BẢNG 6: DƯ NỢ ĐỒNG TÀI TRỢ CỦA CÁC NHTM VN.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 43 - 45)

Đơn vị tính: tỷ VND Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng dư nợ 64.394 74.355 82.980 Dư nợ ĐTT 12.106 14.648 16.845 Dư nợ ĐTT Tổng dư nợ 18,8 19,7 20,3

(Nguồn: báo cáo cho vay của NHNT, NHĐT&PT, NHNNo&PTNT, NHCT từ năm 2001 - 2003)

Các NHTM Quốc doanh đã ký hợp đồng tài trợ cho Dự án khí Nam Côn Sơn của Tổng công ty dầu khí Việt Nam. Đây là dự án trọng điểm của Nhà nước có giá trị 100 triệu USD với thời hạn 10 năm từ 1999 đến 2009.

Các NHTM cũng ký hợp đồng tài trợ cho dự án nhiệt điện đuôi Phú Mỹ 2.1 của Tổng công ty điện lực Việt Nam, trị giá100 triệu USD, trong đó Ngân hàng Ngoại Thương tham gia 45%.

Ngân hàng Ngoại Thương cùng với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển và Ngân hàng Công Thương đã ký hợp đồng tài trợ cho dự án mở rộng cầu Điện Biên Phủ, tổng trị giá 330 tỷ VNĐ.

Hoạt động tài trợ của các NHTM trong thời gian qua đã gặt hái được nhiều thành công. Uy tín của các NHTM ngày càng được khẳng định trên thị trường tín dụng trong và ngoài nước. Những khoản đồng tài trợ từ trước đến nay của các NHTM đều là những khoản cho vay có chất lượng tốt một phần là do đây là các dự án lớn trọng điểm của nhà nước nhằm phát triển kinh tế xã hội, một phần là do quá trình thẩm định tốt của các ngân hàng.

Dư nợ đồng tài trợ năm 2002 là 14.648 tỷ đồng tăng 21% so với năm 2001 làm tỷ trọng dư nợ đồng tài trợ trong tổng dư nợ tăng từ 18,8% năm 2001 lên 19,7% năm 2002 và dư nợ đồng tài trợ năm 2003 đạt 16.845 tỷ đồng tăng 15% so với năm 2002, tỷ trọng dư nợ đồng tài trợ trong tổng dư nợ là 20,3%, có sự tăng lên như vậy là do những ưu việt của hình thức tín dụng này là: đây là một hoạt động thu lợi cao, chi phí thấp, phân tán được rủi ro. Mặt khác là do sự ra đời của bản quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng được Thống đốc NHNN ban hành kèm quyết định số 54/1998/QĐ-NHNN 14 đã chính thức thừa nhận phương thức cho vay đồng tài trợ. Tiếp đến là quyết định số 118/1999/QĐ- Ttg của Thủ tướng Chính phủ về cho vay bằng ngoại tệ đối với các dự án trọng điểm của Nhà nước, theo đó cho phép các NHTM trong nước dành ra 400 triệu USD từ nguồn vốn huy động ngoại tệ để cho vay trung và dài hạn dự án trọng điểm của Nhà nước theo cơ chế đặc biệt thì lúc đó các NHTM mới thực sự vào cuộc.Tuy với những kết quả đạt được của hoạt động đồng tài trợ như đã nói ở trên, hoạt động đồng tài trợ vẫn tồn tại một số vấn đề sau:

+ Nguồn vốn tài trợ của các NHTM chưa lớn để có thể đáp ứng cho các nhu cầu dự án.

+ Hầu hết các bên tham gia vào hoạt động tài trợ là các ngân hàng trong nước, chưa có sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài, do đó chưa mang đặc điểm, tính chất của hoạt động kinh doanh NHQT vì theo thông lệ quốc tế thì các ngân hàng tham gia đồng tài trợ thường là các NHTM ở các nước khác nhau.

+ Các NHTM chưa chú trọng đúng mức đến đối tượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong hoạt động đồng tài trợ của mình. Trong khi dư nợ đồng tài trợ của doanh nghiệp quốc doanh năm 2003 là 71.860,7 tỷ VNĐ thì dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 11.119.3 tỷ VND chỉ chiếm vào khoảng 13%. Do đó, đây cũng làm hạn chế việc mở rộng hoạt động đồng tài trợ, làm giảm số lượng hợp đồng đồng tài trợ.

+ Một số dự án còn phê duyệt cho vay mang tính chủ quan, không sát với thực tế dẫn đến lãng phí hoặc khó khăn khi triển khai.

Những tồn tại trên có thể kể đến một số nguyên nhân như sau: khả năng tiếp cận, thẩm định dự án của đội ngũ cán bộ tín dụng còn hạn chế vì các dự án đầu tư thường là các dự án lớn, trọng điểm nên đòi hỏi khả năng của cán bộ rất cao, các ngân hàng thì thiếu thông tin mang tính toàn diện dễ dẫn đến khó khăn trong đánh giá hoặc đánh giá sai về khách hàng, về tính hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Do đó, làm cho ngân hàng còn dè dặt trong hoạt động đồng tài trợ cho đối tượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó, quy chế đồng tài trợ của NHNN chưa phân tách rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng NHTM tham gia đồng tài trợ, vì vậy nếu có tranh chấp sẽ rất khó giải quyết.

c. Thuê mua tài chính quốc tế.

Do hoạt động thuê mua tài chính quốc tế chủ yếu được thực hiện bởi Công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Ngoại Thương, còn hoạt động thuê mua tài chính của các NHTM khác chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số thuê mua tài chính. Vì vậy, trong khoá luận này em xin phân tích thực trạng hoạt động cho thuê tài chính của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 43 - 45)