2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà (SODACO) được thành lập theo Quyết định số 1156/QĐ/BXD ngày 14 tháng 07 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc chuyển bộ phận doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty Sông Đà 12 – Tổng Công ty Sông Đà thành Công ty Cổ phần.
Tiền thân của Công ty là Xí nghiệp Vật tư vận tải Sông Đà 1 trực thuộc Công ty Vật tư thiết bị được thành lập theo Quyết định số 63 TCT – TCLĐ ngày 01/01/1994 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty xây dựng thủy điện Sông Đà.
Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0101528854 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 19 tháng 08 năm 2004 đăng ký thay đổi lần 6 ngày 01 tháng 06 năm 2010. Theo đó Công ty có các thông tin chính như sau:
Tên Công ty: Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà.
Tên giao dịch quốc tế: SongDa contruction and investment join stock company.
Tên viết tắt: SADACO
Trụ sở chính: Số 37/464, tổ 34, cụm 4, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
P.TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN P. KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN P. XUẤT NHẬP KHẨU P. DỊCH VỤ VẬN TẢI BQL. DỰ ÁN ĐẦU TƯ P. QUẢN LÝ & GIÁM SÁT KỸ THUẬT
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà
2.1.2. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty.
- Đầu tư kinh doanh nhà ở và đô thị; - Đầu tư các công trình thủy điện nhỏ;
- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp;
- Xây dựng các công trình giao thông (đường bộ, cầu, sân bay);
- Xây dựng các công trình thủy lợi (Đê đập, kênh mương, hồ chứa, trạm bơm);
- Xây dựng đường dây tải điện, trạm biến thế và hệ thống điện; - Xây lắp hệ thống cấp thoát nước dân dụng và công nghiệp; - Khai thác nguyên vật liệu phi quặng;
- Kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ tùng máy xây dựng;
- Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc nội ngoại thất đối với các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp;
- Thiết kế kết cấu, hạ tầng kĩ thuật công trình dân dụng và công nghiệp; - Giám sát thi công xây dựng công trình dân công nghiệp và hạ tầng kĩ thuật; - Lập tổng dự toán xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kĩ thuật, KĐT, KCN;
- Tư vấn lập hồ sơ thầu và lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực xây dựng; - Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Thẩm tra dự án, kiểm tra thiết kế, thẩm tra tổng dự toán công trình; - Tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật và tài chính); - Sản xuất và lắp đặt cửa kính, khung nhôm, cửa cuốn;
dựng cửa hoa, cửa sắt, lan can inox;
- Nhận uỷ thác đầu tư của các tổ chức và cá nhân.
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong nền kinh tế hiện tại và tương lai.
2.1.3.1. Thuận lợi:
Trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 -2018 phát triển ổn định và khởi sắc. Giai đoạn 2016-2018, tăng trưởng GDP liên tục gia tăng, và lần lượt đạt các mốc cao nhất trong 10 năm qua (với GDP năm 2017 tăng 6,71% - mức cao nhất kể năm 2008, và năm 2018 tăng trưởng tiếp tục đạt mức cao hơn, khoảng 7,0%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, với sự đóng góp lớn và ngày càng tăng của khu vực công nghiệp và dịch vụ (luôn đóng góp trên 85% GDP). GDP bình quần đầu người liên tục gia tăng (năm 2014, GDP bình quân đầu người đạt 2012,2 USD/người, năm 2015, con số này là 2065,2, năm 2016 là 2170,6, và năm 2017 là 2343,1 USD/người).
Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định: lạm phát trong tầm kiểm soát (<4%, từ năm 2014 đến nay CPI luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP), lãi suất ở mức thấp (chỉ tương đương với giai đoạn 2004-2005) hỗ trợ mạnh mẽ cho sản xuất kinh doanh. Tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức cao ( từ 17- 18,71% trong 2016-2018). Tỷ giá mặc dù chịu nhiều áp lực trong nửa cuối năm 2018 song nhìn vẫn khá ổn định và trong khả năng kiểm soát của Chính phủ.
Cùng với những biến động của nền kinh tế, ngành xây dựng gặp phải không ít những khó khăn trong thời gian qua, tuy nhiên đến nay cũng đã dần phục hồi cho thấy những tín hiệu khả quan hơn trước rất nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều cơ hội mới cho ngành xây dựng nói chung và Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà nói riêng.
Tiếp đến là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và khoa học công nghệ làm cho cách thức, công cụ lao động được cải tiến không ngừng, nâng cao hiệu quả, tiến độ, chất lượng lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Thuận lợi kể đến tiếp theo đó là lực lượng lao động dồi dào, trình độ học vấn cũng như tay nghề lao động ngày càng được nâng cao và hoàn thiện hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm, bổ sung, nâng cao chất lượng lao động phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cuối cùng, môi trường chính trị, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước ngày càng phù hợp tạo sức sản xuất kinh doanh và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng được cải thiện, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế của toàn ngành.
2.1.3.2. Khó khăn:
Thứ nhất về tình hình kinh tế, chính trị chung, thương mại toàn cầu suy giảm, cạnh tranh chiến lược diễn biến phức tạp, xu hướng gia tăng của chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ sản xuất, bảo hộ mậu dịch cùng những thay đổi về địa chính trị cũng là thách thức đối với kinh tế thế giới và gây ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam. Chế độ chính sách xây dựng trong những năm gần đây vẫn còn nhiều biến động. Chỉ trong vài năm, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng đã có nhiều thay đổi bởi các Nghị định của Chính phủ. Khi các doanh nghiệp vừa dần ổn định, thích ứng được chính sách cũ thì chính sách mới lại ra đời kéo theo thay đổi nhiều mặt trong công tác quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Với quy mô kinh tế nhỏ, việc ứng phó với các biến động trong tương lai của Việt Nam có thể sẽ gặp khó khăn hơn bởi dư địa tài chính, tiền tệ hạn hẹp.
Thứ hai, biến động kinh tế thế giới dẫn đến biến động tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mua bán vật liệu đầu vào của Công ty. Trong khi nguồn nguyên liệu trong nước có giá thành cao vì công nghệ khai thác lạc hậu, chính sách nhà nước không khuyến khích ngành khai thác như tăng phí cấp quyền, thuế phí bảo vệ môi trường; điều này trực tiếp ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Thêm vào đó, ngành xây dựng là ngành bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến động của tỷ giá và lạm phát. Vì vậy, sau khi quyết toán thu chi các công trình đã hoàn thành khả năng Công ty bị lỗ có thể xảy ra khoảng thời gian từ khi đấu thầu đến khi hoàn thành dự án thông thường kéo dài hơn một chu kỳ kinh tế thông thường mà giá nguyên vật liệu đầu vào cùng các chi phí khác tăng nhanh, biến động khó dự đoán.
Thứ ba, từ khi Việt Nam ra hội nhập kinh tế thế giới ngày một sâu và rộng, với nhiều hiệp định, hiệp ước, ưu đãi, thu hút nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn, nhân sự chất lượng cao được đào tạo chuyên sâu, đưa những công nghệ xây dựng tiên tiến đã tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt cho các doanh nghiệp xây dựng trong nước.
2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
Để có thể phân tích chi tiết về hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta cần có cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà trong những năm gần đây.
CHỈ TIÊU Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch năm 2017/2016 Năm 2018 Chênh lệch năm 2018/2017
Giá trị % Giá trị %
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 274,037.51 109,110.07 -164,927.44 -60.18 170,417.80 61,307.73 56.19
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3,007.12 3,007.12
3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 273,761.82 105,741.43 -168,020.39 -61.37 167,410.68 61,669.25 58.32
4. Giá vốn hàng bán 263,515.47 93,437.06 -170,078.41 -64.54 154,310.49 60,873.43 65.15
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10,246.35 12,304.37 2,058.02 20.09 13,100.18 795.81 6.47
6. Doanh thu hoạt động tài chính 1,393.50 330.00 -1,063.50 -76.32 1,642.89 1,312.89 397.85
7. Chi phí tài chính 261.76 0.00 -261.76 -100.00 0.00 0.00
- Trong đó: Chi phí lãi vay 261.76 0.00 -261.76 -100.00 0.00 0.00
8. Chi phí bán hàng 0.00 0.00 0.00 0.00
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4,269.73 3,689.24 -580.49 -15.73 5,404.08 1,714.84 46.48
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 7,108.36 8,945.12 1,836.76 25.84 9,338.99 393.87 4.40
11. Thu nhập khác 1,825.22 1,932.01 106.79 5.53 3,083.02 1,151.01 59.58
12. Chi phí khác 1,620.50 141.96 -1,478.54 -1,041.52 60.75 -81.21 -57.21
13. Lợi nhuận khác 204.72 1,790.05 1,585.33 3,022.27 1,232.22
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 7,313.08 10,735.17 3,422.09 46.79 12,361.26 1,626.09 15.15
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 1,462.62 2,147.03 684.41 46.79 2,472.25 325.22 15.15
- 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 - 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 Doanh thu Lợi nhuận 2015 2016 2017 Năm D oa nh th u tr iệ u đồ ng L ợ i n hu ận tr iệ u đồ ng
Kết quả kinh doanh luôn là một tiêu chí hàng đầu để đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp nói chung cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. Theo bảng phân tích kết quả kinh doanh (Bảng 2.1), trong những năm qua Công ty luôn có tăng trưởng về lợi nhuận mặc dù doanh thu tăng, giảm không ổn định (có xu hướng giảm trong toàn bộ giai đoạn). Cụ thể: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2016 là 274.037,51 triệu đồng; năm 2017 là 109.110,07 triệu đồng (giảm 164.927,44 triệu đồng, tương đương 60,18% của năm 2016). Tuy nhiên, năm 2018, doanh thu đã tăng trở lại với mức 170.417,80 triệu đồng (tăng 61.307,73 triệu đồng, tương đương 56,19% so với năm 2017).
Các khoản giảm trừ doanh thu xuất hiện trong năm 2018 với số tiền là 3.007,12 triệu đồng, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu. Tuy số liệu khỏa giảm trừ này nhỏ, và không ảnh hưởng nhiều đến kết quả sản xuất kinh doanh nhưng cũng là dấu hiệu không tốt tiềm ẩn. Vì vậy, Công ty cần có biện pháp để xem xét, điều chỉnh kịp thời.
doanh thu từ hoạt động tài chính đã đạt 1.642,89 triệu đồng (tuy vẫn là con số rất khiêm tốn nhưng là mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2018). Do đó, trong những năm tới, để đa dạng nguồn thu và góp phần bổ sung lợi nhuận, Công ty cần tiếp tục chủ động nghiên cứu đầu tư thêm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn.
Tương tự đối vơi các hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác của Công ty cũng không cao; tuy nhiên có xu hướng tăng trong cả giai đoạn. Thu nhập khác của Công ty trong năm 2016 là 1.825,22 triệu đồng; năm 2017 là 1.932,01 triệu đồng (tăng 5,53% so với năm 2016); và năm 2018, Công ty phấn đấu cải thiện nguồn thu từ các hoạt động khác và đã đạt 3.083,02 triệu đồng (tăng gần 60% so với năm 2017).
Trong những năm gần đây, nhằm đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm các nguồn thu có thể, Công ty đã đẩy mạnh một số hoạt động phụ trợ để có thể thu về phần nào bù đắp chi phí quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có tính cạnh tranh ngày càng gia tăng.
Chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty được cấu thành bởi các khoản mục giá vốn hàng bán, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong đó giá vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 96% đến 98% trên tổng chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị. Năm 2016, giá vốn là 263.515,47 triệu đồng (trong khi doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ là 273.761,82 triệu đồng, giá vốn chiếm 96,25% - một tỷ lệ khá cao). Năm 2017, do biến động thị trường, doanh thu thuần giảm xuống còn 105.741,43 triệu đồng, trong khi giá vốn là 93.437,06 triệu đồng (giá vốn chiếm tỷ lệ 88,36%) Đến năm 2018, doanh thu thuần tăng trở lại mức 167.410,68 triệu đồng với chi phí giá vốn là 154.310,49 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 92,17%). Tỷ lệ giá vốn đã được Công ty xem xét điều chỉnh giảm dần tỷ lệ so với doanh thu đạt được. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp qua các năm lần lượt là 4.269,73 triệu đồng,
cao so với năm 2016 và 2018. Tốc độ tăng doanh thu của Công ty nhanh hơn so với tốc độ tăng chi phí nên tỷ suất lợi nhuận tăng.
Chi phí tài chính của Công ty chỉ xuất hiện trong năm 2016 với tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể, dó là chi phí trả lãi vay 261,76 triệu đồng.
Chi phí khác của Công ty có xu hướng giảm mạnh và chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí. Chi phí khác năm 2016 là 1.620,5 triệu đồng (so với thu nhập khác là 1.825,22 triệu đồng); năm 2017 là 141,96 triệu đồng (so với thu nhập khác là 1.932,01 triệu đồng); và tiếp tục giảm trong năm 2018, chỉ còn 60,75 triệu đồng (so với thu nhập khác là 3.083,02 triệu đồng). Như vậy, Công ty có xu hướng điều tiết giảm chi phí tăng lợi nhuận từ nguồn thu nhập khác.
thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty từ 7.108,36 triệu đồng (năm 2016) lên 8.945,12 triệu đồng ở năm 2017 (tăng gần 26%) và tiếp tục tăng lên 9.338,99 triệu đồng trong năm 2018 (tương ứng tăng 4,4% so với năm 2017). Mức độ tăng qua các năm không nhiều, nhưng cũng có thể thấy nỗ lực phấn đấu tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh của công ty.
Một bộ phận cấu thành nên lợi nhuận của Công ty nữa là lợi nhuận khác. Khoản lợi nhuận không thường xuyên này của Công ty có xu hướng tăng trong giai đoạn 2016-2018. Lợi nhuận khác năm 2016 là 204,72 triệu đồng; năm 2017 là 1.790,05 triệu đồng và năm 2018 là 3.022,27 triệu đồng (chiếm tỷ lệ khoảng 23% tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty). Như vậy, lợi nhuận khác này cũng là một nguồn thu chính, khá quan trọng của Công ty. Do đó, Công ty cần quan tâm theo dõi và tiếp tục phát huy hơn nữa để giảm tải cho ngành nghề kinh doanh chính đang ngày càng khó khăn.
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà phần xây lắp và đầu tư Sông Đà
2.2.1. Thực trạng nguồn vốn của Công ty
STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch 2017/2016 Năm 2018 Chênh lệch 2018/2017 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) I NỢ PHẢI TRẢ (I=I/III*100) 275,277 285,799 10,522 3.82 282,245 - 3,554 -1.24 1 Nợ ngắn hạn (1=1/I*100) 260,199 274,971 14,772 5.68 275,375 404 0.15 Phải trả người bán ngắn hạn 97,316 90,136 -7,180 -7.38 116,266 26,130 28.99 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 1,451 67,717 66,266 4,568.32 46,504 - 21,213 -31.33 Thuế và các khoản phải nộp NN 2,640 207 -2,433 -92.16 82 - 125 -60.39 Phải trả người lao động 17,357 5,574 -11,783 -67.89 4,136 - 1,438 -25.80 Chi phí phải trả ngắn hạn 31,797 364 -31,433 -98.86 - - 364 -100.00 Phải trả ngắn hạn khác 4,592 4,825 233 5.07 3,181 - 1,644 -34.07