1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên trường đại học khoa học đại học huế

11 553 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 364,82 KB

Nội dung

Nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát ý kiến của các giảng viên và sinh viên để tiến hành đánh giá tác động của việc SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV đến hoạt động giảng dạy của giảng v

Trang 1

Tác động của việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên trường Đại học

Khoa học - Đại học Huế

Hoàng Kỳ Sơn

Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục Luận văn ThS ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Phương Nga

Năm bảo vệ: 2012

Abstract Trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam

về tác động của việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên trong trường đại học Phân tích cơ sở lý luận: các khái niệm cơ bản về tác động, đánh giá, sinh viên đánh giá ho ạt động giảng dạy (HĐGD) của giảng viên, giảng viên tự đánh giá hoạt động giảng dạy, đồng nghiệp đánh giá, công cụ đánh giá hoa ̣t đô ̣ng gi ảng dạy, hoạt động giảng dạy ; xây dựng mô hình nghiên cứu Tìm hiểu các phương pháp

nghiên cứu của đề tài Trình bày các kết quả nghiên cứu thu được

Keywords Chất lượng giáo dục; Hoạt động giảng dạy; Đại học Huế

Content

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sinh viên đánh giá giảng viên là một công việc khá mới mẻ đối với giáo dục đại học nước ta cả về lí luận lẫn thực tiễn Hiện nay đã có nhiều trường đại học trong nước triển khai công tác này, đặc biệt là sau khi có công văn số 1276/BGDĐT-NG ngày 20/02/2008 của Bộ GD-ĐT về việc Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên Mặc dù có những khó khăn ban đầu nhưng việc đánh giá giảng dạy là một xu thế tất yếu và là một việc làm bắt buộc, vì vậy cần phải chuẩn bị đầy đủ cả về lí luận lẫn thực tiễn nhằm thực hiện thành công công tác quan trọng này, góp phần đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

Tuy nhiên, có nhiều tranh cãi xung quanh hiệu quả của hoạt động này , nhiều ý kiến cho rằng với tình hình ở nước ta hiê ̣n nay do nhiều yếu tố tác đô ̣ng , viê ̣c việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên không mang la ̣i hiê ̣u quả thiết thực gì Tuy vâ ̣y các ý đó đều phát biểu dựa trên nhâ ̣n xét chủ quan mà chưa có nghiên cứu khoa ho ̣c cu ̣ thể Do đó cần thiết phải có những nghiên cứu khoa ho ̣c nghiêm túc để đưa ra những kết luâ ̣n đúng đắn nhất

Với những vấn đề đặt ra như vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Tác đô ̣ng của vi ệc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên đối với hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y của giảng viên tại trường Đại học Khoa học-Đa ̣i ho ̣c Huế ” để nghiên cứu

Trang 2

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá tác đ ộng của việc SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV nhằm để đánh giá hiệu quả của công tác này của Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế

3 Câu hỏi nghiên cứu

3.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi thứ nhất: Sau khi sinh viên đánh giá ho ạt động giảng dạy của giảng viên thì hoạt động giảng dạy của giảng viên thay đổi như thế nào?

- Câu hỏi thứ hai: Những đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên

có tác dụng như thế nào đối với việc điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giảng viên ?

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1.1 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên và giảng viên thuộc Trường Đại học

Khoa học - Đại học Huế

4.1.2 Đối tượng nghiên cứu :Tác động của việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên đến hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y của giảng

5 Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu này tiến hành theo phương pháp định lượng

5.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

5.1.2 Phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi:

NỘI DUNG LUẬN VĂN CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Nghiên cứu trên thế giới:

Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc việc SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV Hầu hết các chuyên gia đều đánh giá cao giá trị ý kiến phản hồi từ SV Nhóm các nghiên cứu liên quan đến sự cần thiết của việc s inh viên đánh giá giảng viên

có các nghiên cứu của Terry D.Buss (1976)[23], Theo nghiên cứu của Bộ Giáo dục Mỹ năm 1991[24, tr45-69] Các nghiên cứu này đều cho thấy hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên

là rất cần thiết

Nhóm các nghiên cứu liên quan đến các tiêu chí và hình thức đánh giá có các nghiên cứu của Centra (1993) [25], Braskamp và Ory (1994) [26], Marsh (1984) [27], đã đưa ra các khía cạnh và tiêu chí để khảo sát

Nhóm các nghiên cứu liên quan đến đặc trưng của các đánh giá sinh viên có các nghiên cứu của Marsh (1987)[28] và Costin , Greenough, và Menges (1971) [29], Marsh, H.W và Hocevar, D (1991) [30] , Murray (1985) [31]

Nhóm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh viên đánh giá giảng viên có những nghiên cứu của Mash (1982) [3],Cashin, W.E (1995) [32] Các nghiên cứu này đã chỉ

ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên

Nhóm các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả , tác động của việc sinh viên đánh giá giảng viên và viê ̣c sử du ̣ng kết quả sinh viên đánh giá giảng viên Cohen (1980) [33], Murray (1997) [34], Cashin, W.E (1999) [35], Michele Marincovich (1999) [24] các nghiên cứu này đã chỉ ra các tác động cũng như tính hiệu quả của hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên

Như vậy, trên thế giới các nghiên cứu liên quan đến hoa ̣t đô ̣ng sinh viên đánh giá giảng viên là rất nhiều, đủ các khía ca ̣nh của hoa ̣t đô ̣ng này từ các vấn đề sự cần thiết , các tiêu chí, hình thức , đă ̣c trưng của hoa ̣t đô ̣ng sinh viên đánh giá giảng viên cho đến các yếu tố ảnh hưởng kết quả, hiê ̣u quả, sự tác đô ̣ng của hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên

Trang 3

1.2 Nghiên cứu trong nước:

Tại Việt Nam, việc SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV là vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn Mặc dù vậy cũng đã có m ột số trường tiên phong trong công tác này và đến nay cũng đã có mô ̣t số công trình nghiên cứu trong nước về vấn đề này

Liên quan đến khả năng áp dụng và sự cần thiết về việc thực hiện hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại Việt Nam, có các nghiên cứu của TS Nguyễn Kim Dung (1999) [2],

TS Lê Văn Hảo (2003) [3, tr24-29]

Nhóm nghiên cứu liên quan đến xây dựng tiêu chí và thiết kế công cụ và đánh giá mức

đô ̣ hài lòng của sinh viên về hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y của giảng viên có các nghiên cứu của

PGS TS Nguyễn Phương Nga (2003) [5], Trần Thị Tú Anh (2008)[6]

Nhóm các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy có các nghiên cứu của Vũ Thị Quỳnh Nga (2009 )[7] , Phạm Thị Bích (2011) [8]

Nhóm nghiên cứu liê n quan đến hiê ̣u quả , tác động của hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên và sự thay đổi của giảng viên sau khi s inh viên đánh giá giảng viên có các nghiên cứu của Hoàng Trọng Dũng (2010)[9], Nguyễn Thị Thu Hương [10]

Như vâ ̣y, nhìn chung các nghiên cứu trong nước đã tập trung nghiên cứu vào sự cần thiết, các tiêu chí , công cu ̣ đánh giá mức đô ̣ hài lòng của sinh viên đối với giảng viên , các yếu tố tác đô ̣ng đến hoa ̣t đô ̣ng sinh viên đánh giá giảng viên Đối với nghiên cứu về tác động của hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên có nghiên cứu của tác giả Hoàng Trọng Dũng (2010) Tuy nhiên, trong nghiên cứ u này tác giả chỉ dừng la ̣i ở viê ̣c so sánh số liê ̣u của 2 đợt khảo sát để đi đến kết luâ ̣n giảng viên có sự thay đổi tích cực sau khi nhâ ̣n được ý kiến đánh giá của sinh viên Tuy nhiên viê ̣c dựa vào kết quả đánh giá lần thứ 2 cao hơn lần 1 chưa đủ

cơ sở để kết luâ ̣n sự thay đổi của giảng v iên trong hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y là do hoa ̣t đô ̣ng sinh viên đánh giá giảng viên , do đó cần có các hoa ̣t đô ̣ng khảo sát sinh viên và giảng viên cũng như nhà quản lý để có đủ cơ sở kết luâ ̣n về tác đô ̣ng của hoa ̣t đô ̣ng sinh viên đá nh giá giảng viên đến hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y của giảng viên

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Tác động

Tác động là sự ảnh hưởng của mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng tới mô ̣t đối tượng nào đó mà kết quả là

mô ̣t sự biến đổi (tích cực hoă ̣c tiêu cực)

1.1.2 Đánh giá

Đánh giá là “sự thu thập một tập hợp những thông tin và những thông tin này được sử dụng để chẩn đoán, xem xét chất lượng của các hoạt động, khía cạnh của hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y của giảng viên”

1.1.3 Hoạt động SV Đánh giá GV

Hoạt động sinh viên đánh gi á giảng viên là hoạt động sinh viên đưa ra các nhâ ̣n xét , góp ý về hoạt động giảng da ̣y của giảng viên

1.1.4 Tự đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên

Tự đánh giá là một trong những phương thức đánh giá hoạt động giảng dạy của GV

Đó hoạt động tự đưa ra các nhận xét trung thực , khách quan về các mặt của hoạt động giảng dạy của giảng viên

1.1.5 Đánh giá đồng nghiệp

Đánh giá đồng nghiệp trong hoạt động giảng dạy là việc tìm kiếm, thu thập các thông tin về chất lượng giảng dạy của GV này thông qua GV khác

1.1.6 Công cụ đánh giá hoa ̣t động giảng dạy

Viê ̣c sinh viên đánh giá giảng viên hiê ̣n nay được sử du ̣ng dưới hình thức thông qua bảng hỏi với các mục khoảng hơn ba chục câu hỏi về giảng viên

Trang 4

1.1.7 Hoạt động giảng dạy

Hoạt động giảng dạy bao gồm các hoạt động như; chuẩn bị tài liệu giảng dạy, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, trách nhiêm- sự nhiệt tình và phương pháp kiểm tra đánh giá

1.2 Mô hình nghiên cứu

Từ những khái niệm cơ bản trên, mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau:

SINH VIÊN ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN

HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

TÀI

LIỆU

GIẢNG

DẠY

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

PHƯƠN

G PHÁP GIẢNG DẠY

TRÁCH NHIỆM –

SỰ NHIỆT TÌNH

NỘI DUNG GIẢNG DẠY

Trang 5

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu

Như đã trình bày ở phần mởi đầu nghiên cứu này tiến hành theo phương pháp định lượng Nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát ý kiến của các giảng viên và sinh viên để tiến hành đánh giá tác động của việc SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV đến hoạt động giảng

dạy của giảng viên

3.1.1 Mẫu nghiên cứu

- Mẫu khảo sát sinh viên: Chọn mỗi khoa một lớp sinh viên năm thứ 4 và một lớp sinh

viên năm thứ 3 Quy mô mẫu dự kiến khảo sát là 1500 SV

- Mẫu khảo sát sinh viên: Mỗi khoa chọn ra 8 giảng viên ngẫu nhiên Quy mô dự kiến

khảo sát là 104 giảng viên

3.1.2 Xây dựng phiếu hỏi

Theo thiết kế của nghiên cứu, tác giả xây dựng 02 loại phiếu khảo sát ý kiến của sinh viên và giảng viên

Bảng hỏi khảo sát ý kiến sinh viên được thiết kế làm 2 phần

Phần 1: Thông tin về đối tượng khảo sát

Phần 2: Các khía cạnh của hoạt động giảng dạy của giảng viên

1 Tài liệu giảng dạy 3 Likert 5 mức độ

2 Nội dung giảng dạy 5 Likert 5 mức độ

3 Phương pháp giảng dạy 6 Likert 5 mức độ

4 Trách nhiệm – Sự nhiệt tình 4 Likert 5 mức độ

Bảng hỏi khảo sát ý kiến giảng viên được thiết kế làm 2 phần

Phần 1: Thông tin về đối tượng khảo sát

Phần 2: Các khía cạnh của hoạt động giảng dạy của giảng viên

Trang 6

STT KHÁI NIỆM SỐ BIẾN THANG ĐO

8 Phương pháp giảng dạy 6 Likert 5 mức độ

9 Trách nhiệm – Sự nhiệt tình 4 Likert 5 mức độ

3.1.3 Thư ̉ nghiê ̣m phiếu hỏi:

Sau khi xây dựng phiếu hỏi , tác giả đã tiến hành xin ý kiến tư vấn và góp ý chỉnh sửa của các giảng viên khoa Xã hội học và các chuyên viên của phòng Khảo thí – Đảm bảo chất lươ ̣ng của Nhà trường

Tác giả tiến hành khảo sát thử nghiê ̣m trên 143 sinh viên và 20 giảng viên của nhà trường Phân tích kết quả khảo sát thử nghiê ̣m, tiến hành hiê ̣u chỉnh bảng hỏi và hoàn chỉnh 2 bảng hỏi về khảo sát sinh viên và khảo sát giảng viên

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đánh giá công cụ khảo sát

4.1.1 Khảo sát ý kiến của sinh viên :

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của toàn bộ thang đo:

Tiến hành xử lý số liệu ta thu được số liệu về Cronbach’s Alpha là 0.934 >0,7 Kết quả các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần đều đạt giá trị lớn hơn 0,3

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của từng nhân tố:

Có 4 nhân tố ( Nội dung giảng dạy; Phương pháp giảng dạy; Trách nhiệm và sự nhiệt tình; Kiểm tra đánh giá) đều có Hệ số Cronbach’s Alpha > 0,7

Riêng nhân tố 1( Tài liệu giảng dạy) có Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,676 < 0,7 nhưng

do đây là những khái niệm khảo sát mới đối với sinh viên của Nhà trường nên hệ số này có thể sử dụng được

Các biến quan sát trong từng nhân tố đều có hệ số tương quan r >0,3

Tóm lại, theo lý thuyết về độ tin cậy, Như vậy, thang đo này có ý nghĩa trong thống kê và đạt hệ số tin cậy cao Căn cứ mô hình lý thuyết, bảng hỏi thu thập thông tin bao gồm 22 biến quan sát Thang đo Likert với dãy giá trị 1 ÷ 5 được sử dụng để đo lường cảm nhận của đối tượng khảo sát về sự thay đổi trong hoạt động giảng dạy của giảng viên Kết quả phân tích Cronbach alpha cho thấy cả 5 nhân tố đảm bảo độ tin cậy chứng tỏ thang đo phù hợp và sẽ được sử dụng trong phân tích tiếp theo

4.2 Khảo sát ý kiến giảng viên

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của toàn bộ thang đo:

Tiến hành phân tích số liệu ta có được các kết quả như sau: Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,950 >0,7 và các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần đều đạt giá trị lớn hơn 0,3 Như vậy thang đo đạt độ tin cậy cao

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các nhân tố:

Cả 5 nhân tố ( Tài liệu giảng dạy; Nội dung giảng dạy; Phương pháp giảng dạy; Trách nhiệm và sự nhiệt tình; Kiểm tra đánh giá) đều có Hệ số Cronbach’s Alpha > 0,7 và các biến quan sát trong từng nhân tố đều có hệ số tương quan r >0,3 Điều này cho thấy thang

đo đạt độ tin cậy cần thiết

Trang 7

Tóm lại, theo lý thuyết về độ tin cậy, Như vậy, thang đo này có ý nghĩa trong thống

kê và đạt hệ số tin cậy cao Căn cứ mô hình lý thuyết, bảng hỏi thu thập thông tin bao gồm 21 biến quan sát Thang đo Likert với dãy giá trị 1 - 5 được sử dụng để đo lường cảm nhận của đối tượng khảo sát về sự hữu ích của công tác sinh viên phản hồi ý kiến đối với việc điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giảng viên Kết quả phân tích Cronbach alpha cho thấy cả 5 nhân tố đảm bảo độ tin cậy chứng tỏ thang đo phù hợp và sẽ được sử dụng trong phân tích tiếp theo

4.3 Phân tích kết quả nghiên cứu

4.3.1 Kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên

Theo kết quả thống kê giá trị trung bình, có thể nhận thấy SV thuộc đối tượng khảo sát đánh giá có sự thay đổi tích cực trong các mặt hoạt động giảng dạy của giảng viên, giá trị báo cáo Mean của các biến quan sát dao động từ 3,72 – 4,44 Qua đó cho thấy không có biến quan sát nào bị sinh viên đánh giá là không có sự thay đổi tích cực

Tóm lại, sinh viên đánh giá các giảng viên đã có sự thay đổi tích cực các mặt của hoạt động giảng dạy sau khi đã diễn ra hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên

Đánh giá từng nhân tố

Nhân tố 1: Tài liệu giảng dạy

Theo kết quả khảo sát được thống kê giá trị trung bình của nhân tố là 4.231: Điều này

cho thấy SV thuộc đối tượng khảo sát đánh giá: sau khi được góp ý, giảng viên đã có sự thay đổi tích cực trong các hoạt động liên quan đến công tác biên soạn tài liệu và giới thiệu tài liệu cho sinh viên Trong đó sinh viên đánh giá cao nhất là giảng viên đã biên soạn tài liệu chính của học phần đầy đủ hơn

Nhân tố 2: Nội dung giảng dạy

Theo kết quả khảo sát được thống kê giá trị trung bình của nhân tố là 4.159: Điều này

cho thấy SV thuộc đối tượng khảo sát đánh giá: sau khi được góp ý, giảng viên đã có sự thay đổi tích cực trong các hoạt động liên quan đến vấn đề của nội dung giảng dạy Trong đó:

+ Sinh viên đánh giá cao nhất là giảng viên đã giới thiệu đề cương của học phần đầy

đủ hơn (Mean =4.449)

+ Sinh viên đánh giá chưa cao giảng viên mức độ thường xuyên trong việc mở rộng kiến thức liên quan đến học phần cho sinh viên (Mean=3.745)

Nhân tố 3: Phương pháp giảng dạy

Theo kết quả khảo sát được thống kê, giá trị trung bình của nhân tố là 3.974: Điều này

cho thấy SV thuộc đối tượng khảo sát đánh giá: sau khi được góp ý, giảng viên đã có sự thay đổi tích cực ở mức độ vừa phải trong phương pháp giảng dạy Trong đó :

- Sinh viên đánh giá cao nhất là giảng viên đã chú ý phát triển tư duy phản biện cho sinh viên hơn (Mean = 4.105)

- Sinh viên đánh giá giảng viên chỉ thay đổi ở mức độ vừa phải trong việc sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ dạy học (Mean = 3.728)

Nhân tố 4: Trách nhiệm – sự nhiệt tình

Theo kết quả khảo sát được thống kê, giá trị trung bình của nhân tố là 4.152: Điều này

cho thấy SV thuộc đối tượng khảo sát đánh giá: sau khi được góp ý, giảng viên đã có sự thay đổi rất tích cực trong thái độ trách nhiệm và sự nhiệt tình trong giảng dạy Trong đó :

- Sinh viên đánh giá cao nhất là giảng viên đã tạo môi trường học tập tích cực thân thiện hơn cho sinh viên

Nhân tố 5: Kiểm tra – đánh giá

Theo kết quả khảo sát được thống kê, giá trị trung bình của nhân tố là 4.028: Điều này

cho thấy SV thuộc đối tượng khảo sát đánh giá: sau khi được góp ý, giảng viên đã có sự thay đổi rất tích cực trong hoạt động kiểm tra đánh giá Trong đó:

- Sinh viên đánh giá cao nhất là giảng viên sử dụng các phương pháp kiểm tra – đánh giá phù hợp với học phần hơn

Trang 8

- Sinh viên đánh giá giảng viên chỉ thay đổi ở mức độ vừa phải trong việc chấm điểm chính xác các bài kiểm tra

4.3.2 Kết quả Khảo sát ý kiến giảng

Theo kết quả thống kê giá trị trung bình, có thể nhận thấy GV thuộc đối tượng khảo sát đánh giá các ý kiến phản hồi của sinh viên là hữu ích cho giảng viên trong việc điều chỉnh hoạt động giảng dạy, giá trị báo cáo Mean của các biến quan sát dao động từ 3,75 – 4,52 Điều này cho thấy các giảng viên đánh giá các ý kiến góp ý của sinh viên là hữu ích đối với việc điều chỉnh các mặt của hoạt động giảng dạy

Đánh giá từng nhân tố

Nhân tố 1: Tài liệu giảng dạy

Theo kết quả khảo sát được thống kê giá trị trung bình của nhân tố là 4.325 Điều này

cho thấy Giảng viên thuộc đối tượng khảo sát đánh giá: Các ý kiến góp ý là hữu ích đối với việc điều chỉnh các hoạt động liên quan đến biên soạn tài liệu và giới thiệu tài liệu cho sinh viên Trong đó giảng viên đánh giá cao nhất là Ý kiến góp ý hữu ích về việc biên soạn tài liệu

chính của học phần (Mean = 4.34)

Nhân tố 2: Nội dung giảng dạy

Theo kết quả khảo sát được thống kê giá trị trung bình của nhân tố là 4.286 Điều này

cho thấy Giảng viên thuộc đối tượng khảo sát đánh giá: Các ý kiến góp ý là hữu ích đối với việc điều chỉnh các hoạt động liên quan đến Nội dung giảng dạy

Trong đó Giảng viên đánh giá rất cao ý kiến góp ý về việc trình bày nội dung môn học theo đề cương của học phần (Mean = 4.52) Giảng viên đánh giá mức độ hữu ích vừa phải của

ý kiến góp ý về việc mở rộng kiến thức liên quan đến học phần (Mean = 3.93)

Nhân tố 3: Phương pháp giảng dạy

Theo kết quả khảo sát được thống kê, giá trị trung bình của nhân tố là 3.917 Điều

này cho thấy Giảng viên thuộc đối tượng khảo sát đánh giá: Các ý kiến góp ý là hữu ích ở mức độ vừa phải đối với việc điều chỉnh các hoạt động liên quan đến phương pháp giảng dạy

Trong đó Giảng viên đánh giá cao nhất ý kiến góp ý về việc phát triển tư duy phản biện cho sinh viên (Mean = 4.21).Giảng viên đánh giá mức độ hữu ích vừa phải của ý kiến góp

ý về việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ dạy-học (bảng, máy chiếu, tranh ảnh, v.v.) (Mean = 3.75)

Nhân tố 4: Trách nhiệm – sự nhiệt tình

Theo kết quả khảo sát được thống kê, giá trị trung bình của nhân tố là 4.115 Điều

này cho thấy Giảng viên thuộc đối tượng khảo sát đánh giá: Các ý kiến góp ý là rất hữu ích với việc điều chỉnh các hoạt động liên quan đến trách nhiệm và sự nhiệt tình của giảng viên Trong đó :

- Giảng viên đánh giá cao nhất ý kiến góp ý về việc thực hiện kế hoạch giảng dạy trên lớp theo thời khoá biểu (Mean = 4.25)

Nhân tố 5: Kiểm tra – đánh giá

Theo kết quả khảo sát được thống kê, giá trị trung bình của nhân tố là 4.114 Điều

này cho thấy Giảng viên thuộc đối tượng khảo sát đánh giá: Các ý kiến góp ý là hữu ích đối với việc điều chỉnh các hoạt động liên quan đến phương pháp giảng dạy

Trong đó Giảng viên đánh giá cao nhất ý kiến góp ý về việc sử dụng các phương pháp kiểm tra – đánh giá phù hợp môn học (Mean = 4.33).Giảng viên đánh giá mức độ hữu ích vừa phải của ý kiến góp ý về việc chấm điểm chính xác các bài kiểm tra (Mean = 3.91)

4.4 Kiểm định giả thuyết

4.4.1 Kiểm định giả thuyết H1:

“Sau khi sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thì hoạt động giảng dạy của giảng viên có thay đổi tích cực về các mặt tài liệu giảng dạy, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, trách nhiệm –sự nhiệt tình trong giảng dạy và kiểm tra – đánh giá.”

Trang 9

Theo bảng giá tri ̣ trung bình m ẫu của nhân t ố Tài liệu giảng dạy [Bảng 4.8] cho thấy

giá trị trung bình nhân t ố là 4.231 Sử du ̣ng Ki ểm định One – sample Test để so sánh giá trị

trung bình tổng thể của nhân tố Tài liệu giảng dạy với giá trị 3 Kết quả cho ta th ấy giá trị Sig trong kiểm định của nhân tố Tài liệu giảng dạy là 0001 nhỏ hơn rất nhiều đối với mức ý

nghĩa 0.01.[Phụ lục 4] Như vậy với độ tin cậy 99% ta có thể bác bỏ giả thuyết rằng giá trị

trung bình tổng thể của nhân tố Tài liệu giảng dạy bằng 3 Như vậy căn cứ vào kết quả kiểm định và bảng trung bình mẫu của nhân tố Tài liệu giảng dạy có thể khẳng định rằng trung bình tổng thể của nhân tố Tài liệu giảng dạy lớn hơn 3 một cách có ý nghĩa thông kê

Tương tự, giá trị trung bình mẫu của các nhân tố Nội dung giảng dạy (4.159), phương

pháp giảng dạy (3.974), trách nhiệm –sự nhiệt tình (4.152) và kiểm tra – đánh giá (4.028)

đều lớn hơn 3 Sử du ̣ng Kiểm định One – sample Test để so sánh giá trị trung bình tổng thể của từng nhân tố trên với giá trị 3[Phụ lục 4] Kết quả cho thấy với độ tin cậy 99% ta có thể bác bỏ giả thuyết rằng giá trị trung bình tổng thể từng nhân tố bằng 3 Như vậy căn cứ vào kết quả kiểm định và bảng trung bình mẫu của từng nhân tố trên có thể khẳng định rằng trung bình tổng thể của từng nhân tố lớn hơn 3 một cách có ý nghĩa thông kê

Từ kết quả kiểm định trên, có thể đi đến kết luận : “Sau khi sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thì hoạt động giảng dạy của giảng viên có thay đổi tích cực

về các mặt tài liệu giảng dạy, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, trách nhiệm –

sự nhiệt tình trong giảng dạy và kiểm tra – đánh giá”

4.4.2 Kiểm định giả thuyết H2:

“Những đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên đã cung cấp

các thông tin hữu ích để các giảng viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy về các mặt tài liệu giảng dạy, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, trách nhiệm –sự nhiệt tình trong

giảng dạy và kiểm tra – đánh giá”

Theo bảng giá tri ̣ trung bình m ẫu của nhân tố Tài liệu giảng dạy [Bảng 4.16] cho thấy

giá trị trung bình nhân t ố là 4.325 Sử du ̣ng Ki ểm định One – sample Test để so sánh giá tr ị

trung bình tổng thể của nhân tố Tài liệu giảng dạy với giá trị 3 [Phụ lục 5] Kết quả cho ta thấy giá trị Sig trong kiểm định của nhân tố Tài liệu giảng dạy là 0001 nhỏ hơn rất nhiều đối

với mức ý nghĩa 0.01 Như vậy với độ tin cậy 99% ta có thể bác bỏ giả thuyết rằng giá trị

trung bình tổng thể của nhân tố Tài liệu giảng dạy bằng 3 Như vậy căn cứ vào kết quả kiểm định và bảng trung bình mẫu của nhân tố Tài liệu giảng dạy có thể khẳng định rằng trung bình tổng thể của nhân tố Tài liệu giảng dạy lớn hơn 3 một cách có ý nghĩa thông kê

Tương tự, giá trị trung bình mẫu của các nhân tố Nội dung giảng dạy (4.286), phương

pháp giảng dạy (3.917), trách nhiệm –sự nhiệt tình (4.115) và kiểm tra – đánh giá (4.114)

đều lớn hơn 3 Sử du ̣ng Kiểm định One – sample Test để so sánh giá trị trung bình tổng thể của từng nhân tố trên với giá trị 3 [Phụ lục 5] Kết quả cho thấy với độ tin cậy 99% ta có thể bác bỏ giả thuyết rằng giá trị trung bình tổng thể từng nhân tố bằng 3 Như vậy căn cứ vào kết quả kiểm định và bảng trung bình mẫu của từng nhân tố trên có thể khẳng định rằng trung bình tổng thể của từng nhân tố lớn hơn 3 một cách có ý nghĩa thông kê

Từ đó ta có thể đi đến kết luâ ̣n : “Những đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên đã cung cấp các thông tin hữu ích để các giảng viên đ iều chỉnh hoạt động giảng dạy về các mặt tài liệu giảng dạy, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, trách nhiệm –sự nhiệt tình trong giảng dạy và kiểm tra – đánh giá.”

KẾT LUẬN

1 Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu việc SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế , có thể rút ra kết luận về sự tác động của việc công tác tại trường Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế như sau: Hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên đã giúp cho các giảng viên có thể điều chỉnh hoạt động giảng dạy và chất lượng

Trang 10

hoạt động giảng dạy của giảng viên đã thay đổi tích cực góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế

2 Hạn chế của nghiên cứu

Hạn chế đầu tiên của nghiên cứu thuộc về mẫu nghiên cứu sinh viên Mặc dù mẫu khảo sát có số lượng khá lớn nhưng do không xác định được chính xác các sinh viên đã tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của từng giảng viên và đã được các giảng viên đó dạy lần thứ 2 trở lên, nên độ tin cậy của mẫu chưa được bảo đảm Do đó cần có phương pháp lựa chọn mẫu chính xác hơn nhằm đảm bảo độ tin cậy của mẫu

Nghiên cứu tiến hành khảo sát sinh viên ở dạng “hồi cố”, điều này ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả khảo sát Do đó, cần kết hợp với việc so sánh kết quả các lần khảo sát của từng giảng viên và việc phỏng vấn sâu các sinh viên, giảng viên và nhà quản lý để kết quả được chính xác

Phiếu khảo sát giảng viên thiết kế chưa chính xác theo nguyên tắc thiết kế điều này làm ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả khảo sát ý kiến giảng viên Do đó phiếu khảo sát giảng viên cần được chỉnh sửa lại và tiến hành khảo sát để có kết quả chính xác hơn

References

Tài liệu tham khảo tiếng việt

1 Nguyễn Phương Nga (2005) Quá trình hình thành và phát triển việc đánh giá GV ,

Giáo dục đại học, chất lượng và đánh giá Tr17-tr47, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005

2 Nguyễn Kim Dung (1999), Khảo sát khả năng có thể sử dụng ý kiến phản hồi của

sinh viên trong trường ĐHSP Tp.HCM

3 TS Lê Văn Hảo (2005), Lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy: một vài kinh

nghiệm thế giới và tại Trường đại học Nha Trang, kỷ yếu Hội thảo Quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của GV Tr24-tr29, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005

4 Nguyễn Phư ơng Nga (2003) “Nghiên cứu mô hình sinh viên đánh giá hiệu quả đào

tạo của mỗi môn học trong Đại học Quốc gia Hà Nội”

5 Nguyễn Phương Nga (2003) “Thử nghiệm áp dụng Quy trình và mẫu phiếu sinh viên

đánh giá hiệu quả đào tạo của môn học tại một số lớp trong Đại học Quốc gia Hà Nội”

6 Trần Thị Tú Anh (2008) “Nghiên cứu đánh giá chất lượng giảng dạy đại học tại

Học viện Báo chí và Tuyên truyền”

7 Vũ Thị Quỳnh Nga (2009) “Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên

đối với hoạt động giảng dạy”

8 Phạm Thị Bích (2011) “Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học

đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên”

9 Hoàng Trọng Dũng (2010) “Tác động của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên tới

hoạt động giảng dạy tại trường đại học dân lập Văn Lang”

10 Nguyễn Thị Thu Hương (2011) “Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động sinh

viên đánh giá giảng viên tại đại học Thái Nguyên”

11 Wikitionary, Đi ̣nh nghĩa “Tác động”, http://vi.wiktionary.org/wiki/tác_động

12 Ngô Thị Thu Hương (2008) “Tác động của việc đổi mới chương trình giảng dạy môn

tiếng Anh đến hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập ở trường Cao Đẳng Sư phạm Bắc Giang”

13 Nguyễn Kim Dung (2008), “Định nghĩa các thuật ngữ trong lĩnh vực đảm

bảo và kiểm định chất lượng giáo dục”, Viện nghiên cứu giáo dục

14 Lâm Quang Thiệp (2009), Điều tra - đánh giá

Ngày đăng: 06/02/2014, 20:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2 Mô hình nghiên cứu - Tác động của việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên trường đại học khoa học   đại học huế
1.2 Mô hình nghiên cứu (Trang 4)
Bảng hỏi khảo sát ý kiến sinh viên đƣợc thiết kế làm 2 phần. - Tác động của việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên trường đại học khoa học   đại học huế
Bảng h ỏi khảo sát ý kiến sinh viên đƣợc thiết kế làm 2 phần (Trang 5)
Bảng hỏi khảo sát ý kiến sinh viên đƣợc thiết kế làm 2 phần. - Tác động của việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên trường đại học khoa học   đại học huế
Bảng h ỏi khảo sát ý kiến sinh viên đƣợc thiết kế làm 2 phần (Trang 5)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w