Trong bối cảnh đó, Đảng CộngSản Việt Nam ra đời, với hệ thống tổ chức thống nhất và cương lĩnh chính trị đúng đắn, lãnhđạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.Từ tháng 01 đến tháng 04 n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, ROBOT VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
-🙞🙜🕮🙞🙜
-TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
1930 - 1945
20050021
BÌNH DƯƠNG, 03/2024
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI CẢM ƠN 3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 4
CHƯƠNG I: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1931 VÀ KHÔI PHỤC PHONG TRÀO 1932 – 1935 5
1.1 Phong trào cách mạng 1930 – 1931 5
1.2 Cuộc đấu tranh khôi phục tổ chức và phong trào cách mạng Đại hội Đảng lần thứ nhất (03/1935) 6
CHƯƠNG II: PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939 8
2.1 Điều kiện lịch sử và chủ trương của Đảng 8
2.2 Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo hoà bình 9
CHƯƠNG III: PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1939 – 1945 11
3.1 Bối cảnh lịch sử và chủ trương chiến lược mới của Đảng 11
3.2 Phong trào chống Pháp – Nhật, đẩy mạnh chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang 12
3.3 Cao trào kháng Nhật cứu nước 14
3.4 Tổng khởi nghĩa giành chính quyền 16
KẾT LUẬN 18
CHƯƠNG VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Bình Dương đã đưa môn học Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – ThS Phạm Kim Dung đã dạy
dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua
Trong thời gian tham gia lớp học Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam của Cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, giúp em hiểu thêm về lịch sử Việt Nam qua các thời
kì kháng chiến của ông cha ta Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức nền tảng quý báu và là hành trang để em có thể vững bước trên con đường học tập và làm việc sau này
Do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc
dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài báo cáo khó có thể tránh khỏi những thiếu sót
và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Bình Dương, ngày 18 tháng 03 năm 2024
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
ThS PHẠM KIM DUNG
Trang 5CHƯƠNG I: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1931 VÀ KHÔI PHỤC PHONG TRÀO 1932 – 1935
1.1 Phong trào cách mạng 1930 – 1931
Trong giai đoạn 1929 – 1933, trong khi Liên Xô đạt được những thành tựu quan trọng trong việc xây dựng đất nước, các nước tư bản đối diện với một cuộc khủng hoảng kinh tế quy mô lớn với hậu quả nặng nề, làm gia tăng mâu thuẫn xã hội sâu sắc Đồng thời, phong trào cách mạng toàn cầu cũng đang phát triển mạnh mẽ
Cuộc khủng hoảng kinh tế này ảnh hưởng lớn đến các nước thuộc địa và phụ thuộc, gây gián đoạn trong hoạt động sản xuất Tại Việt Nam, thực dân Pháp tăng cường việc bóc lột để bù đắp hậu quả của cuộc khủng hoảng tại chính quốc Đồng thời, họ tiến hành chiến dịch đàn áp để đối phó với cuộc Khởi nghĩa Yên Bái (02/1930) Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp cùng bè lũ tay sai ngày càng gia tăng Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, với hệ thống tổ chức thống nhất và cương lĩnh chính trị đúng đắn, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Từ tháng 01 đến tháng 04 năm 1930, phong trào bãi công của công nhân nổ ra liên tiếp ở nhiều nơi Trước sức mạnh của quần chúng, bộ máy chính quyền của đế quốc và tay sai tan rã Các tổ chức đảng lãnh đạo nông hội tại các thôn, xã đã đứng ra quản lý mọi khía cạnh của đời sống xã hội ở nông thôn, đối đầu với kẻ thù và hướng dẫn dân chủ cho quần chúng Họ hoạt động như một chính quyền cách mạng thông qua các uỷ ban tự quản, tương
tự như kiểu Xô Viết
Tháng 09/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng thông tri cho Xứ ủy Trung Kỳ, vạch rõ chủ trương không nên triển khai bạo động riêng lẻ tại một số địa phương vì chưa đủ điều kiện để thực hiện Trách nhiệm của Đảng là tổ chức quần chúng chống lại khủng bố, duy trì sự ảnh hưởng của Đảng và Xô Viết trong tâm trí quần chúng Đến khi thất bại, ý nghĩa của Xô viết sẽ tiếp tục ăn sâu vào tâm hồn quần chúng và lực lượng của Đảng và Nông hội vẫn duy trì
Cuối năm 1930, thực dân Pháp tập trung mọi lực lượng để đàn áp một cách khốc liệt
Họ kết hợp thủ đoạn bạo lực với các chiêu trò chính trị, như cưỡng bức dân cày ra đầu thủ,
Trang 6tổ chức rước cờ vàng, nhận thế quy thuận Đầu năm 1931, hàng nghìn chiến sĩ cộng sản và hàng vạn người yêu nước đã bị bắt, giết hoặc bị tù đày Tháng 04/1931, toàn bộ Ban Chấp hành Trung ương Đảng bị bắt, không còn lại một ủy viên nào Các tổ chức của Đảng và của quần chúng hầu hết đã tan rã
Tuy bị tổn thất nặng nề, nhưng phong trào cách mạng 1930-1931 mang ý nghĩa lịch
sử quan trọng đối với cách mạng Việt Nam Nó khẳng định quyền lãnh đạo và năng lực của giai cấp vô sản, đem lại niềm tin vững chắc cho nông dân vào giai cấp vô sản Tinh thần anh dũng của phong trào luôn nồng nàn trong tâm hồn quần chúng, và nó đã mở đường cho những chiến thắng về sau Cao trào này còn để lại cho Đảng những kinh nghiệm quý báu về kết hợp chiến lược phản đế và phản phong kiến, liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, và đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang
Trong tháng 10 năm 1930, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã
tổ chức Hội nghị lần đầu tại Hương Cảng (tức Hồng Kông, Trung Quốc) Tại hội nghị này, quyết định đổi tên Đảng từ “Đảng Cộng Sản Việt Nam” thành “Đảng Cộng Sản Đông Dương” Đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng Ngày 18/11/1930, Thường vụ Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị về vấn đề thành lập “Hội phản đế Đồng minh”, tổ chức mặt trận đầu tiên để tập hợp đoàn kết các giai cấp và tầng lớp dân dân tộc, khẳng định vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
1.2 Cuộc đấu tranh khôi phục tổ chức và phong trào cách mạng Đại hội Đảng lần thứ nhất (03/1935)
Tháng 01/1931, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã phát hành Thông cáo về việc quân đội Pháp buộc dân cày ra đầu thú Thông cáo này vạch rõ thủ đoạn của kẻ thù và đề ra các biện pháp hướng dẫn quần chúng đấu tranh Đồng thời, Hội nghị Trung ương (03/1931) đã quyết định nhiều vấn đề để thúc đẩy đấu tranh
Ngày 11/04/1931, Quốc tế Cộng sản đã ra Nghị quyết công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là chi bộ độc lập Điều này khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Đầu năm 1934, theo sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Ban
Trang 7Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập để lãnh đạo và chỉ đạo phong trào trong nước
Năm 1935, hệ thống tổ chức của Đảng đã được phục hồi, tạo điều kiện cho việc tiến tới Đại hội lần thứ nhất của Đảng Tháng 03/1935, Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng đã họp ở Ma Cao (Trung Quốc) Tại đại hội này, Đảng thông qua Nghị quyết chính trị Điều lệ Đảng và các nghị quyết về vận động quần chúng Ban Chấp hành Trung ương mới được bầu, với Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư Đại hội cũng bầu đoàn đại biểu tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản, trong đó Nguyễn Ái Quốc được cử làm đại diện của Đảng bên cạnh Quốc
tế Cộng sản Đại hội lần thứ nhất đánh dấu sự phục hồi hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào cách mạng quần chúng, tạo điều kiện cho bước vào một giai đoạn cách mạng mới
Trang 8CHƯƠNG II: PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939
2.1 Điều kiện lịch sử và chủ trương của Đảng
Để giải quyết những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, giai cấp tư sản ở một số nước như Đức, Italia và Tây Ban Nha đã chứng kiến sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và thậm chí tạm thời thắng thế ở một số nơi Nguy cơ từ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới đã đe doạ nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh quốc tế
Tại Hội nghị Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản tại Mátxcơva (Liên Xô) vào tháng 07/1935, đã xác định rằng kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới là chống lại chủ nghĩa phát xít, bảo vệ dân chủ và hòa bình Để thực hiện nhiệm vụ này, giai cấp công nhân ở các nước trên thế giới phải thống nhất hàng ngũ và lập mặt trận nhân dân rộng rãi Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương đã tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản, và Tổng Bí thư Lê Hồng Phong đã được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản
Trong thời gian này, các đảng cộng sản đã nỗ lực lập mặt trận nhân dân chống lại chủ nghĩa phát xít Nhiều tù chính trị cộng sản đã được trả tự do Các đồng chí đã tham gia ngay vào công việc lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển
Sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế từ 1929 đến 1933, Đảng Cộng sản Đông Dương
đã khôi phục hệ thống tổ chức sau những thời kỳ đấu tranh gian khổ Vào ngày 26-7-1936, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị tại Thượng Hải (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của Lê Hồng Phong, với sự tham gia của Hà Huy Tập và Phùng Chí Kiên Hội nghị này nhằm “sửa chữa những sai lầm” trước đó và “định lại chính sách mới” dựa trên những nghị quyết của Đại hội lần thứ VII quốc tế cộng sản
Các Hội nghị lần thứ ba (3-1937) và lần thứ tư (9-1937) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bàn luận sâu hơn về công tác tổ chức Quyết định chuyển mạnh hơn nữa về phương pháp tổ chức và hoạt động nhằm tập hợp đông đảo quần chúng trong mặt trận chống phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình Hội nghị Ban Chấp hành
Trang 9Trung ương Đảng tháng 3-1938 đã nhấn mạnh “lập Mặt trận dân chủ thống nhất là một nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại”
Đồng thời, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đặt vấn đề nhận thức lại mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ: phản đế và điền địa Chỉ thị của Ban Trung ương gửi các tổ chức của Đảng (26-7-1936) đã rõ ràng: “Ở một xứ thuộc địa như Đông Dương, trong hoàn cảnh hiện tại, nếu chúng ta quan tâm đến sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp, có thể sẽ gặp khó khăn khi mở rộng phong trào dân tộc”
2.2 Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo hoà bình
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào vận động dân chủ đã diễn ra trên quy mô rộng lớn và thu hút đông đảo quần chúng tham gia qua nhiều hình thức đấu tranh đa dạng Đảng
đã khởi xướng cuộc vận động thành lập “Ủy ban trù bị Đông Dương đại hội” để thu thập ý kiến của quần chúng, tiến tới triệu tập Đại hội đại biểu nhân dân Đông Dương Quần chúng
đã phản ứng tích cực bằng việc tổ chức các cuộc mít tinh, hội họp để tập hợp “dân nguyện” Đặc biệt, ở Nam Kỳ đã thành lập 600 ủy ban hành động để tập hợp quần chúng
Năm 1937, Đảng đã tổ chức hai cuộc biểu dương lực lượng quần chúng dưới danh nghĩa “đón rước”, tổ chức mít tinh, biểu tình và đưa đơn “dân nguyện” Các báo chí tiếng Việt và tiếng Pháp của Đảng cũng ra mặt Nhiều sách chính trị phổ thông được xuất bản để giới thiệu chủ nghĩa Mác-Lênin và chính sách mới của Đảng Cuốn “Vấn đề dân cày” (1938) của Qua Ninh (Trường Chinh) và Vân Đình (Võ Nguyên Giáp) tố cáo tội ác của đế quốc và phong kiến đối với nông dân, đồng thời làm rõ vai trò quan trọng của nông dân trong cách mạng
Cuốn “Chủ nghĩa Các Mác” của Hải Triều được in và phát hành vào năm 1938 Theo sáng kiến của Đảng, Hội truyền bá quốc ngữ ra đời Từ cuối năm 1937, phong trào truyền bá quốc ngữ phát triển mạnh
Hội nghị Trung ương Đảng (29 và 30-3-1938) đã quyết định lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương để tập hợp rộng rãi lực lượng và phát triển phong trào Đồng thời, hội nghị đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Cừ làm Tổng Bí thư của Đảng
Trang 10Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9-1939), thực dân Pháp đã đàn áp cách mạng Đảng và rút vào hoạt động bí mật Cuộc vận động dân chủ kết thúc Đây thực sự là một phong trào cách mạng sôi nổi, có tính quần chúng rộng rãi, nhằm thực hiện mục tiêu trước mắt là chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình
Qua cuộc vận động dân chủ, Đội quân chính trị quần chúng gồm hàng triệu người đã được tập hợp, giác ngộ và rèn luyện Uy tín và ảnh hưởng của Đảng đã được mở rộng Tổ chức Đảng cũng được củng cố và phát triển Năm 1939, từ Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã gửi nhiều thư cho Trung ương Đảng ở trong nước, truyền đạt quan điểm của Quốc tế Cộng sản và góp nhiều ý kiến quan trọng về sự lãnh đạo của Đảng Cuộc vận động dân chủ từ năm
1936 đến 1939 đã mở rộng trận địa và lực lượng cách mạng ở cả nông thôn và thành thị, thực sự là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám sau này
Trang 11CHƯƠNG III: PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1939 – 1945
3.1 Bối cảnh lịch sử và chủ trương chiến lược mới của Đảng
Vào 09/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra Tại Đông Dương, chế độ đàn áp của thực dân được củng cố, và lệnh thiết quân luật đã được áp đặt Ngày 28/09/1939, Toàn quyền Đông Dương ban hành một sắc lệnh cấm tuyên truyền cộng sản, loại bỏ Đảng Cộng sản Đông Dương ra khỏi vòng pháp luật, giải thể các tổ chức và liên minh, đóng cửa các tờ báo và nhà xuất bản, cấm tụ tập đông người và họp hành
Ở Đông Dương, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách thời chiến và độc tài, đàn áp mạnh mẽ phong trào cách mạng, và thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” để tăng cường khai thác nguồn nhân lực và tài nguyên phục vụ cho cuộc chiến tranh đế quốc Vào tháng 09/1940, quân đội Nhật Bản đã tiến vào Đông Dương, và thực dân Pháp đã đầu hàng, hợp tác với Nhật Bản để cùng nhau thống trị và bóc lột người dân Đông Dương, khiến họ phải chịu đựng sự áp bức kép
Ngay khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu, Đảng đã kịp thời chuyển sang hoạt động bí mật, chuyển hướng công tác chính về vùng nông thôn, nhưng vẫn chú trọng đến các khu đô thị Ngày 29/09/1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã gửi một thông báo quan trọng đến toàn thể Đảng, nhấn mạnh rằng “Tình hình Đông Dương sẽ tiến triển đến vấn đề giải phóng dân tộc”
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào tháng 11/1939 đã đưa ra quyết định phù hợp với yêu cầu khách quan của lịch sử, đưa nhân dân bước vào giai đoạn chủ động vận động giải phóng dân tộc Ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước và bắt đầu công tác tại Cao Bằng Vào tháng 05/1941, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Hội nghị này đã hoàn thiện chủ trương chiến lược được đề ra từ Hội nghị tháng 11/1939, khắc phục những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930, và tái khẳng định đường lối cách mạng giải phóng dân tộc theo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và
lý luận của Nguyễn Ái Quốc Đây là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân Việt Nam trong việc
11
Trang 12chuẩn bị lực lượng và tiến lên trong công cuộc đánh đuổi Pháp và Nhật, giành lại độc lập tự
do cho dân tộc
3.2 Phong trào chống Pháp – Nhật, đẩy mạnh chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa
vũ trang
Vào ngày 27/09/1940, khi quân đội Pháp tại Lạng Sơn bị quân Nhật tấn công và buộc phải rút lui qua con đường Bắc Sơn-Thái Nguyên, người dân Bắc Sơn đã đứng lên dưới sự dẫn dắt của đảng bộ địa phương, chiếm lấy đồn Mô Nhai và kiểm soát thị trấn Bắc Sơn Đội
du kích Bắc Sơn được hình thành Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã đánh dấu một bước tiến trong cuộc đấu tranh vũ trang nhằm giành độc lập cho đất nước Tại Nam Kỳ, phong trào cách mạng đã lan tỏa rộng khắp trong quần chúng
Ngày 06/06/1941, Nguyễn Ái Quốc đã gửi thư kêu gọi toàn dân: “Khi mà quyền lợi giải phóng dân tộc là quan trọng nhất, chúng ta cần phải đoàn kết để lật đổ các lực lượng đế quốc và những kẻ phản bội dân tộc, nhằm giải thoát dân tộc khỏi cảnh nguy hiểm.” Pháp và Nhật ngày càng gia tăng việc đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam Nhiều chiến sĩ cộng sản bị bắt giữ, giam cầm và xử tử
Vào tháng 08/1942, Nguyễn Ái Quốc khi đang công tác tại Trung Quốc cũng bị quân đội Quốc gia Trung Hoa bắt giữ trong hơn một năm (từ tháng 08/1942 đến 09/1943) Trước
sự tàn bạo của kẻ thù, các chiến sĩ cộng sản đã thể hiện tinh thần kiên cường và giữ vững niềm tin vào chiến thắng cuối cùng của cách mạng
Ngày 25/10/1941, tổ chức “Việt Nam Độc lập Đồng minh” (Việt Minh) được thành lập Chương trình của Việt Minh đã đáp ứng được nguyện vọng giải phóng đất nước của mọi tầng lớp nhân dân, do đó phong trào Việt Minh đã phát triển mạnh mẽ, bất chấp sự khủng bố của kẻ thù Đảng đã tích cực xây dựng và củng cố tổ chức của mình, mở nhiều khóa huấn luyện ngắn hạn để đào tạo cán bộ về chính trị, quân sự và hậu cần Nhiều cán bộ và đảng viên đã trốn thoát khỏi các nhà tù như Sơn La, Chợ Chu, Buôn Ma Thuột… và trở về địa phương để tham gia lãnh đạo phong trào
Vào tháng 02/1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã tổ chức cuộc họp tại Võng
La để đề ra các biện pháp cụ thể nhằm mở rộng phong trào quần chúng và chuẩn bị điều kiện cho cuộc khởi nghĩa tương lai, có thể bùng nổ tại các trung tâm chiến lược của kẻ thù
12