1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

FDI của nhật bản vào việt nam trong bối cảnh hội nhập WTO

14 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 377,14 KB

Nội dung

FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO Nguyễn Huy Hoàng Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 07 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Kim Anh Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút (đầu tư trực tiếp nước ngoài) FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO. Phân tích thực trạng, cơ hội, thách thức đối với việc thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam, trên cơ sở đó đánh giá những ưu nhược điểm, tìm ra nguyên nhân các tồn tại. Đề xuất một sô giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam. Keywords: Đầu tư; Đầu tư trực tiếp nước ngoài; FDI; Nhật bản; Việt Nam Content LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, kinh tế Việt Nam đã và đang có những bước chuyển biến tích cực, từng bước tham hội nhập và toàn diện vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt sau sự kiện gia nhập WTO. Hiện tại, Việt Nam đã và đang có mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; trong số các đối tác này, Nhật Bản nổi lên là một quốc gia có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Xét riêng về khía cạnh quan hệ đầu tư, từ khi Việt Nam mở của nền kinh tế, Nhật Bản là một trong các quốc gia đầu tiên đầu tư vào Việt NamFDI của Nhật Bản luôn được đánh giá cao về chất lượng và tính ổn định. Nguồn vốn FDI từ Nhật Bản tuy ở một thứ hạng cao trong danh sách các nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, nhu cầu và kỳ vọng của các bên. Kể từ khi tham gia đầu tư vào Việt Nam cho tới cả sau giai đoạn Việt nam gia nhập WTO, Nhật Bản chưa bao giờ là quốc gia đứng đầu trong danh sách các đối tác đầu tư FDI vào Việt Nam Chính vì vậy, tăng cường thu hút FDI từ Nhật Bản luôn là một trong những nội dung được chú trọng hàng đầu trong hoạt động FDI của Việt Nam và vấn đề đặt ra là phải có những 2 nghiên cứu sâu, chiến lược cùng biện pháp khắc phục các nhược điểm, đẩy mạnh các biện pháp khuyến khích cùng các giải pháp có tính thực tiễn cao nhằm tăng cường thu hút vốn nguồn vốn này. Với những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO” là đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Qua quá trình tìm hiểu các nghiên cứu của các tác giả về lĩnh vực FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam, tôi thấy có một một số bài viết đáng chú ý sau: - Trần Thị Ngọc Quyên, Khoa Kinh tế, ĐHQGHN (2005), Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt-Nhật và tác động của nó đối với đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam - Luận văn Thạc sỹ. Bài viết tập trung sâu vào phân tích đánh giá Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt – Nhật, được ký kết từ năm 2003. Tuy nhiên, thời điểm tác giả viếtnăm 2005, trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO và ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật nên hiện tại không còn mang nhiều tính thời sự tính đến hiện tại - Phạm Đăng Hưng, Đại học Kinh tế, ĐHQGHN (2009), Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia của Nhật BảnViệt Nam - Luận văn Thạc sỹ. Trong bài viết này, tác giả đã khai thác khía cạnh các công ty xuyên quốc gia của Nhật Bản và các hoạt động đầu tư của các công ty này tại Việt Nam. Các trường hợp điển hình được giới thiệu còn chưa nhiều trong khi bài viết tập trung vào TNCs và các trường hợp được giới thiệu đều là các công ty thương mại. Sau tìm hiểu cứu các nghiên cứu trên cùng một số các bài viết liên quan, tôi nhận thấy một số các đặc điểm sau: - Các bài nghiên cứu còn chưa thể hiện được một cách tổng thể tình hình thu hút và thực trạng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam tới thời điểm hiện tại, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO - Chưa cho thấy điểm khác biệt, vai trò của dòng vốn FDI Nhật Bản so với các dòng vốn khác. - Các liên hệ thực tế và các trường hợp điển hình ít thấy được đề cập và còn sơ sài - Những giải pháp còn mang tính lý thuyết và chưa có nhiều tính khả thi khi vận dụng vào bối cảnh thực tiễn nước nhà 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích: Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút dòng vốn này.  Nhiệm vụ: 3  Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO  Phân tích thực trạng, cơ hội, thách thức đối với việc thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam, trên cơ sở đó đánh giá những ưu nhược điểm, tìm ra nguyên nhân các tồn tại  Đề xuất một sô giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là FDI Nhật Bản vào Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là dòng vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 2000 đến tháng cuối năm 2011, nghiên cứu trong bài viết là nghiên cứu vĩ mô. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong bài viết có sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu khoa học như quy nạp, diễn dịch và định tính có kết hợp với nghiên cứu một số trường hợp điển hình. Nguồn thông tin và số liệu trong bài viết được thu thập các công trình nghiên cứu các báo cáo, thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê, UNTAD 6. Những đóng góp mới của luận văn - Làm rõ thực trạng dòng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO, đặc điểm khác biệt so với các nguồn vốn khác và vai trò của nguồn vốn này với Việt Nam - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương như sau: Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam Chương 2. Thực trạng hoạt động thu hút FDI của Nhật Bản tại Việt Nam Chương 3. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA FDI 4 1.1.1. Khái niệm Quan điểm về FDI của Việt Nam được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi bổ sung năm 2000 như sau: “FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền bạc hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này.” 1.1.2. Các hình thức của FDI Đó là các hình thức: Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, Doanh nghiệp liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài, BOT/ BTO/ BT, Công ty cổ phần có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Đầu tư phát triển kinh doanh, Mua lại và Sáp nhập (M&A), Công ty mẹ - con, Chi nhánh công ty nước ngoài 1.1.3. Tác động của FDI tới nước nhận đầu tư 1.1.3.1 Tác động tích cực FDI bổ sung vốn cho nền kinh tế, cung cấp công nghệ mới cho sự phát triển; giúp phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm; giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu; thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.1.3.2. Tác động tiêu cực FDI tác động tiêu cực đối với sự cạnh tranh, cán cân thanh toán quốc gia; vấn đề chuyển giao công nghệ… 1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM 1.2.1. Đặc điểm FDI của Nhật Bản 1.2.1.1. Nguyên tắc đầu tư FDI của Nhật Bản nói chung thường được thực hiện theo nguyên tắc cơ bản là đầu tư vào lĩnh vực khai thác đối với những nước giàu tài nguyên thiên nhiên; đầu tư vào ngành sản xuất, chế tạo. 1.2.1.2. Hình thức đầu tư Đầu tư theo chiều dọc & Đầu tư theo hình thức tập thể 1.2.1.3. Phong cách quản lý kiểu Nhật Bản trong thực hiện các dự án FDI Các công ty Nhật Bản thường có xu hướng sử dụng nhiều chuyên gia Nhật Bản trong thời gian dài, họ không muốn các nước sở tại làm chủ hoàn toàn công nghệ thông 1.2.1.4. Quan hệ giữa FDI của Nhật Bản với ODA Thực tế cho thấy, ở thời kỳ nào mà ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam ở mức cao thì đó cũng là thời điểm dòng vốn FDI của quốc gia này chảy vào nước ta có xu hướng tăng lên rõ rệt. 1.2.2. Các nhu cầu cho phát triển kinh tế Việt Nam 5 Giai đoạn 2011-2012 Việt Nam cần khoảng 9-10 tỷ USD/năm; thì năm 2014 - 2015 tăng lên 13-14 tỷ USD/năm; và năm 2019 - 2020 cần 21-22 tỷ USD. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM 1.3.1. Quan hệ chính trị - kinh tế Việt Nam - Nhật Bản Việt NamNhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao từ 21/9/1973. 1.3.1.1. Quan hệ chính trị Hàng năm, lãnh đạo cấp cao hai nước đều có các cuộc viếng thăm, tiếp xúc nhằm thúc đẩy, thắt chặt quan hệ hai nước theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”. 1.3.1.2. Quan hệ kinh tế: Về thương mại: Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm1999. Tính tới cuối năm 2011, kim ngạch hai chiều đạt mức 21,18 tỷ USD. Về Đầu tư trực tiếp FDI Nhật Bản vào Việt Nam: Cuối năm 2011, FDI của Nhật Bản vào Việt nam lên tới 23,64 tỷ USD với 1669 số dự án, đứng thứ 3 trong số các nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (sau Singapore và Hàn Quốc). 1.3.2. Các nhân tố từ phía Nhật Bản 1.3.2.1. Các nước ASEAN trong cơ cấu đầu tư của Nhật Bản 1.3.2.2. Khai thác và đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mới 1.3.2.3. Chiến lược phân bổ đầu tư theo mô hình Trung Quốc + 1 1.3.3. Các nhân tố từ phía Việt Nam Đó là sự ổn định về chính trị - xã hội và luật pháp đầu tư; sự mềm dẻo, hấp dẫn của hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Tiếp đến là nguồn lao động rẻ, dồi dào với chất lượng ngày càng cao cũng nhưsự hiệu quả của các dự án FDI của Nhật Bản đã triển khai 1.4. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 1.4.1. Tình hình thu hút FDI của Nhật Bản vào Trung Quốc trong thời gian qua Năm 2003, Trung Quốc vượt qua Mỹ để trở thành nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới với 53,5 tỷ USD (con số này của Mỹ năm 2003 là 53,146 tỷ USD) và đến năm 2008 đạt mốc kỷ lục 108.312 tỷ USD; cuối năm 2011, con số này đã là 116 tỷ USD Xét về cơ cấu đầu tư theo ngành, FDI vào khu vực sản xuất chiếm từ 40 -60% và có xu hướng giảm dần qua các năm. Một số ngành công nghiệp thu hút được nhiều vốn FDI của Nhật Bản nhất cũng là những ngành mà Nhật bản có lợi thế, bao gồm: điện, điện tử, ô tô, xe máy, hoá chất và dược phẩm… 1.4.2. Một số biện pháp, chính sách mà Trung Quốc áp dụng để thu hút FDI của Nhật Bản 6 Các biện pháp cụ thể là:Về hoàn thiện hệ thống pháp luật; chính sách thu hút đầu tư; Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; chính sách tỷ giá linh hoạt cũng như Cơ sở hạ tầng phát triển 1.4.3. Bài học rút ra cho Việt Nam Đảm bảo tính ổn định và khả năng tăng trưởng vững chắc của nền kinh tế vĩ mô; Xây dựng một cơ hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư và các hướng dẫn cụ thể, chi tiết. Ngoài ra, cần chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng và CNHT, trong đó có thể lưu ý thu hút FDI của Nhật Bản vào hai lĩnh vực này, đặc biệt là CNHT. Bên cạnh đó, cũng cần biết tận dụng thời cơ thu hút FDI của Nhật Bản từ những khó khăn của Trung Quốc. Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH FDI VÀO VIỆT NAM 2.1.1. Về vốn đăng ký và vốn thực hiện Có thể nói, từ năm 2000 tới nay, tình hình thế giới và Việt Nam có nhiều biến động, tuy nhiên, Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định đối với việc thu hút luồng FDI. Tính trong giai đoạn 2000-2011, Việt Nam thu hút được trên 175 tỷ USD, vốn thực hiện đạt gần 72 tỷ USD, chiếm 41% trong tổng vốn đăng ký. 2.1.2. Về ngành, lĩnh vực đầu tư Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, FDI vào Việt Nam trong tất cả các thời kỳ, cũng như giai đoạn 2000-2011 đều tập trung chủ yếu vào ngành Công nghiệp và chế tạo, chiếm tới 47% tổng luồng vốn. Tiếp đến là ngành bất động sản và xây dựng chiếm tỷ trọng tương ứng là 24% và 6%… 2.1.3. Về hình thức đầu tư Theo cục đầu tư nước ngoài, tính tới thời điểm cuối năm 2011, cả nước có 13,664 dự án được phân bổ vào 6 ngành : 100% vốn nước ngoài, liên doanh, Hợp đồng BOT, BT, BTO; Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Công ty cổ phần, Công ty mẹ con. 2.1.4. Về địa bàn đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa bàn dẫn đầu cả nước về cả quy mô và số lượng dự án đầu tư, thu hút tới hơn 16% tỷ trọng vốn ở cả hai thời kỳ. Tiếp đến là Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương.Chỉ tính riêng 5 địa phương này trong cả 2 thời kỳ đã chiếm tới gần hơn 55% tổng luồng vốn, hơn 70% tổng số các dự án FDI vào Việt Nam. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 7 2.2.1. Vai trò của FDI Nhật Bản đối với Việt Nam Các dự án FDI Nhật Bản lại thường kèm theo hoạt động chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, Nhật Bản luôn là một trong các đối tác đầu tư FDI hàng đầu vào Việt Nam. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn người lao động. Hơn nữa, FDI từ Nhật Bnar cũng giúp cải thiện môi trường đầu tư nước ta, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều hơn vào Việt 2.2.2. Các biện pháp, chính sách mà Việt Nam đã áp dụng để thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản 2.2.2.1. Hoàn thiện luật pháp, chính sách . 2.2.2.2. Tăng cường ký kết các hiệp định về đầu tư và xây dựng các chương trình hợp tác phát triển Việt Nam - Nhật Bản 2.2.2.3. Hoạt động xúc tiến đầu tư 2.2.2.4. Thu hút ODA của Nhật Bản 2.2.3. Vị trí của FDI Nhật Bản trong tổng FDI vào Việt Nam Từ trước đến nay, Nhật Bản luôn là một trong những đối tác đầu tư quan trọng nhất đối với Việt Nam với số dự án, số vốn đăng ký và vốn thực hiện luôn đạt mức cao. Trong hơn 10 năm qua, Nhật Bản luôn giữ vị trí trong tốp 4 quốc gia đầu tư FDI nhiều nhấtViệt Nam. 2.2.4. Về vốn đăng ký và vốn thực hiện Tính cho đến cuối năm 2011, Nhật Bản vươn lên giữ vị trí thứ 3 trong tổng số các đối tác đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn lên tới gần 23,6 tỷ USD; tỷ lệ giải ngân giai đoạn này vẫn giữ ổn định ở mức 28,72%. 2.2.5. Về ngành, lĩnh vực đầu tư Tính cho tới cuối năm 2011, FDI của Nhật vào Việt Nam cũng chảy vào lĩnh vực công nghiệp, sản xuất; chiếm tới hơn 89% tổng dòng vốn 2.2.6. Về hình thức đầu tư Tính tới thời kỳ cuối năm 2011, Nhật Bản đã đầu tư tổng cộng 1669 dự án vào nước ta, trong đó loại hình 100% vốn nước ngoài chi phối, với tỷ trọng 78,91% tổng số các dự án; tiếp theo là hình thức liên doanh với 18,69%. 2.2.7. Về địa bàn đầu tư Tính tới cuối tháng 12 năm 2011, Nhật Bản mới chỉ đầu tư vào 45/64 tỉnh thành trên cả nước, 19 địa phương còn lại đều là những nơi có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, giao thông chưa thuận lợi như Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang… 8 2.2.8. Giới thiệu trường hợp điển hình: Đầu tư của một số TNCs của Nhật Bản vào Việt Nam (Honda, Sojitz) 2.2.8.1. Tập đoàn Honda Kể từ khi Honda bước chân vào thị trường Việt Nam hơn 10 năm trước đây, công ty đã liên tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường mà xe máy là phương tiện chiếm gần 90% tại các thành phố lớn. Tập đoàn đã xây dựng 2 nhà máy sản xuất xe máy và 1 nhà máy sản xuất ô tô tại Việt nam 2.2.8.2. Tập đoàn Sojitz Tính tới thời điểm hiện tại, Sojitz đã có tới 18 dự án đầu tư, liên doanh, liên kết tại Việt Nam ở rất nhiều ngành lĩnh vực khác nhau như: các sản phẩm về rừng, thực phẩm, hóa chất. thủy hải sản, điện tử, cơ sở hạ tầng, kim loại, năng lượng, khoáng sản, phân phối…với doanh thu nhiều triệu USD/năm, 2.3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM 2.3.1. Những thành công 2.3.1.1. Về môi trường đầu tư Chính sách ưu đãi đầu tư ngày càng thông thoáng hơn; Môi trường chính trị - xã hội luôn được giữ ổn. Chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được cải thiện. Thị trường Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng lớn 2.3.1.2. Về kết quả thu hút FDI ngày càng tăng cả về số dự án, vốn đăng ký và vốn thực hiện. Bên cạnh đó, FDI của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng với trên 80% tổng vốn và số dự án và ngày càng đi vào chiều sâu. 2.3.1.3. Về tác động của FDI Nhật Bản đến kinh tế - xã hội Việt Nam FDI của Nhật Bản bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển; giữ vị trí quan trọng trong việc tạo ra giá trị xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp. Ngoài ra, đó còn là nhân tố thúc đẩy sự cải thiện chất lượng môi trường đầu tư ở Việt Nam, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động 2.3.2. Những hạn chế 2.3.2.1. Về môi trường đầu tư Luật pháp chính sách tuy đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Ngoài ra, lợi thế về lao động rẻ của Việt Nam đang dần mất đi do chi phí lao động đang ngày - càng tăng lên. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng là một trong những điểm yếu kém nhất. Ngành CNHT của Việt Nam còn rất thiếu và yếu 9 2.3.2.2. Về kết quả thu hút Chưa tương xứng với tiềm năng từ quan hệ kinh tế - chính trị tốt đẹp. Ngoài ra, hình thức đầu tư cũng chưa phong phú 2.3.2.3. Về tác động của đầu tư trực tiếp của Nhật Bản đến kinh tế - xã hội Việt Nam - Địa bàn đầu tư của FDI Nhật Bản chưa rộng - Một số doanh nghiệp Nhật Bản gặp khó khăn trong hoạt động xuất khẩu và duy trì việc làm cho lao động Việt Nam. - Tác động tích cực cho CNHT còn chưa rõ rệt - Chuyển giao công nghệ và hoạt động R&D còn thấp 2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế 2.3.3.1. Nguyên nhân từ phía Việt Nam Quan điểm, tư duy của những người làm chính sách về FDI nói chung còn chậm đổi mới so với quá trình hội nhập. Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp, chính sách chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ. Ngoài ra, chi phí đầu tư vào Việt Nam còn quá cao. Tiếp Hơn nữa, sử dụng vốn ODA nói chung và của Nhật Bản nói riêng cấp cho Việt Nam chưa đạt được hiệu quả mong đợi 2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía Nhật Bản Nhật Bản cũng hứng chịu những khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, GDP tăng trưởng hàng năm rất thấp, thậm chí cho xu hướng giảm, điển hình như năm 2009 tỷ lệ này là -6,29%; năm 2010 là 4%, năm 2011 là 3,9%. Ngoài ra, quốc gia này còn thường xuyên phải hứng chịu các ảnh hưởng của thiên tai, điển hình là vụ sóng thần đầu năm 2011 làm GPD sụt giảm 5%. Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP WTO 3.1. TRIỂN VỌNG FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1. Bối cảnh kinh tế quốc tế và Nhật Bản 3.1.1.1. Bối cảnh kinh tế quốc tế Trong giai đoạn từ năm 2000 tới nay, thế giới có những biến động, diễn biến phức tạp; nền kinh tế thế giới hứng chịu liên tiếp cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 và hiện nay là khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng EURO (EURO Zone). 3.1.1.2. Bối cảnh kinh tế Nhật Bản 10 Trong hơn 1 thập kỷ vừa qua, Nhật Bản đã gặt hái được những thành tựu kinh tế đáng kể, tuy nhiên, quốc gia này lại là nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 cũng như thảm họa kép động đất sóng thần năm 2011. 3.1.2. Bối cảnh trong nước 3.1.2.1. Về tốc độ trăng trưởng GDP Trong giai đoa ̣ n 2006 đến nay , mă ̣ c dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam tiếp tu ̣ c huy đô ̣ ng đươ ̣ c lươ ̣ ng vốn đầu tư lơ ́ n , góp phần vào việc duy trì tốc độ tăng trươ ̉ ng ơ ̉ mư ́ c kha ́ cao 3.1.2.2. Về đầu tư và cơ cấu đầu tư Đầu tư nước ngoài tăng trưởng khá, đầu tư trong nước huy động được nhiều nguồn lực, trong đó có cả nguồn vốn từ TTCK 3.1.3. Cơ hội và thách thức đối với thu hút FDI của Nhật Bản trong thời gian tới 3.1.3.1. Cơ hội thu hút FDI từ Nhật Bản Đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng chịu những khó khăn nhất định, tuy nhiên, các chuyên nhận định rằng trong khủng hoảng, cơ hội thu hút FDI nói chung và FDI của Nhật Bản nói riêng của Việt Nam vẫn mở. 3.1.3.2. Thách thức trong thu hút FDI từ Nhật Bản Đó là khủng hoảng nợ công ở Châu Âu cũng gây ra các tác động nhất định tới kinh tế Nhật Bản, có thể gây ra sự suy thoái đối với quốc gia này, dẫn tới việc các TNCs cắt giảm đầu tư, thu hẹp sản xuất… 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM 3.2.1. Nhóm giải pháp về luật pháp chính sách - Thứ nhất là cần tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh - Thứ hai, tiếp tục thực hiện một cách hiệu quả để hoàn thành giai đoạn IV của Sáng kiến chung Việt Nhật nhằm cải thiện môi trường đầu tư nước ta. Trong đó, cần - Thứ ba, vốn giải ngân và vốn thực hiện đối với các dự án FDI của Nhật Bản 3.2.2. Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng 3.2.2.1. Đối với hệ thống giao thông - Một là, cần có quy hoạch từ tổng thể đến chi tiết trong việc nâng cấp, sửa chữa và xây mới các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thuỷ. - Hai là, bên cạnh đường bộ và đường sắt, cần đặc biệt chú trọng cải thiện hệ thống cảng biển, cảng sông. - Ba là, tích cực thu hút FDI vào lĩnh vực giao thông vận tải để một mặt bổ sung vốn, mặt [...]... Nhật Bản vào Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh cả về lượng và chất Thực tế là trong thời gian vừa qua, FDI của Nhật Bản đã góp phần tạo nên những thay đổi vượt bậc, một diện mạo mới cho nền kinh tế Việt Nam Vì thế, đề tài FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO đã tập trung nghiên cứu tình hình tổng quan về thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài nói chung và từ Nhật Bản nói riêng và Việt. .. CHXHCN Việt Nam, Luật thuế xuất nhập khẩu năm 2005 13 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật Đầu tư năm 2005 14 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 15 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 16 Sáng kiến chung Việt - Nhật (2003) 17 Tổng cục thống kê (2000-2011), Niên giám thống kê, Hà Nội 18 Trung tâm Năng suất Việt Nam (2010), Báo cáo năng suất Việt. .. ngoài nói chung và từ Nhật Bản nói riêng và Việt Nam trong thập kỷ qua Chúng ta tin tưởng rằng, với những nỗ lực và mong muốn của cả hai quốc gia, trong tương lai quan hệ kinh tế nói chung và đầu tư nói riêng giữa Việt Nam - Nhật Bản sẽ ngày càng tốt đẹp; dòng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam sẽ ngày càng được tăng cường, ổn định, hiệu quả và đầu tư sâu hơn vào các ngành, lĩnh vực mới tạo ra nhiều giá... chiến lược Việt Nam Nhật Bản (2008) 8 Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật (2004) 12 9 Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư quốc tế, Giáo trình, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 10 Phùng Xuân Nhạ (2007), Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Chính sách và Thực tiễn, Giáo trình, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 11 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2011), Nghị quyết số 10/2011/QH13, Hà Nội 12 Quốc hội nước... sáng suốt của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, dòng vốn FDI của Nhật Bản này sẽ được sử dụng, quản lý một cách có hiệu quả để nó thực sự là một nguồn lực quan trọng giúp chúng ta hoàn thành mục tiêu tổng quát theo tinh thần của Nghị Quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đó là “để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” References Tiếng Việt: 1 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị... phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định 124/2008 NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp 3 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định 149/2005 NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật xuất nhập khẩu 4 Cục Đầu tư nước ngoài (2012), Báo cáo Đầu tư cho đối tác Nhật Bản, Hà Nội 5 Cục Đầu tư nước ngoài (2012), Báo cáo Đầu tư tổng hợp, Hà Nội 6 Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội XI, Hà Nội... 3.2.2.3.2 Hoàn thiện hạ tầng hỗ trợ cho hoạt động sản xuất trong khu công nghiệpbên cạnh việc xây dựng khu công nghiệp dành riêng cho đầu tư của Nhật Bản 3.2.3 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực - Thứ nhất, cần đầu tư đúng mức vào ngành giáo dục đào tạo - Thứ hai, cần khuyến khích tổ chức các khoá đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu cho lao động Việt Nam 3.2.4 Nhóm giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ... gia nhập thị trường đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài Đồng thời chính sách giá điện phải theo hướng cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực, giảm dần giá điện cho hoạt động sản xuất Ngoài ra, vấn để đảm bảo điện cho sản xuất còn là mối quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư Nhật Bản; bởi đối với các doanh nghiệp sản xuất thì không có điện/cắt điện gây thiệt hại rất lớn, trong. .. hưởng của khủng hoảng toàn cầu - Thứ nhất, coi trọng ổn định kinh tế vĩ mô: - Thứ hai, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia - Thứ ba, chuẩn bị sẵn sàng cho “cú nhảy” của nền kinh tế 11 - Thứ tư, thực hiện các gói giải cứu doanh nghiệp - Thứ năm, coi trọng “Chiến lược phát triển nhà đầu tư” KẾT LUẬN Với hơn 35 năm xây dựng, phát triển quan hệ ngoại giao, và hơn 20 năm hợp tác trong lĩnh vực đầu tư, FDI của Nhật. .. sạch Trước hết Việt Nam cần có chính sách xử lý nước thải và chất thải công nghiệp đúng đắn Cụ thể là: xây dựng quy hoạch cho việc tái sinh và xử lý chất thải; cải thiện cơ sở vật chất của các công ty môi trường công cộng làm nhiệm vụ xử lý chất thải công nghiệp; kiểm tra, xử phạt một cách công bằng đối với các doanh nghiệp vi phạm xử lý chất thải 3.2.2.3.1 Tiếp tục sử dụng vốn ODA của JBIC vào phát triển . ngoài) FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO. Phân tích thực trạng, cơ hội, thách thức đối với việc thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam, . hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO  Phân tích thực trạng, cơ hội, thách thức đối với việc thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt

Ngày đăng: 06/02/2014, 20:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w