Tổng quan về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ (SADACO) (Trang 34)

nghiệp

1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

Hiệu quả là một khái niệm, luôn được đề cập trong nền kinh tế thị trường: các doanh nghiệp luôn hướng tới nâng cao hiệu quả kinh tế, chính phủ luôn nỗ lực đạt hiệu quả kinh tế xã hội.

Theo định nghĩa chung nhất, hiệu quả là khái niệm phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết để tham gia vào một hoạt động nào đó với những mục đích xác định do con người đặt ra. Như vậy có thể hiểu hiệu quả sử dụng

vốn là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sử dụng các nguồn vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất.

Đặc trưng cơ bản nhất của vốn lưu động là sự luân chuyển liên tục trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào sản phẩm trong chu kỳ kinh doanh. Do vậy, khi đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động, người ta chủ yếu đánh giá về tốc độ luân chuyển của nó. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt như: Mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp hợp lý hay không hợp lý, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không tốt, các khoản phí tổn trong sản xuất kinh doanh cao hay thấp, tiết kiệm hay không tiết kiệm. Ngoài ra, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được thể hiện ở khả năng đảm bảo lượng vốn lưu động trong thanh toán sẽ giúp doanh nghiệp tự chủ hơn trong kinh doanh.

Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ và năng lực quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp luân ở tình trạng tốt và mức chi phí vốn bỏ ra là thấp nhất (TS. Nguyễn 2010).

1.2.2. Ý nghĩa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

Để đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghệp phải sử dụng có hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh trong đó có vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được lượng hóa thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, vòng quay vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn, vòng quay hàng tồn kho,... Nó chính là những đại lượng phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình kinh doanh hay mối quan hệ giữa toàn bộ kết quả kinh doanh với toàn bộ chi phí của quá

trình kinh doanh đó được xác định bằng thước đo tiền tệ.

Quan niệm về tính hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động phải được hiểu trên hai khía cạnh:

- Một là, với số vốn hiện có có thể cung cấp thêm một số lượng sản phẩm với chất lượng tốt, chi phí hạ nhằm tăng thêm lợi nhuận doanh nghiệp.

- Hai là, đầu tư thêm vốn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm tăng doanh số tiêu thụ với yêu cầu bảo đảm tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn.

Hai khía cạnh đó cũng là mục tiêu cần đạt tới trong công tác quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng.

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là đảm bảo với số vốn hiện có, bằng các biện pháp quản lý và tổng hợp nhằm khai thác để có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là điều kiện cơ bản để có được một nguồn vốn lưu động mạnh, có thể đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư cải tiến Công nghệ, kỹ thuật trong kinh doanh và quản lý kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm mục đích nhận thức và đánh giá tình hình biến động tăng, giảm của các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động, qua đó tìm hiểu, phân tích những nguyên nhân làm tăng, giảm. Từ đó đưa ra các biện pháp quản lý, sử dụng vốn lưu động thích hợp cho doanh nghiệp, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Khả năng quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp càng tốt thì nhu cầu vay nợ của doanh nghiệp càng giảm. Ngay cả khi doanh nghiệp có tiền nhàn rỗi thì việc quản lý vốn lưu động cũng rất cần thiết vì nó đảm bảo rằng lượng vốn nhàn rỗi này sử được đầu tư một cách có hiệu quả nhất cho nhà đầu tư.

Lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả từng đồng vốn lưu động nhằm làm cho vốn lưu động được thu hồi sau mỗi chu kỳ sản xuất. Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động cho phép rút ngắn thời gian chu chuyển của vốn lưu động qua đó, vốn lưu động được thu hồi nhanh hơn, có thể giảm bớt được số vốn lưu động mà vẫn hoàn thành được khối lượng sản phẩm hàng hóa bằng hoặc lớn hơn trước. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm chi phí sản xuất, chí phí lưu thông và hạ giá thành sản phẩm.

Mỗi doanh nghiệp như một tế bào của nền kinh tế, vì vậy nền kinh tế muốn phát triển thì doanh nghiệp hoạt động phải có hiệu quả. Như đã phân tích ở trên, sử dụng hiệu quả vốn lưu động là một nhân tố tích cực nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, không thể phủ nhận vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đối với sự phát triển của từng doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.

Từ những lý do trên, cho thấy sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp. Đó là một trong những nhân tố quyết định cho sự thành công của một doanh nghiệp, xa hơn là sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Tốc độ chu chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiêp.Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, chúng ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau nhưng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu cơ bản và tổng hợp nhất phản ánh trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

Tốc độ chu chuyển vốn lưu động là thời gian trung bình cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một vòng chu chuyển hoặc số vòng chu chuyển mà vốn lưu động quay được trong một thời kỳ nhất định.

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt: mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp có hợp lý hay không, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không, các khoản phí tổn trong quá trình sản xuất kinh doanh cao hay thấp. Thông qua phân tích chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tốc độ chu chyển vốn lưu động được tính bằng hai chỉ tiêu sau:

a. Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ (L)

Trong đó:

L: Số lần luân chuyển vốn lưu đông trong kỳ.

M: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ. Trong năm, tổng mức luân chuyển vốn lưu động được xác định bằng doanh thu thuần của doanh nghiệp.

Vbq : Vốn lưu động bình quân trong kỳ (số dư bình quân về vốn lưu động)

Vốn lưu động bình quân trong kỳ (Vbq) được tính như sau:

Trong đó:

Vđk: Vốn lưu động đầu kỳ Vck: Vốn lưu động cuối kỳ

Đây là chỉ tiêu nói lên số lần quay (vòng quay) của vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (tổng doanh thu thuần) và số vốn lưu động bình quân bỏ ra trong kỳ. Số lần chu chuyển vốn càng cao nghĩa là vốn được sử dụng tốt, tốc độ chu chuyển nhanh.

b. Thời gian luân chuyển vốn lưu động (K)

Trong đó:

K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động Nk: Số ngày trong kỳ phân tích.

Chỉ tiêu này nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển của vốn lưu động hay số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một vòng quay trong kỳ. Ngược với chỉ tiêu số lần chu chuyển vốn lưu động trong kỳ, thời gian luân chuyển vốn lưu động càng ngắn chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả.

Tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp vì nó là điều kiện quan trọng mở rộng quy mô kinh doanh mà không cần tăng vốn. Nó cũng là điều kiện để giảm chi phí sử dụng vốn, hạ giá thành và giá bán sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

1.2.3.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn

Mức tiết kiệm vốn là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu. Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động được thể hiện bằng hai chỉ tiêu:

Do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vào Công việc khác. Nói cách khác, với mức luân chuyển vốn không thay đổi hoặc lớn hơn kỳ báo cáo song do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp cần số vốn ít hơn cũng như có thể tiết kiệm được một lượng vốn lưu động để có thể sử dụng vào việc khác. Lượng vốn ít hơn đó chính là mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động.

Mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động được tính theo Công thức sau:

M1

Vtktđ= ── X K1– VLĐBQ0 = VLĐBQ1 - VLĐBQ0 360

Trong đó:

 Vtktđ: Số vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối.

 VLĐBQ1, VLĐBQ0 Vốn lưu động bình kỳ so sánh, kỳ gốc.  M1: Tổng mức vốn luân chuyển kỳ so sánh (kỳ kế hoạch).  K1: Kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh.

+ Mức tiết kiệm tương đối:

Thực chất mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn lưu động (tạo ra một doanh thu thuần lớn hơn) song không cần tăng thêm hoặc tăng thêm không đáng kể quy mô vốn lưu động.

Mức tiết kiệm tương đối được xác định theo công thức:

M1 M1 M1 Vtktgđ= ── X (K1-K0) hoặc Vtktgđ = ── - ──

360 L1 L0

Trong đó:

 Vtktgđ: Số vốn lưu động tiết kiệm tương đối do tăng vòng quay vốn lưu động.

 M1: Tổng mức vốn luân chuyển kỳ so sánh (kỳ kế hoạch).  K1, K0: Kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc.  L1,Lo: Số lần luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc.

1.2.3.3. Hàm lượng vốn lưu động (Mức độ đảm nhiệm vốn lưu động) Vốn lưu động bình quân

Hàm lượng vốn lưu = ────────────── Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu thuần. Do đó, chỉ tiêu này càng nhỏ phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

1.2.3.4. Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động = ──────────────

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân được sử dụng trong kỳ đem lại cho doanh nghiệp mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Mức sinh lợi của vốn lưu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.

1.2.3.5. Một số chỉ tiêu khác phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

a. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở khâu thanh toán.

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện hành thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận thành tiền.

Công thức xác định khả năng thanh toán hiện thời:

Tài sản ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán hiện = ──────────────

Nợ ngắn hạn

Hệ số này là thước đo khả năng thanh toán của doanh nghiệp: Vốn lưu động có đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp không.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh.

Đây là hệ số phản ánh khả năng chuyển đổi vốn lưu động thành tiền sau khi trừ đi yếu tố hàng tồn kho để trả nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán hiện thực hơn so với hệ số khả năng thanh toán hiện thời, do việc loại trừ đi yếu tố giá trị hàng tồn kho là yếu tố không dễ dàng chuyển đổi nhanh thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Công thức khả năng thanh toán nhanh:

Tài sản ngắn hạn-hàng tồn kho Hệ số khả năng thanh toán

nhanh=

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho thấy số vốn bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn có chuyển đổi thành tiền để kịp thời thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp không. Trường hợp hệ số này nhỏ thì doanh nghiệp có nguy cơ sẽ gặp khó

khăn trong thanh toán Công nợ khi đến hạn, có khả năng phải bán gấp tài sản để trả nợ. Trường hợp hệ số này quá lớn, tình hình sử dụng tiền của doanh nghiệp không tốt, vòng quay vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn thấp.

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời.

Đây là hệ số phản ánh khả năng thanh toán nợ ở mức hiện thực nhất của doanh nghiệp do việc chỉ tính tới yếu tố vốn bằng tiền để thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn thanh toán.

Công thứckhả năng thanh toán tức thời:

Tiền và các khoản tương đương tiền Hệ số khả năng thanh toán tức

thời=

Nợ ngắn hạn

b. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở khâu quản lý công nợ.

- Hệ số vòng quay các khoản phải thu:

Đây là chỉ số để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nó cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Số vòng quay nợ phải thu =

Số nợ phải thu bình quân trong kỳ

Trong đó: Số nợ phải thu bình quân trong kỳ được tính theo trung bình cộng giữa nợ phải thu đầu kỳ và nợ phải thu cuối kỳ.

Kì thu tiền bình quân ,hay còn gọi số ngày của một vòng quay nợ phải thu khách hàng được xác định theo Công thức:

Số ngày trong kỳ (360)

Kỳ thu tiền bình quân = Vòng quay các khoản phải thu

Hay:

Số nợ phải thu bình quân trong kỳ Kỳ thu tiền bình quân =

Doanh thu bình quân 1 ngày trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để thu hồi nợ phải thu khách hàng bình quân trong kì của doanh nghiệp. Thể hiện khả năng thu hồi nợ phải thu khách hàng giảm đi, làm suy giảm dòng tiền, do đó giảm tính thanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ (SADACO) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w