Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ (SADACO) (Trang 93)

3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước

Nhà nước cần tập trung rà soát, bổ sung và hoàn thiện thể chế, cắt giảm thực chất điều kiện kinh doanh đang là rào cản đối với hoạt động của doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực thi hiệu quả thủ tục một cửa tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp thành lập và phát triển.

Nhà nước nên tiếp tục xem xét rút ngắn các thủ tục và thời gian hoàn thuế giá trị gia tăng tạo điều kiện cho những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và thương mại tăng nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Chính phủ đưa ra giải pháp điều hành quyết liệt, mạnh mẽ, nhất quán trên cơ sở thượng tôn pháp luật. Động viên, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.3.2. Kiến nghị với tổ chức tài chính

Tạo điều kiện hơn nữa để cho doanh nghiệp có thể tiếp cận được với nguồn vốn của các tổ chức (bao gồm các nguồn ngắn, trung và dài hạn) để doanh nghiệp có thêm cơ hội đầu tư trang thiết bị hiện đại, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Điều này mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và tổ chức tín dụng.

Các tổ chức tín dụng cần tăng cường giám sát chặt chẽ hơn nữa việc các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay của mình. Như vậy, các tổ chức tín dụng mới có thể kiểm soát được khả năng thanh toán các món nợ của doanh nghiệp từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời. Việc giám sát đó sẽ

khiến cho các doanh nghiệp chú trọng hơn nữa trong ông tác quản lý và sử dụng tài sản trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng có thể quản lý và giám sát doanh nghiệp thông qua các chính sách về lãi suất, tỷ giá để các doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động của mình hiệu quả nhất. Đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù như xây dựng đã nêu trên.

KẾT LUẬN

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thị trường, cộng thêm quá trình hội nhập kinh tế thế giới ngày mở rộng trên cả hai phương diện chiều rộng và chiều sâu như hiện nay, để tồn tại, phát triển, tìm được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, các doanh nghiệp đều phải quan tâm đến vấn đề tạo lập và sử dụng đồng vốn của mình sao cho có hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất. Đây có thể coi là vấn đề cốt lõi đối với vấn đề huy động, quản lý, sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng. Do vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp là một đề tài không mới nhưng nhận được sự quan tâm rất lớn của bản thân các doanh nghiệp.

Quá trình nghiên cứu thực tế tại Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà đã giúp tôi có cái nhìn thực tế tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2016-2018 của doanh nghiệp; hiểu được vai trò của vốn lưu động, mối liên hệ mật thiết giữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của Công ty. Trong những năm qua Công ty đã có những bước cải thiện về lợi nhuận mặc dù doanh thu có biến động giảm. Qua quá trình nghiên cứu lý thuyết cũng như áp dụng những lý luận chung để phân tích thực tế thì việc sử dụng vốn lưu động tại Công ty chưa hiệu quả thể hiện ở tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm, tỷ suất sinh lợi thấp. Nắm bắt và khắc phục được những hạn chế trong quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn lưu động nói riêng, chắc chắn con số tăng trưởng của Công ty sẽ tăng lên. Với kiến thức còn hạn chế của mình, tôi hy vọng bài luận này ít nhiều đã chỉ ra được những hạn chế trong quá trình quản lý và sử dụng vốn, đồng thời mạnh dạn đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện thực trạng này.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Thạc Hoát, người đã xây dựng cho tôi phương pháp tư duy,

nghiên cứu vấn đề. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đội ngũ lãnh đạo Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.

Do thời gian nghiên cứu và trình độ còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của của các thầy cô giáo, các chuyên gia kinh tế, các bạn đồng nghiệp... để luận văn này được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà các năm 2016, 2017, 2018.

2. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, 2006

3. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ – Giáo trình phân tích tài chính doanh

nghiệp, Nhà xuất bản tài chính, tái bản lần thứ 3 – năm 2015.

4. Nguyễn Hữu Tài (1998), Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê.

5. Nguyễn Tấn Bình (2005), Phân tích quản trị tài chính, Nhà xuất bản Thống kê, TP Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2015), Đọc và phân tích báo cáo

tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, tái bản 2017.

7. Phạm Thị Quyên, Nguyễn Thị Thanh – Bài tập phân tích tài chính

doanh nghiệp, NXB Tài chính, tái bản 2016.

8. Vũ Công Ty và Ths Đỗ Thị Phương (2004), Tài chính doanh nghiệp

thực hành, Nhà xuất bản nông nghiệp.

Một số trang web:

9. http://cafef.vn/

10. http://tapchitaichinh.vn/ 11. http://tapchicongthuong.vn/

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ (SADACO) (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w