Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần xây

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ (SADACO) (Trang 62)

phần xây lắp và đầu tư Sông Đà

2.2.1. Thực trạng nguồn vốn của Công ty

STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch 2017/2016 Năm 2018 Chênh lệch 2018/2017 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) I NỢ PHẢI TRẢ (I=I/III*100) 275,277 285,799 10,522 3.82 282,245 - 3,554 -1.24 1 Nợ ngắn hạn (1=1/I*100) 260,199 274,971 14,772 5.68 275,375 404 0.15 Phải trả người bán ngắn hạn 97,316 90,136 -7,180 -7.38 116,266 26,130 28.99 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 1,451 67,717 66,266 4,568.32 46,504 - 21,213 -31.33 Thuế và các khoản phải nộp NN 2,640 207 -2,433 -92.16 82 - 125 -60.39 Phải trả người lao động 17,357 5,574 -11,783 -67.89 4,136 - 1,438 -25.80 Chi phí phải trả ngắn hạn 31,797 364 -31,433 -98.86 - - 364 -100.00 Phải trả ngắn hạn khác 4,592 4,825 233 5.07 3,181 - 1,644 -34.07 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 105,045 106,144 1,099 1.05 105,202 - 942 -0.89

2 Nợ dài hạn (2=2/I*100) 15,078 10,828 -4,250 -28.19 6,870 - 3,958 -36.55

Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 15,078 10,828 -4,250 -28.19 6,870 - 3,958 -36.55

II VỐN CHỦ SỞ HỮU (II=II/III*100) 37,178 38,226 1,048 2.82 40,021 1,795 4.70 1 Vốn chủ sở hữu (1=1/II*100) 37,178 38,226 1,048 2.82 40,021 1,795 4.70

Vốn góp của chủ sở hữu 28,000 28,000 0 0.00 28,000 Thặng dư vốn cổ phần 4,696 4,696 0 0.00 4,696 Cổ phiếu quỹ - 8,791 - 8,791 0 0.00 - 8,791 Quỹ đầu tư phát triển 5,335 5,732 397 7.44 6,226

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 7,937 8,588 651 8.20 9,889 1,301 15.15

III TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 312,455 324,025 11,570 3.70 322,266 - 1,759 -0.54

Trước khi phân tích cơ cấu vốn lưu động, chúng ta xem xét sự biến động nguồn vốn và mức độ tự chủ của Công ty. Qua bảng 2.2 ta có thể thấy:

Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp biến động tăng nhẹ qua các năm. Năm 2016, tổng nguồn vốn là 312.455 triệu đồng và tăng lên mức 324.025 triệu đồng vào năm 2017 (tỷ lệ tăng 3,7%); nhưng giảm rất nhẹ xuống còn mức 322.266 triệu đồng vào năm 2018 (tỷ lệ giảm 0,54%). Trong năm nguồn vốn của Công ty tăng lên là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng lên và nợ phải trả tăng (năm 2017).

Năm 2016, nợ phải trả của Công ty là 275.277 triệu đồng, trong đó: Nợ ngắn hạn là 260.199 triệu đồng; nợ dài hạn là 15.078 triệu đồng. Sang năm 2017, nợ phải trả tăng thêm 10.522 triệu đồng (đạt mức 285.799 triệu đồng); trong đó: nợ ngắn hạn tăng thêm 14.772 triệu đồng; nợ dài hạn giảm 4.250 triệu đồng. Nợ ngắn hạn trong năm 2017 tăng lên chủ yếu do tăng khoản tiền người mua trả tiền trước ngắn hạn; giảm chủ yếu ở chi phí phải trả ngắn hạn, phải trả người lao động và phải trả người bán. Năm 2018, nợ phải trả là 282.245 triệu đồng, giảm 3.554 triệu đồng (tỷ lệ giảm 1,24%) so với năm 2017; trong đó chủ yếu giảm nợ dài hạn (3.958 triệu đồng). Cơ cấu nợ ngắn hạn năm 2018 so với năm 2017 thay đổi lớn ở nội dung tăng phải trả người bán và giảm người mua trả tiền trước).

Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu của Công ty về cơ bản là giữ mức ổn định (tăng nhẹ dần đều không đáng kể là do tăng từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối). Năm 2016, vốn chủ sở hữu là 37.178 triệu đồng; năm 2017 là 38.226 triệu đồng và năm 2018 là 40.021 triệu đồng (trong đó: Vốn góp của chủ sở hữu là 28.000 triệu đồng; thặng dư vốn cổ phần là 4.696 triệu đồng; cổ phiếu quỹ là 8.791 triệu đồng đều cố định; còn lại quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là biến động nhẹ).

Năm 2017 tổng nguồn vốn của Công ty tăng so năm 2016 là 11.570 triệu đồng tương ứng tăng 3,7%. Cùng lúc đó nợ phải trả tăng lên 10.522 triệu đồng, tương đương tăng 3,82%; vốn chủ sở hữu tăng 1.048 triệu đồng, tương ứng tăng 2,82%. Vốn chủ sở hữu trong năm 2017 tăng đến từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của Công ty tăng. Trong khi đó nợ phải trả của Công ty tăng lên chủ yếu là do người mua trả tiền trước. Năm 2018, tình hình tài chính về nguồn vốn cũng tương tự năm 2017 so với năm 2016.

Xét mức độ tự chủ tài chính của Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà.

Bảng 2.3: Mức độ tự chủ tài chính năm 2016-2018

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2016

Năm 2017 Năm 2018

Giá trị Chênhlệch Giá trị Chênhlệch

1. Tổng nguồn vốn 312,455 324,025 11,570 322,266 -1,759 2. Vốn vay 275,277 285,799 10,522 282,245 -3,554 3. Vốn chủ sở hữu 37,178 38,226 1,048 40,021 1,795 4. Hệ số nợ 88 88 0 88 1 5. Hệ số tự tài trợ 12 12 0 12 1

Tỷ trọng nợ phải trả chính là hệ số nợ, còn tỷ trọng vốn chủ sở hữu là hệ số tự tài trợ. Hệ số nợ là một chỉ tiêu đo lường số vốn kinh doanh đi vay trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh. Như vậy, về mặt lý thuyết hệ số nợ càng cao thì mức độ rủi ro tài chính càng lớn. Qua bảng 2.3 ta thấy hệ số nợ

của Công ty giữ ổn định qua các năm là 88%. Điều này cho thấy Công ty luôn cố gắng giữ không tăng hệ số nợ qua các năm; tuy nhiên hệ số nợ của Công ty đang ở mức khá cao; như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phụ thuộc nhiều vào nguồn tài chính bên ngoài, dễ gây rủi ro về tài chính; và khó khăn trong việc huy động vốn trong giai đoạn hiện nay khi Chính phủ thắt chặt chính sách tiền tệ, ngân hàng hạn chế tỷ lệ cho vay.

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2017/2016 Năm 2018 So sánh 2018/2017

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọn g (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) Tiền và tương đương tiền 14,725 4.79 14,070 4.50 (655) (0.29) (4.45) 13,793 4.35 (277) (0.15) (1.97) Đầu tư tài

chính ngắn hạn 1,000 0.33 5,300 1.70 4,300 1.37 430.00 16,990 5.36 11,690 3.66 220.57 Các khoản phải thu ngắn hạn 194,086 63.14 211,299 67.59 17,213 4.45 8.87 208,465 65.73 (2,834) (1.86) (1.34) Hàng tồn kho 97,459 31.70 80,627 25.79 (16,832) (5.91) (17.27) 77,883 24.56 (2,744) (1.23) (3.40) Vốn lưu động khác 125 0.04 1,332 0.43 1,207 0.39 965.60 12 0.00 (1,320) (0.43) (99.10) Tổng cộng vốn lưu động 307,395 100 312,628 100 5,233 0 1.70 317,143 100 4,515 0 1.44

- 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 I. Vốn lưu động bình quân trong dự trữ

II. Vốn lưu động bình quân trong sản xuất

III. Vốn lưu động bình quân trong lưu thông

2015 2016 2017 năm tr iệ u đồ ng

Ta thấy tổng số vốn lưu động tăng không đáng kể qua các năm. Tổng số vốn lưu động năm 2016 của Công ty là 307.395 triệu đồng. Năm 2017 tổng vốn lưu động tăng 5.233 triệu đồng tương đương tăng 1,7 % so năm 2016 đạt 312.628 triệu đồng. Tương tự, năm 2018 tổng vốn lưu động là 317.143 triệu đồng. Điều này cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty tăng không đáng kể qua các năm. So với các Công ty trong ngành quy mô vốn lưu động của Công ty tương đương khoảng 60%.

Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền năm 2016 là 14.725 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 4,79% tổng số vốn lưu động. Năm 2017 và năm 2018, tỷ lệ của mục tiền và các khoản tương đương tiền giảm một chút so với tỷ lệ của năm 2016 (lần lượt ở mức 4,5% và 4,35%). Tỷ lệ này so với tỷ lệ bình quân của ngành (4,7%) cũng không phải là thấp. Có thể thấy Công ty luôn duy trì một tỷ lệ tiền và tương đương tiền ổn định trong tổng vốn lưu động.

Đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng tăng qua các năm. Năm 2016 là 1.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng chỉ 0,33% tổng số vốn lưu động. Năm 2017 là 5.300 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,7%. Tuy nhiên đến năm 2018, đầu tư tài chính ngắn hạn đạt gần 17.000 triệu đồng, chiếm gần 5,4% tổng số vốn lưu động. So với các doanh nghiệp cùng ngành thì giá trị và tỷ lệ khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của Công ty cao hơn một chút.

trọng 67,59%. Năm 2017, khoản mục này là 208.465 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 65,73% cơ cấu vốn lưu động. Như vậy, các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty tương đối ổn định qua các năm, sự thay đổi là không đáng kể. Tuy nhiên so các doanh nghiệp cùng ngành thì tỷ lệ này cao gấp rưỡi. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty nên chú trọng đến khoản mục này tránh để mất vốn.

Hàng tồn kho năm 2016 là 97.459 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 31,7% vốn lưu động. Năm 2017, lượng hàng tồn kho giảm 16.832 triệu đồng, còn tại mức 80.627 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 25,79% vốn lưu động. Năm 2018, lượng hàng tồn kho giảm nhẹ so với năm 2017, còn ở mức 77.883 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 24,56% tổng vốn lưu động. Trong khi đó, tỷ trọng hàng tồn kho bình quân trong ngành khoảng 50%, như vậy, tỷ trọng hàng tồn kho của đơn vị chỉ bằng khoảng một nửa cho với bình quân ngành. Do đó, có thể thấy Công ty rất chú trọng đến công tác quản lý hàng tồn kho.

Khoản mục vốn lưu động khác chiếm tỷ không đáng kể (dưới 0,5% tổng vốn lưu động), cụ thể: Năm 2016 là 0,04%; năm 2017 là 0,43%; năm 2018 là 0%. Tỷ lệ này bình quân trong ngành là 0,68%.

2.2.2.Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty

Trên cơ sở đã trình bày tại Chương 1, hiệu quả sử dụng vốn lưu động thể hiện qua một loạt các chỉ tiêu tài chính như: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động, mức độ tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn, hàm lượng vốn lưu động, hiệu suất sử dụng vốn, tỷ suất sinh lời của vốn lưu động, và các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, vòng quay hàng tồn kho,…Để có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, chúng ta xem xét các chỉ tiêu

Chỉ tiêu Đơnvị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/2016

So sánh 2018/2017

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

Doanh thu thuần (M) tr.đ 273,761.82 105,741.43 167,410.68 (168,020.39) (61.37) 61,669.25 58.32

Vốn lưu động bình quân (Vbq) tr.đ 307,395.00 312,628.00 317,143.00 5,233.00 1.70 4,515.00 1.44

Vòng quay vốn lưu động (L) vòng 0.89 0.34 0.53 (0.55) (61.80) 0.19 55.88

Thời gian luân chuyển vốn lưu

động (K) Ngày 404.49 1,058.82 679.25 654.33 161.77 (379.57)

(35.85 )

kể từ năm 2017 trở đi, số vòng quay giảm đột ngột còn 0,34 vào năm 2017 và nhích lên chút vào năm, đạt mức 0,53. Nguyên nhân là doanh thu thuần giảm trong khi vốn lưu động bình quân lại nhích nhẹ. Doanh thu thuần năm 2016 là 273.761,82 triệu đồng, giảm xuống còn 105.741,43 triệu đồng vào năm 2017 và tăng lên mức 167.410,68 triệu đồng vào năm 2018. Tuy nhiên, vốn lưu động bình quân nhích nhẹ từ 307.395 triệu đồng của năm 2016 lên 312.628 triệu đồng vào năm 2017 và 317.143 triệu đồng vào năm 2018.

Thời gian luân chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu ngược với vòng quay vốn lưu động, nên thời gian luân chuyển vốn xu hướng tăng. Năm 2016, Công ty cần khoảng 404 ngày hoàn thành một vòng sản xuất kinh doanh, sang năm 2017 cần 1.059 ngày và 679 ngày vào năm 2018. Con số này ở mức cao, khá báo động.

Để thấy rõ hơn tốc độ luân chuyển vốn lưu động, chúng ta so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành.

Ta thấy tốc độ luân chuyển vốn của Công ty chậm hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành (Số vòng quay vốn lưu động của các doanh nghiệp cùng ngành 3,16), làm cho thời gian luân chuyển vốn lưu động của Công ty chậm hơn so nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành. Như vậy, việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chưa được hiệu quả so với các doanh nghiệp cùng ngành.

2.2.2.2. Hàm lượng vốn lưu động - Mức độ đảm nhiệm vốn lưu động

Hàm lượng vốn lưu động hay mức độ đảm nhiệm của vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu thuần. Qua tìm hiểu về Công ty trong giai đoạn 2016-2018 ta có bảng hàm lượng vốn lưu động như sau:

năm 2017 Công ty mất đến 2,96 đồng vốn lưu động để tạo ra một đồng doanh thu và năm 2018 Công ty mất 1,89 đồng vốn lưu động để tạo ra một đồng doanh thu.

So với các doanh nghiệp cùng ngành hàm lượng vốn lưu động của Công ty cao hơn nhiều (khoảng 6 lần) so với trung bình ngành (0,32 đồng vốn lưu động để tạo ra một đồng doanh thu). Để tạo ra một đồng doanh thu Công ty phải bỏ ra nhiều hơn các doanh nghiệp trong ngành 6 lần số vốn lưu động. Điều này cho thấy với việc sử dụng nhiều vốn lưu động hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành làm cho chi phí tài chính của Công ty tăng hơn so các doanh nghiệp cùng ngành, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 Hàm lượng vốn lương động Hàm lượng vốn lương động 2016 2017 2018 Năm

Bảng 2.6: Hàm lượng vốn lưu động. ĐVT: Triệu đồng. Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

So sánh 2017/2016 2018/2017So sánh

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

1. Doanh thu thuần trđ 273,761.82 105,741.43 167,410.68 (168,020.39) (61.37) 61,669.25 58.32

2. Vốn lưu động bình quân trđ 307,395.00 312,628.00 317,143.00 5,233.00 1.70 4,515.00 1.44

2.2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động là chỉ tiêu chất lượng quan trọng, phản ánh rõ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Qua bảng 2.7 ta thấy chỉ số tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động của Công ty tăng qua các năm. Điều này cho thấy Công ty phấn đấu cải thiện hiệu quả trong quản lý sử dụng vốn lưu động. Năm 2016, cứ 100 đồng vốn lưu động tạo ra 2,58 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2016 thì 100 đồng vốn lưu động tạo ra 2,75 đồng lợi nhuận sau thuế; và năm 2018 là 3,12.

Bảng 2.7: Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Đơn vịtính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Chênh lệch 2017/2016

Chênh lệch 2018/2017

Giá trị % Giá trị %

1. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 7,937.00 8,588.13 9,889.00 651.13 8.20 1,300.87 15.15

2. Vốn lưu động bình quân Tr.đ 307,395.00 312,628.00 317,143.00 5,233.00 1.70 4,515.00 1.44

3. Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động 2.58 2.75 3.12 0.17 6.59 0.37 13.45

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Tuy doanh thu bán hàng có biến động tăng giảm nhiều và thấp hơn so với năm đầu của chu kỳ, nhưng lợi nhuận của Công ty có xu hướng tăng ổn định do doanh nghiệp giảm được giá vốn hàng bán và tăng thu ở các hoạt động khác. Điều này cho thấy một phần nào sự phấn đấu nỗ lực của Công ty trong cải thiện các hoạt động kinh doanh của mình và bước đầu tìm kiếm thị trường mới cho một số hoạt động không thường xuyên.

Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty tuy vẫn là một con số nhò nhưng đã có sự tăng trưởng đáng kể trong năm 2018, phần nào đa dạng nguồn thu và góp phần bổ sung lợi nhuận. Đồng thời, Công ty luôn cố gắng duy trì không tăng hệ số nợ qua các năm.

Công ty luôn duy trì một tỷ lệ tiền và tương đương tiền ổn định trong tổng vốn lưu động. Tỷ trọng hàng tồn kho của đơn vị chỉ bằng khoảng một nửa cho với bình quân ngành. Do đó, có thể thấy Công ty rất chú trọng đến công tác quản lý hàng tồn kho.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được thì chúng ta nhận thấy việc quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty chưa được hiệu quả và còn nhiều bất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ (SADACO) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w