1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chứng minh sự thay thế hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa đối với hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa là quy luật tất yếu của lịch sử tiến hoá của xã hội loài người

10 117 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 16,7 KB

Nội dung

Chứng minh sự thay thế hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa đối với hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa là quy luật tất yếu của lịch sử tiến hoá của xã hội loài ngườiKhái niệmHình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó. Hình thái kinh tế xã hội chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định. Ứng với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưngHình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa là chế độ xã hội phát triển cao nhất, có quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn so với cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa tư bản; có kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ xã hội hoá ngày càng cao.1. Hạn chế của hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa trong lịch sự tiến hóa loài người.

Trang 1

Đề bài : Chứng minh sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa đối với hình thái kinh tế- xã hội tư bản chủ nghĩa là quy luật tất yếu của lịch sử tiến hoá của xã hội loài người

Trang 2

Đề bài : Chứng minh sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa đối với hình thái kinh tế- xã hội tư bản chủ nghĩa là quy luật tất yếu của lịch sử tiến hoá của xã hội loài người

Khái niệm

Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan

hệ sản xuất đó Hình thái kinh tế xã hội chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định Ứng với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng

Hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa là chế độ xã hội phát triển cao nhất, có quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn so với cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa tư bản; có kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ xã hội hoá ngày càng cao

1 Hạn chế của hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa trong lịch sự tiến hóa loài người.

Chủ nghĩa tư bản ra đời gắn liền với tích lũy nguyên thủy: bóc lột sức lao động và xâm lược cướp bóc

Các cuộc chiến tranh thế giời thứ 2 do các nước tư bản tạo ra làm cho hàng triệu người vô tội bị giết hại, sự phát triển sản xuất và con người bị phá hủy, kinh

tế kéo lùi, mà chúng chỉ nhằm tới mục đích tranh giành thị trường, thuộc địa và sự

Trang 3

ảnh hưởng đến các khu vực Các nước phải có trách nhiệm giải quyết hậu quả gây

ra đối với nhân loại

Cơ sở tồn tại và phát triển của CNTB là quan hệ bóc lột của các nhà tư bản đối với công nhân Theo sự phân tích của Mác và Lê nin chừng nào CNTB còn tồn tại thì chừng đó quan hệ bóc lột còn tồn tại và sự bất bình đẳng, phân hóa xã hội vẫn là điều không tránh khỏi Trong nhiều tác phẩm của mình, đặc biệt là trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và tác phẩm Chống Đuyrinh, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định sự ra đời của chủ nghĩa tư bản là một giai đoạn phát triển mới của nhân loại, các ông viết: "Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại" Nhưng mặt khác, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng chỉ ra rằng: trong xã hội đối kháng giai cấp đó, con người càng chinh phục thiên nhiên, cải tạo tự nhiên thì tình trạng người áp bức, bóc lột người càng được mở rộng

Lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản càng phát triển đến trình độ xã hội hóa cao thì càng làm cho mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất mang tính tư nhân tư bản chủ nghĩa thêm sâu sắc Tính mâu thuẫn gay gắt trong lĩnh vực kinh tế của chủ nghĩa tư bản biểu hiện trên lĩnh vực chính trị - xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với giai cấp tư sản ngày càng trở nên quyết liệt Cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản xuất hiện ngay từ khi chủ nghĩa tư bản hình thành ngày càng trở nên sâu sắc

Con người và xã hội càng phát triển tiến bộ thì xã hội tư bản chủ nghĩa không còn có thể thống trị và bóc lột được nữa, chính vì thế mà sự thay thế khác là hình thái kinh thế xã hội cộng sản chủ nghĩa là một quy luật tất yếu khách quan của lịch sử tiến hóa loài người

Trang 4

2 Xu hướng tất yếu của sự xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa trong lịch sử tiến hóa của xã hội loài người.

2.1 Là một quá trình phát triển lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã vận dụng một cách triệt để quan điểm duy vật về lịch sử để nghiên cứu xã hội loài người trải qua các chế độ khác nhau, từ đó xây dựng nên học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, phân tích một cách khoa học sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội thấp lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn

và coi đó là một quá trình lịch sử - tự nhiên (mang tính khách quan không phụ thuộc vào ý thức con người)

2.2 Mâu thuẫn trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất.

Trong nhiều tác phẩm của mình, đặc biệt là trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và tác phẩm Chống Đuyrinh, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định

sự ra đời của chủ nghĩa tư bản là một giai đoạn phát triển mới của nhân loại, các ông viết: "Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất

cả các thế hệ trước kia gộp lại" Nhưng mặt khác, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng chỉ

ra rằng: trong xã hội đối kháng giai cấp đó, con người càng chinh phục thiên nhiên, cải tạo tự nhiên thì tình trạng người áp bức, bóc lột người càng được mở rộng

Lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản càng phát triển đến trình độ xã hội hóa cao thì càng làm cho mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất mang tính tư nhân tư bản chủ nghĩa thêm sâu sắc Tính mâu thuẫn gay gắt trong lĩnh vực kinh tế của chủ nghĩa tư bản biểu hiện

Trang 5

trên lĩnh vực chính trị - xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với giai cấp tư sản ngày càng trở nên quyết liệt

Cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản xuất hiện ngay từ khi chủ nghĩa tư bản hình thành ngày càng trở nên sâu sắc Qua thực tiễn cuộc đấu tranh, giai cấp công nhân đã nhận thức được rằng, muốn giành thắng lợi phải tiếp thu chủ nghĩa xã hội khoa học, hình thành chính đảng của giai cấp mình Khi đảng cộng sản ra đời, toàn bộ hoạt động của nghĩa đều hướng vào lật đổ nhà nước của giai cấp tư sản, xác lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việc thiết lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là sự mở đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

Như vậy, sự xuất hiện của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa phải

có những điều kiện nhất định, đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản đạt đến một mức độ nhất định, lực lượng giai cấp công nhân trở nên đông đảo, mâu thuẫn gay gắt với giai cấp tư sản Mặt khác, từ thực tiễn cách mạng, giai cấp công nhân phải giác ngộ cách mạng, phải xây dựng được chính đảng cách mạng, phải kiên quyết đấu tranh giành lấy chính quyền từ tay giai cấp tư sản khi có thời cơ cách mạng Cách mạng không tự diễn ra, chủ nghĩa tư bản không tự sụp đổ

C.Mác và Ph.Ăngghen dự báo sự ra đời của hình thái kinh tế -xã hội cộng sản chủ nghĩa từ những nước tư bản chủ nghĩa phát triển, sống trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, khi mà giai cấp tư sản đã trở thành lực lượng phản động, đã tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược các nước lạc hậu, biến các nước đó thành thuộc địa, khi mà lực lượng công nhân đã phát triển mạnh mẽ, V.I.Lênin đã dự báo

sự xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ở các nước tư bản chủ nghĩa có trình độ phát triển trung bình và những nước thuộc địa sau khi được giải phóng do giai cấp công nhân lãnh đạo

Trang 6

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản có tính xã hội hóa cao đã mang tính chất toàn cầu ngày càng mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa

Ý thức được mâu thuẫn đó giai cấp tư sản dùng rất nhiều biện pháp như tăng cường sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế, thành lập các tập đoàn tư bản, với mong muốn làm giảm những mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản Sở hữu nhà nước trong chủ nghĩa tư bản, thực chất chỉ là giai cấp tư sản lợi dụng nhà nước, nhân danh nhà nước để nắm tư liệu sản xuất Do vậy, mâu thuẫn đối kháng trong kinh tế

và trong lĩnh vực chính trị - xã hội không hề suy giảm Mâu thuẫn đó chỉ có thể giải quyết bằng một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, thiết lập hình thái kinh tế

-xã hội cộng sản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất -xã hội chủ nghĩa nhằm mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển

Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời là kết quả hoạt động tự giác của giai cấp công nhân, bằng hành động đấu tranh cách mạng của giai cấp này, bởi vì chế độ tư bản chủ nghĩa không tự nó sụp đổ Ngày nay chủ nghĩa tư bản

đã lỗi thời, nhưng giai cấp tư sản vẫn tìm mọi biện pháp bảo vệ chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa

Trong khi nhấn mạnh vai trò tích cực của nhân tố chủ quan trong tiến trình cách mạng xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa xác lập chế độ mới xã hội chủ nghĩa, các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học cũng cương quyết đấu tranh chống lại khuynh hướng cách mạng phiêu lưu, không tính đến trình độ phát triển của hiện thực cách mạng, không xem xét tới trình độ giác ngộ của nhân dân, thiếu sự chuẩn

bị chu đáo

3 Liên hệ với Việt Nam

Trang 7

Thấm nhuần những tư tưởng căn bản của các nhà kinh điển về thời kỳ quá

độ Đảng ta khẳng định, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã ở nước ta " .là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Nhận thức

về chủ nghĩa xã hội với tư cách là nhận thức về một thực thể đang hình thành, đang vận động và phát triển càng là một quá trình phức tạp với nhiều bất ngờ, mới mẻ

Do đó, nhận thức về mô hình chủ nghĩa xã hội càng phải tuân thủ các phương pháp nhận thức biện chứng duy vật Quan điểm của Đảng ta về mô hình chủ nghĩa xã hội xã hội Việt Nam chính là thành tựu to lớn về tư duy lý luận của Đảng ta mấy chục năm lãnh đạo nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là hai mươi lăm năm đổi mới vừa qua Nhưng có thể khẳng định rằng, đó là mô hình tổng quát, trong thời kỳ quá độ, nhiều đặc trưng mới, cụ thể và phù hợp hơn với thực tiễn, với chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản chắc chắn sẽ được Đảng ta tiếp tục bổ sung

và hoàn thiện./

Ngày đăng: 20/03/2022, 23:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w