1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC Ở NƯỚC TA (1954-1975)

30 146 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 258,78 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT ____________________________ NHÓM 5 TÊN ĐỀ TÀI: ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC Ở NƯỚC TA (1954-1975),LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1 NỘI DUNG...........................................................................................................2 CHƯƠNG 1. TRONG GIAI ĐOẠN (1954-1965).............................................2 1.1. Khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công (1954-1965)....2 1.1.1. Bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7-1954: Sau ngày Hiệp định Giơnevo (7/1954) được ký kết, cách mạng Việt Nam có những đặc điểm và thuận lợi, khó khăn mới...................................................2 1.1.2. Những thành tựu trong công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, và chuyển cách mạng:....................................................2 1.1.3. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối....................4 1.2. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, phát triển thế tiến công của cách mạng miền Nam (1961 – 1965)................................................................6 1.2.1. Về đường lối chung của cách mạng Việt Nam:.....................................6 1.2.2. Về mục tiêu chiến lược chung:..............................................................6 1.2.3. Vai trò, nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền đối với cách mạng cả nước:...............................................................................................................6 1.2.4. Triển vọng của cách mạng Việt Nam:...................................................7 1.2.5. Ý nghĩa của đường lối:..........................................................................7 1.2.6. Kết quả thực hiện chủ trương Đại hội III:............................................8 CHƯƠNG 2: TRONG GIAI ĐOẠN 1965-1975...............................................9 2.1. Phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và đường lối kháng chiến của Đảng..................................................................................................9 2.1.1. Quá trình hình thành và nội dung đường lối:.....................................10 2.1.2. Ý nghĩa đường lối:..............................................................................12 2.2. Lãnh đạo miền Bắc xây dựng hậu phương, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, chi viện miền Nam (1965-1968)..........................................13 2.3. Khôi phục kinh tế, bảo vệ miền Bắc, đẩy mạnh cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1969-1975)....Dường như khái niệm chiến tranh chỉ còn hiện hữu trong suy nghĩ của mỗi chúng ta khi học lịch sử hay qua các tác phẩm văn học, một bộ phim tài liệu trên truyền hình, chỉ thế thôi. Phải chăng khi con người ta được sống trong cuộc sống hòa bình nên người ta vô tình quên đi những giá trị cốt lõi làm nên cuộc sống hay một phần lịch sử đã qua. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã đi qua, để lại con số thiệt hại về người và của hết sức nặng nề. Nhưng chúng ta đã chiến đấu anh dũng, chúng ta có những người lãnh đạo giỏi, chúng ta có Đảng lãnh đạo tài tình, chúng ta có tinh thần đoàn kết của dân tộc và chúng ta đã chiến thắng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau cách mạng tháng Tám 1945. Đã hơn 45 năm trôi qua, nhưng chiến thắng vẻ vang vào mùa xuân năm 1975 vẫn còn in đậm trong trí nhớ và là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Chiến thắng đó đã tạo ra bước ngoặt trong lịch sử dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới đối với dân tộc ta, kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Có rất nhiều yếu tố tạo nên thắng lời vẻ vang trong các cuộc kháng chiến, nhưng yếu tố quan trọng nhất đó là nghệ thuật lãnh đạo của Đảng. Người ta hay nói vui: “ Lãnh đạo là một nghệ thuật và mỗi nhà lãnh đạo là một nghệ sĩ”. Đảng lãnh đạo quân và dân ta chiến đấu anh dũng, biến cuộc chiến tưởng chừng không cân sức thành chiến thắng vang dội cả thế giới, làm chấn động địa cầu. Biến một nước như Việt Nam tưởng chừng nhỏ bé, nhưng đã chiến thắng tên đế quốc sừng sỏ nhất thế giới. Chúng ta cùng quay ngược lại quá khứ, vào những năm 1954-1975 để phân tích về nghệ thuật lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. 2 Từ những lý do trên , nhóm em chọn đề tài: “ Đường lối của Đảng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược ở nước ta (1954-1975).

Trang 3

Tập thể nhóm 5 xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến tất cả thầy côkhoa chính trị - luật của trường Đại học công nghiệp thực phẩm đã hướng dẫntận tình chúng em thực hiện bài tiểu luận này Đặc biệt, nhóm xin bày tỏ lòngbiết ơn sâu sắc tới giảng viên đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn chúng em làmbài tiểu luận, cô Nguyễn Thị Lợi.

Tuy nhóm đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn rằng sẽ có nhiều nhữngthiếu sót Rất mong sẽ nhận được sự góp ý từ quý thầy cô

Xin chân thành cám ơn!

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1 TRONG GIAI ĐOẠN (1954-1965) 2

1.1 Khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công (1954-1965) 2

1.1.1 Bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7-1954: Sau ngày Hiệp định Giơnevo (7/1954) được ký kết, cách mạng Việt Nam có những đặc điểm và thuận lợi, khó khăn mới 2

1.1.2 Những thành tựu trong công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, và chuyển cách mạng: 2

1.1.3 Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối 4

1.2 Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, phát triển thế tiến công của cách mạng miền Nam (1961 – 1965) 6

1.2.1 Về đường lối chung của cách mạng Việt Nam: 6

1.2.2 Về mục tiêu chiến lược chung: 6

1.2.3 Vai trò, nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền đối với cách mạng cả nước: 6

1.2.4 Triển vọng của cách mạng Việt Nam: 7

1.2.5 Ý nghĩa của đường lối: 7

1.2.6 Kết quả thực hiện chủ trương Đại hội III: 8

CHƯƠNG 2: TRONG GIAI ĐOẠN 1965-1975 9

2.1 Phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và đường lối kháng chiến của Đảng 9

2.1.1 Quá trình hình thành và nội dung đường lối: 10

2.1.2 Ý nghĩa đường lối: 12

2.2 Lãnh đạo miền Bắc xây dựng hậu phương, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, chi viện miền Nam (1965-1968) 13

2.3 Khôi phục kinh tế, bảo vệ miền Bắc, đẩy mạnh cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1969-1975) 15

Trang 5

3.1 Thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng bảo vệ miền

Bắc 18

3.1.1 Thành tựu: 18

3.1.2 Hạn chế: 19

3.2 Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 20

3.2.1 Ý nghĩa lịch sử đối với Việt Nam 20

3.2.2 Về mặt quốc tế 20

3.2.3 Nguyên nhân thắng lợi 21

3.2.4 Bài học kinh nghiệm 21

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Dường như khái niệm chiến tranh chỉ còn hiện hữu trong suy nghĩ củamỗi chúng ta khi học lịch sử hay qua các tác phẩm văn học, một bộ phim tài liệutrên truyền hình, chỉ thế thôi Phải chăng khi con người ta được sống trong cuộcsống hòa bình nên người ta vô tình quên đi những giá trị cốt lõi làm nên cuộcsống hay một phần lịch sử đã qua

Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã đi qua, để lại con số thiệt hại

về người và của hết sức nặng nề Nhưng chúng ta đã chiến đấu anh dũng, chúng

ta có những người lãnh đạo giỏi, chúng ta có Đảng lãnh đạo tài tình, chúng ta cótinh thần đoàn kết của dân tộc và chúng ta đã chiến thắng Cuộc kháng chiếnchống Mỹ cứu nước đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiếntranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau cách mạng tháng Tám 1945

Đã hơn 45 năm trôi qua, nhưng chiến thắng vẻ vang vào mùa xuân năm

1975 vẫn còn in đậm trong trí nhớ và là niềm tự hào của mỗi người dân ViệtNam Chiến thắng đó đã tạo ra bước ngoặt trong lịch sử dân tộc, mở ra kỷnguyên mới đối với dân tộc ta, kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lênchủ nghĩa xã hội

Có rất nhiều yếu tố tạo nên thắng lời vẻ vang trong các cuộc kháng chiến,nhưng yếu tố quan trọng nhất đó là nghệ thuật lãnh đạo của Đảng Người ta haynói vui: “ Lãnh đạo là một nghệ thuật và mỗi nhà lãnh đạo là một nghệ sĩ” Đảnglãnh đạo quân và dân ta chiến đấu anh dũng, biến cuộc chiến tưởng chừng khôngcân sức thành chiến thắng vang dội cả thế giới, làm chấn động địa cầu Biến mộtnước như Việt Nam tưởng chừng nhỏ bé, nhưng đã chiến thắng tên đế quốcsừng sỏ nhất thế giới Chúng ta cùng quay ngược lại quá khứ, vào những năm1954-1975 để phân tích về nghệ thuật lãnh đạo của Đảng trong cuộc khángchiến chống đế quốc Mỹ

Trang 7

Từ những lý do trên , nhóm em chọn đề tài: “ Đường lối của Đảng trongcuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược ở nước ta (1954-1975).

Trang 8

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TRONG GIAI ĐOẠN (1954-1965)

1.1 Khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công (1954-1965)

1.1.1 Bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7-1954: Sau ngày Hiệp định Giơnevo (7/1954) được ký kết, cách mạng Việt Nam có những đặc điểm và thuận lợi, khó khăn mới.

1.1.1.1 Trên trường quốc tế:

Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoahọc kỹ thuật, nhất là sự lớn mạnh của Liên Xô Phong trào giải phóng dân tộctiếp tục phát triển Phong trào đấu tranh vì hòa binh, dân chủ lên cao ở các nước

1.1.2 Những thành tựu trong công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, và chuyển cách mạng:

Về chủ trường đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội: sau khi miềnBắc được giải phóng, Trung ương Đảng đã chủ trương chuyển miền Bắc sanggiai đoạn mới với nhận thức Sự kết thúc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

Trang 9

cũng là sự mở đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa như các cương lĩnh củaĐảng đã xác định.

Hội nghị lần thứ bảy (3/1955) và lần thứ tám (8/1955) của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng (khóa II) đã nhận định: Mỹ và tay sai đang chống phá Hiệpđịnh Giơnevơ, đàn áp phong trào cách mạng

Ngày 10/10/1954, tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội, ngày16/5/1955, toàn bộ quân đội viễn chinh Pháp và tay sai đã phải rút khỏi miềnBắc

→ Đảng đã chỉ đạo lấy khôi phục và phát triển sản xuất nghiệp làm trọngtâm Đến năm 1957, cơ bản sản xuất nông nghiệp miền Bắc ổn định, đã đạt đượcnăng suất, nạn đói bị đẩy lùi, tạo điều kiện giải quyết những vấn đề cơ bản trongnền kinh tế quốc dân

7/1956, cải cách ruộng đất đã căn bản hoàn thành, chế độ chiếm hữuruộng đất phong kiến ở miền Bắc đến đây bị xóa bỏ hoàn toàn

Bên cạnh những kết quả đạt được, ta đã phạm phải một số sai lầm nghiêmtrọng Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai lầm là chủ quan duy ý chi, giáo điều,rập khuôn máy móc không xuất phát từ tình hình thực tiễn, nhất là những thayđổi quan trọng về quan hệ giai cấp, xã hội ở nông thôn miền Bắc sau ngày đượchoàn toàn giải phóng Sai lầm này đã gây ra một số tổn thất lớn đối với Đảng vàquan hệ giữa Đảng với nhân dân

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa 11), tháng9/1956, đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, trong cải cách ruộng đất vàchỉnh đốn tổ chức, công khai tự phê bình trước nhân dân, thi hành kỷ luật đốivới một số Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Trung ương Đảng

Tháng 12/1957, Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đãđánh giá thắng lợi về khôi phục kinh tế và đề ra nhiệm vụ soạn thảo đường lốicách mạng trong giai đoạn mới

Trang 10

Tháng 11/1958, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ

14 đề ra kế hoạch ba năm phát triển kinh tế, văn hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩađối với kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh (1958- 1960)

Tháng 4/1959, Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương Đảngthông qua Nghị quyết về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp, xác định hình thức vàbước đi của hợp tác xã là: hợp tác hóa đi trước cơ giới hóa, do vậy hợp tác hóaphải đi đôi với thủy lợi hóa và tổ chức lại lao động, để phát huy tính ưu việt vàsức mạnh của tập thể

→ Kết quả của ba năm phát triển kinh tế - văn hóa và cải tạo xã hội chủnghĩa (1958-1960) đã tạo nên những chuyển biến cách mạng tích cực trong nềnkinh tế và xã hội ở miền Bắc nước ta Miền Bắc được củng cố, từng bước đi lênchủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương ổn định, vững mạnh đáp ứng yêu cầucủa sự nghiệp cách mạng

1.1.3 Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối.

Yêu cầu bức thiết đặt ra cho Đảng ta sau tháng 7-1954 là phải đề ra đượcđường lối đúng đắn, vừa phù hợp với tình hình mỗi miền, tình hình cả nước, vừaphù hợp với xu thế chung của thời đại

Tháng 7-1954, Hội nghị Trung ương lần thứ sáu đã phân tích tình hìnhcách mạng nước ta, xác định đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân ViệtNam

Ngày 22/7/1954, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi đồng bào và cản bộ chiến sĩ

cả nước: "Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất,đồng bào cả nước nhất định được giải phóng

Tháng 9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụmới và chính sách mới của Đảng Nghị quyết đã chỉ ra những đặc điểm chủ yếucủa tình hình trong lúc cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới là: từ

Trang 11

chiến tranh chuyển sang hòa bình; nước nhà tạm chia làm hai miền; từ nôngthôn chuyển vào thành thị; từ phân tán chuyển đến tập trung.

Tháng 8-1956, tại Nam Bộ đồng chí Lê Duẩn đã dự thảo Đường lối cáchmạng miền Nam, xác định con đường phát triển của cách mạng miền Nam làbạo lực cách mạng, “Ngoài con đường cách mạng không có một con đườngkhác"

Tháng 12-1957, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13, đường lối tiến hànhđồng thời hai chiến lược cách mạng, được xác định: "Mục tiêu và nhiệm vụ cáchmạng của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay là: Củng cố miền Bắc, đưa miền Bắctiến dần lên chủ nghĩa xã hội Tiếp tục đấu tranh để thực hiện thống nhất nướcnhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hòa bình"

Từ năm 1958, kẻ địch ngày càng đấy mạnh khùng bố, bất bở, đàn áp dãman, liên tiếp mở các cuộc hành c cản quét, dồn dân quy mô lớn vào các trại tậptrung

Tháng 1-1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 họp bàn về cách mạngmiền Nam Sau nhiều lần họp và thảo luận, Ban Chấp hành Trang ương đã ranghị quyết về cách mạng miền Nam Trung ương Đảng nhận định: "hiện nay,cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo bao gồm hai nhiệm vụ chiến lược:cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

ở miền Nam Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy tính chất khác nhau, nhưng quan

hệ hữu cơ với nhau nhằm phương hướng chung là giữ vững hòa bình, thựchiện thống nhất nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước Việt Nam tiếnlên chủ nghĩa xã hội"

Từ thắng lợi của phong trào Đồng Khởi, ngày 20/12/1960, tại xã Tân Lập(Tây Ninh), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập,

do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi

Trang 12

là bước nhảy vọt có ý nghĩa lịch sử của cách mạng miền Nam, chuyên miềnNam từ thế giữ gìn lực lượng sang cách mạng thô tiến công.

1.2 Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, phát triển thế tiến công của cách mạng miền Nam (1961 – 1965)

Đại hội lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày10-9-1960 Đại hội đã thảo luận và thông qua báo cáo chính trị của Ban Chấphành Trung ương Đảng và thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ và đường lối củaĐảng trong giai đoạn mới

1.2.1 Về đường lối chung của cách mạng Việt Nam:

Đại hội khẳng định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạnmới là phải thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền:

+ Một là: đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc

+ Hai là: tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam,thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước

1.2.2 Về mục tiêu chiến lược chung:

Nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và nhiệm vụ cách mạng ở miền Namthuộc hai chiến lược khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thểcủa mỗi miền trong hoàn cảnh nước nhà tạm bị chia cắt Hai nhiệm vụ đó lạinhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ

và bọn tay sai của chúng, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hòa bình thốngnhất Tổ quốc

1.2.3 Vai trò, nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền đối với cách mạng cả nước:

Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm

lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam,

Trang 13

chuẩn bị cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội về sau, nên giữ vai trò quyết địnhnhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệpthống nhất nước nhà.

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết

định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đếquốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thànhcách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước

1.2.4 Triển vọng của cách mạng Việt Nam:

Cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà là một quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài chống đế quốc Mỹ và bè

lũ tay sai của chúng ở miền Nam Thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về nhân dân ta, Nam Bắc nhất định sum họp một nhà, cả nước sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội

1.2.5 Ý nghĩa của đường lối:

Đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cáchmạng ở hai miền: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng DTDCND ởmiền Nam nhằm thực hiện mục tiêu chung trước mắt cảu cả nước là giải phóngmiền Nam, thống nhất Tổ quốc

Đường lối đó thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng là giương cao ngọn

cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa phù hợp với miền Bắc, vừa phù hợpvới miền Nam, vừa phù hợp với cả nước Việt Nam, vừa phù hợp với tình hìnhquốc tế, nên đã huy động và kết hợp được sức mạnh của hậu phương và tiềntuyến, sức mạnh cả nước và sức mạnh của ba dòng thác cách mạng trên thế giới,tranh thủ được sự đồng tình giúp đỡ của cả Liên Xô và Trung Quốc Do đó đãtạo ra được sức mạnh tổng hợp để dân tộc ta đủ sức đánh thắng đế quốc Mỹ xâmlược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trang 14

Đặt trong bối cảnh Việt Nam và quốc tế lúc bấy giờ, đường lối chung củacách mạng Việt Nam đã thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng

ta trong việc giải quyết những vấn đề không có tiền lệ lịch sử, vừa đúng với thựctiễn Việt Nam, vừa phù hợp với lợi ích của nhân loại và xu thế của thời đại

Đường lối chiến lược chung cho cả nước và đường lối cách mạng ở mỗimiền là cơ sở để Đảng chỉ đạo quân dân ta phấn đấu giành được những thànhtựu to lớn trong xây đựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thắng lợichống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam

1.2.6 Kết quả thực hiện chủ trương Đại hội III:

Ở miền Bắc, trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm lần I (1961 –

1965), nhiều cuộc vận động và PT thi đua được triển khai sôi nổi ở các ngành,các giới và các địa phương

Ở miền Nam, từ năm 1961 đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược

“Chiến tranh đặc biệt” Tháng 1/1961 và tháng 2/1962, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị

về “Phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam”

Bộ Chính trị nhấn mạnh do đặc điểm phát triển không đều, tương quan lựclượng cùng với địa hình hoạt động và tác chiến khác nhau ở mỗi vùng nênphương châm đấu tranh của ta phải linh hoạt thích hợp từng nơi, từng lúc cụ thể:

- Vùng rừng núi: lấy đấu tranh vũ trang là chủ yếu

- Vùng đồng bằng: kết hợp hai hình thức đấu tranh vũ trang và chínhtrị

- Vùng đô thị: lấy đấu tranh chính trị là chủ yếu

Ngày 15/2/1961, các lực lượng vũ trang ở miền Nam thống nhất với têngọi Quân giải phóng miền Nam Việt Nam Vượt qua khó khăn, cách mạng miền

Trang 15

Nam có những bước phát triển mới Tiêu biểu là chiến thắng vang dội ở Ấp Bắc(Mỹ Tho) ngày 2/1/1963.

Trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng cùng với sự chi viện tíchcực của miền Bắc, quân và dân miền Nam đã mở nhiều chiến dịch với hàng trămtrận đánh lớn nhỏ và giành thắng lợi trên khắp các chiến trường Tiêu biểu làchiến thắng Bình Giã (12/1964), Ba Gia (5/1965), Đồng Xoài (7/1965)

Với tinh thần chủ động sáng tạo, sau hơn bốn năm (1961 – 1965), lựclượng cách mạng ở miền Nam đã làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranhđặc biệt” của Đế quốc Mỹ ở miền Nam

CHƯƠNG 2: TRONG GIAI ĐOẠN 1965-1975

2.1 Phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và đường lối kháng chiến của Đảng

Từ đầu năm 1965, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn và sự phásản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ đã ào ạt đưa quân Mỹ vàquân các nước chư hầu vào miền Nam, tiến hành cuộc “Chiến tranh cục bộ” vớiquy mô lớn; đồng thời dùng không quân, hải quân hùng hổ tiến hành cuộc chiếntranh phá hoại đối với miền Bắc Trước tình hình đó, Đảng ta đã quyết định phátđộng cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên phạm vi toàn quốc

Thuận lợi của ta là khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nuớc,cách mạng thế giới đang ở thế tiến công Ở miền Bắc, kế hoạch 5 năm lần thứnhất đã đạt và vượt các mục tiêu về kinh tế, văn hóa Sự chi viện về sức người,sức của của miền Bắc cho cách mạng miền Nam được đẩy mạnh cả theo đường

bộ và đường biển

Ở miền Nam, vượt qua những khó khăn trong những năm 1961-1962, từnăm 1963, cuộc đấu tranh của quân dân ta đã có bước phát triển mới Ba “chỗdựa” của “Chiến tranh đặc biệt” (ngụy quân, ngụy quyền, ấp chiến lược và đô

Ngày đăng: 26/03/2022, 16:48

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w