phẩm công nghệ. • Sản xuất, mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến. • Trồng trọt, chăn nuôi… 1.4. Sứ mạng, tầm nhìn • Sứ mạng: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội” • Mục tiêu: “Vinamilk đặt mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn thực phẩm và nước giải khát lợi cho sức khỏe hàng đầu tại Việt Nam. Không ngừng phát 1 2 triển các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận thể được của Công ty, nâng cao giá trị Công ty và không ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người lao động, đồng thời làm trọn nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước. • Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người” • Giá trị cốt lõi - Chính trực: Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch. - Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp. Tôn trọng Công ty, tôn trọng đối tác. Hợp tác trong sự tôn trọng. - Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác. - Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty. - Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA VINAMILK 2.1. Phân tích các yếu tố của môi trường tổng thể Sử dụng mô hình phân tích PEST với 2 yếu tố mở rộng: Môi trường (Environmental factors) và nhân khẩu học (Demographic factors). Do đó, mô hình mở rộng được gọi tắt là PESTED. 2.1.1. Thể chế – Chính trị (Political factors) Nền chính trị ổn định của Việt Nam cùng với những chính sách khuyến khích kinh tế, cải cách thủ tục hành chánh đã tạo điều kiện cho kinh tế trong nước phát triển ở mức cao trong nhiều năm qua. Cùng với đó là chủ trương chăm lo và cải thiện đời sống cho người dân như: Chương trình quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em; Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam. Những chương trỉnh quốc gia này tác động tích cực, làm tăng lượng cầu cho ngành sữa. Thêm vào đó, Chính phủ Việt Nam đã nhiều chính sách hỗ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sữa thông qua Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trong đó, ưu tiên huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế để phát triển ngành nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu với tống kinh phí đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng. 2.1.2. Kinh tế (Economic factors) Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh trong nhiều năm liền đã nâng cao rõ rệt thu nhập và mức sống của người dân. Từ đó tác động tích cực tới sức mua trong nước, thị trường cho hầu hết ngành hàng liên tục được mở rộng nhờ nhịp tăng trưởng kinh tế cao mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008 ảnh hưởng xấu đến chi tiêu của người tiêu dùng nói chung. 2 3 Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO tạo điều kiện cho Vinamilk mở rộng thị trường xuất khẩu nhưng đồng thời cũng tăng thêm áp lực cạnh tranh đối với Vinamilk ngay tại thị trường Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 1999 đến 2010, nguồn IMF 2.1.3. Văn hóa – xã hội (Social-cultural factors) Đời sống được cải thiện nên ngày càng nhiều người dân Việt quan tâm hơn đến sức khỏe và làm đẹp. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm sinh dưỡng bổ sung ngày càng tăng. Theo Chỉ số ngành sữa 2011, do Tetra Pak - Công ty dẫn đầu thế giới về chế biến và đóng gói thực phẩm đưa ra ngày 14/7, Việt Nam đang được đánh giá là “vùng đất của sữa và tài chính ở vùng Châu thổ sông Mekong.” Tỷ lệ tiêu thụ sữa bình quân tính theo đầu người tại Việt Nam hiện là 14,8 lít/người/năm, nhưng tỷ lệ tiêu thụ sữaViệt Nam đang gia tăng rất ngoạn mục vì mức tiêu thụ bình quân năm 2009 chỉ là 9 lít/ngườ/năm. Đối với sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh người Việt rất quan tâm đến sức khỏe của con mình nên nhiều người sẵn lòng chi một khoản đáng kể để mua sữa. Tuy nhiên người Việt vốn không thói quen uống sữa mà thay vào đó là những loại thức uống mang tính truyền thống như trà, café, nước từ thảo mộc, Do đó, cần thời gian dài để thay đổi thói quen này của người Việt. 3 4 2.1.4. Công nghệ (Techogical factors) Ngành sữa Việt Nam thể tiếp cận và nhập công nghệ tiên tiến từ các nước ngành sữa phát triển lâu từ lâu như Isreal, New Zealand, Mỹ, Thụy Điển, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Đức, Ý, Hà Lan… Tuy nhiên, để ngành sữa phát triển bền vững, không thể chỉ dựa vào công nghệ chế biến và bảo quản mà trước hết phải là công nghệ cho ngành chăn nuôi và công nghiệp phụ trợ. Ngành sữa cần quan tâm đặc biệt đến đầu tư con giống, nguồn thức ăn và mô hình chăn nuôi. Từ đó, ngành sữa thể tạo nguồn nguyên liệu chất lượng, khai thác tốt chuỗi giá trị của ngành. Ngoài ra, các công ty sữa ngày càng chú ý hơn đến việc xây dựng mạng lưới nguyên liệu sữa cho mình thông qua việc hỗ trợ chăn nuôi bò sữa ở nông hộ. Mối hợp tác giúp người chăn nuôi nhỏ nâng cao chất lượng sản phẩm sữa, giúp nông dân tiếp cận thị trường. Các công ty trên đang chú ý giúp người nuôi nhỏ tăng số đầu bò sữa nuôi để dễ tiếp thu kỹ thuật mới. 2.1.5. Môi trường (Environmental factors) Mặc dù khí hậu nóng ẩm nhưng nhìn chung các điều kiện tự nhiên khá thích hợp cho việc phát triển ngành chăn nuôi bò lấy sữa đặc biệt là ở các tỉnh Tuyên Quang, Lâm Đồng, BaVì, Nghệ An,… nơi thuộc khí hậu lục địa như Lai Châu, Sơn La thích hợp trồng cỏ cho chất lượng cao. Năm 2010, cả nước 128.600 con bò sữa trong khi mục tiêu cho năm 2015 là 350.000 con. Vùng Đông Nam bộ luôn chiếm khoảng hơn 70% đàn bò sữa cả nước, trong đó tập trung ở các khu vực ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh. Lượng sữa tươi nguyên liệu hiện tại chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu tiêu dùng sữaViệt Nam, phần còn lại Việt Nam phải nhập khẩu, chủ yếusữa bột sử dụng cho hoàn nguyên để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sữa của người Việt. Tính đến hết tháng 11/2010, cả nước đã nhập khẩu 646 triệu USD sữa và sản phẩm phẩn sữa, chủ yếu từ New Zealand, Hoa Kỳ, Hà Lan và Thái Lan. Do vậy, tự chủ nguồn nguyên liệu chất lượng và ổn định là một trong những thử thách các doanh nghiệp trong ngành sữa đều nổ lực vượt qua để giành ưu thế trong ngành. 2.1.6. Nhân khẩu học (Demographic factors) Lợi thế dễ nhận thấy nhất của ngành sữa đối với thị trường trong nước là sở hữu một thị trường tiêu thụ lớn và đầy tiềm năng. Với dân số 86,7 triệu người tính đến hết năm 2010, Việt Nam là nước đông dân thứ 12 trên thế giới. Dân số sống ở khu vực thành thị tăng từ 23,7% năm 1999 lên 30,17% năm 2010. Như vậy, dân số đông và chiếm tỷ trọng ngày càng cao ở các đô thị là yếu tố rất thuận lợi cho việc phát triển ngành sữa ở nước ta, và thực tế cũng cho thấy tiềm năng to lớn này với mức tiêu thụ sữa hàng năm tăng 30%, tập trung mạnh ở các khu vực thành thị. Mặt khác, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn cao, thể chất và vóc dáng người Việt còn thấp so với các nước trong khu vực. Các số liệu nghiên cứu ở biểu đồ “Tiêu thụ sữa 4 5 theo lứa tuổi” cho thấy hầu hết các lứa tuổi đều tiêu thụ sản phẩm giàu chất dinh dưỡng này, đặc biệt là lứa tuổi từ 7-29 tuổi. Thêm vào đó, mức tiêu thụ sữaViệt Nam khoảng 14 kg/người/năm và mục tiêu là 16 kg/người năm 2015 và hơn 20kg/người năm 2020. Điều này tạo ra hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sữa trên thị trường tiềm năng lớn và đang phát triển như ở Việt Nam. 2.2. Phân tích môi trường ngành 2.2.1. Mô hình năm áp lực cạnh tranh Michael Porter nhà quản trị chiến lược nổi tiếng của trường đại học Harvard trong cuốn sách "Competitive Strategy: Techniques Analyzing Industries and Competitors" đã đưa ra nhận định về các áp lực cạnh tranh trong mọi ngành sản xuất kinh doanh. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh do Michael Porter đề xuất, Nguồn: Saga a) Áp lực từ khách hàng Sức đàm phán của người mua đối với sản phẩm sữa thể hiện rõ nhất mối quan tâm về chất lượng, giá cả và độ phong phú của dòng sản phẩm. Theo số liệu khảo sát của một nghiên cứu năm 2007 cho thấy ngành sữa luôn đóng góp thị phần giá trị cao nhất so với các ngành hàng thuộc sản phẩm tiêu dùng thường xuyên. Đây là dấu hiệu đáng mừng, theo chiều hướng này sản phẩm sữa sẽ trở thành sản phẩm không thể thay thế trong tiêu dùng của các hộ gia đình đô thị. Như vậy, kết hợp với những phân tích ở mô hình PESTED, thể thấy nhu cầu sử dụng của trong nước còn rất lớn và giàu tiềm năng nên sức đàm phán của người tiêu dùng không cao. 5 6 b) Áp lực của nhà cung cấp Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng những nhà cung cấp ở phía sau hỗ trợ họ trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vinamilk cũng cần nguồn cung cấp về nguyên vật liệu và rang thiết bị để sản xuất. Nguyên liệu Nguồn cung cấp Bột sữa các loại 100% nguyên liệu nhập khẩu Sữa tươi 100% nguyên liệu trong nước Đường Chủ yếu dùng sản phẩm trong nước Hộp thiết các loại Chủ yếu dùng sản phẩm trong nước Các nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho Vinamilk tại thời điểm 2007 Xét về quy mô ngành chăn nuôi bò sữa, 90% số bò sữa được nuôi tại các hộ gia đình. Việc thiếu kinh nghiệm quản lý, quy mô trang trại nhỏ, tỷ lệ rối loạn sinh sản và mắc bệnh củasữa còn ở mức cao… khiến người nông dân nuôi bò sữa rất bất lợi. Do đó, các công ty sữa trong nước nắm thế chủ động trong việc thương lượng giá thu mua sữa trong nước. Do hơn 70% đầu vào là nhập khẩu, giá sữa bột thế giới sẽ gây áp lực lên ngành sản xuất sữa Việt Nam. Trong thời gian tới, giá sữa bột xu hướng tăng. c) Áp lực từ sản phẩm thay thế Giàu sinh dưỡng và lợi cho sức khỏe là một trong những giá trị chính các sản phẩm nguồn gốc từ sữa bò mang lại cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thị trường rất nhiều sản phẩm từ chiết xuất thực vật nhưng được cho là tốt cho sức khỏe như trà xanh, trà thảo mộc, trà bí đao, sữa đậu nành, sữa mè, bột ngũ cốc, nước uống tăng lực,… của các công ty nước giải khát nổi tiếng như Tân Hiệp Phát, Pepsi, Coca-Cola, Tribico. Do đó, các doanh nghiệp trong ngành sữa đang chịu một áp lực canh tranh không nhỏ từ các sản phẩm giải khát thay thế. d) Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn Như đã đề cập ở trên, ngành sữa mức tăng trưởng và lợi nhuận cao nên luôn tạo ra sức hấp dẫn cho nhiều doanh nghiệp muốn gia nhập ngành. Trong đó, cách dễ nhất để gia nhập ngành trong với thời gian chuẩn bị ngắn là con đường nhập khẩu các sản phẩm từ nước ngoài. Tuy nhiên, một số thành viên gia nhập ngành bằng chiến lược dài hạn và sự chuẩn bị kỹ càng. Tiêu biểu trong số này phải kể đến Công ty cổ phần sữa TH với sự hỗ trợ từ ngân hàng TMCP Bắc Á, đã bắt đầu triển khai xây dựng nhà máy chế biến sữa tươi với công suất 500 triệu lít sữa/năm, trị giá 148 triệu USD. TH Milk sẽ bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 2011 sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn của VNM sau năm 2012. e) Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành Những năm qua, ngành sữa Việt Nam phát triển khá nhanh, nếu như trước những năm 1990 chỉ 1-2 nhà sản xuất, phân phối sữa thì hiện nay thị trường sữa Việt Nam tăng lên 72 doanh nghiệp ngành sữa, tập trung chủ yếu tại vùng Đông nam bộ và đồng 6 7 bằng sông hồng. Bên cạ nh đó là sự thâm nhập của các thương hiệu sữa nước ngoài như: Abbbott, Babysan, Dumex, Dutch Lady (Frieslandcampina), Meiji, Nestlé,… Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa trong nước với các thương hiệu sữa nhập ngoại làm cho ngành sữa Việt Nam đứng trước những thách thức lớ n và cũng là hội để phát triển và chiếm lĩnh thị trường. 2.2.2. Mức độ cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm và kênh phân phối của các doanh nghiệp trong ngành a) Chất lượng sản phẩm và giá cả Nhóm sữa bột và sữa dinh dưỡng: Đây là nhóm sản phẩm đem lại lợi nhuận cao cho nhà sản xuất. Hiện nay nhóm sữa này đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt bởi sự tham gia của các hãng sữa trong và ngoài nước và đây cũng là nhóm tốc độ phát triển nhanh nhất trong ngành thực phẩm đóng gói. Nhóm sản phẩm này sự phân khúc rõ ràng về giá cả cũng như chất lượng. Phân khúc thị trường cao cấp chủ yếu tập trung vào hãng sữa nước ngoài với các dòng sữa nhập khẩu, trong đó Abbott là hãng sữa chiếm thị phần cao nhất và được người tiêu dùng đặt nhiều lòng tin nhất bởi sự kiểm soát nghiêm ngặt về các điều kiện sản xuất. Dutch Lady và Vinamilk thì đang nắm giữ phân khúc thấp hơn do có ưu thế cạnh tranh về giá cả và năng lực mở rộng thị trường. Bảng 2.2a: Giá cả một số mặt hàng sữa bột Nhà sản xuất Sữa bột Giá cả Vinamilk Dielac Alpha 1 (400gr) Dielac Alpha 2 (400gr) Dielac Alpha 1 (900gr) Dielac Alpha 456 (400gr) Dielac Alpha 2 (900gr) 95.800 98.000 199.000 74.000 195.000 Nutifood Nuti IQ 4 (900gr) 171.000 Dutch Lady Friso Gold 1 (900gr) Friso Gold 2 (900gr) 223.000 450.000 Abbott Similac gain 2 (900gr) 492.000 Mead Johnson Enfalac A+1 (900gr) 453.000 Dumex Dumex Gold 1 (800gr) Dumex Gold 2 (800gr) 388.000 375.000 Bảng 2.2b: Thống kê thị phần sữa bột năm 2011 Các công ty Thị phần Abbott Vietnam 26,8 Vinamilk 12,6 Dumex 8 Dutch Lady Vietnam 27 Nestle Vietnam 4 Mead Johnson 14 Nutifood 2 Khác 5,6 7 [...]... học, Vinamilk đã và đang tạo cho mình một thương hiệu mang tầm quốc tế Tuy nhiên, để duy trì điều này thật không dễ, và nhân tố quyết định đến thành công của công ty đó chính là những yếu tố dặc thù trội của riêng công ty 3.2.2 Phân tích các yếu tố thành công đặc thù a) Phân tích các yếu tố thành công đặc thù • Vị thế thị trường Thị phần Được hình thành từ năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK). .. ngoài, cụ thể là mua cổ phần của Công ty Miraka Limited tại New Zealand Thời gian đầu, Vinamilk sẽ mua 19,3% cổ phần của công ty Miraka (179 tỷ đồng), và sau này sẽ xem xét để nâng vốn đầu tư lên Công ty Miraka hiện đang đầu tư dự án nhà máy chế biến sữa chất lượng cao tại trung tâm đảo bắc của New Zealand.Nhà máy sẽ thu mua sữa tươi từ các nông dân tại vùng Taupo và sản xuất các sản phẩm sữa chất lượng...8 Nguồn: APS Nhóm sữa nước: Nếu như thị trường sữa bột vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các nhà sản xuất nước ngoài thì sữa nước là thị trường mức độ cạnh tranh rất cao bởi các công ty sữa trong nước tham gia sản xuất Thị phần sữa nước trong những năm qua phần lớn thuộc về Dutch Lady và Vinamilk Bảng 2.2c: Thống kê thị phần sữa nước Các công ty Dutch Lady Vinamilk Nestle Mead Johnson... thị trường của Vinamilk, ta thấy Vinamilk các yếu tố trội làm nên thành công của thương hiệu hày trên thị trường trong thời gian qua: - Công ty viện nghiên cứu độc lập để nghiên cứu các vi chất cần thiết cho các lứa tuổi, cho ra đời các sản phẩm đáp ứng nhu cầu và tâm lý của khách hàng Kết hợp Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam để nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm... Thống kê các kênh phân phối Nhà sản xuất Vinamilk Nutifood Dutch Lady Số nhà phân phối 201 121 150 Số điểm bán lẻ 141.000 60.000 100.000 Nguồn: Vinamilk, Nutifood, Dutch Lady 8 9 c) Sơ đồ nhóm chiến lược 9 10 3 NHẬN DIỆN YẾU TỐ LÀM NÊN THÀNH CÔNG CỦA VINAMILK 3.1 Nhận dạng chiến lược Vinamilk Quá trình tăng trưởng và phát triển của công ty thường bao gồm 3 giai đoạn chính Giai đoạn 1, công ty sẽ hoạt... bò của 5 trang trại hiện nay là 4.064 con với tổng sản lượng sữa tươi 10.000 tấn/năm 10 11 Các trang trại của Vinamilk đều được đầu tư tốt về con giống, thức ăn đầu vào chất lượng, chuồng trại và công nghệ vắt sữa tiên tiến của Châu Âu để đảm bảo nguồn sữa tươi nguyên liệu chất lượng tốt Đây là nguồn sữa nguyên liệu cung cấp để sản xuất dòng sản phẩm sữa tươi nguyên chất 100% cho các nhà máy của. .. Nam (VINAMILK) đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam Vinamilk hoạt động sản xuất quy mô lớn với hệ thống các Nhà máy Sữa trên khắp cả nước; Thay đổi thị phần Trong thời gian qua, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản... thì định hướng phát triển của Công ty hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của ngành, chính sách của Nhà nước và xu thế chung trên thế giới b) Phối thức thị trường Phạm vi, chủng loại sản phẩm Với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện trên 200 mặt hàng sữacác sản phẩm từ sữa gồm: Sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, kem, sữa chua và các sản phẩm khác như: sữa đậu nành, nước ép trái... trọn thị phần sữa chua ăn với với các dòng sản phẩm đa dạng như sữa chua nha đam, sữa chua trái cây, sữa chua dâu, sữa chua không đường, probi… Nhóm sữa đậu nành, nước ép, nước tinh khiết…: Nhóm sản phẩm này hiện nay đang đóng góp một phần nhỏ vào doanh thu của Vinamilk b) Kênh phân phối Vinamilk một hệ thống kênh phân phối trải dài khắp các tỉnh thành thông qua các nhà phân phối và các điểm bán... sữa tươi thu mua vào được Vinamilk sử dụng chủ yếu để sản xuất sữa tươi các loại, chiếm 80% Phần còn lại được phối hợp đưa vào các sản phẩm khác Để chủ động được nguồn sữa bò tươi, một số doanh nghiệp còn đầu tư, phát triển đàn bò Tính đến ngày 30/06/2010, công ty TNHH một thành viên Bò Sữa Việt Nam trực thuộc Vinamilk đang quản lý 5 trang trại chăn nuôi bò sữa với quy mô lớn, hiện đại ở Tuyên Quang, . TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (Vinamilk) Giảng viên. của công ty đó chính là những yếu tố dặc thù trội của riêng công ty. 3.2.2. Phân tích các yếu tố thành công đặc thù a) Phân tích các yếu tố thành công

Ngày đăng: 08/02/2014, 09:44

Hình ảnh liên quan

1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 1.1.Lịch sử hình thành - NHẬN DIỆN các yếu tố THÀNH CÔNG của CÔNG TY cổ PHẦN sữa VIỆT NAM (vinamilk)

1..

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 1.1.Lịch sử hình thành Xem tại trang 4 của tài liệu.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh do Michael Porter đề xuất, Nguồn: Saga - NHẬN DIỆN các yếu tố THÀNH CÔNG của CÔNG TY cổ PHẦN sữa VIỆT NAM (vinamilk)

h.

ình 5 áp lực cạnh tranh do Michael Porter đề xuất, Nguồn: Saga Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 2.2c: Thống kê thị phần sữa nước - NHẬN DIỆN các yếu tố THÀNH CÔNG của CÔNG TY cổ PHẦN sữa VIỆT NAM (vinamilk)

Bảng 2.2c.

Thống kê thị phần sữa nước Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 2.2d: Thống kê các kênh phân phối - NHẬN DIỆN các yếu tố THÀNH CÔNG của CÔNG TY cổ PHẦN sữa VIỆT NAM (vinamilk)

Bảng 2.2d.

Thống kê các kênh phân phối Xem tại trang 11 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

    • 1.1. Lịch sử hình thành

    • 1.2. Cơ cấu tổ chức

    • 1.3. Ngành nghề kinh doanh

    • 1.4. Sứ mạng, tầm nhìn

    • 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA VINAMILK

      • 2.1. Phân tích các yếu tố của môi trường tổng thể

        • 2.1.1. Thể chế – Chính trị (Political factors)

        • 2.1.2. Kinh tế (Economic factors)

        • 2.1.3. Văn hóa – xã hội (Social-cultural factors)

        • 2.1.4. Công nghệ (Techogical factors)

        • 2.1.5. Môi trường (Environmental factors)

        • 2.1.6. Nhân khẩu học (Demographic factors)

        • 2.2. Phân tích môi trường ngành

          • 2.2.1. Mô hình năm áp lực cạnh tranh

            • a) Áp lực từ khách hàng

            • b) Áp lực của nhà cung cấp

            • c) Áp lực từ sản phẩm thay thế

            • d) Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn

            • e) Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành

            • 2.2.2. Mức độ cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm và kênh phân phối của các doanh nghiệp trong ngành

              • a) Chất lượng sản phẩm và giá cả

              • b) Kênh phân phối

              • c) Sơ đồ nhóm chiến lược

              • 3. NHẬN DIỆN YẾU TỐ LÀM NÊN THÀNH CÔNG CỦA VINAMILK

                • 3.1. Nhận dạng chiến lược Vinamilk

                  • 3.1.1. Hội nhập dọc và mở rộng thị trường

                    • a) Hội nhập dọc về phía trước

                    • b) Hội nhập dọc về phía sau

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan