Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Tài sản ngắn hạn) của Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà. Qua đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty. Để đạt được mục tiêu trên, tôi đã sử dụng các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp từ các Báo cáo tài chính qua các thời kỳ gần đây nhất của Công ty và một số Công ty cùng ngành nghề kinh doanh, từ đó tôi sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà. Các mục tiêu đã được thực hiện trong các phần nghiên cứu lý luận và thực trạng của Công ty.Qua nghiên cứu và thảo luận đã đạt được một số kết quả như: Lợi nhuận của Công ty có xu hướng tăng ổn định do doanh nghiệp giảm được giá vốn hàng bán và tăng thu ở các hoạt động khác. Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty tuy vẫn là một con số nhỏ nhưng đã có sự tăng trưởng đáng kể trong năm 2018, phần nào đa dạng nguồn thu và góp phần bổ sung lợi nhuận. Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty chưa được hiệu quả và còn nhiều bất cập, thể hiện ở một số nội dung như: Tốc độ luân chuyển vốn của Công ty chậm hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành làm cho thời gian luân chuyển vốn lưu động của Công ty cũng bị chậm hơn so nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành; hàm lượng vốn lưu động của Công ty cao hơn rất nhiều so với trung bình ngành, do đó để tạo ra một đồng doanh thu Công ty phải bỏ ra nhiều hơn số vốn lưu động so với các doanh nghiệp trong ngành; và tỷ suất sinh lời vốn lưu động của Công ty cũng giảm nhiều qua các năm. Với mong muốn đóng góp một phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà, Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
-HÀ TRUNG KIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ (SADACO)
HÀ NỘI - 2020
Trang 2BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
-HÀ TRUNG KIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ (SADACO)
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS NGUYỄN THẠC HOÁT
HÀ NỘI - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình lựa chọn và trình bày đề tài luận văn thạc sỹ này, tôixin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của mình, đảmbảo tính pháp lý, trung thực trong quá trình thực hiện Hơn nữa, được sự đồng
ý của Ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh chị Phòng Tài chính – Kế toán củaĐơn vị nghiên cứu đã cung cấp những tài liệu cần thiết liên quan phục vụnghiên cứu đề tài Đặc biệt có sự tham gia tham vấn và hướng dẫn phươngpháp nghiên cứu của Tiến sỹ Nguyễn Thạc Hoát trong quá trình học tập, côngtác và hoàn thiện nội dung đề tài nghiên cứu này!
Tôi xin cam đoan và đảm bảo tính pháp lý những điều nêu trên
Học viên
Hà Trung Kiên
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tham gia học tập chương trình Đào tạo sau đại học củaHọc viện Chính sách và phát triển vừa qua là sự giúp đỡ nhiệt tình của các cánhân, tập thể để tôi hoàn thành khóa đào tạo và hoàn thành luận văn tốtnghiệp đúng quy định với chất lượng cao nhất Chương trình đã trang bị chotôi kiến thức tổng hợp, toàn diện để có thể phục vụ được trong công tác,nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện bản thân
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, toàn thể các tổchuyên gia, các Quý thầy cô giáo Học viện Chính sách và Phát triển đã tâmhuyết xây dựng giáo án chất lượng, truyền đạt cho tôi những kiến thức hữuích xuyên suốt chương trình đào tạo
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Tiến sỹ Nguyễn Thạc Hoát,người đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thànhkhóa học cũng như quá trình nghiên cứu đề tài này
Qua đây, tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ Công ty
cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà – cảm ơn đặc biệt đến các anh chị Phòng Tàichính – Kế toán đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận, thu thập,đồng thời cung cấp những tài liệu cần thiết để nghiên cứu và hoàn thiện đề tài
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệpnhững người đã động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quátrình học tập và thực hiện đề tài
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, có những yếu tố kháchquan và cả những yếu tố chủ quan nên Công trình nghiên cứu không tránhkhỏi những thiếu sót, hạn chế Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đónggóp ý kiến của các thầy, cô giáo, các chuyên gia, đồng nghiệp và các bạn họcviên
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2020
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ v
TÓM TẮT LUẬN VĂN vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 6
1.1.Khái quát chung về vốn lưu động của doanh nghiệp 6
1.1.1 Khái niệm và bản chất của vốn lưu động của doanh nghiệp 6
1.1.2 Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp 7
1.1.3 Vai trò và tầm quan trọng của vốn lưu động 14
1.1.4 Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp 17
1.2 Tổng quan về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 21
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 21
1.2.2 Ý nghĩa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 22
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 24
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ 37
2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà 37
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 37
2.1.2 Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty 39
Trang 72.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong nền kinh tế hiện tại
và tương lai 40
2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 42
2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà 46
2.2.1 Thực trạng nguồn vốn của Công ty 46
2.2.2.Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 53
2.3 Đánh giá chung 60
2.3.1 Những thành tựu đạt được 60
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ 64
3.1.Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian từ năm 2020 tới 2025 64
3.1.1 Định hướng phát triển 64
3.1.2 Mục tiêu phát triển 64
3.2 Một số giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 65
3.2.1 Giải pháp tổng thể để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 65
3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong thời gian tới 67
3.3 Một số kiến nghị 73
3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước 73
3.3.2 Kiến nghị với tổ chức tài chính 73
KẾT LUẬN 75
Trang 8DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU: Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà 2016 - 2018 47
Bảng 2.2: Cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn giai đoạn 2016-2018 52
Bảng 2.3: Mức độ tự chủ tài chính năm 2016-2018 54
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện của vốn 56
Bảng 2.5: Bảng tính tốc độ luân chuyển vốn lưu động 60
Bảng 2.6: Hàm lượng vốn lưu động 63
Bảng 2.7: Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động 65
SƠ ĐỒ: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà 38
Trang 9đã được thực hiện trong các phần nghiên cứu lý luận và thực trạng của Côngty.
Qua nghiên cứu và thảo luận đã đạt được một số kết quả như: Lợi nhuậncủa Công ty có xu hướng tăng ổn định do doanh nghiệp giảm được giá vốnhàng bán và tăng thu ở các hoạt động khác Doanh thu từ hoạt động tài chínhcủa Công ty tuy vẫn là một con số nhỏ nhưng đã có sự tăng trưởng đáng kểtrong năm 2018, phần nào đa dạng nguồn thu và góp phần bổ sung lợi nhuận.Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty chưa được hiệuquả và còn nhiều bất cập, thể hiện ở một số nội dung như: Tốc độ luân chuyểnvốn của Công ty chậm hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành làmcho thời gian luân chuyển vốn lưu động của Công ty cũng bị chậm hơn sonhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành; hàm lượng vốn lưu động củaCông ty cao hơn rất nhiều so với trung bình ngành, do đó để tạo ra một đồngdoanh thu Công ty phải bỏ ra nhiều hơn số vốn lưu động so với các doanhnghiệp trong ngành; và tỷ suất sinh lời vốn lưu động của Công ty cũng giảmnhiều qua các năm
Với mong muốn đóng góp một phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốnlưu động tại Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà, Luận văn đưa ra
Trang 10một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế hiện đại, nhu cầu về vốn là một vấn đề vô cùng quantrọng và cấp thiết cho sự phát triển hiện tại và trong tương lai của các doanhnghiệp Trước bối cảnh các doanh nghiệp đang phải đối mặt với quá trình hộinhập kinh tế toàn cầu, những biến động của thị trường, sự cạnh tranh khốc liệtcủa các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước thì vốn càng đóng vaitrò then chốt, là sự sống của doanh nghiệp
Vốn lưu động là vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động giaodịch hàng ngày, nó đề cập đến sự khác biệt giữa tài sản hiện tại của công ty vàcác khoản nợ hiện tại của công ty Vốn lưu động đo lường hiệu quả hoạt độngcủa công ty và sức khỏe ngắn hạn của công ty Vốn lưu động là thực sự cầnthiết cho các công ty vì nó là một nhu cầu thiết yếu hàng ngày Không có vốnlưu động, một công ty sẽ không thể duy trì hoạt động kinh doanh, ít phấn đấucho lợi nhuận Ngược lại, một vốn lưu động mạnh cho phép các công ty đápứng chi chí kinh doanh ngay cả trong thời điểm bất ổn tài chính Do đó, vốnlưu động là một trong những chỉ dẫn chính của một công ty hoạt động tốt màcác công ty không nên bỏ qua
Chính vì vậy, nâng cao việc sử dụng vốn đóng vai trò quan trọng tronghoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn với chiphí thấp nhất
Bên cạnh đó, vốn lưu động là một trong các chỉ tiêu quan trọng đánhgiá hiệu quả hoạt động và tiềm lực phát triển của một doanh nghiệp Do vậy,
nó được coi là một trọng điểm trong công tác quản lý của mỗi doanh nghiệp
Sử dụng hiệu quả vốn lưu động có tính cấp thiết đối với sự tồn tại của doanh
Trang 12nghiệp và là một mục tiêu mà doanh nghiệp cần phấn đấu cao để đạt được.Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của vốn sản xuất, là yếu tố khôngthể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh Mặt khác, do đặc điểm củavốn lưu động là vận động không ngừng trong mọi giai đoạn sản xuất hìnhthái, biểu hiện phức tạp và khó quản lý, vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trịngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh, nên
sử dụng tốt vốn lưu động có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của doanhnghiệp Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn không tốt, không bảo toàn được vốn
sẽ dẫn đến thất thoát vốn làm ảnh hưởng tới quá trình tái sản xuất, quy mô sẽ
bị thu hẹp, vốn luân chuyển chậm, hiệu quả sử dụng đồng vốn sẽ thấp cónghĩa là doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả Nếu tình trạng này kéo dàidẫn đến việc doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại trên thị trường
Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà thành lập năm 2004, vớingành nghề chính là đầu tư xây dựng nhà ở, các khu đô thị, các Công trìnhdân dụng, Công nghiệp, thủy điện, … và kinh doanh bất động sản Trong quátrình hoạt động kinh doanh, Doanh nghiệp luôn tìm các giải pháp nhằm nângcao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu đã đặt
ra Tuy nhiên trong những năm qua, nền kinh tế trong nước có nhiều biếnđộng, việc quản lý và sử dụng vốn của Công ty còn nhiều bất cập, chưa đạtđược yêu cầu đặt ra như: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tốc độ luânchuyển hàng tồn kho, tốc độ luân chuyển Công nợ của Công ty chậm Tiềnmặt dự trữ của Công ty rất lớn gây lãng phí làm giảm hiệu quả sử dụng vốnlưu động; các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của Công ty là các khoản tiềngửi ngân hàng có thời hạn trên 3 tháng được Công ty dùng làm tài sản thếchấp cho các khoản vay ngân hàng, trong khi lãi đi vay lớn hơn lãi cho vaynên làm cho phí tài chính tăng nên làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.Việc quản lý sử dụng vốn lưu động tốt giúp quá trình sản xuất kinh doanh của
2
Trang 13doanh nghiệp diễn ra liên tục, không gây lãng phí trong quá trình sử dụng vốnlưu động mà doanh nghiệp không bỏ qua các cơ hội kinh doanh tốt từ đó tănglợi nhuận doanh doanh nghiệp giúp doanh nghiệp phát triển một cách bềnvững nâng cao vị thế của doanh nghiệp so các doanh nghiệp khác trongngành
Với mong muốn được đóng góp một phần vào công tác nâng cao hiệuquả sử dụng vốn lưu động của Công ty, cùng với sự giúp đỡ của giảng viên
hướng dẫn, tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
tại Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà” làm đề tài cho luận văn
thạc sĩ của mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Do sự nhận thức được tầm quan trọng của vốn lưu động đối với việcvận hành và phát triển của các công ty, vì vậy, nhiều học viên, độc giả đã rấtquan tâm và nghiên cứu về vấn đề hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanhnghiệp
Trong quá trình triển khai và thực hiện đề tài, tôi đã tham khảo kết quảcủa một số nghiên cứu trước với mục đích mở rộng kiến thức, khai thác vàkhám phá ra các khoảng trống trong nghiên cứu của mình
Tôi đã đọc, tìm hiểu nghiên cứu một số kiến thức cơ bản, hữu ích từ cácgiáo trình, tài liệu tham khảo đang được giảng dạy tại các trường đại học, caođẳng; cũng như các bài báo, tạp chí có liên quan trong và ngoài nước Qua đó,tôi có cơ hội học hỏi, đánh giá và tích lũy thêm kiến thức chuyên môn chobản thân Do tính thiết thực của mục tiêu nâng cao quản lý nguồn tài chínhcủa doanh nghiệp, nhiều học viên đã quan tâm nghiên cứu về hiệu quả sửdụng vốn lưu động của doanh nghiệp; tuy nhiên, qua tìm hiểu quả tôi thì chưa
có học viên nào nghiên cứu về đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
Trang 14động tại Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà” Bởi vậy, luận văn nàykhông trùng lặp với các công trình khoa học đã nghiên cứu và công bố trongthời gian gần đây.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là tiến hành phân tích thực trạng sử dụng vốnlưu động tại Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà, từ đó đề xuất mộtsố giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệpnày
Để giải quyết các vấn đề ở trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ nghiêncứu cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốnlưu động trong doanh nghiệp (Công ty Cổ phần)
- Thu thập số liệu thực tế, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sửdụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà Từ đóđánh giá các mặt đạt được và chỉ ra những tồn tại, những nguy cơ tiềm ẩn ảnhhưởng hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tập trung vào thực trạng hiệuquả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà
- Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổphần xây lắp và đầu tư Sông Đà giai đoạn từ năm 2016 đến 2018
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, để
4
Trang 15đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần xây lắp và đầu
tư Sông Đà, từ đó đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo
Trang 16Thu thập, tổng hợp số liệu trên báo cáo tài chính, tính toán hệ số vàphân tích các chỉ tiêu cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
6 Đóng góp khoa học của luận văn
- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa lý luận về hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng, các chỉ tiêu đánh giá và phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động củacác doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
- Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả sử vốn lưuđộng tại Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà Từ đó đưa ra các giảipháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công tytrong thời gian tới
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần giới thiệu vấn đề nghiên cứu và kết luận, luận văn đượcthiết kế với kết cấu gồm có 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty
Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà.
6
Trang 17CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.Khái quát chung về vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm và bản chất của vốn lưu động của doanh nghiệp
Khái niệm về vốn lưu động:
Các khoản đầu tư vào tài sản hiện tại được gọi là vốn lưu động Đó làquỹ cần thiết để điều hành các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.Nguồn vốn này lưu thông trong kinh doanh giống như máu lưu thông trong
cơ thể sống Nói chung, vốn lưu động đề cập đến tài sản hiện tại của mộtcông ty được thay đổi từ hình thức này sang hình thức khác trong quá trìnhkinh doanh thông thường, từ tiền mặt sang hàng tồn kho, hàng tồn kho đểtiến hành, hàng hóa thành phẩm, thành phẩm các khoản phải thu và từ cáckhoản phải thu thành tiền mặt
Theo cách hiểu thông thường, vốn lưu động biểu thị số tiền cần thiết đểđáp ứng các hoạt động hàng ngày của một doanh nghiệp
Điều này có liên quan đến tài sản ngắn hạn và các nguồn tài chính ngắnhạn Do đó, nó liên quan đến cả hai, tài sản và nợ phải trả theo nghĩa quản lývốn lưu động, nó là phần vượt quá tài sản hiện tại so với các khoản nợ hiệntại
- Có hai khái niệm về vốn lưu động:
(i) Tổng vốn lưu động
(ii) Vốn lưu động ròng
+ Tổng vốn lưu động là tổng cộng tất cả các tài sản hiện tại của mộtdoanh nghiệp
Trang 18Tổng vốn lưu động = Cổ phiếu + Nợ + Phải thu + Tiền mặt.
+ Vốn lưu động ròng: Đó là sự khác biệt giữa tài sản hiện tại và nợngắn hạn của một công ty kinh doanh
Vốn lưu động ròng = Chứng khoán + Con nợ + Phải thu + Tiền mặt Chủ nợ - Phải trả
vii Nó tạo điều kiện cho các chương trình mở rộng của doanh nghiệp
và giúp duy trì hiệu quả hoạt động của tài sản cố định
1.1.2 Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp
Vốn lưu động tồn tại cùng một lúc dưới các hình thái khác nhau trong sảnxuất và lưu thông nên có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại vốn lưu động
1.1.3.1 Phân loại theo tính chất thể hiện, bao gồm:
a1 Tổng vốn lưu động:
8
Trang 19Tổng vốn lưu động đề cập đến số tiền đầu tư vào các thành phần khácnhau của tài sản hiện tại Nó bao gồm nguyên liệu thô, công việc đang tiếnhành, con nợ, thành phẩm, vv
a2 Vốn lưu động ròng:
Phần vượt quá của tài sản hiện tại so với các khoản nợ hiện tại được gọi
là vốn lưu động ròng Mục tiêu chính ở đây là tìm hiểu thành phần và mức độcủa tài sản hiện tại cần thiết để đáp ứng các khoản nợ hiện tại
a3 Vốn lưu động tích cực:
Điều này đề cập đến thặng dư của tài sản hiện tại so với các khoản nợhiện tại
a4 Vốn lưu động tiêu cực:
Vốn lưu động tiêu cực đề cập đến vượt quá các khoản nợ hiện tại so vớitài sản hiện tại
a5 Vốn lưu động vĩnh viễn:
Lượng vốn lưu động tối thiểu thậm chí cần đến trong mùa buồn nhấttrong năm được gọi là vốn lưu động vĩnh viễn
a6 Vốn lưu động tạm thời hoặc biến đổi:
Nó đại diện cho các tài sản hiện tại bổ sung cần thiết tại các thời điểmkhác nhau trong năm hoạt động để đáp ứng thêm hàng tồn kho, thêm tiền, v.v
1.1.3.2 Căn cứ vào quá trình tuần hoàn của vốn lưu động, bao gồm:
b1 Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất gồm:
- Nguyên vật liệu chính hay bán thành phẩm mua ngoài: là nhữngnguyên vật liệu khi tham gia vào sản xuất, chúng cấu tạo nên thực thể sảnphẩm
Trang 20- Nguyên vật liệu phụ: là những loại vật liệu giúp cho việc hình thànhsản phẩm làm cho sản phẩm bền hơn, đẹp hơn.
10
Trang 21- Nhiên liệu: là những loại dự trữ cho sản xuất, có tác dụng cung cấpnhiệt lượng cho quá trình sản xuất như than, củi, xăng, dầu.
- Vốn phụ tùng thay thế: là giá trị của những chi tiết, phụ tùng, linhkiện máy móc thiết bị dự trữ cho việc sửa chữa hoặc thay thế những bộ phậncủa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải,…
- Công cụ lao động nhỏ có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinhdoanh và giữ nguyên hình thái vật chất nhưng giá trị nhỏ không đủ tiêu chuẩntài sản cố định
b2 Vốn lưu động trong quá trình sản xuất:
- Vốn sản phẩm đang chế tạo (bán thành phẩm): là giá trị khối lượngsản phẩm đang còn trong quá trình chế tạo, đang nằm trên dây chuyền Côngnghệ, đã kết thúc một vài quy trình chế biến nhưng còn phải chế biến tiếp mớitrở thành thành phẩm
- Vốn chi phí trả trước: là những chi phí thực tế đã chi ra trong kỳ,nhưng chi phí này tương đối lớn có tác dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất kinhdoanh nên chưa thể tính hết vào giá thành sản phẩm trong kỳ này mà phảiphân bổ dần vào giá thành sản phẩm của một số kỳ tiếp theo nhằm đảm bảocho giá thành ổn định như: chi phí sửa chữa lớn, nghiên cứu, thí nghiệm chếthử sản phẩm, cải tiến kỹ thuật, chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình tạmthời, chi phí về ván khuôn, giàn giáo phải lắp dùng trong xây dựng cơ bản,tiền lương công nhân nghỉ phép, công cụ xuất dùng…
Loại vốn này được dùng cho quá trình sản xuất, đảm bảo cho quá trìnhsản xuất của các bộ phận sản xuất trong dây truyền Công nghệ được liên tục,hợp lý
b3 Vốn lưu động trong quá trình lưu thông:
- Vốn thành phẩm: gồm những thành phẩm đã sản xuất xong, đạt tiêuchuẩn kỹ thuật được nhập kho để dự trữ cho quá trình tiêu thụ
Trang 22- Vốn bằng tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiềnđang chuyển Tiền là một loại tài sản dễ dàng chuyển đổi thành các loại tàisản khác hoặc để trả nợ Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗidoanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định.
- Các khoản đầu tư ngắn hạn: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vayngắn hạn…đây là những khoản đầu tư nhằm một mặt đảm bảo khả năng thanhtoán (do tính thanh khoản của các tài sản tài chính ngắn hạn được đầu tư), mặtkhác tận dụng khả năng sinh lời của các tài sản tài chính ngắn hạn nhằm nângcao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Các khoản vốn trong thanh toán: như các khoản phải thu, các khoảntạm ứng,…Chủ yếu trong khoản mục vốn này là các khoản phải thu củakhách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinhtrong quá trình bán hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức bán trước, trả sau.Khoản mục vốn này liên quan chặt chẽ đến chính sách tín dụng thương mạicủa doanh nghiệp, một trong những chiến lược quan trọng của doanhnghiệp trong nền kinh tế thị trường Ngoài ra, trong một số trường hợp muasắm vật tư, hàng hóa doanh nghiệp còn phải ứng trước tiền cho người cungcấp từ đó hình thành khoản tạm ứng
Loại vốn này dùng để dự trữ sản phẩm, bảo đảm cho tiêu thụ thườngxuyên, đều đặn theo nhu cầu của khách hàng
Việc phân loại vốn lưu động theo phương pháp này giúp cho việc xemxét đánh giá tình hình phân bổ của vốn lưu động trong từng khâu của quátrình chu chuyển vốn lưu động Thông qua đó, nhà quản lý sẽ có những biệnpháp thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu vốn lưu động hợp lý, tăng tốc độ luânchuyển vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
12
Trang 231.1.3.3 Căn cứ vào hình thái biểu hiện, bao gồm:
c1 Vốn bằng tiền và các tài sản tương đương tiền gồm các khoản đầu
tư tài chính ngắn hạn
Việc tách riêng khoản mục này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng theo dõikhả năng thanh toán của mình đồng thời có những biện pháp linh hoạt để vừađảm bảo khả năng thanh toán vừa nâng cao khả năng sinh lời của vốn lưuđộng
c2 Các khoản phải thu: bao gồm các khoản mà doanh nghiệp phải thucủa khách hàng và các khoản phải thu khác
Nghiên cứu các khoản phải thu giúp doanh nghiệp nắm bắt chặt chẽ vàđưa ra những chính sách tín dụng thương mại hợp lý, đáp ứng được nhu cầucủa khách hàng, nâng cao doanh số bán cũng như nâng cao hiệu quả sử dụngvốn lưu động
c3 Hàng tồn kho: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiệnbằng hiện vật cụ thể bao gồm:
- Vốn nguyên, nhiên, vật liệu: Vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệuphụ, vốn nhiên liệu
- Công cụ, dụng cụ trong kho
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- Thành phẩm tồn kho
- Hàng gửi bán
- Hàng mua đang đi trên đường
Đối với doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho có vai trò như một tấmđệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh doanh như dựtrữ- sản xuất- lưu thông khi mà giữa các giai đoạn này các hoạt động không
Trang 24phải lúc nào cũng được diễn ra đồng bộ Hàng tồn kho mang lại cho bộ phậnsản xuất và bộ phận marketing của doanh nghiệp sự linh hoạt trong hoạt độngsản xuất kinh doanh như lựa chọn thời điểm mua nguyên vật liệu, lập kếhoạch sản xuất và tiêu thụ Ngoài ra, hàng tồn kho còn giúp cho doanh nghiệp
tự bảo vệ trước những biến động về giá cả đầu vào cũng như sự không chắcchắn về nhu cầu đối với các sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp
c4 Vốn lưu động khác: bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí trả trước,chi phí chờ kết chuyển, cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mứctồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
1.1.3.4 Căn cứ vào nguồn hình thành vốn lưu động, bao gồm:
d1 Nguồn vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu củadoanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng,quyền chi phối và định đoạt Tùy theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thànhphần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu bao gồm: Nguồn ngân sách Nhànước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước (đối với các doanhnghiệp Nhà nước); số vốn do các thành viên (đối với loại hình doanh nghiệpCông ty) hoặc do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra; số vốn lưu động huy độngđược qua phát hành cổ phiếu
d2 Nợ phải trả:
- Nguồn vốn đi vay: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốnvay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn thông quaphát hành trái phiếu
- Nguồn vốn trong thanh toán: là các khoản nợ khách hàng, doanhnghiệp khác trong quá trình thanh toán
Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh
14
Trang 25nghiệp thấy được cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trongkinh doanh của mình Từ góc độ quản lý tài chính, mọi nguồn tài trợ đều cóchi phí sử dụng của nó Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợtối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của mình.
1.1.3.5 Căn cứ theo thời gian huy động và sử dụng vốn, bao gồm:
e1 Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Được huy động từ nguồn vốn
chủ sở hữu, hoặc nguồn vốn vay dài hạn như vay ngân hàng và các tổ chức tíndụng dài hạn, phát hành trái phiếu dài hạn Là nguồn vốn có tính chất ổn định,dài hạn; chủ yếu là để hình thành nên tài sản lưu động thường xuyên, cầnthiết
e2 Nguồn vốn lưu động tạm thời: Là các khoản vay ngắn hạn ngânhàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn Là nguồn vốn có tínhchất ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tínhchất tạm thời, bất thường phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
Doanh nghiệp sẽ sử dụng kết hợp giữa nguồn vốn lưu động thườngxuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời đảm bảo hiệu quả nhất và mỗi doanhnghiệp có một cách kết hợp khác nhau Cách phân loại này giúp nhà quản lýxem xét huy động vốn lưu động cách phù hợp với thời gian sử dụng để nângcao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động
Như vậy, mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn và tùy thuộc vào mỗi mục đíchkhác nhau mà các nhà quản lý sẽ xem xét đối với cách phân loại vốn lưuđộng phù hợp với tiêu chí quản lý Qua đó, sẽ giúp cho nhà quản lý doanhnghiệp có cơ sở lập kế hoạch tài chính, phương án tổ chức và sử dụng vốnlưu động hiệu quả nhất
Trang 271.1.3 Vai trò và tầm quan trọng của vốn lưu động
- Vai trò của vốn lưu động trong hoạt động của Doanh nghiệp:
Vốn lưu động đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh Vốn này tồntại trong nguyên liệu, công việc đang tiến hành, thành phẩm và với khách hàng
Nguồn vốn lưu động hợp lý là điều cần thiết cho một công ty có sứckhỏe tài chính cơ bản và thành công hoạt động như một doanh nghiệp Mộtđặc điểm nổi bật của quản lý kinh doanh tốt là khả năng sử dụng quản lý vốnlưu động để duy trì sự cân bằng vững chắc giữa tăng trưởng, lợi nhuận vàthanh khoản
Một doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động trong hoạt động hàng ngày;vốn lưu động là sự khác biệt giữa tài sản hiện tại của doanh nghiệp và nợ hoặc
nợ hiện tại của doanh nghiệp Vốn lưu động đóng vai trò như một thước đocho hiệu quả hoạt động của một công ty và mức độ ổn định tài chính của công
ty trong ngắn hạn Tỷ lệ vốn lưu động, phân chia tài sản hiện tại cho cáckhoản nợ hiện tại, cho biết liệu một công ty có đủ dòng tiền để trang trải cáckhoản nợ và chi phí ngắn hạn hay không
Vốn lưu động là nhu cầu thiết yếu hàng ngày của các doanh nghiệp, vì
họ cần một lượng tiền mặt thường xuyên để thanh toán thường xuyên, trang trảichi phí bất ngờ và mua nguyên liệu cơ bản được sử dụng trong sản xuất hànghóa
Quản lý vốn lưu động hiệu quả giúp duy trì hoạt động trơn tru và cũng
có thể giúp cải thiện thu nhập và lợi nhuận của công ty Quản lý vốn lưu độngbao gồm quản lý hàng tồn kho và quản lý các khoản phải thu và phải trả tàikhoản Mục tiêu chính của quản lý vốn lưu động bao gồm duy trì chu kỳ vậnhành vốn lưu động và đảm bảo hoạt động có trật tự của nó, giảm thiểu chi phívốn dành cho vốn lưu động và tối đa hóa lợi tức đầu tư tài sản hiện tại
Trang 28Vốn lưu động là một khái niệm dễ hiểu, vì nó được liên kết với chi phísinh hoạt cá nhân và do đó có thể được hiểu theo cách cá nhân hơn Các cánhân cần thu tiền mà họ đang nợ và duy trì một số tiền nhất định hàng ngày
để trang trải chi phí hàng ngày, hóa đơn và các chi tiêu thông thường khác
Vốn lưu động là một thước đo phổ biến cho hiệu quả, tính thanh khoản
và sức khỏe tổng thể của một công ty Nó là sự phản ánh kết quả của các hoạtđộng khác nhau của công ty, bao gồm thu ngân sách, quản lý nợ, quản lý hàngtồn kho và thanh toán cho các nhà cung cấp Điều này là do nó bao gồm hàngtồn kho, tài khoản phải trả và phải thu, tiền mặt, một phần nợ đến hạn trongkhoảng thời gian một năm và các tài khoản ngắn hạn khác
Nhu cầu về vốn lưu động khác nhau tùy theo từng ngành và thậm chíchúng có thể khác nhau giữa các công ty tương tự Điều này là do một số yếutố, bao gồm sự khác biệt trong chính sách thu và thanh toán, thời điểm muatài sản, khả năng công ty xóa một số tài khoản quá hạn phải thu và trong mộtsố trường hợp, các nỗ lực huy động vốn mà công ty đang thực hiện
Khi một công ty không có đủ vốn lưu động để trang trải các nghĩa vụcủa mình, việc mất khả năng tài chính có thể dẫn đến những rắc rối pháp lý,thanh lý tài sản và khả năng phá sản
Nhu cầu về vốn lưu động được đưa ra như sau:
i Vốn lưu động đầy đủ là cần thiết để duy trì nguồn cung cấp nguyênliệu thường xuyên, từ đó tạo điều kiện cho quá trình sản xuất trôi chảy hơn
ii Vốn lưu động đảm bảo thanh toán tiền lương và lương thường xuyên
và kịp thời, từ đó cải thiện tinh thần và hiệu quả của nhân viên
iii Vốn lưu động là cần thiết để sử dụng hiệu quả tài sản cố định
iv Để tăng cường thiện chí, cần có một mức vốn lưu động lành mạnh
18
Trang 29Cần xây dựng danh tiếng tốt và thanh toán kịp thời cho các chủ nợ.
v Vốn lưu động giúp tránh khả năng vốn hóa thấp
vi Nó là cần thiết để lấy dự trữ nguyên liệu ngay cả trong thời kỳ suythoái kinh tế
vii Vốn lưu động là cần thiết để trả cổ tức và lãi suất hợp lý, điều nàylàm tăng niềm tin của các nhà đầu tư vào công ty
- Tầm quan trọng của vốn lưu động:
Người ta nói rằng vốn lưu động là nguồn sống của một doanh nghiệp.Mỗi doanh nghiệp cần tiền để điều hành các hoạt động hàng ngày của mình, cụthể:
i Nó giúp đo lường lợi nhuận của một doanh nghiệp Không có vốn lưuđộng, sẽ không có sản xuất cũng như không có lợi nhuận
ii Không có đủ vốn lưu động, một doanh nghiệp không thể đáp ứng kịpthời các khoản nợ ngắn hạn của mình
iii Một công ty có vốn lưu động lành mạnh có thể dễ dàng vay vốn từthị trường do uy tín cao hoặc thiện chí của nó
iv Vốn lưu động đủ giúp duy trì một dòng sản xuất không bị gián đoạnbằng cách cung cấp nguyên liệu thô và thanh toán tiền lương
v Vốn lưu động hợp lý giúp duy trì mức đầu tư tối ưu vào tài sản hiện tại
vi Nó tăng cường tính thanh khoản, khả năng thanh toán, giá trị tíndụng và uy tín của doanh nghiệp
vii Nó cung cấp các quỹ cần thiết để đáp ứng các tình huống bất khảkháng và do đó giúp doanh nghiệp hoạt động thành công trong thời kỳ khủnghoảng
Trang 301.1.4 Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.4.1 Nhu cầu vốn lưu động.
Vốn lưu động là một trong những khái niệm tài chính khó khăn nhất đểchủ doanh nghiệp hiểu Theo định nghĩa, vốn lưu động là số tiền mà tài sảnhiện tại vượt quá các khoản nợ hiện tại Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản thực hiệnphép tính này mỗi kỳ để cố gắng phân tích vốn lưu động, nhà quản lý doanhnghiệp sẽ không đạt được nhiều thành công trong việc tìm ra nhu cầu vốn lưuđộng của doanh nghiệp mình là gì và làm thế nào để đáp ứng chúng
Một công cụ hữu ích hơn để xác định nhu cầu vốn lưu động là chu kỳhoạt động Chu kỳ hoạt động phân tích các tài khoản phải thu, hàng tồn kho
và chu kỳ tài khoản phải trả theo ngày Nói cách khác, các tài khoản phải thuđược phân tích theo số ngày trung bình cần để thu thập tài khoản Hàng tồnkho được phân tích theo số ngày trung bình cần thiết để chuyển qua việc bánsản phẩm (từ điểm đến cửa doanh nghiệp đến điểm được chuyển đổi thànhtiền mặt hoặc khoản phải thu) Các tài khoản phải trả được phân tích theo sốngày trung bình cần để thanh toán hóa đơn của nhà cung cấp
Hầu hết các doanh nghiệp không thể tài trợ cho chu kỳ hoạt động (ngàyphải thu + ngày tồn kho) chỉ bằng tài khoản phải trả Do đó, tài trợ vốn lưuđộng là cần thiết Phần lớn các doanh nghiệp cần vốn lưu động ngắn hạn tạimột số điểm trong hoạt động của họ Chẳng hạn, các nhà bán lẻ phải tìm vốnlưu động để tài trợ cho việc tích lũy hàng tồn kho theo mùa Nhưng ngay cảmột doanh nghiệp không theo mùa đôi khi trải qua những tháng cao điểm khiđơn đặt hàng cao bất thường
Điều này tạo ra nhu cầu về vốn lưu động để tài trợ cho hàng tồn kho vàcác khoản phải thu tích lũy
20
Trang 31Một số doanh nghiệp nhỏ có đủ dự trữ tiền mặt để tài trợ cho nhu cầuvốn lưu động theo mùa Tuy nhiên, điều này rất hiếm đối với một doanhnghiệp mới Nếu liên doanh mới của bạn gặp phải nhu cầu về vốn lưu độngngắn hạn trong vài năm đầu hoạt động, bạn sẽ có một số nguồn tài trợ tiềmnăng Điều quan trọng là lên kế hoạch trước Nếu bạn mất cảnh giác, bạn cóthể bỏ lỡ một đơn đặt hàng lớn có thể khiến doanh nghiệp của bạn vượt tăngtốc.
* Các nguồn tài trợ vốn lưu động ngắn hạn:
i Vốn tự có: Nếu doanh nghiệp của bạn đang ở năm đầu tiên hoạt động
và chưa có lãi, thì bạn có thể phải dựa vào các quỹ đầu tư cho nhu cầu vốn lưuđộng ngắn hạn Những khoản tiền này có thể được bơm từ tài nguyên cá nhâncủa bạn hoặc từ một thành viên gia đình, bạn bè hoặc nhà đầu tư bên thứ ba
ii Chủ nợ thương mại: Nếu bạn có mối quan hệ đặc biệt tốt với các chủ
nợ thương mại của mình, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của họ trong việccung cấp vốn lưu động ngắn hạn Nếu bạn đã thanh toán đúng hạn trong quákhứ, một chủ nợ thương mại có thể sẵn sàng gia hạn các điều khoản để chophép bạn đáp ứng một đơn đặt hàng lớn Chẳng hạn, nếu bạn nhận được mộtđơn đặt hàng lớn mà bạn có thể thực hiện, giao hàng và thu thập trong 60ngày, bạn có thể nhận được các điều khoản 60 ngày từ nhà cung cấp của mìnhnếu các điều khoản 30 ngày thường được đưa ra Chủ nợ thương mại sẽ muốn
có bằng chứng về đơn đặt hàng và có thể muốn gửi một quyền cầm giữ trên
đó để bảo mật, nhưng nếu nó cho phép bạn tiến hành, thì đó không phải làmột vấn đề
iii Bao thanh toán, mua nợ: Bao thanh toán, mua nợ là một nguồn lựckhác để tài trợ vốn lưu động ngắn hạn Khi bạn đã điền đơn đặt hàng, mộtcông ty xử lý nợ thanh toán mua tài khoản của bạn phải thu và sau đó xử lýviệc thu tiền Loại tài chính này đắt hơn tài chính ngân hàng thông thường
Trang 32nhưng thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp mới.
iv Hạn mức tín dụng: Dòng tín dụng thường không được ngân hàng cấpcho các doanh nghiệp mới Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp mới của bạn được vốnhóa tốt bằng vốn chủ sở hữu và bạn có tài sản thế chấp tốt, doanh nghiệp củabạn có thể đủ điều kiện cho một doanh nghiệp Một dòng tín dụng cho phépbạn vay tiền cho các nhu cầu ngắn hạn khi chúng phát sinh Các khoản tiềnđược hoàn trả sau khi bạn thu thập các tài khoản phải thu phát sinh từ đỉnhdoanh số ngắn hạn Các dòng tín dụng thường được thực hiện trong một nămtại một thời điểm và dự kiến sẽ được thanh toán trong 30 đến 60 ngày liên tụctrong năm để đảm bảo rằng các khoản tiền chỉ được sử dụng cho các nhu cầungắn hạn
v Cho vay ngắn hạn: Mặc dù doanh nghiệp mới của bạn có thể không
đủ điều kiện nhận tín dụng từ ngân hàng, nhưng bạn có thể thành công khinhận được khoản vay ngắn hạn một lần (dưới một năm) để tài trợ cho nhu cầuvốn lưu động tạm thời của mình Nếu bạn đã thiết lập mối quan hệ ngân hàngtốt với nhân viên ngân hàng, họ có thể sẵn sàng cung cấp một khoản ngắn hạncho một đơn hàng hoặc cho hàng tồn kho theo mùa hoặc tích lũy khoản phảithu
Ngoài việc phân tích số ngày trung bình để tạo ra sản phẩm (ngày tồnkho) và thu thập trên tài khoản (ngày phải thu) so với số ngày được tài trợ bởicác tài khoản phải trả, phân tích chu kỳ hoạt động cung cấp một phân tíchquan trọng khác Bạn có thể thấy rằng vốn lưu động có tác động trực tiếp đếndòng tiền trong một doanh nghiệp Vì dòng tiền là thứ thử thách cho tất cả cácchủ doanh nghiệp, nên hiểu rõ về vốn lưu động là điều bắt buộc để làm chobất kỳ liên doanh nào thành công
1.1.4.2 Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động.
Để ước tính nhu cầu vốn lưu động, ta có các phương pháp như sau:
22
Trang 33a1 Tỷ lệ phần trăm của phương thức bán hàng:
Trong phương pháp này, mức độ yêu cầu vốn lưu động được quyếtđịnh dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ Mối quan hệ trong quá khứ giữabán hàng và vốn lưu động được lấy làm cơ sở để xác định quy mô của nhucầu vốn lưu động cho tương lai Tuy nhiên, người ta cho rằng mối quan hệgiữa bán hàng và vốn lưu động, như đã tồn tại trong quá khứ, đã ổn định
Tỷ lệ phần trăm của phương pháp bán hàng là đơn giản và dễ hiểu vàthực tế được sử dụng để xác định những thay đổi ngắn hạn trong vốn lưuđộng trong tương lai Tuy nhiên, phương pháp này thiếu độ tin cậy nhiều nhưgiả định cơ bản của nó về mối quan hệ tuyến tính giữa doanh thu và vốn lưuđộng không đúng trong mọi trường hợp Như vậy, phương pháp này khôngđược sử dụng phổ biến
a2 Phương pháp phân tích hồi quy:
Đây là một phương pháp thống kê để xác định nhu cầu vốn lưu độngbằng cách thiết lập mối quan hệ trung bình giữa doanh thu và vốn lưu động vàcác thành phần khác nhau của nó trong những năm qua Về vấn đề này,phương pháp bình phương tối thiểu được sử dụng và mối quan hệ giữa doanhthu và vốn lưu động được thể hiện bằng phương trình:
Trang 34y = hàng tồn kho
n = số lượng quan sát
a3 Phương pháp chu trình hoạt động:
Theo cách tiếp cận này, quy mô yêu cầu vốn lưu động của một công tyđược xác định bằng cách nhân thời gian của chu kỳ hoạt động với chi phí hoạtđộng
Thời lượng của chu trình hoạt động có thể được tìm thấy với sự trợgiúp của công thức sau:
0 = R + W + F + A - P
Trong đó O = Thời lượng của chu kỳ hoạt động
R = Thời lượng nguyên liệu
F = Thời gian làm việc trong quá trình
A = Thời hạn của các khoản phải thu
P = Thời lượng tài khoản phải trả
Thời lượng của nguyên liệu thô phản ánh số ngày mà nguyên liệu thôcòn tồn kho trước khi chúng được tiến hành để sản xuất
1.2 Tổng quan về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Hiệu quả là một khái niệm, luôn được đề cập trong nền kinh tế thịtrường: các doanh nghiệp luôn hướng tới nâng cao hiệu quả kinh tế, chính phủluôn nỗ lực đạt hiệu quả kinh tế xã hội
Theo định nghĩa chung nhất, hiệu quả là khái niệm phản ánh trình độ sử
24
Trang 35dụng các yếu tố cần thiết để tham gia vào một hoạt động nào đó với nhữngmục đích xác định do con người đặt ra Như vậy có thể hiểu hiệu quả sử dụngvốn là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sử dụng các nguồn vật lực củadoanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinhdoanh với tổng chi phí thấp nhất.
Đặc trưng cơ bản nhất của vốn lưu động là sự luân chuyển liên tụctrong suốt quá trình sản xuất kinh doanh và chuyển toàn bộ giá trị một lần vàosản phẩm trong chu kỳ kinh doanh Do vậy, khi đánh giá về hiệu quả sử dụngvốn lưu động, người ta chủ yếu đánh giá về tốc độ luân chuyển của nó Tốc
độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức cácmặt như: Mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp hợp lý haykhông hợp lý, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không tốt, các khoảnphí tổn trong sản xuất kinh doanh cao hay thấp, tiết kiệm hay không tiết kiệm.Ngoài ra, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được thể hiện ở khả năng đảmbảo lượng vốn lưu động trong thanh toán sẽ giúp doanh nghiệp tự chủ hơntrong kinh doanh
Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù kinh tế phảnánh trình độ và năng lực quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp, đảm bảokhả năng thanh toán của doanh nghiệp luân ở tình trạng tốt và mức chi phívốn bỏ ra là thấp nhất (TS Nguyễn 2010)
1.2.2 Ý nghĩa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Để đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanhnghệp phải sử dụng có hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanhtrong đó có vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được lượng hóathông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, vòng quay vốn lưu động,tốc độ luân chuyển vốn, vòng quay hàng tồn kho, Nó chính là những đạilượng phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình kinh doanh
Trang 36hay mối quan hệ giữa toàn bộ kết quả kinh doanh với toàn bộ chi phí của quátrình kinh doanh đó được xác định bằng thước đo tiền tệ.
Quan niệm về tính hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động phải đượchiểu trên hai khía cạnh:
26
Trang 37- Một là, với số vốn hiện có có thể cung cấp thêm một số lượng sảnphẩm với chất lượng tốt, chi phí hạ nhằm tăng thêm lợi nhuận doanh nghiệp.
- Hai là, đầu tư thêm vốn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sảnxuất kinh doanh nhằm tăng doanh số tiêu thụ với yêu cầu bảo đảm tốc độ tănglợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn
Hai khía cạnh đó cũng là mục tiêu cần đạt tới trong công tác quản lý và
sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọngđối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụngvốn lưu động là đảm bảo với số vốn hiện có, bằng các biện pháp quản lý vàtổng hợp nhằm khai thác để có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanhnghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là điều kiện cơ bản để cóđược một nguồn vốn lưu động mạnh, có thể đảm bảo cho quá trình sản xuấtkinh doanh được tiến hành bình thường, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư cảitiến Công nghệ, kỹ thuật trong kinh doanh và quản lý kinh tế, nâng cao sứccạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm mục đích nhận thức vàđánh giá tình hình biến động tăng, giảm của các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốnlưu động, qua đó tìm hiểu, phân tích những nguyên nhân làm tăng, giảm Từ
đó đưa ra các biện pháp quản lý, sử dụng vốn lưu động thích hợp cho doanhnghiệp, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh Khả năng quản lývốn lưu động của doanh nghiệp càng tốt thì nhu cầu vay nợ của doanh nghiệpcàng giảm Ngay cả khi doanh nghiệp có tiền nhàn rỗi thì việc quản lý vốnlưu động cũng rất cần thiết vì nó đảm bảo rằng lượng vốn nhàn rỗi này sửđược đầu tư một cách có hiệu quả nhất cho nhà đầu tư
Trang 38Lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng một cáchhợp lý, hiệu quả từng đồng vốn lưu động nhằm làm cho vốn lưu động đượcthu hồi sau mỗi chu kỳ sản xuất Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động chophép rút ngắn thời gian chu chuyển của vốn lưu động qua đó, vốn lưu độngđược thu hồi nhanh hơn, có thể giảm bớt được số vốn lưu động mà vẫn hoànthành được khối lượng sản phẩm hàng hóa bằng hoặc lớn hơn trước Nângcao hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giảmchi phí sản xuất, chí phí lưu thông và hạ giá thành sản phẩm.
Mỗi doanh nghiệp như một tế bào của nền kinh tế, vì vậy nền kinh tếmuốn phát triển thì doanh nghiệp hoạt động phải có hiệu quả Như đã phântích ở trên, sử dụng hiệu quả vốn lưu động là một nhân tố tích cực nâng caohiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, không thểphủ nhận vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đối với sựphát triển của từng doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung
Từ những lý do trên, cho thấy sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả côngtác quản lý và sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp Đó là một trongnhững nhân tố quyết định cho sự thành công của một doanh nghiệp, xa hơn là
sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.3.1 Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ chu chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu chất lượng phản ánhtình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiêp.Để đánh giá hiệuquả sử dụng vốn lưu động, chúng ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhaunhưng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu cơ bản và tổng hợp nhấtphản ánh trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
28
Trang 39Tốc độ chu chuyển vốn lưu động là thời gian trung bình cần thiết đểvốn lưu động thực hiện được một vòng chu chuyển hoặc số vòng chu chuyển
mà vốn lưu động quay được trong một thời kỳ nhất định
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổchức các mặt: mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp có hợp lýhay không, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không, các khoản phí tổntrong quá trình sản xuất kinh doanh cao hay thấp Thông qua phân tích chỉtiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanhđược tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Tốc độchu chyển vốn lưu động được tính bằng hai chỉ tiêu sau:
a Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ (L)
L= M
Trong đó:
L: Số lần luân chuyển vốn lưu đông trong kỳ
M: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ Trong năm, tổng mứcluân chuyển vốn lưu động được xác định bằng doanh thu thuần của doanhnghiệp
Vbq : Vốn lưu động bình quân trong kỳ (số dư bình quân về vốn lưuđộng)
Vốn lưu động bình quân trong kỳ (Vbq) được tính như sau:
Trang 40Vck: Vốn lưu động cuối kỳ
Đây là chỉ tiêu nói lên số lần quay (vòng quay) của vốn lưu động trongmột thời kỳ nhất định (thường là một năm), chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sửdụng vốn lưu động trên mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (tổngdoanh thu thuần) và số vốn lưu động bình quân bỏ ra trong kỳ Số lần chuchuyển vốn càng cao nghĩa là vốn được sử dụng tốt, tốc độ chu chuyển nhanh
b Thời gian luân chuyển vốn lưu động (K)
K=Nkỳ
Vbq xNkỳ M
Trong đó:
K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Nk: Số ngày trong kỳ phân tích
Chỉ tiêu này nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển của vốnlưu động hay số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một vòngquay trong kỳ Ngược với chỉ tiêu số lần chu chuyển vốn lưu động trong kỳ,thời gian luân chuyển vốn lưu động càng ngắn chứng tỏ vốn lưu động càngđược sử dụng có hiệu quả
Tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động có ý nghĩa rất lớn đối vớidoanh nghiệp vì nó là điều kiện quan trọng mở rộng quy mô kinh doanh màkhông cần tăng vốn Nó cũng là điều kiện để giảm chi phí sử dụng vốn, hạ giáthành và giá bán sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
1.2.3.2 Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn
Mức tiết kiệm vốn là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệmđược do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăngtốc độ tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động được thể hiện bằng hai chỉ tiêu:
30